Bài tập tự luận Ngữ văn lớp 12 dành cho học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Bài tập tự luận Ngữ văn lớp 12 dành cho học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

1/ Bài 1: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.

 Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975?

 Câu 2: Nêu ngắn gọn các chặng đường và thành tựu chủ yếu của văn học Việt nam từ năm 1945 đến năm 1975?

 Câu 3: Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975 có những đặc điểm cơ bản nào?

 Câu 4: Vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX phải đổi mới?

 Câu 5: Trình bày ngắn gọn những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX?

 

doc 9 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tự luận Ngữ văn lớp 12 dành cho học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo quảng ninh
Bài tập tự luận ngữ văn lớp 12
Trường THPT Ngô Gia Tự 
Dành cho học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT
1/ Bài 1: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
 Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975?
 Câu 2: Nêu ngắn gọn các chặng đường và thành tựu chủ yếu của văn học Việt nam từ năm 1945 đến năm 1975?
 Câu 3: Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975 có những đặc điểm cơ bản nào?
 Câu 4: Vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX phải đổi mới?
 Câu 5: Trình bày ngắn gọn những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX?
2/ Bài 2: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh.
Đề 1: Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của NAQ-HCM.
Đề 2: Những nét cơ bản trong sự nghiệp sáng tác của NAQ-HCM.
Đề 3: Những đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của NAQ-HCM.
Đề 4: Hoàn cảnh, đối tượng và mục đích sáng tác của Tuyên ngôn độc lập? 
Đề 5: Phân tích cách lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập.
3/ Bài 3: Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng.
Đề 1: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Phạm Văn Đồng và tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?
Đề 2: Phạm Văn Đồng viết “ Nguyễn Đình Chiểu - Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì?
4/ Bài 4: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1- 12-2003 – Cô - Phi An nan.
Đề 1: Giới thiệu về Cô - Phi An Nan và bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS?
Đề 2: ý nghiã bản thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 của Cô - Phi An Nan?
Đề 3: Tại sao vấn đề phòng chống HIV/ AIDS là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại?
Đề 4: Viết một bài đoạn văn bàn về thái độ của anh ( chị) về vấn đề HIV/AIDS hiện nay.
Đề 5: Viết một bài báo cáo về tình hình phòng chống HIV/ AIDS ở Việt Nam nói chung và ở địa phương anh chị nói riêng.
5/ Bài 5: Tây Tiến – Quang Dũng.
Đề 1: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến? Hoàn cảnh ấy có vai trò như thế nào trong việc giúp anh (chị) hiểu nội dung tác phẩm?
Đề 2: Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến?
Đề 3 : Phân tích đoạn thơ sau: Sông Mã xa nếp xôi
Đề 4: Cảm nhận của Anh ( chị ) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: 
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Đề 5: Cảm nhận của Anh ( chị ) về đoạn thơ sau: 
“ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
 .....
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
6/ Bài 6: Việt Bắc – Tố Hữu.
Đề 1: Trình bày những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu?
Đề 2: Trình bày ngắn gọn những chặng đường thơ Tố Hữu.
Đề 3: Chứng minh các chặng đường thơ Tố Hữu luôn gắn với lịch sử cách mạng Việt Nam.
Đề 4: Trình bày những nét chính về phong cách thơ Tố Hữu?
Đề 5: Trình bày hoàn cảnh của bài thơ Việt Bắc. Tố Hữu sáng tác bài Việt Bắc nhằm nói lên điều gì?
Đề 6: 
Anh (chị) hãy chứng minh hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đoạn trích Việt Bắc?
Đề 7: Cảm nhận của Anh ( chị ) về đoạn thơ sau: 
“Ta về mình có nhớ ta
............
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”.
Đề 8: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
“Những đường Việt Bắc của ta
.............
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.
7/ Bài 7: Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm.
Đề 1: Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất Nước
 ( Trích Mặt đường khát vọng).
Đề 2: Cảm nhận của Anh ( chị ) về tư tưởng “Đất nước của nhân dân” trong đoạn trích?
Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau trích trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: “Trong anh và em hôm nay
..........
Làm nên đất nước muôn đời”.
Đề 4: Cảm nhận của Anh (chị ) về đoạn thơ sau: 
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
 	................
Đất Nước có từ ngày đó”.
8/ Bài 8: Sóng – Xuân Quỳnh.
Đề 1: Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng.
Đề 2: Qua hình tượng sóng, Anh chị hiểu được gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Xuân Quỳnh?
Đề 3: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
“Cuộc đời tuy dài thế
......
Để ngàn năm còn vỗ”.
9/ Bài 9: Đàn Ghi ta của Lor – ca – Thanh Thảo.
Đề 1: Giới thiệu tác giả Thanh Thảo và bài thơ Đàn Ghi ta của Lor – ca.
Đề 2: Cảm nhận của anh (chị ) về hình ảnh Ph.G.L o r – ca được thể hiện qua bài thơ Đàn Ghi ta của Lor – ca?
Đề 3: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 
“những tiếng đàn bọt nước
 .......
Chàng đi như người mộng du”
( Trích Đàn Ghi ta của Lor – ca – Thanh Thảo).
Đề 3: Em hiểu bốn dòng thơ sau trích trong bài Đàn Ghi ta của Lor – ca như thế nào? 
“Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng”.
10/ Bài 10: Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân.
Đề 1: ấn tượng của em về dòng sông Đà hung bạo và trữ tình?
Đề 2: Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà để thấy được trong con mắt của Nguyễn Tuân, con người Tây Bắc thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta?
Đề 3: Về một đoạn văn mà em cảm thấy thích thú khi đọc thiên tuỳ bút này?
11/ Bài 11: Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đề 1: Viết đoạn văn giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và tuỳ bút Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Đề 2: cảm nhận của em về vẻ đẹp của dòng sông Hương qua bài bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
Đề 3:Về một đoạn văn mà em tâm đắc nhất trong bài bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
12/ Bài 12: Vợ chồng Aphủ – Tô Hoài:
Đề 1: Viết đoạn văn giới thiệu khái quát về nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng Aphủ?
Đề 2: Cảm nhận của anh chị về số phận và tính cách của nhân vật Mỵ từ khi bị bắt về làm dâu gạt nợ đến khi cùng Aphủ trốn khỏi Hồng Ngài?
Đề 3: ấn tượng của em về hình tượng nhân vật Aphủ trong đoạn trích Vợ chồng Aphủ của Tô Hoài?
Đề 4: Qua số phận của Mỵ và Aphủ, hãy phát biểu ý kiến của em về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
13/ Bài 13: Vợ nhặt – Kim Lân:
Đề 1: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu khái quát nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt?
Đề 2: Nêu ý nghĩa trong việc xây dựng tình huống truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. 
Đề 3: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong việc khao khát tổ ấm gia đình?
14/ Bài 14: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.
Đề 1: Viết đoạn văn giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu?
Đề 2: Cảm nhận của em về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Đề 3: Phân tích nhân vật Tnú trong Rừng xà nu trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
15/ Bài 15: Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi:
Đề 1: Viết đoạn văn giới thiệu khái quát nhà văn Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình.
Đề 2: Cảm nhận của anh chị về nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Đề 3: Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Chiến trong đêm trước ngày nhập ngũ?
16/ Bài 16: Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu.
Đề 1: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?
Đề 2: Nhân vật nào trong truyện ngắn để lại cho anh chị ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Đề 3: Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, anh chị có suy nghĩ gì về nạn bạo lực trong gia đình hiện nay?
Đề 4: ý nghĩa triết lý sâu sắc mà Nguyễn Minh Châu muốn gợi ra từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là gì?
17/ Bài 17: Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ:
Đề 1:Viết đoạn văn giới thiệu nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt?
Đề 2: Phân tích tình huống kịch trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
18/ Bài 18: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc – Trần Đình Hượu:
Đề 1: Giới thiệu tác giả Trần Đình Hượu và bài Nhìn về vốn văn hoá dân tộc.
Đề 2: Viết đoạn văn ngắn nêu lên suy nghĩ của em về truyền thống “tôn sư trọng đạo” trong nhà trường và xã hội hiện nay.
Đề 3: Viết đoạn văn ngắn nêu lên suy nghĩ của em về nét đẹp truyền thống ngày tết nguyên đán ở nước ta.
Đề 4: Quan điểm của em về việc bài trừ những hủ tục trong các ngày lễ, tết ở Việt Nam.
Đề 5: Đất nước đang hội nhập với thế giới. Theo em trong giai đoạn hiện nay, vấn đề phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc có ý nghĩa như thế nào?
Đề 6: Một bộ phận giới trẻ hiện nay dễ lạm dụng tiếng nước ngoài khi giao tiếp bằng tiếng Việt. Điều đó làm mất đi vẻ đẹp trong sáng vốn có của tiếng Việt. Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng này?
Đề 7: Từ bài Nhìn về vốn văn hoá dân tộc của Trần Đình Hượu, em có thêm hiểu biết gì về văn hoá Việt Nam?
Đề 8: Trình bày ý kiến của mình về nhận xét sau đây của nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu: “ Con người ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa”.
19/ Bài 19: Thuốc – Lỗ Tấn:
Đề 1: Giới thiệu nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn Thuốc.
Đề 2: Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.
Đề 3: Trình bày ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.
Đề 4: Phân tích ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.
20/ Bài 20: Số phận con người – Sôlôkhốp:
Đề 1:Giới thiệu nhà văn Sôlôkhốp và truyện ngắn Số phận con người.
Đề 2: Tóm tắt truyện ngắn Số phận con người của SôlôKhốp.
Đề 3: Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật An - đrây Xô - cô - lốp trong truyện ngắn Số phận con người của SôlôKhốp.
21/ Bài 21: Ông già và biển cả - Hê- Minh – uê:
Đề 1: Giới thiệu nhà văn Hê – Minh – uê và truyện ngắn Ông già và biển cả.
Đề 2: Tóm tắt truyện ngắn Ông già và biển cả của Hê – Minh – uê.
Đề 3: Cảm nhận của anh chị về hình ảnh ông lão đánh cá trong truyện ngắn Ông già và biển cả của Hê – Minh – uê.
Đề 4: Thành quả mà ông lão có được trong truyện ngắn Ông già và biển cả của Hê – Minh – uê gợi cho Anh(chị ) suy nghĩ như thế nào về bài học để có được thành công trong cuộc sống?
Biên soạn: GV Đinh Văn Tuấn

Tài liệu đính kèm:

  • doche thong cau hoi on thi tot nghiep THPT nam 2009.doc