BÀI VIẾT SỐ 5
Lớp 12 ( Chương trình nâng cao)
Thời gian: 90 phút ( kể cả thời gian giao đề)
Đề ra:
Anh(chị) hãy phân tích làm rõ nỗi khổ nhục và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
Trường THPT Buôn Hồ Tổ: Ngữ văn BÀI VIẾT SỐ 5 Lớp 12 ( Chương trình nâng cao) Thời gian: 90 phút ( kể cả thời gian giao đề) Đề ra: Anh(chị) hãy phân tích làm rõ nỗi khổ nhục và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”û của nhà văn Tô Hoài. ------Hết------ Đáp án và biểu điểm bài viết số 5 lớp 12 (chương trình nâng cao Đáp án : A1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. A2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể làm bằng nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản phải đáp ứng được các nội dung kiến thức sau: *Phần mở bài phải nêu được khái quát về tác giả Tô Hoài, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chủ đề của tác phẩm Vợ chồng A Phủ cũng như trích nội dung yêu cầu của đề ra. *Phần thân bài:Học sinh tập trung làm rõ yêu cầu của đề: nỗi khổ nhục và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ. -Trước khi về làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá tra: xuất thân trong một gia đình nghèo, cần cù lao động, hiếu thảo với cha, là cô gái trẻ trung, nhan sắc, yêu đời, có tài thổi kèn lá rất hay Mỵ có đủ điều kiện về phẩm chất để được sống hạnh phúc nhưng cuối cùng cuộc đời cô lại bước sang một trang đen tối. -Từ khi về làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra: Cô bị đoạ đày về thể xác ( bị bóc lột sức lao động, bị đánh, bị trói). Bị áp chế về mặt tinh thần (bị chiếm đoạt tuổi thanh xuân, không tình yêu, không hạnh phúc, bị giam hãm mất tự do). Mỵ phải sống kiếp “Người-vật” -Mặc dù bị đẩy vào cuộc sống khổ nhục song Mỵ vẫn có một sức sống và khát vọng tự do tiềm tàng, có khi rất mãnh liệt. +Mỵ câm lặng trước cuộc sống cùng khổ nhưng cô không cam chịu số phận nó được thể hiện qua 3 lần Mỵ phản kháng chống lại số phận. Lần 1: Mỵ có ý định tự tử bằng lá ngón . Lần 2: Đêm mùa xuân Mỵ muốn đi chơi. Lần 3: Đêm mùa đông Mỵ cắt dây trói cho A phủ và cả 2 trốn khỉ Hồng ngài (học sinh phải phân tích kĩ từng lần) * Phần kết luận: -Cuộc đời, số phận, sức sống của Mỵ cũng như A phủ trong tác phẩm chính là cuộc đời, số phận và sức sống của người dân lao động Tây Bắc dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến . B. Biểu điểm: Điểm 9-10: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Bài làm có chiều sâu và có sự sáng tạo. Điểm 7-8: Đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng và kến thức song còn có một số sai sót về chíng tả, dùng từ. Điểm 5-6: Đáp ứng ½ yêu cầu về kiến thức. Điểm 3-4: Đáp ứng ½ yêu cầu về kiên thức, hành văn còn lủng củng, chưa rõ ý. Điểm 1 -2: Bài làm quá sơ sài. Điểm 0: Bài để giấy trắng hoặc lạc đề.
Tài liệu đính kèm: