Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 - Chương trình cả năm (Có đáp án)

Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 - Chương trình cả năm (Có đáp án)

1.Gen là một đoạn ADN

A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.

B. mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipép tít hay ARN.

C. mang thông tin di truyền.

D. chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.

2.Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng

A. khởi đầu, mã hoá, kết thúc.

B. điều hoà, mã hoá, kết thúc.

C. điều hoà, vận hành, kết thúc.

D. điều hoà, vận hành, mã hoá.

3.Gen không phân mảnh có

A. vùng mã hoá liên tục.

B. đoạn intrôn.

C. vùng mã hoá không liên tục.

D. cả exôn và intrôn.

 

docx 91 trang Người đăng Le Hanh Ngày đăng 31/05/2024 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 - Chương trình cả năm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
1.Gen là một đoạn ADN 
A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipép tít hay ARN.
mang thông tin di truyền.
chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.
2.Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng
khởi đầu, mã hoá, kết thúc.
điều hoà, mã hoá, kết thúc.
điều hoà, vận hành, kết thúc.
điều hoà, vận hành, mã hoá.
3.Gen không phân mảnh có 
vùng mã hoá liên tục.
đoạn intrôn. 
vùng mã hoá không liên tục.
cả exôn và intrôn.
4.Gen phân mảnh có 
có vùng mã hoá liên tục.
chỉ có đoạn intrôn. 
vùng mã hoá không liên tục.
chỉ có exôn.
5.Ở sinh vật nhân thực
các gen có vùng mã hoá liên tục.
các gen không có vùng mã hoá liên tục.
phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
6.Ở sinh vật nhân sơ
các gen có vùng mã hoá liên tục.
các gen không có vùng mã hoá liên tục.
phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
7.Bản chất của mã di truyền là
một bộ ba mã hoá cho một axitamin.
3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
các axitamin đựơc mã hoá trong gen. 
8.Mã di truyền có tính thoái hoá vì
có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin.
có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba.
có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin.
một bộ ba mã hoá một axitamin.
 9.Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì
phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, được đọc một chiều liên tục từ 5’® 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.
được đọc một chiều liên tục từ 5’® 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc mã có tính đặc hiệu.
phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.
có mã mở đầu, mã kết thúc, phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3.
 10.Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì
có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài.
 sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài
sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã TTDT khác nhau.
với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin.
11.Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc
bổ sung; bán bảo toàn. 
trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp.
mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ.
một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.
12.Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. 
B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tổng hợp ADN, dịch mã. 
D. tự sao, tổng hợp ARN. 
13.Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế 
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. 
B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tổng hợp ADN, dịch mã. 
D. tự sao, tổng hợp ARN. 
14.Quá trình phiên mã có ở 
A. vi rút, vi khuẩn.
B. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn 
C. vi rút, vi khuẩn, sinh vật nhân thực
D. sinh vật nhân chuẩn, vi rút. 
15.Quá trình phiên mã tạo ra 
A. tARN.
B. mARN.
C. rARN.
D. tARN, mARN, rARN.
16.Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là
ARN thông tin.
ARN vận chuyển.
ARN ribôxôm.
SiARN.
17.Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm khuôn là mạch
3’ - 5’ .
5’ - 3’ .
mẹ được tổng hợp liên tục.
mẹ được tổng hợp gián đoạn.
18.Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì
enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, .
enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3, - 5, .
enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, .
hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung.
19.Quá trình tự nhân đôi của ADN, en zim ADN - pô limeraza có vai trò
tháo xoắn phân tử ADN, bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN.
duỗi xoắn phân tử ADN, lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi.
20.Quá trình tự nhân đôi của ADN, NST diễn ra trong pha
G1 của chu kì tế bào.
G2 của chu kì tế bào.
S của chu kì tế bào.
M của chu kì tế bào.
21.Quá trình tổng hợp của ARN, Prôtêin diễn ra trong pha
G1 của chu kì tế bào.
G2 của chu kì tế bào.
S của chu kì tế bào.
M của chu kì tế bào.
29.Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là
nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn.
một ba zơ bé bù với một ba zơ lớn.
sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit.
bán bảo tồn.
30.Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều
bắt đầu bằng axitamin Met(met- tARN).
bắt đầu bằng axitfoocmin- Met.
kết thúc bằng Met.
bắt đầu từ một phức hợp aa- tARN.
31.Trong quá trình dịch mã thành phần không tham gia trực tiếp là
A. ribôxôm.
B. tARN.
C. ADN.
D. mARN.
32.Theo quan điểm về Ôperon, các gen điêù hoà gĩư vai trò quan trọng trong
 tổng hợp ra chất ức chế.
ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.
việc ức chế và cảm ứng các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin theo nhu cầu tế bào.
33.Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát bởi
A. gen điều hoà.
B. cơ chế điều hoà ức chế.
C. cơ chế điều hoà cảm ứng.
D. cơ chế điều hoà.
34.Hoạt động điều hoà của gen ở E.coli chịu sự kiểm soát bởi
A. gen điều hoà.
B. cơ chế điều hoà ức chế.
C. cơ chế điều hoà cảm ứng.
D. cơ chế điều hoà theo ức chế và cảm ứng.
35.Hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân chuẩn chịu sự kiểm soát bởi
A. gen điều hoà, gen tăng cường và gen gây bất hoạt.
B. cơ chế điều hoà ức chế, gen gây bất hoạt.
C. cơ chế điều hoà cảm ứng, gen tăng cường.
D. cơ chế điều hoà cùng gen tăng cường và gen gây bất hoạt.
37.Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm
tổng hợp ra prôtêin cần thiết.
ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.
đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà.
41.Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là
nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã
mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu.
mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy.
mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin.
42.Sinh vật nhân thực sự điều hoà hoạt động của gen diễn ra 
ở giai đoạn trước phiên mã.
ở giai đoạn phiên mã.
ở giai đoạn dịch mã.
từ trước phiên mã đến sau dịch mã.
43.Đột biến gen là
A. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen.
B. sự biến đổi một số cặp nuclêôtit trong gen.
C. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
D. những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN.
44.Dạng đột biến có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc chuỗi pôlipéptít do gen đó tổng hợp là
mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối.
45.Đột biến giao tử xảy ra trong quá trình
A. giảm phân.
B. phân cắt tiền phôi.
C. nguyên phân.	
D thụ tinh.
46.Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến
A. gen.
B. tiền phôi.
C. xô ma.
D. giao tử.
47.Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến	
A. đã biểu hiện ra kiểu hình.
	B. nhiễm sắc thể.
	C. gen hay đột biến nhiễm sắc thể.
	D. mang đột biến gen.
48.Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
	A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
	B. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.	
C. sức đề kháng của từng cơ thể.
	D. điều kiện sống của sinh vật.
49.Đột biến trong cấu trúc của gen
A. đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
B. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
C. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
D. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử 
50.Đột biến thành gen trội biểu hiện
A kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến.
D. ở phần lớn cơ thể.
51.Đột biến thành gen lặn biểu hiện
A kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến.
D. ở phần lớn cơ thể.
52.Điều không đúng về đột biến gen
A. Đột biến gen gây hậu quả di truyền lớn ở các sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
D. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
53.Loại đột biến gen không di truyền được qua sinh sản hữu tính là	
A. đột biến xôma.	
	B. đột biến tiền phôi.
	C. đột biến giao tử.
	D. đột biến lặn.
54.Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là
	A. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên.
	B. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.
	C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.
	D. thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
55.Trên cây hoa giấy có những cành hoa trắng xen với những cành hoa đỏ là kết quả sự biểu hiện của đột biến	
A. xôma.
	B. lặn.
	C. giao tử.	
	D. tiền phôi.
56.Nguyên nhân gây đột biến gen do
sự bắt cặp không đúng, sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân vật lí của ,tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường.
sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường.
sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của môi trường.
 tác nhân vật lí, tác nhân hoá học.
57.Đột biến gen có các dạng
mất, thêm, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit.
mất, thêm, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit.
mất, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit.
thêm, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit.
58.* Đột biến mất cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen ở vị trí
đầu gen.
giữa gen.
2/3 gen.
cuối gen.
59.* Đột biến thêm cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc gen ở vị trí
A. đầu gen.
giữa gen.
C. 2/3 gen.
D. cuối gen.
60.* Đột biến thêm cặp nuclêôtit trong gen 
 A. làm cho gen có chiều dài không đổi.
 B. có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn gen ban đầu.
 C. tách thành hai gen mới bằng nhau.
 D. có thể làm cho gen trở nên dài hơn gen ban đầu 
61.*Đột biến thay thế cặp nuclêôtit trong gen
 A. làm cho gen có chiều dài không đổi. ... được toàn bộ sinh giới đa dạng ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. 
Câu 334.
Theo Đác-Uyn, các yếu tố cách ly có vai trò: 
A. Tăng cường sự phân ly tính trạng từ loài gốc. 
B. Tránh hiện tượng tạp giao. 
C. Đưa đến sự cách ly sinh sản. D. Tất cả các vai trò trên. 
Câu 335.
Chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên khác nhau ở điểm nào? 
A. Khác nhau về động lực, ở CL nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu 
khác nhau của con người, ở CL tự nhiên là sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật với môi trường sống. 
B. Thời gian: CL nhân tạo chỉ mới bắt đầu khi con người biết chăn nuôi và trồng trọt, CL tự nhiên bắt đầu ngay từ khi sự sống hình thành. 
C. Kết quả: CL nhân tạo chỉ dẫn đến sự hình thành nòi mới, thứ mới trong cùng loài, CL tự nhiên dẫn đến sự hình thành loài mới. 
D. Tất cả 3 câu A, B và C.
Câu 336.
Bệnh máu khó đông ở người di truyền do một đột biến gen lặn trên NST giới tính X. Tỉ lệ giao tử chứa đột biến gen lặn chiếm 1% trong một cộng đồng. Tần số đàn ông có thể biểu hiện bệnh này trong cộng đồng là bao nhiêu? 
A. 0,1 	B. 0,01 	C. 0,001 	D. 0,99 
Câu 337.
Gen nằm trên NST giới tính X, một quần thể giao phối ban đầu không cân bằng về thành phần kiểu gen thì phải sau bao nhiêu thế hệ mới đạt cân bằng? 
A. 1 thế hệ. 	B. 2 thế hệ. 	C. 3 thế hệ. 	D. 4 thế hệ. 
Câu 338.
Đặc điểm nào của quần thể giao phối? 
A. Không có quan hệ đực cái. 
B. Chỉ có quan hệ tự vệ, kiếm ăn. 
C. Quần thể có tính đa hình. D. Cả 3 câu A, B và C. 
Câu 339.
Định luật Hacđi-Vanbec về sự ổn định của các alen ở mỗi lôcút trong quần thể phối được biểu thị dưới dạng toán học như thế nào? 
A. H = 2pq 	B. ( p+q) (p-q ) = p2 q2 
C. (p + q)2 = 1 	D. (p2 + 2pq ) = 1 
Câu 340.
Điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi-Vanbec là: 
A. Không có đột biến gen thành các gen không alen khác. 
B. Không có chọn lọc tự nhiên, quần thể đủ lớn để có ngẫu phối. 
C. Không có sự du nhập của các gen lạ vào quần thể. 
D. Tất cả các điều kiện trên. 
Câu 341.
Trong một cộng đồng người Bắc Âu có 64% người có da bình thường, biết rằng tính trạng da bình thường là trội so với tính da bạch tạng, gen qui định tính trạng nằm trên NST thường và cộng đồng có sự cân bằng về thành phần kiểu gen. Tần số người bình thường có kiểu gen dị hợp là bao nhiêu? 
A. 0,36 	B. 0,48 	C. 0,24 	D. 0,12 
Câu 342.
Ở một vài quần thể cỏ, khả năng mọc trên đất nhiễm kim loại nặng như nicken được qui định bởi gen trội R. Trong một quần thể có sự cân bằng về thành phần kiểu gen, có 51% hạt có thể nảy mầm trên đất nhiễm kim loại nặng. Tần số tương đối của các alen R và r là bao nhiêu? 
A. p = 0,7, q = 0,3 	B. p = 0,3, q = 0,7 
C. p = 0,2, q = 0,8 	D. p = 0,8, q= 0,2 
Câu 343.
Nhóm máu ở người được qui định bởi 2 alen đồng trội LM = LN 
Nhóm máu M kiểu gen LMLM, nhóm N kiểu gen LNLN, nhóm MN kiểu gen LMLN... Trong một cộng đồng có 6129 cư dân gồm 1787 người có nhóm máu M, 3037 người có nhóm máu MN và 1305 người có nhóm máu N. Tần số của alen LM trong cộng đồng là: 
A. 0,48 	B. 0,52 	C. 0,54 	D. 0,58 
Câu 344.
Tại sao quần thể giao phối được xem là đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên? 
A. Vì quần thể có tính di truyền ổn định. 
B. Trong quần thể có mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể. 
C. Quần thể có tính đa dạng. 
D. Quần thể bao gồm các dòng thuần. 
Câu 345.
Nhân tố nào làm biến đổi tần số các alen ở các lôcút trong quần thể nhanh nhất? 
A. Đột biến. 	B. Giao phối. 	
C. Chọn lọc tự nhiên. 	D. Cách ly. 
Câu 346.
Định luật Hacđi-Vanbec có ý nghĩa gì? 
A. Giải thích được sự ổn định qua thời gian của những quần thể tự nhiên. 
B. Biết được tần số các alen có thể xác định được tần số kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. 
C. Từ tỉ lệ kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tần số tương đối của các alen. 
D. Cả 3 câu A, B và C. 
Câu 347.
Mặt hạn chế của định luật Hacđi-Vanbec là: 
A. Đột biến và chọn lọc thường xuyên xảy ra. 
B. Sức sống của thể đồng hợp và dị hợp trong thực tế khác nhau. 
C. Các biến động di truyền có thể xảy ra. 
D. Tất cả 3 câu A, B và C. 
Câu 348.
Trong quần thể giao phối từ tỉ lệ phân bố các kiểu hình có thể suy ra: 
A. Tỉ lệ các kiểu gen tương ứng. 
B. Tần số tương đối của các alen. 
C. Cấu trúc di truyền của quần thể. 
D. Cả 3 câu A, B và C. 
Câu 349.
Tần số tương đối của một alen được tính bằng: 
A. Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể. 
B. Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể. 
C. Tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể. 
D. Tổng tần số tỉ lệ phần trăm các alen của cùng một gen. 
Câu 350.
Giả sử một gen có 2 alen A và a. Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen A. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử sẽ tạo ra thế hệ tiếp sau với thành phần kiểu gen: 
A. pAA, qaa 	B. p2AA; q2aa 
C. p2AA; 2pqAa; q2aa 	D. pqAa 
Câu 351.
Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó: 
A. Không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể. 
B. Có tính ổn định và đặc trưng cho quần thể. 
C. Chịu sự chi phối của các qui luật di truyền liên kết và hoán vị gen. 
D. Chịu sự chi phối của qui luật tương tác gen. 
Câu 352.
Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec là: 
A. Quần thể có số lượng cá thể lớn để có sự ngẫu phối. 
B. Không có sự di chuyển số lượng lớn cá thể từ quần thể này sang quần thể khác. 
C. Không có chọn lọc và đột biến. 
D. Cả 3 câu A, B và C. 
Câu 353.
Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh: 
A. Sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể. 
B. Sự ổn định của tần số tương đối các kiểu hình trong quần thể. 
C. Sự cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể giao phối. 
D. Trạng thái động của quần thể. 
Câu 354.
Điều nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của định luật Hacdi-Vanbec: 
A. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài. 
B. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ kiểu gen kiểu hình trong quần thể. 
C. Từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen. 
D. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hóa. 
Câu 355.
Mặt hạn chế của định luật Hacđi-Vanbec là: 
A. Quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên vẫn thường xuyên xảy ra. 
B. Quá trình giao phối tạo nên nhiều biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. 
C. Tần số tương đối của các alen được duy trì ổn định trong quần thể. 
D. Trạng thái cân bằng của quần thể. 
Câu 356.
Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16 aa = 1, tần số tương đối của các alen A: a là: 
A. A: a = 0,36: 0,64 	B. A: a = 0,64: 0,36 
C. A: a = 0,6: 0,4 	D. A: a = 0,75: 0,25 
Câu 357.
Ở người gen IA qui định nhóm máu A, gen IB qui định nhóm máu B, kiểu gen ii qui định nhóm máu O. Một quần thể người có nhóm máu B (kiểu gen IB i, IBIB) chiếm tỉ lệ 27,94%, nhóm máu A (kiểu gen IAi, IAIA) chiếm tỉ lệ 19,46% và nhóm máu AB (kiểu gen IAIB) chiếm tỉ lệ 4,25%, Tần số tương đối của các alen IA, IB, i trong quần thể này là: 
A. IA = 0,13 ; IB = 0,69 ; i = 0,18 
B. IA = 0,69 ; IB = 0,13 ; i = 0,18 
C. IA = 0,13 ; IB = 0,18 ; i = 0,69 
D. IA = 0,18 ; IB = 0,13 ; i = 0,69 
Câu 358.
Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên có hai gen alen D và d, tần số tương đối của alen d là 0,2, cấu trúc di truyền của quần thể này là: 
A. 0,25DD + 0,50Dd + 0,25dd 
B. 0,04DD + 0,32Dd + 0,64dd 
C. 0,64DD + 0,32Dd + 0,04dd 
D. 0,32DD + 0,64Dd + 0,04dd 
Câu 359.
Cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật tự thụ như sau: 0,5AA: 0,5aa. Giả sử quá trình đột biến và chọn lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là: 
A. 25%AA: 50%Aa: 25%aa B. 50%AA:50%Aa 
C. 50%AA:50%aa D. 25%AA:50%aa: 25% Aa 
Câu 360.
Theo Đác-Uyn, các nhân tố chủ yếu của quá trình tiến hóa trong sinh giới là: 
A. Chọn lọc nhân tạo trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật. 
B. Chọn lọc tự nhiên trên cơ sở tính biến dị và di truyền và diễn ra bằng con đường phân li tính trạng. 
C. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên. 
D. Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
Câu 361.
Theo Đác-Uyn, quá trình chọn lọc tự nhiên có vai trò là: 
A. Tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại đối với sinh vật trong quá trình đấu tranh sinh tồn. 
B. Sự biến đổi của cơ thể sinh vật thích ứng với những đặc điểm của ngoại cảnh. 
C. Nhân tố chính hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật 
D. Thực vật và động vật bậc thấp thích nghi trực tiếp, động vật bậc cao thích nghi gián tiếp thông qua tập quán hoạt động. 
Câu 362.
Theo quan niệm hiện nay, điều kiện ngoại cảnh có vai trò là: 
A. Vừa là môi trường của chọn lọc tự nhiên, vừa cung cấp những điều kiện sống cần thiết vừa bao gồm các nhân tố làm phát sinh đột biến trong quá trình phát triển của sinh vật. 
B. Nhân tố làm phát sinh các biến dị không di truyền được. 
C. Nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục. 
D. Nhân tố chính của quá trình chọn lọc tự nhiên. 
Câu 363.
Theo quan niệm hiện đại, sự cách li địa lí có vai trò là: 
A. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể cùng loài. 
B. Tạo điều kiện gây nên những biến đổi kiểu hình sinh vật. 
C. Tác động chọn lọc làm biến đổi kiểu gen của cá thể và quần thể. 
D. Nhân tố gây nên các quá trình đột biến. 
Câu 364.
Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên qui mô rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng: 
A. Tích lũy các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của loài người. 
B. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ bộ, lớp, ngành. 
C. Hình thành những loài mới từ một loài ban đầu, các loài này được phân loại học xếp vào cùng một chi. 
D. Đào thải các biến dị mà con người không ưa thích. 
Câu 365.
Theo quan niệm hiện đại 4 nhân tố chi phối quá trình tiến hóa của sinh giới là: 
A. Đột biến, Giao phối, Chọn lọc tự nhiên, Cách ly di truyền. 
B. Biến dị, Di truyền, Chọn lọc tự nhiên, Cách ly sinh sản. 
C. Biến dị, Di truyền, Chọn lọc tự nhiên, Phân li tính trạng. 
D. Đột biến, Giao phối, Chọn lọc tự nhiên, Phân li tính trạng. 
Câu 366.
Vai trò của quá trình giao phối trong sự tiến hóa là: 
A. Phát sinh nhiều biến dị tổ hợp, tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình chọn lọc. 
B. Phát tán các đột biến mới phát sinh làm cho quần thể giao phối trở thành kho dự trữ biến dị phong phú. 
C. Trung hòa tính có hại của các đột biến gen lặn. 
D. Cả 3 câu A, B và C. 
Câu 367.
Vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên trong sự tiến hóa là: 
A. Nhân tố chính, qui định chiều hướng và nhịp điệu của tiến hóa. 
B. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. 
C. Thông qua kiểu hình mà làm biến đổi kiểu gen. 
D. Không chỉ tác động ở mức cá thể mà còn ở mức dưới cá thể và trên cá thể. 
Câu 368.
Vai trò của các cơ chế cách li trong sự tiến hóa là: 
A. Tăng cường sự phân hóa giữa các nòi trong quần thể. 
B. Tăng cường sự phân hóa các kiểu gen trong quần thể gốc. 
C. Tăng cường sự phân hóa giữa các quần thể khác loài. 
D. Ngăn ngừa sự giao phối tự do, dẫn đến sự cách li sinh sản và hình thành loài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_lop_12_chuong_trinh_ca_nam.docx