Hệ động vật Ô-xtrây-li-a rất phong phú các loài đơn huyệt điển hình gồm thú mỏ vịt, thú lông nhím và vắng bóng các loài có vú. Loài thú có túi rất phong phú, có tới 130 loài đại diện cho nhiều nhóm khác nhau như ăn thịt, gặm nhẫm, ăn cỏ các loài đáng chú ý nhất là Căng-gu-ru, Gấu có túi, thú ăn kiến có túi Ở đây, có tới 666 loài chim, trong đó có 450 loài địa phương, các loài điển hình là chim đuôi dài.
Họ và tên :Nguyễn Thị Linh Lớp : Văn - Địa ck13 Câu hỏi : Hãy nêu đặc điểm của động - thực vật ở Châu Đại Dương Bài làm I. Động Vật *) Những loài động vật hoang dã Hệ động vật Ô-xtrây-li-a rất phong phú các loài đơn huyệt điển hình gồm thú mỏ vịt, thú lông nhímvà vắng bóng các loài có vú. Loài thú có túi rất phong phú, có tới 130 loài đại diện cho nhiều nhóm khác nhau như ăn thịt, gặm nhẫm, ăn cỏ các loài đáng chú ý nhất là Căng-gu-ru, Gấu có túi, thú ăn kiến có túi ở đây, có tới 666 loài chim, trong đó có 450 loài địa phương, các loài điển hình là chim đuôi dài. Dưới đây là đặc điểm nổi bật của một số loài động vật điển hình Châu Đại Dương. - Gà Manli Là một loài vật lạ lùng, nó không di cư mà dùng hệ thống tổ có khả năng thích ứng cao với điệu kiện tự nhiên khắc nhiệt. Đây là một loại chim lớn không biết bay sống ở rìa hoang mạc phía nam bang Vic-to-ri-a. Để chuẩn bị cho thời kì làm tổ con chim đực phải mất hang tuần đào đất và thu thập rác. Đầu tiên nó đào một cái hố sâu khoảng một mét, rộng 2 -3m. sau đó tha lá và những thứ linh tinh ở xung quanh lấp đầy các hố, phủ đất lên và đắp thành một cái ụ đất trên miệng hố. Nó lại đào một cái lỗ nhỏ gần đỉnh và nằm đợi mưa xuống. Khi mưa làm ụ đất hoàn toàn ẩm ướt, chim đực liền phủ một lớp cát lên ụ làm nó cao tới 1m, rộng tới 3m. Những thứ dưới hố bắt đầu nóng lên do lá mục phân hủy, đủ nhiệt độ cho chim mái đẻ trứng trong đó. Nó để một tuần 1 quả trong thời gian 12 tuần, chim trống lại tiếp tục nhiệm vụ trông coi cái tổ và giữ nhiệt độ ổn định - Chim Ria Loài chim này rất đặc biệt, những con chim trống tập chung vào tiếng gáy của mình để trình diễn những tác phẩm đặc sắc nhất, với một mục đích duy nhất là gọi chim mãI và tỏ tình. Đặc biệt hơn tiếng gáy của con chim trống có thể đi xa hơn 1km qua đờng rừng, những con chim Ria trống dọn một bãi đất và bắt đầu trình diến, mọi nỗ lực của chúng chỉ để thu hút con mái và nó c tiếp tục nh thế hàng giờ. - Căng-gu-ru đỏ Đây là một động vật đặc trưng của hoang mạc Ô-xtrây-li-a, nó có thể di chuyển cách rất xa tới 2000km để tìm thức ăn. Nó có thể chịu nóng rất tốt nhờ bộ lông dày, màu nhàn nhạt phản xạ ánh mặt trời. Nhờ đó nó luôn mát mẻ dễ chịu. Đôi khi nhiệt độ qua cao nó nằm nghỉ dưới bóng cây, thở gấp như chó để tỏa nhiệt và đợi khi chiều nuộn hay đêm xuống đi kiếm mồi.Nó ăn các loại hoa và cây nhỏ. - Gấu túi Cô-a-la Gấu túi Cô-a-la có tuổi thọ khoảng 15 năm, chúng ăn lá bạch đàn và nuôi con ở trong túi. Gấu Cô-a-la chăm sóc con rất chu đáo, khi gấu con được 6 tháng tuổi chúng mới cắt đứt mối quan hệ. Gấu Cô-a-la có bộ vuốt rất sắc giúp chúng bám được trên cấy và leo trèo từ cành nọ đến cành kia. Gấu Cô-a-la có thể phân hủy được độc tố trong lá bạch đàn để tạo chất dinh dướng nuôi cơ thể, trước khi ăn chúng thường kiểm tra độ mạnh của độc tố, gấu Cô-a-la phải nhai hơn 16.000 lần/ngày, những con già vì thế mà không còn răng . Vì gấu Cô-a-la con qua nhỏ không thể ăn được lá bạch đàn nên chúng phải ăn phân mẹ, phân của Cô-a-la mẹ có vị như sữa chua tạo ra dinh dưỡng nuôi con. - loài thằn lằn yếm : Loài thằn lằn yếm có đặc điểm là chiếc yếm to, 90% chúng sống trên cây bạch dàn. Những con thằn lằn bám lấy cành cây để tìm đường trú ẩn. Chúng không ăn gì khác ngoài côn trùng, chúng đe dọa nhau bởi chiếc đuôi dài khi bị xâm phạm lãnh thổ .Mối nguy hiểm của loài thằn lằn yếm là loài diều hâu. - Thú bay: Những loài thú bay đều có móng vuốt sắc nhọn giúp chúng có thể treo mình trên một cách dễ dàng. Loài thú bay thường ăn côn trùng, hoa bạch đàn và thậm chí ăn nhựa cây bạch đàn.Chúng thường kiếm ăn vào ban đêm. - Thú ăn kiến có túi Là loại thú nhỏ, răng không tốt nhưng chúng có khứu giác rất nhạy, lưới dài và dính dùng để ăn kiến. Loài thú ăn kiến có túi chỉ cần một cái liếm nhỏ chúng đã liếm gọn con mồi. - Ô Pốt: Là loài động vật nhỏ bé sống cộng đồng, mối tổ khoảng 8 con, chúng nuôi con trong túi khỏng 8 tháng. Ô Pốt rất nhanh nhẹn và sống chủ yếu trên cây. Ô Pốt thường ăn nấm, hạt giống rơi vãi. *)Những loài động vật ở vùng biển phía Nam châu úc Cuộc sống hoang dã diễn ra đầy sinh động dọc bờ biển châu úc kéo dài từ Bắc đến Nam, - Cá mập: Là một trong những loài cá săn mồi dưới lòng biển Đai Dương, chúng có kích thước to lớn.cá mập là hiểm họa của nhiều loái cá vừa và nhỏ như cá Sác Bin, cá Vằn Những loài cá nhỏ thường tập trung thành từng đàn lớn, khi gặp cá mập chúng rẽ sang 2 bên. Những con cá mập bắt đầu bắt mồi, đàn cá săn mồi xuất hiện nhiều hơn, chỉ trong chốc lát chúng đàn cá nhỏ đã trở thành bữa tiệc ngon lành của chúng. - Rồng biển : Rồng biển là loài vật sống ở nơi đặc biệt, đó là những cánh đồng tảo bao la khắp đáy biển, cỏ mọc lan tràn khắp mọi nới, đó là nguồn gốc cho sự sống của loài rồng biển và những sinh vật nhỏ bé. Chúng có hình dáng độc đáo với cái vây kì lạ. Loài rồng biển có thể dài nửa mét, chúng có kiểu ngụy trang hoàn hảo trông gần giống với loại san hô. Con đực là con mang trứng và chúng luôn trung thành với vùng biển mà chúng đang sinh sống vì khi sang vùng biển khác chúng sẽ trở thành những con vật kì lạ và chúng trở thành nguy hiểm với kẻ thù . - Hải cẩu: Hải cẩu là loài động vật có cơ thể khỏe mạnh và mập mạp, chúng sống ở vùng vịnh ven bờ. Hải cẩu có tuổi thọ khoảng 12 năm, chúng là động vật có vú, Hải cẩu con thường bú sữa mẹ khoảng 1 năm rưỡi. - Chim cánh cụt: ở châu Đại Dương, chim cánh cụt thường tập trung ở quần đảo S.Ne, chúng sống ở đây để nuôi con. Mỗi ngày 2 lần chim mẹ lại đem thức ăn về nuôi con. Dưới làn nước loài chim cánh cụt nhanh nhẹn hơn Hải cẩu. Chim cánh cụt có đôi chân vững chắc, bộ móng sắc khỏe vì chúng phải vượt qua những tảng đá cứng. - Mực: Loài mực ở đây có kích thước to lớn, chúng thường sống đơn lẻ và đi săn một mình. Loài mực thường tập trung nhau lại vào mùa thu vi đây là mùa sinh sản. Mực đực thường dài tới hơn 1m. - Sứa: Tế bào của sứa có chứa hành triệu tế bào thực vật giúp chúng hấp thụ năng lượng mặt trời để nuôi cơ thể dưới Đại Dương chúng hầu như không có mối nguy hiểm .Loài sứa tự do kheo sắc trong vùng biển phía nam Châu úc này. - Một số loài chim Chim ở châu Đại Dương rất phong phú và đa dạng ,có tới 666 loài chim, trong đó có hơn 450 loài địa phương.Các loài điển hình là chim đuôi dài, đà điểu úc, vẹt... Chim đuôi dài Chim biển Vẹt Đà điểu úc - Sao biển Sao biển là động vật da gai có khả năng"phân thân". Vào những lúc nước triều rút, ta thường thấy trên bãi biển hoặc trong khe đá những con vật bằng bàn tay, trông như ngôi sao 5 cánh. Đó là sao biển. Sao biển là động vật da gai có khả năng "phân thân". (Ảnh: reef.geddis) Thân của sao biển có 5 nhánh đối xứng , khi di chuyển những nhánh này là chân. Khi bị đá đè chặt hoặc bị kẻ thù ngoặm chân, nó tự động cắt đứt chân đó để chạy. Sao biển có khả năng tái sinh mạnh, chỉ sau một thời gian nhánh bị trọng thương lại mọc lại như cũ. Mặt lưng của sao biển hơi lồi lên,có màu vàng hoặc da cam, bong phẳng, có miệng, màu đẹp. Sao biển là động vật biển ăn thịt, nó thích ăn loài có vỏ như trai, sò, hến... Khi thiếu thức ăn nó ăn cả đồng loại, thậm chớ ăn cả con cháu mình. Sao biển là loại động vật có khả băng sinh sôi, nảy nở rất lớn II - Thực vật Thực vật ở châu Đại Dương rất nghèo và mang tính địa phương cao.Có 12.000 loài thực vật trên lục địa có tới 9000 loài thực vật địa phương.Dưới đây là một só loài thưc vật tiêu biểu mang những đặc trưng riêng khác với các châu lục khác trên thế giới Cây bạch đàn : Là loại cây có thể sống ở mọi nơi, thích nghi với mọi điều kiện khí hậu. Vỏ cây bạch đàn rất dầy và cách nhiệt tốt, giúp cây chịu được nhiệt do thảm họa như cháy rừng. Chúng thu hút nhiều loài động vật khác nhau để sinh sống và phát triển. + ở môi trường ẩm ướt, kém mầu mỡ, độ cao của cây bạch đàn hơn 10m, mối năm cao 10m đây là loài cây cao nhất thế giới + ở môi trường khô cằn những cây bạch đàn bám rễ rất sâu để hút nước trong đất, chúng phát triển ở cả những nơi xa xôi hẻo lánh với lượng mưa khoảng 10% và nhiệt độ 400C. Cây bạch đàn sản sinh ra những bông hoa với đủ mầu sắc thu hút các loài động vật hút mật nơi đây. + Cây bạch đàn còn phát triển ở cả những vùng khí hậu khắc nhiệt, băng tuyết bao phủ dầy với nhiệt độ khoảng -200C. - San hô: San hô là thắng cảnh ở Châu Đại Dương, nước biển ở đây trong suốt như pha lê là điều kiện thuận lợi cho các loài San hô sinh sống và phát triển. San hô còn là môi trường sống của các loài động vật dưới nước. - Tảo biển: Tảo tạo thành một cánh đồng bao la, là thảo nguyên lớn nhất dưới Đại Dương. Loài tảo mọc lan tràn khắp mọi nơi. Tảo biển có hơn 1000 loài khác nhau. Những cánh rừng tảo khổng lồ được sinh trưởng trong môi trường thuận lợi, cứ mỗi ngày phát triển nửa mét, chúng có thể cao tới hơn 20m. Tảo biển là môi trường sinh sống và trú ẩn của các loài động vật như rồng biển, cua biển
Tài liệu đính kèm: