Bộ đề kiểm tra học kì II môn Sinh học 12

Bộ đề kiểm tra học kì II môn Sinh học 12

Học sinh chọn một đáp án đúng nhất và khoanh tròn, mỗi đề chỉ có 1 đáp án

1. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?

A: Người có quan hệ nguồn gốc từ động vật có xương sống

B: Người có nguồn gốc xa xưa là vượn người hoá thạch

C: Người có nguồn gốcxa xưa từ lớp chim

D: Người có quan hệ gần gũi với các động vật có vú

2. Cho một quần thể ban đầu mang các cặp gen dị hợp. Nếu các cá thể trong quần thể đó tự thụ phấn bắt buộc thì sau một thế hệ, tỉ lệ thể dị hợp còn lại là:

A: 25% B: 50% C: 12,5% D: 6,25%

3. Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự giống nhau giữa người và vượn người?

A: Cao 1,5 - 2,5m, nặng 70 - 200 kg C: Cao 1,5 - 2 m, nặng 80 - 200 kg

B: Cao 1,5 - 2m, nặng 70 - 200 kg D: Cao 1,7 - 2,5m, nặng 60 - 100 kg

 

doc 25 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2823Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì II môn Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Bán công nam sách
Đề kiểm tra học kì II
Họ và tên .
Môn sinh học 12 – năm học 2006 - 2007
Lớp 12  Mã đề
Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Học sinh chọn một đáp án đúng nhất và khoanh tròn, mỗi đề chỉ có 1 đáp án
1. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A: Người có quan hệ nguồn gốc từ động vật có xương sống
B: Người có nguồn gốc xa xưa là vượn người hoá thạch
C: Người có nguồn gốcxa xưa từ lớp chim
D: Người có quan hệ gần gũi với các động vật có vú 
2. Cho một quần thể ban đầu mang các cặp gen dị hợp. Nếu các cá thể trong quần thể đó tự thụ phấn bắt buộc thì sau một thế hệ, tỉ lệ thể dị hợp còn lại là:
A: 25% B: 50%
C: 12,5% D: 6,25%
3. Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự giống nhau giữa người và vượn người?
A: Cao 1,5 - 2,5m, nặng 70 - 200 kg C: Cao 1,5 - 2 m, nặng 80 - 200 kg
B: Cao 1,5 - 2m, nặng 70 - 200 kg D: Cao 1,7 - 2,5m, nặng 60 - 100 kg
4. Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự giống nhau giữa người và vượn người?
A: Hoạt động thần kinh tương tự các động vật khác
C: Cả A và B đều đúng
B: Hoạt động thần kinh hơn hẳn các động vật khác
D: Tất cả đều sai
5. Đặc điểm nào có ở vượn người mà không có ở con người?
A: Lồng ngực hẹp chiều trước - sau
C: Dáng đứng thẳng
B: Xương chậu rộng
D: Đi lom khom 
6. Dạng vượn người cổ nhất có tên khoa học là gì?
A: Parapitec B: Prôpliôpitec
C: Đriôpitec D: Ôxtralôpitec
7. Đặc điểm nào có ở người mà không có ở vượn người?
A: Mặt dài và lớn hơn hộp sọ
C: Có gờ trên hốc mắt
B: Thuỳ trán ít phát triển
D: Sọ lớn hơn mặt
8. Thời điểm băng hà tràn xuống phía nam làm khí hậu lạnh, vượn người phải chuyển xuống đất là thuộc:
A: Giữa kỉ thứ ba B: Cuối kỉ thứ ba
C: Đầu thế kỉ thứ ba D: Giữa thế kỉ thứ ba
9. Đặc điểm nào về bộ não có ở vượn người mà không có ở con người?
A: Bộ não rất phát triển
C: ít nếp nhăn 
B: Não có nhiều nếp nhăn và khúc cuộn
D: Thuỳ trán rất phát triển
10. Trong các dạng sau đây, dạng nào là người tối cổ?
A: Nêanđectan B: Crômanhôn C: Pitêcantrôp D: Prôpliôpitec
11. Hiện tượng thoái hoá ở cây trồng biểu hiện là:
A: Sinh trưởng - phát triển chậm, chống chịu kém
C: Năng suất giảm, nhiều cây bị chết
B: Xuất hiện nhiều tính trạng xấu
D: Tất cả các trường hợp trên
12. Trong các trường hợp sau ở người, đâu là biểu hiện của cơ quan thoái hoá?
A: Nếp thịt nhỏ ở khoé mắt
C: Người có lông rậm khắp mình
B: Người có đuôi
D: Có 3 - 4 đôi vú
13. Phương pháp lai nào có sử dụng con đực cao sản ngoại nhập để tiến hành?
A: Lai kinh tế B: Lai khác thứ
C: Lai xa D: Lai tế bào
14. Một trong các đặc điểm của hiện tượng ưu thế lai là:
A: Ưu thế lai thường biểu hiện thấp nhất ở F1 và tăng dần qua các thế hệ
B: Một vài cơ thể có sự vượt trội về năng suất, phẩm chất
C: Cơ thể lai có độ đồng đều cao về năng suất, phẩm chất 
D: Các thế hệ con có biểu hiện ưu thế lai như nhau
15. Trên cơ thể người còn mang một số đặc điểm là di tích của những cơ quan trước kia khá phát triển ở động vật có xương sống gọi là:
A: Hiện tượng lại giống B: Cơ quan thoái hoá
C: Người tối cổ D: Người nguyên thuỷ
16. Tạo ưu thế lai trước hết phải tạo ra các (I) bằng cách cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết liên tục (II) Theo em (I) và (II) lầ lượt là:
A: Dòng thuần, 4 - 6 thế hệ
C: Giống lai, 4 - 6 thế hệ
B: Dòng thuần, 5 - 7 thế hệ
D: Giống lai, 5 - 7 thế hệ
17. Ngày nay con người bị chi phối bởi những nhân tố nào?
A: Nhân tố sinh học
C: Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội
B: Nhân tố xã hội
D: Nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo
18. Hiện tượng người có ruột thừa là biểu hiện của:
A: Cơ quan thoái hoá
C: Sự phát triển phôi bình thường
B: Hiện tượng lại tổ
D: Sự phát triển phôi không bình thường
19. Một trong những hướng sử dụng hoá chất đối với cây trồng để gây đột biến là:
A: Quấn bông tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của rễ cây
B: Ngâm hạt khô, hạt đang nảy mầm trong dung dịch hoá chất nồng độ cao
C: Tiêm dung dịch hoá chất vào thân cây, gốc cây
D: Ngâm hạt khô, hạt đang nảy mầm trong dung dịch hoá chất nồng độ thích hợp 
20. Nếu bố mẹ cùng mang cặp gen dị hợp với chứng bạch tạng thì khả năng con sinh ra mắc bệnh này là bao nhiêu%?
A: 25% B: 50%
C: 75% D: 100%
21. Trong lịch sử, từ nhóm người nào đã biết chế tạo công cụ bằng đá?
A: Pitêcantrôp B: Ôxtralôpitec
C: Xinantrôp D: Nêanđectan
22. Giả sử một quần thể giao phối tự do, ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, có thành phần kiểu gen 0,44AA + 0,52Aa + 0,04aa =1 thì thành phần kiểu gen ở thế hệ sau là:
A: 0,36AA + 0,60Aa + 0,04aa = 1
C: 0,09AA + 0,42Aa + 0,49aa = 1
B: 0,49AA + 0,42 Aa + 0,09aa = 1
D: 0,09AA + 0,70Aa + 0,21aa = 1
23. Người và thú có nhiều điểm giống nhau. Một trong những điểm giống nhau đó là:
A: Có da trơn B: Có lông vũ
C: Có vẩy sừng D: Có lông mao 
24. Đặc điểm nào sau đây là của Pitêcantrôp?
A: Hộp sọ 900 - 950 cm3
C: Hộp sọ 1400 cm3
B: Hộp sọ 500 - 600 cm3
D: Hộp sọ 850 - 1220 cm3
25. Đột biến là gì? 
A: Những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử
B: Những biến đổi trong vật chât di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào
C: Cả A và B đều đúng
D: Những biến đổi đồng loạt dưới tác dụng của ngoại cảnh
26. Loại đột biến nào chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một vài axit amin của phân tử prôtêin tương ứng?
A: Mất một cặp nuclêôtit
C: Thêm một cặp nuclêôtit 
B: Thay thế một vài cặp nuclêôtit
D: Tất cả các loại trên
27. Nếu F1 tứ bội có kiểu gen ♂ AAaa x ♀ Aaaa, trong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 sẽ là:
A: 1AAAA:8AAAa:18AAaa:8Aaaa:1aaaa
C: 1AAA:5AAa:5Aaa:1aaa
B: 1AAAA:8AAaa:18Aaaa:8AAAa:1aaaa
D: 1AAAa :5AAaa:5Aaaa:1aaaa 
28. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở một cặp NST làm bộ NST của tế bào giảm xuống còn 2n - 2 thuộc dạng:
A: Thể đa nhiễm B: Thể ba nhiễm
C: Thể một nhiễm D: Thể khuyết nhiễm
29. Một gen có 2400 nuclêôtit, với 2880 liên kết hiđrô. Do bị đột biến mà số liên kết hiđrô tăng lên là 2881 nhưng chiều dài gen không đổi. Đây là dạng đột biến gì?
A: thay 1 cặp A-T thành cặp G-X
C: đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit
B: thay 1 cặp G-X thành cặp A-T
D: mất 1 cặp nuclêôtit
30. Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên (I) dựa vào những hiểu biết về cấu trúc hoá học của (II) và di truyền vi sinh vật. 
a. Theo em (I) là gì?
A: Vật chất sống B: Vật liệu di truyền
C: Cấp độ phân tử D: Cấp độ tế bào
b. Theo em (II) là gì?
A: axit nuclêic B: ADN
C: ARN D: Plasmit
Bộ môn sinh học
Trường THPT Bán công nam sách
Đề kiểm tra học kì II
Họ và tên .
Môn sinh học 12 – năm học 2006 - 2007
Lớp 12  Mã đề
Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Học sinh chọn một đáp án đúng nhất và khoanh tròn, mỗi đề chỉ có 1 đáp án
1. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A: Nhờ lao động nên con người bớt phụ thuộc vào tự nhiên
B: Con ong xây tổ, con kiến tha mồi là một hình thái của lao động
C: Nhờ lao động mà con người lấy được nhiều sản phẩm từ tự nhiên
D: Người tối cổ Xinantrôp đã có những dấu hiệu của lao động
2. Cho một quần thể ban đầu mang các cặp gen dị hợp. Nếu các cá thể trong quần thể đó tự thụ phấn bắt buộc thì sau một thế hệ, tỉ lệ thể dị hợp sẽ giảm so với ban đầu là:
A: 2 lần B: 4 lần
C: 8 lần D: 16 lần
3. Người và thú có nhiều điểm giống nhau. Một trong những điểm giống nhau đó là:
A: Có lông vũ
C: Đẻ trứng và nuôi con bằng sữa 
B: Có vẩy sừng
D: Đẻ con và nuôi con bằng sữa 
4. Sự phát triển phôi người có đặc điểm bộ não còn 5 phần rõ rệt giống não cá - là thuộc giai đoạn:
A: Phôi 18 - 20 ngày B: Phôi 1 tháng
C: Phôi 2 tháng D: Phôi 3 tháng
5. Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự giống nhau giữa người và vượn người?
A: Biết chế tạo công cụ lao động
C: Có sự biểu lộ tình cảm 
B: Không biết biểu lộ tình cảm
D: Có sự phân công lao động
6. Đặc điểm nào có ở người mà không có ở vượn người?
A: Gót chân kéo dài ra sau
C: Ngón chân cái đối diện với các ngón khác
B: Gót chân không kéo dài ra sau
D: Hai tay thực hiện chức năng di chuyển
7. Vượn người chuyển từ trên cây xuống đất, tư thế thẳng đứng được củng cố vì:
A: Có thể tìm được nhiều thức ăn
C: Có thể chạy chốn kẻ thù
B: Có thể phát hiện kẻ thù từ xa
D: Cả A, B và C đều đúng
8. Một trong các vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết là:
A: Loại bỏ các gen tốt ra khỏi quần thể
C: Tạo những dòng dị hợp về kiểu gen
B: Củng cố một tính trạng không mong muốn nào đó
D: Loại bỏ các gen xấu ra khỏi quần thể
9. Trong các trường hợp sau ở người, đâu là biểu hiện của cơ quan thoái hoá?
A: Người có lông rậm khắp mình
C: Ruột thừa
B: Người có đuôi
D: Có 3 - 4 đôi vú
10. Hiện tượng người có đuôi dài 20 – 25 cm là biểu hiện của:
A: Cơ quan thoái hoá
C: Sự phát triển phôi bình thường
B: Hiện tượng lại tổ
D: Cả A, B và C đều đúng
11. Giả sử một quần thể giao phối tự do, ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối 2 alen A/a = 0,8/0,2 thì thành phần kiểu gen ở thế hệ sau là:
A: 0,16AA + 0,64Aa + 0,20aa = 1
C: 0, 64AA + 0,32 Aa + 0,04aa = 1
B: 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1
D: 0,04AA + 0,32Aa + 0,64aa = 1
12. Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự giống nhau giữa người và vượn người?
A: Không có đuôi, đứng trên hai chân
C: Không đuôi, hai tay thực hiện chức năng di chuyển
B: Có đuôi ngắn, đứng trên hai chân
D: Có đuôi, hai tay thực hiện chức năng di chuyển
13. Trong phương pháp lai khác thứ, ngoài việc lai tạo người ta còn lưu ý công việc gì?
A: Cải tạo môi trường sống 
C: Phòng trừ sâu bệnh
B: Tiến hành lai xa
D: Chọn lọc công phu
14. Trong các dạng sau đây, dạng nào là người cổ?
A: Nêanđectan B: Crômanhôn C: Pitêcantrôp D: Prôpliôpitec
15. Nếu bố bị mù màu, mẹ mang cặp gen đồng hợp không biểu hiện bệnh này thì con của họ sinh ra bị bệnh với xác suất ở từng giới là:
A: Trai 50%, gái 0% B: Trai 0%, gái 25%
C: Tất cả con bị bệnh D: Không có con bị bệnh
16. Một trong những khó khăn khi thực hiện lai xa ở thực vật là do:
A: Hạt phấn khác loài đa số đều nảy mầm trên vòi nhuỵ
B: Thực vật khác loài thường khó giao phấn với nhau 
C: Không thụ tinh được do chiều dài ống phấn và vòi nhuỵ tương thích với nhau
D: Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng
17. Đặc điểm nào có ở vượn người mà không có ở con người?
A: Không còn gờ trên hốc mắt
C: Mặt dài và lớn hơn hộp sọ 
B: Thuỳ trán rất phát triển
D: Sọ lớn hơn mặt
18. Phương pháp lai phổ biến nào có thể tạo ra giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt?
A: Lai kinh tế B: Lai khác thứ
C: Lai xa D: Lai tế bào
19. Vượn và đười ươi phân bố chủ yếu ở đâu?
A: Vùng nhiệt đới Châu Phi 
C: Đông Nam á
B: ấn Độ và Capxipia
D: Rừng già Amazôn
20. Trình tự xuất hiện các dạng vượn người hoá thạch nào dưới đây là đúng?
A: Parapitec, Đriôpitec, Prôpliôpitec, Ôxtralôpitec
C:Parapitec, Ôxtralôpitec, Đriôpitec, Prôpliôpitec
B: Parapitec, Prôpliôpitec, Đriôpitec, Ôxtralôpitec
D:Parapitec, Prôpliôpitec, Ôxtralôpitec,Đriôpitec
21. Các tác nhân đột biến tác động chủ yếu vào quá trình nào để gây đột biến cho sinh vật?
A: Quá trình tự nhân đôi của ADN
C: Quá trình giải mã tổng hợp prôtêin
B: Quá trình sao mã tạo ARN
D: Quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo của NST 
22. Dạng vượn người hoá thạch cuối cùng là:
A: Prôpliôpitec B: Crômanh ... trao đổi kinh nghiệm
8. Sự phát triển phôi người có đặc điểm ngón chân cái nằm đối diện với các ngón khác - là thuộc giai đoạn:
A: Phôi 1 tháng B: Phôi 2 tháng 
C: Phôi 3 tháng D: Phôi 6 tháng
9. Phương pháp lai nào có sử dụng keo pôliêtilen glicol trong quá trình tiến hành?
A: Lai kinh tế B: Lai khác thứ
C: Lai xa D: Lai tế bào
10. Khó khăn khi thực hiện lai xa ỏ động vật là vì hai loài khác nhau khó giao phối với nhau. Một trong những khó khăn là do:
A: Chu kì sinh sản các loài khác nhau có sự khác nhau
B: Hệ thống phản xạ sinh dục tương tự nhau
C: Bộ máy sinh dục dù cấu tạo khác nhau song vẫn phù hợp với nhau
D: Tinh trùng khác loài có thể sống trong đường sinh dục cái
11. Phương pháp lai nào có sử dụng hoocmôn kích thích trong quá trình tiến hành?
A: Lai kinh tế B: Lai tế bào 
C: Lai xa D: Lai khác thứ
12. Tư thế thẳng đứng của vượn người được củng cố dẫn đến sự biến đổi nào quan trọng nhất?
A: Biến đổi nhiều đặc điểm hình thái
C: Hai tay được giải phóng 
B: Xuất hiện lồi cằm
D: Thuận tay phải
13. Về hình thái, người tối cổ Xinantrôp giống với nhóm nào nhất?
A: Pitêcantrôp B: Xinantrôp
C: Nêanđectan D: Crômanhôn
14. Nếu bố đồng hợp trội, mẹ mang cặp gen đồng hợp lặn với chứng bạch tạng thì khả năng con sinh ra mắc bệnh này là bao nhiêu%?
A: 25% B: 50%
C: 75% D: Con không bị bệnh
15. Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự giống nhau giữa người và vượn người?
A: Kích thước, hình dạng tinh trùng
C: Chu kì kinh nguyệt
B: Cấu tạo nhau thai
D: Cả A, B và C đều đúng
16. Giả sử một quần thể giao phối tự do, ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, có thành phần kiểu gen 0,27AA + 0,26Aa + 0,47aa = 1 thì thành phần kiểu gen ở thế hệ sau là:
A: 0,16AA + 0,24Aa + 0,60aa = 1
C: 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1
B: 0,16AA + 0,48 Aa + 0,36aa = 1
D: 0,36AA + 0,60Aa + 0,14aa = 1
17. Đặc điểm nào có ở vượn người mà không có ở con người?
A: Cột sống cong hình cung
C: Tay ngắn hơn chân
B: Cột sống cong hình chữ S
D: Xương chậu rộng
18. Nhờ kĩ thuật chuyển gen, người ta đã chuyển gen (I) từ loài thuốc lá cảnh Petunia sang cây (II)
a. Theo em (I) là gì?
A: Kháng thuốc trừ sâu
C: Kháng thuốc diệt nấm
B: Kháng thuốc diệt cỏ
D: Kháng thuốc diệt khuẩn
b. Theo em (II) là gì?
A: Bông và vải B: Bông và cà
C: Bông và đậu tương D: Đậu tương và cà
19. Đặc điểm nào sau đây là của Xinantrôp?
A: Hộp sọ 900 - 950 cm3
C: Hộp sọ 1400 cm3
B: Hộp sọ 500 - 600 cm3
D: Hộp sọ 850 - 1220 cm3
20. Nhóm vượn người nào có đặc điểm: cao 1,2 - 1,4 m, nặng 20 - 40 kg, sọ 500 - 600 cm3?
A: Parapitec B: Prôpliôpitec
C: Ôxtralôpitec D: Đriôpitec 
21. Nhóm nào sau đây được xếp vào vượn người cỡ lớn?
A: Con lười B: Gôrila
C: Vượn D: Parapitec
22. Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất sống cách đây 30 triệu năm vào giai đoạn:
A: Cuối kỉ Phấn trắng B: Đầu kỉ thứ ba
C: Giữa kỉ thứ ba D: Cuối kỉ thứ ba
23. Hiệu quả gây đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào?
A: Loại tác nhân, cường độ, liều lượng của tác nhân và đặc điểm cấu trúc của gen.
B: Sức đề kháng của các cơ thể sinh vật
C: Số lượng gen và nhiễm sắc thể trong tế bào sinh vật
D: Tất cả đều sai
24. Đặc điểm nào có ở vượn người mà không có ở con người?
A: Xương hàm nhỏ
C: Góc quai hàm nhỏ
B: Góc quai hàm lớn
D: Thức ăn bao gồm thực vật và động vật
25. Một đột biến gen lặn xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử không được biểu hiện thành kiểu hình khi đi vào hợp tử. Điều kiện để đột biến đó biểu hiện được là gì?
A: Gặp tổ hợp đồng hợp tử lặn qua giao phối
C: Gặp tổ hợp dị hợp khác qua giao phối
B: Gặp tổ hợp đồng hợp tử trội qua giao phối
D: Tất cả đều sai
26. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào có thể làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng?
A: Mất đoạn B: Đảo đoạn
C: Lặp đoạn D: Chuyển đoạn
27. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở một cặp hay một số cặp NST được gọi là:
A: Thể dị bội B: Thể đa bội C: Thể tăng bội D: Thể giảm bội
28. Nếu F1 tứ bội có kiểu gen ♂ AAaa x ♀ Aaaa, trong trương hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 sẽ là:
A: 1AAAA:8AAAa:18AAaa:8Aaaa:1aaaa
C: 1AAA:5AAa:5Aaa:1aaa
B: 1AAAA:5AAAa:5Aaaa:1aaaa
D: 1AAAa : 5 AAaa : 5 Aaaa :1 aaaa
29. Một gen có 3000 nuclêôtit, với 4050 liên kết hiđrô. Do bị đột biến mà số nuclêôtit loại A tăng thêm 1 nhưng chiều dài gen không đổi. Đây là dạng đột biến gì?
A: thay 1 cặp A - T thành cặp G - X
C: đảo vị trí 1 cặp G - X với cặp A - T
B: thay 1 cặp G - X thành cặp A - T
D: mất 1 cặp nuclêôtit
30. Một trong những hướng sử dụng hoá chất đối với cây trồng để gây đột biến là:
A: Quấn bông tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hay chồi
B: Tiêm dung dịch hoá chất vào thân cây, gốc cây
C: Ngâm hạt khô, hạt đang nảy mầm trong dung dịch hoá chất nồng độ rất cao
D: Quấn bông tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của rễ cây
Bộ môn sinh học
Trường THPT Bán công nam sách
Đề kiểm tra học kì II
Họ và tên .
Môn sinh học 12 – năm học 2006 - 2007
Lớp 12  Mã đề
Thời gian 45 phút (không kể thời giangiao đề)
Học sinh chọn một đáp án đúng nhất và khoanh tròn, mỗi đề chỉ có 1 đáp án
1. Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự giống nhau giữa người và vượn người hơn hẳn động vật?
A: Bộ não to với nhiều khúc cuộn và nếp nhăn
C: Bộ não to với nhiều nếp nhăn
B: Bộ não nhỏ với nhiều khúc cuộn và nếp nhăn 
D: Bộ não to với nhiều khúc cuộn
2. Cho một quần thể ban đầu mang các cặp gen dị hợp. Nếu các cá thể trong quần thể đó tự thụ phấn bắt buộc thì sau bốn thế hệ, tỉ lệ thể dị hợp sẽ giảm so với ban đầu là:
A: 2 lần B: 4 lần
C: 8 lần D: 16 lần
3. Người và thú có nhiều điểm giống nhau. Một trong những điểm giống nhau đó là:
A: Có sự khác nhau về các nội quan
C: Không có răng nanh
B: Có sự tương đồng về các nội quan
D: Răng nanh không phát triển
4. Sự phát triển phôi người có đặc điểm toàn bề mặt của phôi có một lớp lông mịn bao phủ - là thuộc giai đoạn:
A: Phôi 1 tháng B: Phôi 2 tháng 
C: Phôi 3 tháng D: Phôi 6 tháng
5. Do sự phát triển không bình thường của phôi đã tái hiện một số đặc điểm của động vật được gọi là:
A: Cơ quan thoái hoá B: Người tối cổ
C: Hiện tượng lại giống D: Người nguyên thuỷ
6. Trong các dạng vượn người, đâu là dạng vượn người cỡ bé?
A: Vượn B: Đười ươi
C: Gôrila D: Tinh tinh
7. Đặc điểm nào có ở người mà không có ở vượn người?
A: Lồng ngực hẹp bề ngang
C: Dáng đứng thẳng
B: Xương chậu hẹp
D: Đi lom khom
8. Cơ thể lai xa được đa bội hoá và cơ thể do lai tế bào có đặc điểm gì giống nhau?
A: Có 2 bộ NST lưỡng bội của hai loài
C: Đều là kết quả của lai tự nhiên
B: Có 2 bộ NST đơn bội của hai loài
D: Tất cả đều sai
9. Phép lai sử dụng con đực cao sản ngoại nhập cho phối với nhiều thế hệ gọi là:
A: Lai kinh tế B: Lai cải tiến
C: Lai khác thứ D: Lai xa
10. Hiện tượng người có mấu lồi ở mép vành tai phía trên là biểu hiện của:
A: Cơ quan thoái hoá
C: Sự phát triển phôi bình thường
B: Hiện tượng lại giống
D: Cả A, B và C đều đúng
11. Một trong những khó khăn khi thực hiện lai xa ở thực vật là do:
A: Thực vật khác loài thường không bao giờ giao phấn với nhau
B: Hạt phấn khác loài không nảy mầm trên vòi nhuỵ
C: Không thụ tinh được do chiều dài ống phấn và vòi nhuỵ tương thích với nhau
D: Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng
12. Khi vượn người chuyển xuống đất, dấu hiệu nào của đời sống xã hội xuất hiện?
A: Sống thành bầy đàn, dựa vào nhau để tự vệ, kiếm ăn
B: Có sự phân chia lãnh thổ riêng
C: Sống riêng lẻ nhưng khi cần có thể tập hợp nhau lại
D: Cả A, B và C đều đúng
13. Phương pháp lai nào có sử dụng xung điện cao áp trong quá trình tiến hành?
A: Lai kinh tế B: Lai khác thứ
C: Lai xa D: Lai tế bào
14. Đặc điểm nào có ở người mà không có ở vượn người?
A: Bộ não còn bé
C: Có nhiều nếp nhăn và khúc cuộn
B: ít nếp nhăn
D: Thuỳ trán ít phát triển
15. Trong các dạng sau đây, dạng nào là vượn người?
A: Nêanđectan B: Prôpliôpitec C: Pitêcantrôp D: Crômanhôn
16. Chọn được các chủng vi sinh vật (I) mà đóng vai trò (II) gây miễn dịch ổn định cho kí chủ chống lại loài vi sinh vật đó à ứng dụng: sản xuất vacxin
a. Theo em (I) là gì?
A: Gây bệnh nhẹ B: Gây bệnh nặng C: Không gây bệnh D: Cả A, B và C
b. Theo em (II) là gì?
A: một kháng thể B: một kháng nguyên 
C: một kháng sinh D: kháng thuốc
17. Nếu bố bị mù màu, mẹ mang cặp gen dị hợp về bệnh này thì con của họ sinh ra bị bệnh với xác suất ở từng giới là:
A: Trai 50%, gái 50% B: Trai 50%, gái 25%
C: Trai 25%, gái 75% D: Trai 75%, gái 25%
18. Người vượn là cách gọi khác của nhóm người nào?
A: Vượn người B: Người tối cổ C: Người cổ D: Người hiện đại
19. Giả sử một quần thể giao phối tự do, ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối 2 alen A/a = 0,4/0,6 thì thành phần kiểu gen ở thế hệ sau là:
A: 0,16AA + 0,24Aa + 0,60aa = 1
C: 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1
B: 0,16AA + 0,48 Aa + 0,36aa = 1
D: 0,36AA + 0,60Aa + 0,14aa = 1
20. Đặc điểm nào sau đây là của Ôxtralôpitec?
A: Hộp sọ 900 - 950 cm3
C: Hộp sọ 500 - 600 cm3
B: Hộp sọ 1400 cm3
D: Hộp sọ 850 - 1220 cm3
21. Yếu tố nào quyết định nhất đối với mặt xã hội của loài người?
A: Lao động có mục đích B: Tiếng nói
C: Chữ viết D: Tư duy trừu tượng
22. ở tháng thứ sáu, bề mặt phôi người phủ một lớp lông mịn, trừ ơ quan nào?
A: Gan bàn tay, gan bàn chân, má
C: Gan bàn tay, má, mông
B: Gan bàn tay, gan bàn chân, môi
D: Gan bàn chân, tay, đùi
23. Dạng người tối cổ đầu tiên là:
A: Ôxtralôpitec B: Nêanđectan
C: Xinantrôp D: Pitêcantrôp 
24. Trong các dạng thể đột biến sau, trường hợp nào được xếp vào dạng thể đột biến ba nhiễm?
A: Hội chứng Tơcnơ ở người
C: Hội chứng Đao ở người 
B: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
D: Dưa hấu không hạt
25. Đột biến Xôma chỉ biểu hiện ở một phần cơ thể nên còn được gọi là gì?
A: Thể cảm B: Thể khảm
C: Thể bào tử D: Thể giao tử
26. Người có các biểu hiện: nữ, lùn, cổ ngắn, không có kinh nguyệt, vú không phát triển, âm đạo hẹp, dạ con nhỏ, trí tuệ chậm phát triển thuộc dạng thể đột biến nào?
A: Hội chứng Tơcnơ B: Hội chứng Đao 
C: Hội chứng Claiphentơ D: Hội chứng 3X
27. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở toàn bộ các cặp NST được gọi là:
A: Thể dị bội B: Thể đa bội C: Thể tăng bội D: Thể giảm bội
28. Nếu F1 tứ bội có kiểu gen ♂ AAaa x ♀ AAaa, trong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 sẽ là:
A: 1AAAA: 8Aaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa
C: 1AAAA: 8AAAa :18AAaa: 8Aaaa:1aaaa 
B: 1aaaa: 8 Aaaa: 18 AAAa : 8AAaa : 1aaaa
D: 1AAAA : 8AAaa :18Aaaa: 8AAAa:1aaaa 
29. Một gen có 1500 nuclêôtit và số nuclêôtit loại G là 299. Sau đột biến số nuclêôtit loại G là 452 và chiều dài của gen không đổi. Xác định dạng đột biến đó là gì?
A: Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit
C: Thay thế 1 cặp G - X bằng cặp A - T
B: Mất 1 cặp nu loại A - T
D: Thay thế 1 cặp A - T bằng cặp G - X
30. Một trong những khâu của kĩ thuật cấy gen là:
A: Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit khỏi vi khuẩn
B: Tách nhân tế bào của tế bào cho và tách plasmit khỏi vi khuẩn
C: Cắt và nối hai phần tế bào với nhau tạo ADN tái tổ hợp
D: Chuyển ADN tái tổ hợp trở lại tế bào cho và tạo điều kiện cho gen ghép được biểu hiện
Bộ môn sinh học
Mục lục
1. 
Đề đẫ hoàn thiện với 25 trang

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra sinh 12.doc