Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Trong thiên nhiên vũ trụ, biển và sóng là hiện thân sinh động của sự sống

mãnh liệt, vĩnh hằng. Phải chăng vì thế, qua ngòi bút nhiều nhà thơ, biển và

sóng đã trở thành những biểu tượng quen thuộc diễn tả sự dâng đầy, nỗi

khát khao, niềm sục sôi mê đắm của sức sống, của tình yêu. Sóng của Xuân

Quỳnh cũng nằm trong trường hợp ấy. Thế nhưng qua trái tim yêu của

người phụ nữ này, bài thơ lấp lánh một vẻ đẹp riêng và ngót 30 năm nay, từ

lúc ra đời, từng làm thổn thức trái tim bao người trẻ tuổi, trẻ lòng. Đâu đó

cũng chứng tỏ cái quy luật muôn đời của giá trị nghệ thuật; cùng vận dụng

một chất liệu nhưng nếu nghệ sĩ nào gửi trọn vào đây càng nhiều máu thịt

của tâm hồn, của cuộc đời mình thì tác phẩm càng có sức sống lâu bền.

pdf 3 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1793Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm 
Trong thiên nhiên vũ trụ, biển và sóng là hiện thân sinh động của sự sống 
mãnh liệt, vĩnh hằng. Phải chăng vì thế, qua ngòi bút nhiều nhà thơ, biển và 
sóng đã trở thành những biểu tượng quen thuộc diễn tả sự dâng đầy, nỗi 
khát khao, niềm sục sôi mê đắm của sức sống, của tình yêu. Sóng của Xuân 
Quỳnh cũng nằm trong trường hợp ấy. Thế nhưng qua trái tim yêu của 
người phụ nữ này, bài thơ lấp lánh một vẻ đẹp riêng và ngót 30 năm nay, từ 
lúc ra đời, từng làm thổn thức trái tim bao người trẻ tuổi, trẻ lòng. Đâu đó 
cũng chứng tỏ cái quy luật muôn đời của giá trị nghệ thuật; cùng vận dụng 
một chất liệu nhưng nếu nghệ sĩ nào gửi trọn vào đây càng nhiều máu thịt 
của tâm hồn, của cuộc đời mình thì tác phẩm càng có sức sống lâu bền. 
Đến với Sóng, ta bắt gặp một tâm hồn phụ nữ dạt dào và chủ động trong 
tình yêu. Không còn phải dè dặt, bóng gió như phần đông phụ nữ thời 
trước, không tự trói buộc lòng mình, người phụ nữ ở đây đã mạnh dạn, chủ 
động giải bày một tình yêu đắm say, sáng trong và chung thủy. Nhân vật 
trữ tình – người phụ nữ đang yêu ở đây là sóng – sóng khao khát, sóng tìm 
đến và trở về với bờ “dù muôn vời cách trở” chứ không phải bờ lặng yên 
và đón nhận. 
 Con sóng dưới lòng sâu 
 Con sóng trên mặt nước 
 Ôi con sóng nhớ bờ 
 Ngày đêm không ngủ được 
 Lòng em nhớ đến anh 
 Cả trong mơ còn thức 
Thật hạnh phúc cho người đàn ông nào được nhớ đến như vậy? Nhớ đến 
ấy chắc không ít, nhưng lại ít có người phụ nữ dám tường tận đi hết cõi lòng 
mình dám cả gan phơi trải như thế mà không sợ bị “giảm giá!”. Lối cấu tứ 
cùng những hình ảnh thơ kiểu này chỉ có thể xuất hiện trong không khí dân 
chủ của thời đại xã hội mới. Nhìn từ phía khác, đó cũng là một minh chứng 
sinh động cho sức mạnh của tình yêu. Một tình yêu mãnh liệt khiến con 
người ta tự nhiên vượt khỏi các thói quen, những giới cách của ước lệ. 
Bất cứ bài thơ nào, đặc biệt là thơ tình yêu, cũng chỉ có sức sống thực sự 
khi ấm nóng một cuộc đời, một dấu ấn, một giọng điệu riêng. Sóng thể hiện 
tình yêu của lớp người phụ nữ mới ngày nay và vẻ sắc độc đáo của tâm hồn 
thơ Xuân Quỳnh. Phải chăng cuộc đời sớm mất mát, nhiều bất hạnh éo le đã 
khiến cho Xuân Quỳnh luôn khao khát tình thương, tình yêu, lại vừa tạo ở 
chị một nghị lực, một ý thức suy ngẫm, trăn trở. 
 Sông không hiểu nổi mình 
 Sóng tìm ra tận bể 
 Sóng bắt đầu từ gió 
 Gió bắt đầu từ đâu. 
Trong chiều sâu tâm hồn người phụ nữ đang yêu vẫn có băn khoăn, vẫn 
có ý thức trăn trở truy tìm cội nguồn của tình yêu. Mê đắm mà tỉnh táo, biết 
nghĩ, có trách nhiệm với tình yêu của mình – Đó là nét đặc biệt đáng quý 
của trái tim yêu dạt dào trong Sóng. Có lẽ bởi vậy ngay từ lúc mở đầu bài 
thơ, Xuân Quỳnh đã phát hiện ra sự tương hợp giữa tâm hồn một người con 
gái đang yêu với trạng thái hay chứa đựng những đối cực của sóng: “Dữ dội 
và dịu êm, Ồn ào và lặng lẽ” (Từ đó bài thơ cứ nhịp nhàng phát triển theo 
hàng loạt đối sánh trên nhịp ngắt của thể thơ năm chữ gợi lên hình tượng 
những con sóng). Sóng và sức mạnh của sóng là nỗi bí ẩn muôn đời cũng 
như quy luật của tình yêu, một quy luật không thể nào cắt nghĩa. Trong băn 
khoăn truy tìm ngọn nguồn của tình yêu, nhà thơ đã nghĩ – nghĩ nhiều về 
biển lớn, về anh, em, về cuộc đời. Có điều, tìm và nghĩ không phải vì nghi 
ngờ, không phải để nghi ngờ mà để hiểu sâu sắc hơn và yêu mê đắm hơn. 
Con sóng tới bờ qua muôn vời cách trở bao giờ cũng là con sóng bền bỉ, 
mãnh liệt, con sóng biết quý trọng hạnh phúc tình yêu hơn tất cả. Trước đó 
mấy năm, Xuân Diệu cũng đã dùng hình tượng biển xanh, con sóng, bờ cát 
trắng để bộc lộ một tình yêu nồng nàn, vĩnh cửu. Con sóng trong bài thơ 
Thuyền và biển, cũng là một hình tượng ẩn dụ và nhịp điệu của sóng cũng là 
nhịp điệu của trái tim, của tâm hồn người đang yêu: 
 Anh xin làm sóng biếc 
 Hôn mãi cát vàng em 
 Hôn thật khẽ, thật êm 
 Hôn êm đềm, mãi mãi 
 Đã hôn rồi, hôn lại 
 Cho đến mãi muôn đời 
 Đến tan cả đất trời 
 Anh mới thôi dào dạt. 
Từ đầu đến cuối, Biển của Xuân Diệu chỉ bộc lộ một tình yêu khi lặng lẽ 
mơ màng, khi êm đềm, khi ào ạt trong khao khát “ngàn năm không thỏa”. 
Bên cạnh sự dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ, bên cạnh nỗi khát khao 
mãnh liệt và niềm mong ước hóa thân và biển lớn tình yêu vĩnh hằng, Sóng 
của Xuân Quỳnh còn mang theo ý thức suy ngẫm, trăn trở, mang theo niềm 
hạnh phúc sau khi vượt qua muôn trùng cách trở. Một tình yêu như vậy, 
phải chăng càng đáng quý, nâng niu? 
Lê Quang Hưng 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBinh giang Song Xuan Quynh.pdf