Câu hỏi giáo khoa kiến thức Văn học nước ngoài 12

Câu hỏi giáo khoa kiến thức Văn học nước ngoài 12

Câu 1: Lỗ Tấn tên thật là gì? Năm sinh năm mất? Ở đâu?

 Trả lời:

 Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài; người tỉnh Chiết Giang,Trung Quốc

 Ông sinh năm 1881, mất năm 1936

Câu 2: Nghề nghiệp và lí do chọn nghề, đổi nghề của Lỗ Tấn?

 Trả lời:

 Nghề thuốc: Năm 13 tuổi, bố ông bị bệnh nhưng vì không có thuốc nên chết. Vì vậy ông học nghề thuốc để cứu người

 Nghề hàng hải: Vì ông thích đi đây đi đó

 Nghề khai mỏ: Vì ông muốn làm giàu cho Tổ quốc

 Ông đang học nghề y tại Nhật Bản thì bỏ chuyển sang nghề văn vì ông nghĩ rằng nghề thuốc chỉ chữa bệnh cho 1 số người và chỉ chữa bệnh thể xác. Còn nghề văn thì có thể chữa cho 1 số đông người và có thể chữa được bệnh tinh thần, làm cho nhân dân thức tỉnh

 

doc 9 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi giáo khoa kiến thức Văn học nước ngoài 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Lỗ Tấn tên thật là gì? Năm sinh năm mất? Ở đâu?
 Trả lời:
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài; người tỉnh Chiết Giang,Trung Quốc
Ông sinh năm 1881, mất năm 1936
Câu 2: Nghề nghiệp và lí do chọn nghề, đổi nghề của Lỗ Tấn?
 Trả lời:
Nghề thuốc: Năm 13 tuổi, bố ông bị bệnh nhưng vì không có thuốc nên chết. Vì vậy ông học nghề thuốc để cứu người
Nghề hàng hải: Vì ông thích đi đây đi đó
Nghề khai mỏ: Vì ông muốn làm giàu cho Tổ quốc
Ông đang học nghề y tại Nhật Bản thì bỏ chuyển sang nghề văn vì ông nghĩ rằng nghề thuốc chỉ chữa bệnh cho 1 số người và chỉ chữa bệnh thể xác. Còn nghề văn thì có thể chữa cho 1 số đông người và có thể chữa được bệnh tinh thần, làm cho nhân dân thức tỉnh
Câu 3: Kể tên 3 tác phẩm của Lỗ Tấn
 Trả lời: Gào thét, Bàng hoàng, AQ chính truyện
Câu 4: Giải thích bút hiệu Lỗ Tấn
 Trả lời: 
Lỗ là họ mẹ ( Bà Lỗ Thụy)
Tấn là “Tấn hành”: Hồi nhỏ ông thường mải chơi, thường đi học trễ, bị thầy giáo quở mắng. Ông khắc lên bàn hai chữ ấy có nghĩa là “Đi nhanh lên” để tự khuyên mình.
Câu 5: “Phép thắng lợi tinh thần” hay còn gọi là “Quốc dân tính” mà Lỗ Tấn phê phán là gì?
 Trả lời: Lỗ Tấn viết văn là để phê phán “Phép thắng lợi tinh thần” hay còn gọi là “Quốc dân tính” của nhân dân Trung Hoa. Nó có nghĩa là người dân Trung Hoa thường sống với quá khứ vàng son của mình, thấy tự hào về ngày xưa mà không thức tỉnh với cuộc sống hiện tại. Họ thường tự hào rằng đất nước Trung Hoa trong quá khứ rất văn minh, khám phá ra những vấn đề đầu tiên, mà không chịu thức tỉnh rằng đất nước mình đang bị tụt hậu, đang bị các cường quốc xâu xé
Câu 6: Tóm tắt cốt truyện “Thuốc” (1919)
 Trả lời: 
Vợ chồng Hoa Thuyên có con trai bị ho lao. Nghe lời mách bảo, lão Hoa Thuyên đã mua chiếc bánh bao thấm máu tử tù mang về cho con ăn. Máu trong chiếc bánh bao là của người cách mạng có tên Hạ Du vừa mới bị chém buổi sáng. Mọi người không biết gì về Hạ Du, có người cho anh ta bị điên.
Tết Thanh Minh năm sau, hai người mẹ đi viếng mộ con là bà mẹ Hạ Du và bà mẹ Hoa Thuyên. Hai người mẹ đau khổ bắt đầu có sự đồng cảm. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Bà mẹ Hạ Du chỉ biết lẩm bẩm “Thế này là thế nào nhỉ”
Câu 7: Giải thích nhan đề truyện “Thuốc”
 Trả lời: “Thuốc “ vừa có nghĩa là thuốc để chữa bệnh thể xác đồng thời cũng có nghĩa là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần giúp nhân dân hiểu đúng và ủng hộ Cách Mạng
Câu 8: Chủ đề truyện “Thuốc”
 Trả lời:
Phê phán sự ngu muội tê liệt tinh thần của quần chúng đã góp phần giết chết 2 con người: 1 đáng thương và 1 đáng kính.
Bi kịch của người cách mạng tiên phong
Câu 9: Ý nghĩa của vòng hoa trên mộ Hạ Du
 Trả lời: Lẵng hoa là một sự dự báo đầy lạc quan rằng cái chết của Hạ Du vẫn có người tôn kính nhớ tới, vẫn có người trân trọng và tiếp bước con đường của người đã hi sinh.
Câu 10: Nhân vật chính trong truyện Thuốc là những ai?Có thể chia nhân vật của truyện làm mấy nhóm, các nhóm khác nhau ở chỗ nào?
Trả lời : Nhân vật của truyện đều là đám đông,quần chúng,không có nhân vật nào khắc họa tập trung nên không có nhân vật chính
Các nhân vật được chia làm hai nhóm: Nhóm những người dân ngu muội ,lạc hậu như: Vợ chồng lão Hoa , thằng Thuyên,ông Cả Khang làm đao phủ,cậu Năm Gù, người râu hoa râm,lão Nghĩa mắt cá chép, cụ Ba
 Nhóm người cách mạng gồm có Hạ Du người chiến sĩ cách mạng bị hi sinh 
Khác nhau: nhóm 1 nhân vật của đám đông ngu muội có tên hoặc không có tên .Còn nhóm 2 chỉ có mình Hạ Du
Câu 11: Nhân vật Hạ Du được biểu hiện gián tiếp qua những chi tiết nào?Qua những chi tiết đó , anh chị hiểu gì về nhân vật này?
Trả lời:
-Hạ Du chính là người bị chém mà ông Cả Khang đã lấy máu đem tẩm bánh bao bán cho lão Hoa.
-Nhà Hạ Du nghèo, chỉ có một mẹ già(bà Tứ)
-Trong nhà lao, Hạ Du vẫn hiên ngang tuyên truyền cách mạng chống nhà Mãn Thanh, không hề sợ hãi.Anh là một anh hùng, hình tượng nhà cách mạng dân chủ tư sản Trung Quốc trước thời Cách mạng Tân Hợi.
- Sau cái chết, mộ anhđược đặt vòng hoa viếng , thể hiện niềm thương tiếc.
Câu 12: Những người trong quán trà bàn luận những gì?Thái độ của những người tham gia bàn luận chứng tỏ họ là người thế nào?
Trả lời:Người trong quán trà bàn luận hai chuyện:
a/Chuyện thằng Thuyên có được bánh bao tẩm máu người.Mọi người đều tin đó là “thuốc “chữa bệnh lao thần diệu, là phúc nhà lão Hoa
b/ Chuyện về Hạ Du, nhà cách mạng bị chém
Họ là những người:
a/Hưởng lợi từ cái chết của Hạ Du:Ông Cả Khang bán bánh bao tẩm máu ; Lão Nghĩa mắt cá chép tước được cái áo của tử tù; Cụ Ba, người bà con với Hạ Du tố giác Hạ Du nhận thưởng hai mươi lạng bạc; nhà ông Hoa mua được ‘thuốc” chữa bệnh lao
b/Phỉ báng nhà cách mạng:Ông Cả Khang bảo :Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống nữa..”;Cậu Năm Gù phụ họa:”Cái thằng khốn nạn!”, ” điên thật rồi!”
àChứng tỏ họ là những người vô cảm , tìm cách hưởng lợi từ cái chết của Hạ Du. Thậm chí họ còn khinh bỉ, phỉ báng người bị chết chém. Nói chung họ không hiểu gì về tư tưởng và sự nghiệp của nhà cách mạng Hạ Du
Câu 13: Khi đi viếng mộ con ngày Thanh minh, vì sao mẹ Hạ Du cảm thấy hổ thẹn? 
Trả lời:vì thấy con mình chôn chung trong nghĩa địa của những kẻ chết chém trộm cướp.
Câu 14: Vòng hoa trên mộ Hạ Du vì sao gây kinh ngạc cho bà mẹ?
Trả lời:Bà không hiểu được ý nghĩa cao đẹp của vòng hoa , mà tưởng là sự hiển linh của con trai! Bà mẹ cho rằng con trai mình chết “oan”
Câu 15:Hai bà mẹ họ Hoa và họ Hạ gặp nhau ở nghĩa địa thể hiện bi kich gì của người Trung Quốc?
Trả lời: Hoa Hạ là tên gọi của nước Trung Hoa cổ xưa.Tên gọi thống nhất aya bỗng chia rẽ thành hai nửa không hiểu nhau, máu của Hạ bị Hoa dùng làm thuốc chữa bệnh lao.Cả Hoa và Hạ đều bị tổn hại.Các nấm mồ trong nghĩa địa giống như bánh bao trong lễ chúc thọ nhà giàu.Sự chia rẽ Hoa- Hạ chỉ có lợi cho thế lực thống trị mà thôi.Đó là bi kịch của nước Trung Hoa.
Câu 16: Truyện Thuốc kể hay tả là chính?Truyện chia bốn phần có lợi cho tả hay kể? Tác dụng?
Trả lời: Truyện kể bằng tả, lấy tả làm chính ,do đó mà chia làm bốn cảnh, mỗi cảnh có không gian, thời gian cụ thể.Ba cảnh đầu kế tiếp nhau.cảnh bốn cách một quãng thời gian.
Tác dụng:Chỉ có tả mới phơi bày một cách khách quan, lạnh lùng trạng thái ngu muội và vô cảm của người dân cùng nỗi cô quạnh của người cách mạng.
Câu 1: Hemingway sinh và mất vào năm nào? Ở đâu?
 Trả Lời: Hemingway sinh năm 1899 và mất năm 1961 tại thành phố nh ỏ ngo ại vi Chicago Hoa Kì
Câu 2: Nêu những nét chính trong cuộc đời của Hemingway
 Trả lời:
Hemingway có một cuộc đời bão táp, là một cây bút xông pha không mệt mỏi
Năm 18 tuổi, ông là phóng viên chiến trường trong Thế chiến thứ nhất
Sau Thế chiến thứ nhất, với những vết thương về tư tưởng, Hemingway cùng với một số trí thức trẻ tự xưng là “thế hệ vứt đi”
Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, ông vẫn rong rủi chiếc du thuyền đi săn tàu ngầm của Phát xít. Ông tham gia cuộc đổ bộ ở Normandi và vào Paris
Cuối đời, ông chủ yếu sống ở nước ngoài như Tây Ban Nha và Cuba. Ông có sở thích là đi săn bắn. 1961, nhà văn tự sát ở Cuba
Hemingway đạt giải Nobel văn học năm 1954
Câu 3:Kể tên 3 tác phẩm của Hemingway
 Trả lời: “Giã từ vũ khí”, “Chuông nguyện hồn ai”, “Ông già và biển cả” 
Câu 4: Em hiểu như thế nào về nguyên lí “Tảng băng trôi” của Hemingway
 Trả lời: Dựa vào hiện tượng vật lý ,khi một tảng băng trôi trên đại dương, chỉ một phần nổi trên bề mặt, bảy phần chìm khuất, Huê Ming uê nêu lên nguyên lý tảng băng trôi.Lời phát biểu này khẳng định hiệu quả của cách viết ngắn gọn, hàm súc và ưu điểm của nó, ngụ ý chỉ mạch ngaamfvawn bản hay lớp nghĩa chưa được phô bày trực tiếp trong tác phẩm.
Nguyên lý tảng băng trôi theo Hê ming uê được thực hiện khi nhà văn hiểu biết cặn kẽ mọi vấn đề mình muốn tái hiện rồi loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết , chỉ giữ lại phần cốt lõi và sắp xếp sao đó để khi tiếp xúc với nó ,độc giả vẫn có thể hiểu được những gì tác giả bỏ đi,không có trong văn bản.Còn nếu nhà văn bỏ qua các chi tiết mà bản thân anh ta không biết thì sẽ có lỗ hổng trong tác phẩm, độc giả không thể tái hiện được mảng thiếu vắng đó, đấy không phải là lối viết “tảng băng trôi”
Ngôn từ chi tiết cốt truyện và thậm chí cả nhân vật trong tác phẩm Heeming uê rất cô đọng.Nhiều hình tượng Hê ming uê sáng tạo là các hình ảnh tượng trưng với nhiều tầng ý nghĩa. Người đọc khi tiếp xúc với tác phẩm của Hê ming uê , phải vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của mình để tái hiện những “khoảng trống” tác giả cố tình bỏ qua,để hiểu những gì tác giả chưa nói hết đó.Ý nghĩa của truyện vì thế sẽ được mở rộng rất nhiều.
Câu 5: Tác phẩm “Ông già và biển cả” được sáng tác vào năm nào?
 Trả lời: Tác phẩm được viết vào năm 1952
Câu 6: Chủ đề của tác phẩm “Ông già và biển cả” là gì?
 Trả lời:
Ca ngợi sự vĩ đại của con người trong lao động và sáng tạo
Ca ngợi khát vọng sống, biểu tượng sống cao đẹp của con người
Câu 7: Tóm tắt cốt truyện “Ông già và biển cả”
 Trả lời: Truyện kể về chuyến đi biển lịch sử của ông lão đánh cá Xanchiagô. Ông đánh cá ở vùng nhiệt lưu nhưng đã 84 ngày không kiếm được con cá nào. Đêm ngủ lão mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển với những con tàu và đàn sư tử. Thế rồi một con cá kiếm tính khí kì cục mắc mồi. Con cá to lớn hung dũng mà ông đã từng mơ ước. Sau ngót ba ngày đêm ròng rã một mình vật vã đến kiệt sức với con cá kiếm khổng lồ, ông đã khuất phục được nó. Dọc đường để bảo vệ con cá kiếm, ông lão đã tả xung hữu đột với đàn cá mập dữ tợn. Ông đã chiến đấu đến kiệt sức. Tuy vậy Xanchiagô vẫn nghĩ “Không một ai cô đơn nơi biển cả”. Khi ông già mệt mỏi rã rời vào đến bờ thì con cá kiếm dài hơn chiếc thuyền đến sáu bảy tấc kia chỉ còn lại bộ xương.
Câu 8: Nguyên lí “Tảng băng trôi” được thể hiện như thế nào trong tác phẩm “Ông già và biển cả”
 Trả lời : 
Ý nghĩa trực tiếp (Phần nổi): Mô tả lần đi săn cuối cùng của ông lão, lần vẻ vang nhất nhưng cũng là lần cay đắng nhất vì thất bại
Ý nghĩa biểu tượng (Phần chìm):
_Thất bại của con người: Con người luôn theo đuổi những khát vọng to lớn vượt quá giới hạn của mình. Câu nói của ông lão : “Ta đã đi quá xa” vừa có nghĩa thực là sự thất bại của ông lão là do ông đã đi quá xa bờ vừa có nghĩa chìm là con người đã đi vượt quá giới hạn của mình
_Tác phẩm là một thiên anh hùng ca, ca ngợi về con người
_Đàn cá mập là biểu tượng cho những thế lực hung hạn phá hoại công cuộc lao động của con người
_Chú bé Manôlin là hình ảnh của tương lai_một con người giàu tình cảm, giàu ân nghĩa
_Con cá kiếm còn lại chỉ bộ xương, đó là thành quả lao động. Mặc dù thành quả này không còn có ý nghĩa về mặt vật chất nhưng có ý nghĩa về mặt tinh thần tức là khi mọi người nhìn thất bộ xương phải kinh ngạc, trầm trồ thán phục về sức chế ngự thiên nhiên của con người
Câu 9: Văn bản đoạn trích trong sách giáo khoa có thể chia làm mấy phần?(hay Văn bản đoạn trích trong SGK nói về những việc gì của ông lão?)
Trả lời: Miêu tả diễn biến cuộc chinh phục con cá kiếm- Miêu tả hành trình trở về của ông lão .
Câu 10: Con cá kiếm được tác giả đặc tả ở những bộ phận nào? ra sao?
Trả lời : Thân hình cực lớn .Cái đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hái lớn , màu tím hồngNgoại hình đó toát lên sức mạnh ghê gớm và sự oai phong đĩnh đạc
Câu 11:Thái độ của ông lão đối với con cá kiếm? Vì sao?
Trả lời:Thái độ của ông lão cho thấy tính phức tạp trong tâm lí.Ông lão vừa yêu quí con cá nhưng đồng thời phải giết chết nó cho bằng được.Lão gọi nó là’ người anh em”
Nguyên do là vì lão làm nghề câu cá, không bắt được cá có nghĩa ông lão không tồn tại với tư cách là một con người.Nhiệm vụ của ông lão là phải chinh phục cá kiếm cho bằng được.nhưng trong cuộc săn đuổi đó , cá kiếm bộc lộ những phẩm chất cao quý như một con người đúng nghĩa . Nó không lồng lên làm đắm thuyền, không lặn sâu xuống làm đứt dây câu mà chấp nhận cuộc đấu sức một cách sòng phẳng là mải miết kéo ông lão ra khơi ra.Ông lão thán phục hành động đó nên giữa cá kiếm và ông lão nảy sinh mối quan hệ phức tạp trên.Như thế cá kiếm vừa là đối tượng chinh phục của ông lão vừa là người anh em của ông lão.Điều này thể hiện rõ trong câu:”Tao chưa bao giờ thấy bất kỳ ai hùng dũng duyên dáng,bình tĩnh cao thượng hơn mày , người anh em ạ”
Câu 12: Niềm tin ,ý chí , nghị lực của ông lão Xan ti a gô được thể hiện như thế nào ?Ý nghĩ nào của ông lão tiêu biểu cho ý chí và niềm tin ấy?
Lão luôn vững tin mình sẽ giết được con cá :”Tao sẽ tóm mày ở đường lượn”
Ý chí nghị lực được thể hiện ở quyết tâm bắt cho bằng được con cá.Nhiều lần lão đã choáng váng , suýt ngất vì sức lực cạn kiệt nhưng lão vẫn cố gượng dậy để tiếp tục chiến đấu :”Bây giờ mình phải khuất phục nó rồi sau đó mình phải giết nó “
àÝ nghĩ tiêu biểu nhất cho ý chí và niềm tin của ông lão được tập trung trong câu:”Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người”
Câu 13: Ý nghĩ tiêu biểu nhất cho ý chí và niềm tin của ông lão được tập trung trong câu:”Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người”Điều này có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:- Dùng đầu óc để suy xét , đưa ra giải pháp hành độngvà phải biết chịu đựng, nhẫn nại để giành chiến thắng.
-Ngợi ca con người ,tin tưởng vào con người, khẳng định trí tuệ và khả năng chịu đựng của con người là hơn bất kỳ một sinh vật nào khác 
Câu 1: Sôlôkhôp sinh và mất vào năm nào? Ở đâu? 
 Trả lời: Sôlôkhôp sinh năm 1905 và mất năm 1984. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân ở trấn Viôsenxkaia_một địa phương ở vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtốp của Liên Xô
Câu 2: Điều gì đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời sang tác của Sôlôkhôp?
 Trả lời: Điều ảnh hưởng lớn đến cuộc đời sáng tác của Sôlôkhôp chính là con ng ư ời và cảnh vật sông Đông g ắn bó máu thịt v ới ông. Con sông ấy gắn liền đến những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử. Con sông đã khơi nguồn cho Sôlôkhôp sáng tác nên tác phẩm “Sông Đông êm đềm” đựợc trao tặng giải Nobel văn học
Câu 3: Lược kể về những nét chính cuộc đời của Sôlôkhôp
 Trả lời:
Sôlôkhôp sinh trưởng trong một gia đình nông dân bên dòng sông Đông lịch sử
Ông học tiểu học ở trường làng, sau đó lên Maxcơva học được vài ba năm rồi trở về quê
Sôlôkhôp sớm tham gia hoạt động CM, có mặt ở khắp các chiến trường. Ông là đại biểu cho lớp trí thức mới bắt rễ sâu trong quần chúng lao động và thực tế đầy dông bão, trưởng thành sau CM
1939, Sôlôkhôp được bầu làm viện sĩ viện hàn lâm khoa học Liên Xô
Sôlôkhôp được giải thưởng Nobel năm 1965
Câu 4: Kể tên 3 tác phẩm của Sôlôkhôp
 Trả lời: “Sông Đông êm đềm”( gồm bốn tập hoàn thành năm 1940), “Đất vỡ hoang”(Tập 1_1932 và tập 2_1959), “Số phận con người”(1956)
Câu 5: Tóm tắt tác phẩm “Số phận con người”
 Trả lời: Anđơrây Xôcôlốp vốn là một chiến sĩ Hồng Quân đã tham gia chống Phát xít trong Đại chiến TG lần 2 và đã gánh chịu nhiều tổn thất: bị thương, bị địch bắt, vợ và hai con gái chết vì bom, con trai hi sinh đúng ngày chiến thắng. Trở về cuộc sống đời thường ngoài quân ngũ, Xôcôlốp gặp cậu bé Vania tội nghiệp (mất gia đình vì bom phải sống lang thang). Xôcôlốp tự nhận mình là bố và đem đứa bé về nuôi. Hai tâm hồn cô đơn lạnh giá sưởi ấm cho nhau, sống những ngày không thể nào quên. Nhưng số phận vẫn chưa chịu buông tha. Xôcôlốp gặp rủi trong một chuyến chở hàng thuê và bị tịch thu bằng lái xe. Thế là hai bố con lại thất thểu dắt nhau đi kiếm sống ở phương trời khác. Con vẫn hớn hở tung tăng quấn quýt lấy bố trong khi bố phải gượng nhẹ mà che dấu bệnh tim và nỗi thống khổ vì những sự cay đắng
Câu 6: Chủ đề tác phẩm “Số phận con người”
 Trả lời:
Ca ngợi tính cách, con người Nga: Ý chí kiên cường và lòng nhân ái
Bi kịch cá nhân cùng với bi kịch của thời đại 
Trách nhiệm của xã hội đối với mỗi cá nhân và trách nhiệm của cá nhân đối với lịch sử
Câu 7: kể những nỗi đau mất mát mà Xô cô lốp phải chịu đựng?
Trả lời: 
-Tham gia chiến đấu chừng một năm, anh bị thương hai lần và bị bắt làm tù binh
- Tiếp đó là hai năm Xô cô lôp bị đày đọa trong các trại tập trung của phát xít Đức.
- Chạy thoát khỏi trại tập trung,biết tin vợ và hai con gái anh đã bị bom phát xít giết hại từ giữa năm 1942
- A na tô li, con trai anh , một đại úy pháo binh .Hai cha con cùng tiến đánh Béc lin. Anh đang mừng sắp sửa gặp con, thì lại nhận tin người con vừa hi sinh đúng ngày giải phóng 9/5/1945.
Câu 8: Kể lại hình dáng và những đau mất mát mà Vania phải chịu đựng?
Thằng bé rách bươm xơ mướp . Mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu , lem luốc bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, nhưng cặp mắt cứ như ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm.
Bố chết ở mặt trận
Mẹ bị bom chết trên tàu hỏa khi hai mẹ con đang đi tàu
Lưu lạc , không nhà cửa , không họ hàng thân thích,ban ngày ai cho gì ăn nấy , đêm bạ đâu ngủ đấy.
Câu 9:Những nguyên nhân nào khiến Xô cô lôp quyết định nhận Vania làm con?
Giữa lúc đang lâm vào tâm trạng buồn đau, bế tắc , Xô cô lôp gặp Vania cũng là nạn nhân đáng thương của chiến tranh
Xô cô lôp từng có những đứa con ngoan ngoãn nay không còn, gặp Vania , gợi lên trong anh tình cảm của một người cha 
Khi biết được cảnh ngộ đau lòng của Vania, Xô cô lôp quyết định “ không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được”. Đó là sự đồng cảm của trái tim giàu lòng nhân ái.
Câu 10: Kể lại niềm vui của cả hai khi nhận bố con?
-Xô cô lôp và bé Vania hết sức xúc động.Bế như con chim chích , nó ríu rít líu lo vang rộn cả buồng lái .còn Xô cô lôp mắt mờ đi hai bàn tay lẩy bẩy
Câu 11: Khi nuôi dưỡng Vania ,Xô cô lôp gặp những khó khăn nào?
-Việc nuôi dưỡng chăm sóc: “ chỉ một mình tôi thì cần gì đâu. Nhưng thêm nó thì khác ”
-Những rủi ro xảy ra như: Lái xe va quệt phải con bò và bị tịch thu bằng lái làm ảnh hưởng đến cuộc sống
Câu 12: ý nghĩa của nhan đề và tư tưởng của đoạn trích ?
-Ý nghĩa của nhan đề:Vấn đề số phận con người ở đây được đặt ra và lí giải thông qua cuộc đời của Xô cô lôp, một người lao động Nga bình thường trong cơn bão táp của lịch sử :một người lái xe bình thường trước chiến tranh, một người lính bình thường trong chiến tranh.Sau chiến tranh, anh trở về với cuộc sống đời thường.
-Tư tưởng của đoạn trích:
+ Thấy được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của tác giả: Không chỉ cảm thương , chia sẻ với những khó khăn , nỗi đau mà còn nói lên khát vọng thầm kín mãnh liệt và tin vào sức mạnh vươn lên làm chủ số phận của họ.
+ Cũng qua số phận của Xô cô lôp , nhà văn cũng làm sáng lên vẻ đệp tính cách Nga kiên cường dũng cảm, nhân ái vị tha ,đồng thời làm sống dậy một sự thật về thời đại bi hùng của nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống Phát xít bảo vệ Tổ quốc và nhân phẩm con người.Hình tượng Xô cô lôp không chỉ hiện thân cho vẻ đẹp tinh thần Nga mà còn có ý nghĩa một một biểu tượng của con người thế kỷ XX
Câu 13: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của Sô lô khôp trong tác phẩm Số phận con người?
_ Tác phẩm được viết theo kiểu truyện lồng trong truyện: nhân vật”tôi”(tác giả)thuật lại câu chuyện anh được nghe từ Xô cô lôp.Do vậy ở đây có hai ngươi kể chuyện :người kể chuyện(tác giả) và người kể chuyện( nhân vật)à tác dụng không chỉ đảm bảo tính chân thực mà còn tạo ra một phương thức miêu tả lich sử mới : lịch sử trong mối liên hệ mật thiết với số phận cá nhân của mỗi con người
_Để làm sáng lên tính cách Nga cao đẹp, nhà văn đã sáng tạo nên nhiều tình huống nghệ thuật đặc sắc để thử thách ,khám phá chiều sâu bản chất bên trong của nhân vật .Bên cạnh đó là nhiều chi tiết, tình tiết có sức biểu hiện cao.
Hết tập 2
Học sinh chú ý:
1/ Tập chuyên đề từng tác giả ,tác phẩm
2/Tập 1( gồm câu hỏi giáo khoa kiến thức Văn học VN, dành cho thi Đại hoc)
3/Tập 2( gồm câu hỏi giáo khoa kiến thức Văn học nước ngoài , dành cho thi Tú tài)

Tài liệu đính kèm:

  • docOn nhanh van hoc nuoc ngoai kiem chac 2 diem thi TNPT2010.doc