Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 - Chương 3: Di truyền trong quần thể

Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 - Chương 3: Di truyền trong quần thể

Câu 1. Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh điều gì ?

A. Sự biến động cửa tần số các alen trong quần thể.

B. Sự không ổn định của các alen trong quần thể.

C. Sự cân bằng di truyền trong quần thể giao phối.

D. Sự biến động của các kiểu gen trong quần thể.

 

doc 2 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 - Chương 3: Di truyền trong quần thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III DI TRUYỀN TRONG QUẦN THỂ
Câu 1. Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh điều gì ?
A. Sự biến động cửa tần số các alen trong quần thể.
B. Sự không ổn định của các alen trong quần thể.
C. Sự cân bằng di truyền trong quần thể giao phối.
D. Sự biến động của các kiểu gen trong quần thể.
Câu 2. Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec là gì ?
A. Không có sự di truyền gen giữa các quần thể lân cận cùng loài.
B. Quần thể đủ lớn và có sự giao phối ngẫu phối.
C. Không có đột biến và chọn lọc tự nhiên.
D. Cả A, B và C.
Câu 3. Ứng dụng quan trọng của định luật Hacđi – Vanbec là
A. Biết số cá thể mang kiểu gen lặn trong một quần thể cân bằng di truyền có thể tính được tần số các alen và tần số các kiểu gen.
B. Trong quần thể sinh sản hưu tính thường xuyên sảy ra quá trình biến dị.
C. Tần số các alen của một gen trong quần thể có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. Mặt ổn định của quần thể ngẫu phối cũng có ý nghĩa quan trọng như mặt biến đổi trong tiến hoá.
Câu 4. Quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì
A. Mỗi quần thể có số lượng cá thể ổn định tương đối trong qua các thế hệ.
B. Có sự giao phối tự do và ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.
C. Mỗi quần thể chiến một khoảng không gian xác định. Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong cùng một quần thể và cách li tương đối với các cá thể thuộc quần thể khác.
D. Sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra không thường xuyên.
Câu 5. Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen có xu hướng
A. Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. Ngày càng phong phú, đa dạng về kiểu gen.
C. Tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp.
D. Ngày càng ổn định về tần số các alen.
Câu 6. Trong một quẩn thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình co thể suy ra
A. Vốn gen của quần thể.
B. Tần số của các alen và tỉ lệ cá kiểu gen.
C. Thành phần các gen alen đặc trưng của quần thể.
D. Tính ổn định của quần thể.
Câu 7. Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra
A. 4 tổ hợp kiểu gen.
B. 6 tổ hợp kiểu gen.
C. 8 tổ hợp kiểu gen.
D. 10 tổ hợp kiểu gen.
Câu 8. Trong quần thể ngẫu phối khó tìm đựoc hai cá thể giống nhau vì
A. Một gen thường có nhiều alen.
B. Số biến dị tổ hợp rất lớn.
C. Các cá thể giao phối ngẫu phối và tự do.
D. Số gen trong quần thể rất lớn.
Câu 9. Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn b trên NST thường. Trong một quần thể có tỉ lệ người bị bạch tạng (bb) khoảng 0,00005 thì tị lệ người thường mang gen Bb là
A. 1,5%. 	B. 0,008%. 	C. 0,7%.	D. 0,3%.	
Câu 10. Một khu vườn thí nghiệm trồng 50 cây ớt chuông có 25 cây có kiểu gen dị hợp, số còn lại là đồng hợp trội. Cho các cây tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp thì đến thế hệ F4 tỉ lệ kiểu gen là bao nhiêu ?
A. 25% AA : 50% Aa : 25% aa.
B. 98,4375% AA : 1,5625% Aa : 0% aa.
C. 73.3475% AA : 3,125% Aa : 23,3475% aa.
D. 49,21875% AA : 1,5625% Aa : 49,21875 aa.
Câu 11. Điều nào không đúng khi nói về điều kiện nghiêm đúng của định luật Hacđi – Vanbec ?
A. Các kiểu gen khác nhau có sức sống khác nhau.
B. Quần thể đủ lớn, xảy ra giao phối tự do giữa các cá thể.
C. Không sảy ra chọn lọc tự nhiêu, không có hiện tượng di – nhập gen.
D. Không phát sinh đột biến.
Câu 12. Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ % Aa ở thế hệ thứ nhất và thứ hai lần lượt là
A. 0,5% : 0,5%.	B. 75% : 25%.	C. 50% : 25%.	D. 0,75% : 0,25%.
Câu 13. Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố cá kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,04BB + 0,32Bb + 0,64bb = 1, tần số của các alen p(B) và q(b) là 
A. p(B) = 0,64 và q(b) = 0,36. 	B. p(B) = 0,4 và q(b) = 0,6.
C. p(B) = 0,2 và q(b) = 0,8. 	D. p(B) = 0,75 và q(b) = 0,25.
Câu 14. Trong một quần thể ngẫu phối, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số các alen thuộc một gen nào đó
A. Không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.
B. Chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen.
C. Chịu sự chi phối của các quy luật di truyền liên kết và hoán vị gen.
D. Có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.
Câu 15. Trong một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen alen là D và d, biết tỉ lệ của gen d là 20% thì cấu trúc di truyền của quần thể là
A. 0,64DD + 0,32Dd + 0,04dd. 	B. 0,04DD + 0,32Dd + 0,64dd. 
C. 0,32DD + 0,64Dd + 0,04dd. 	D. 0,25DD + 0,50Dd + 0,25dd.
Câu 16. Nhóm máu MN ở người do 2 gen alen M và N quy định, gen M trội không hoàn toàn so với N. kiểu gen NM, MN, NN lần lượt quy định các kiểu hình nhóm máu M, MN, N. Nghiên cứu một quần thể có 730 người gồm 22 người nhóm máu M, 216 người nhóm máu MN và 492 người nhóm máu N.Tần số của alen M và N trong quần thể là
A. M = 82,2% ; N = 17,8%. 	B. M = 35,6% ; N = 64,45%.
C. M =5O% ; N = 50 %. 	D. M = 17.8% ; N = 82.25%.
Câu 17. Ứng dụng định luật Hacđi – Vanbec trong một quần thể ngẫu phối cách li với các quần thể khác, không có đột biến và chọn lọc tự nhiên, người ta có thể tính được tần số các alen về một gen đặc trưng khi biết được số cá thể
A. Kiểu hình trội. 	B. Kiểu hình lặn.
C. Kiểu hình trung gian.	D. Kiểu hình gen dị hợp. 
Câu 18. Cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật tự thụ phấn như sau : 0,5AA : 0,5aa. Giả sử, quá trình đột biến và chọn lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là
A. 25% AA : 50% Aa : 25% aa. 	B. 25% AA : 50% aa : 25% Aa. 
C. 50% AA : 50% Aa. 	D. 50% AA : 50% aa. 
Câu 19. Điều nào dưới đây nói về quần thể ngẫu phối là không đúng ?
A. Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản và khác nhau về nhiều chi tiết.
B. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình. 
C. Quá trình giao phối là nguyên nhân tạo nên sự đa dạng về kiểu gen.
D. Các cá thể trong quần thể khác nhau trong cùng một loài không thể giao phối với nhau.
Câu 20. Một quần thể người, nhóm máu O (kiểu gen IOIO) chiếm tỉ lệ 48,35% ; nhóm máu B (kiểu gen IBIO, IBIB) chiếm tỉ lệ 27,94% ; nhóm máu A (kiểu gen IAIO, IAIA) chiếm tỉ lệ 19,46% ; nhóm máu AB (kiểu gen IAIB) chiếm tỉ lệ 4,25%. Tần số các alen IA, IB và IO trong quần thể này là
A. IA = 0,69 ; IB = 0,13 ; IO = 0,18. 	B. IA = 0,13 ; IB = 0,18 ; IO = 0,64. 
C. IA = 0,17 ; IB = 0,26 ; IO = 0,57. 	D. IA = 0,18 ; IB = 0,13 ; IO = 0,69.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_lop_12_chuong_3_di_truyen_t.doc