Cách học bài môn Ngữ văn

Cách học bài môn Ngữ văn

CÁCH HỌC TÁC PHẨM THƠ

1. Ngoài việc học phần giới thiệu tác giả, tác phẩm để viết phần mở bài. Học thuộc hoàn cảnh sáng

tác; tóm tắt nội dung, bố cục bài thơ để viết phần đầu của thân bài, để bài văn có nhiều ý.

2. Đặc biệt, phải nắm vững kiến thức cơ bản trong phần đọc – hiểu văn bản tác phẩm (hay đoạn

trích). Cụ thể:

a. Nắm vững nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của từng đoạn trong bài thơ hay đoạn trích đặc biệt

những đoạn quan trọng (theo bài học).

Ví dụ: Bài “Tây Tiến”, trọng tâm là đoạn 1-2-3. Ở đoạn đầu của bài thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !”  “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”:

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1873Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cách học bài môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các en họcsinh khối 12 thân mến ! 
Kì thi Tốt nghiệp THPT đang tới gần, hiện nay các em đang bước vào giai đoạn ôn tập, trong đó có ôn tập kiến thức cơ bản cho môn Ngữ văn. Câu hỏi nhiều, bài tập nhiều, chẳng biết học gì, bắt đầu từ đâu. Các em, nhất là những em có lực học trung bình hoặc hơi yếu, có phần bị “nhiễu”. Học những tác phảm thơ, văn xuôi, truyện ngắn để chuẩn bị cho câu Làm văn (5 điểm) trong đề thi, các em hãy bắt đầu bằng công việc rất cụ thể này:
CÁCH HỌC TÁC PHẨM THƠ
Ngoài việc học phần giới thiệu tác giả, tác phẩm để viết phần mở bài. Học thuộc hoàn cảnh sáng 
tác; tóm tắt nội dung, bố cục bài thơ để viết phần đầu của thân bài, để bài văn có nhiều ý.
Đặc biệt, phải nắm vững kiến thức cơ bản trong phần đọc – hiểu văn bản tác phẩm (hay đoạn
trích). Cụ thể: 
Nắm vững nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của từng đoạn trong bài thơ hay đoạn trích đặc biệt
những đoạn quan trọng (theo bài học). 
Ví dụ: Bài “Tây Tiến”, trọng tâm là đoạn 1-2-3. Ở đoạn đầu của bài thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !” ’ “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”: 
Nội dung: Nỗi nhớ của tác giả về chặng đường hành quân của đơn vị Tây Tiến. Diễn tả hình ảnh
thiên nhiên Tây Bắc có sương giăng, đèo dốc, núi cao, thác gầm, thú dữ; người lính Tây Tiến hành quân trong sương mù, vượt đèo dốc, có những người lính kiệt sức, có thể hi sinh, họ vẫn đi vào nơi rừng sâu núi thẳm hoang vu, cuối cùng tại nơi dừng chân, Tây Tiến cũng được hưởng không khí ấm cúng của tình quân dân.
Nghệ thuật: Hình ảnh chọn lọc giàu ý nghĩa, dùng từ chọn lọc (từ láy, từ trái nghĩa), tu từ nhân hóa,
liệt kê, tương phản, 
Ý nghĩa: Nhằm tái hiện cảnh thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở, dữ dội, hùng vĩ, thơ mộng, trên nền cảnh
ấy là hình ảnh người lính Tây Tiến oai hùng, trẻ trung, tinh nghịch, vượt muôn vàn gian khó hiểm nguy. Thể hiện tình cảm tha thiết của tác giả với thiên nhiên Tây Bắc, với đồng đội thân yêu.
Đặc biệt phải làm rõ nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của mỗi dẫn chứng trong từng đoạn (câu
hoặc những câu). 
Ví dụ: Ở hai câu thơ trong bài “Tây Tiến”:
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Hai câu thơ tả dốc và người lính vượt dốc. Từ láy “khúc khuỷu” gợi ra hình ảnh con dốc quanh co,
gập gềnh với những mỏm đá trơn trượt. Từ láy “thăm thẳm” gợi ra hình ảnh con dốc men theo những vực thẳm rợn người, cùng với từ láy “heo hút” gợi ra con dốc thật cao, đỉnh dốc vắng bóng người. Hình ảnh nhân hóa “súng ngửi trời” gợi ra hình ảnh người lính Tây Tiến đã lên tới đỉnh dốc bồng bềnh mây phủ, mũi súng như chạm trời xanh. Hai câu thơ đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và hình ảnh người lính Tây Tiến vượt qua gian khổ trong tư thế hiên ngang, luôn tiến lên phía trước, họ cũng thật hồn nhiên, tinh nghịch.
*
[Chỉ cần hiểu vào nghĩa các từ ngữ, những nghệ thuật chủ yếu cùng trí tưởng tưởng, suy 
luận một chút sẽ làm được như vậy. Chưa hay nhưng đủ ý cơ bản. Khi nào không cần mở sách vở nào bên cạnh, chỉ nhìn vào những câu thơ trong bài thơ nói được ra như vậy là rất thành công trong học thơ rồi. Nếu chỉ nhìn vào bài thơ trong sgk mà viết ra giấy với những ý như thế thì càng tuyệt vời hơn, vì có dịp rèn luyện từ ngữ, câu văn, đoạn văn]
*
Sau cùng là học thuộc lòng bài thơ hay đoạn trích và nắm vững giá trị nội dung – nghệ thuật
của cả bài thơ hay đoạn trích theo phần Kết luận chung trong bài học.
*
CÁCH HỌC VĂN XUÔI, TRUYỆN NGẮN
Ngoài việc học phần giới thiệu tác giả, tác phẩm để viết phần mở bài. Học thuộc hoàn cảnh sáng 
tác; tóm tắt nội dung bài văn hoặc cốt truyện để viết phần đầu của thân bài.
Đặc biệt, phải nắm vững kiến thức cơ bản trong phần đọc – hiểu văn bản tác phẩm (hay đoạn
trích). Cụ thể: 
Đọc nhiều lần bài văn, truyện ngắn (hoặc đoạn trích của bài văn, truyện ngắn), nhớ các đoạn,
nội dung chính từng đoạn, trong mỗi đoạn nhớ các chi tiết chính (nói cách khác là thuật lại bài văn hay kể lại được truyện ngắn với các chi tiết chính), nắm được nghệ thuật chính, hiểu ý nghĩa các chi tiết. 
Ví dụ 1: Học bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”, nhớ: 
Đoạn 1: Nội dung: Tả sông Hương ở thượng nguồn. Chi tiết: sông Hương là “một bản trường ca
của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những gềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn” có lúc “dịu dàng và say đắm” giữa dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng. Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình giữa lòng Trường Sơn “như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Sông Hương hình như không muốn bộc lộ mình, đã đóng kín lại ở cửa rừng và “ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Nghệ thuật: Miêu tả bằng nhân hóa, so sánh, nhiều động từ, tính từ. Ý nghĩa: nói lên vẻ đẹp sông Hương: có sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.
Các đoạn còn lại học tương tự như trên.
Ví dụ 2: Học truyện “Vợ nhặt”, nhớ:
Đoạn 1: 
+ Nội dung 1: Tả xóm ngụ cư trong nạn đói. Chi tiết: người “xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ”, “người chết như ngả rạ, không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”, quang cảnh “xác xơ, heo hút”, nhà cửa “úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn lửa”. Dưới những gốc đa, gốc gạo, “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. Âm thanh có tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết”. Cách miêu tả: Tả khái quát, chi tiết chọn lọc. Ý nghĩa: khắc họa được chân thực, sinh động khung cảnh xóm ngụ cư tiêu điều, xơ xác, không khí thê lương ảm đạm, tang tóc, qua đó phản ánh nạn đói, tố cáo tội ác bọn thực dân, phát xít. 
+ Nội dung 2: Tràng dẫn người đàn bà về xóm. Chi tiết về dáng vẻ, tâm trạng Tràng: vẻ mặt “phớn phở”, “tủm tỉm cười nụ một mình”, “hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Khi thấy mọi người ngạc nhiên bàn bạc thì “thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”. Nghệ thuật: Tả nội tâm khá sắc sảo. Ý nghĩa: niềm vui của Tràng khi có vợ, bất chấp nạn đói, cái chết đe dọa, là khát vọng hạnh phúc vươn lên, là phẩm chất của người dân nghèo, 
Các đoạn khác học tương tự như trên.
*
[Để có những kiến thức như vậy, không còn cách nào khác là phải cố công đọc bài văn, đọc truyện nhiều lần, cho nhớ, cho thuộc; suy nghĩ, suy luận một chút là được; không phải là việc quá khó khăn. Khi nào gấp sgk lại mà nói được những ý như trên là đã rất thành công rồi]
*
Qua bài học: phải nhớ đặc điểm các hình tượng, đặc điểm tính cách các nhân vật, nghệ thuật
xây dựng hình tượng, nhân vật; ý nghĩa của hình tượng, nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng của tác giả. Quan trọng nhất là biết được: Để làm rõ đặc điểm hình tượng, nhân vật cần có những dẫn chứng nào.
Ví dụ 1: Học bài “Người lái đò sông Đà”, về hình tượng con sông Đà, nhớ được:
Đặc điểm con sông Đà: hùng vĩ, hung bạo // nên thơ trữ tình. Nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh đặc sắc;
dùng tri thức của nhiều ngành nghệ thuật để miêu tả; từ ngữ mới mẻ. Tư tưởng tác giả: ca ngợi thiên nhiên Tây Bắc quí như vàng, thể hiện tình cảm tha thiết với thiên nhiên, đất nước.
Để làm rõ đặc điểm sông Đà hùng vĩ, hung bạo cần có các dẫn chứng: Sông Đà có cảnh “đá bờ
sông dựng vách thành”, chẹt lòng sông như một cái yết hầu. Quãng mặt gềnh Hát Loóng dài hàng cây số “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”. Người lái đò nếu khinh xuất thì “dễ lật ngửa bụng thuyền ra”. Quãng Tà Mường Vát có những cái “hút nước” giống như “cái giếng bê tông thả xuống sông để làm móng cầu”. Nước ở đây “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”. Có những thuyền bị cái hút nó hút xuống, thuyền “trồng ngay cây chuối ngược” rồi bị dìm đi và đi ngầm dưới lòng sông, “mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Thác sông Đà có âm thanh nhiều vẻ, dữ dội: như là “oán trách”, như là “van xin”, như là “khiêu khích”, như tiếng “một ngàn con trâu mộng” rống lên khi bị cháy rừng. Thác sông Đà bày thạch trận với ba trùng vây, những của tử, cửa sinh, 
Ví dụ 2: Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, học về nhân vật Mị, cần nhớ các ý:
Nhân vật Mị được giới thiệu ấn tượng // Mị có số phận bi thảm: là nạn nhân của chế độ cho vay
nặng lãi, bị tước đoạt tự do, hạnh phúc cá nhân; có cuộc sống tủi nhục khi làm dâu nhà Pá Tra / nhưng Mị cũng có phẩm chất tốt đẹp: có tinh thần phản kháng, có lòng hiếu thảo, đặc biệt có sức sống tiềm tàng, luôn khao khát tự do, hạnh phúc, có lòng thương người, cứu người. Qua nhân vật, tác giả muốn phản ánh số phận của người dân nghèo, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ.
Làm rõ số phận bi thảm của nhân vật Mị cần có những dẫn chứng: Mị vốn là cô gái trẻ, thổi sáo
giỏi, đã có người yêu nhưng vì món nợ truyền kiếp: hồi cha mẹ Mị cưới nhau phải vay nợ của thống lí, bố của thống lí Pá tra bây giờ. Món nợ đó trả đến khi mẹ Mị đã chết, cha Mị đã già, Mị đã trưởng thành mà vẫn chưa hết. Rồi Pá Tra nói với bố Mị “cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho”. Rồi đến các chi tiết về cuộc sống của Mị trong nhà Pá Tra (). Hay để làm rõ sức sống tiềm tàng của Mị phải nhớ các dẫn chứng về tâm trạng, hành động của Mị trong đêm mùa xuân, đêm cứu A Phủ. 
Đồng thời qua bài học phải nắm vững các giá trị nội dung – nghệ thuật của tác phẩm (đoạn
trích), đặc biệt là giá trị nội dung. Biết được: giá trị ấy có những biểu hiện nào, để làm rõ mỗi giá trị ấy cần phải có nội dung nào, dẫn chứng nào.
Ví dụ 1: Học truyện ngắn “Vợ nhặt” cần nắm vững được:
Truyện ngắn “Vợ nhặt” có hai giá trị nội dung là: Giá trị hiện thực, biểu hiện: phản ánh chân thực
cuộc sống khốn khổ của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Giá trị nhân đạo, biểu hiện: phát hiện và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động nghèo: trong hoàn cảnh khốn khổ, họ vẫn cưu mang nhau, vượt lên cái chết, vẫn khao khát hạnh phúc, xây dựng tổ ấm gia đình và luôn hi vọng vào tương lai.
Để làm rõ giá trị hiện thực phải có các dẫn chứng phân tích được hình ảnh xóm ngụ cư (như ví dụ 2
mục a), cần có các dẫn chứng phân tích câu chuyện anh Tràng có vợ (nhất là hình ảnh có gái khi Tràng gặp lần thứ hai: rách rưới, đói khát, chỉ bằng bốn bát bánh đúc mời cô gái ăn, Tràng đã “rủ” được cô về làm vợ, Tràng có vợ như nhặt một đồ vật và hình ảnh bữa cơm ngày đói thảm hại của nhà bà cụ Tứ khi có nàng dâu mới)
*
[Làm được như trên không phải khó, bởi đã nhớ các chi tiết (dẫn chứng) và hiểu ý nghĩa của các chi tiết ấy thì sẽ biết đưa vào luận điểm một cách hợp lí]
*
CHÚ Ý
Có những nội dung không thể lược bớt dẫn chứng. Ví dụ: Phân tích tâm trạng, hành động của 
Mị trong đêm mùa xuân không thể chỉ có dẫn chứng: Mị nghe tiếng sáo thấy “thiết tha bổi hổi”, Mị “nhẩm thầm bài hát”, rồi Mị uống rượu “ừng ực từng bát”, rồi Mị sửa soạn đi chơi, rồi bị A Sử trói. Thật vô lí ! 
Có những nội dung trong đó dẫn chứng không thể thay đổi trình tự sắp xếp. Ví dụ: Phân tích
nhân vật Tnú không thể đưa dẫn chứng Tnú bị giặc đốt mười đầu ngón tay, anh không thèm kêu van rồi mới tới dẫn chứng Tnú bị trói, anh bình thản, không suy nghĩ về cái chết của mình mà chỉ nghĩ, chỉ lo không có ai lãnh đạo dân làng 
Dẫn chứng còn đòi hỏi chính xác: không thể nói Mị đến góc nhà, mở tủ lấy chai rượu uống, uốn
lại tóc, sức nước hoa rồi ra đường chơi,  viết như thế bị coi là không nắm vững tác phẩm, không hiểu gì, bài bị gạch, gạch ba lần là coi như khó đạt điểm trung bình của câu hỏi.
*
NHẮN NHỦ
Hi vọng các em vận dụng được ít nhiều cách học ôn tập này.
Thi đậu không phải chỉ là mong ước của riêng các em mà còn là mong mỏi của gia đình, thầy cô. Đậu hay rớt là danh dự của bản thân, còn có thể là bước ngoặt cuộc đời của các em. Hãy tự khẳng định mình bằng kết quả thi tốt trong kì thi này. 
Mong rằng các em hãy cố gắng ôn tập và thi đạt kết quả cao.
*
*	*

Tài liệu đính kèm:

  • docCÁCH HỌC BÀI MÔN NGỮ VĂN - BACH KIM.doc