Bài tập trắc nghiệm Di truyền quần thể

Bài tập trắc nghiệm Di truyền quần thể

Di truyền quần thể

1. Theo nội dung của định luật Hacđi - Vanbec, yếu tố nào sau đây có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác?

A. Tần số tương đối của các kiểu gen trong quần thể.

B. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen.

C. Tần số tương đối của các kiểu hình trong quần thể.

D. Tần số tương đối của các gen trong quần thể.

2. Trong một quần thể ngẫu phối, một gen có 3 alen sẽ tạo ra số loại kiểu gen trong các cá thể lưỡng bội của quần thể là

A. 3 loại kiểu gen.

B. 4 loại kiểu gen.

C. 5 loại kiểu gen.

D. 6 loại kiểu gen.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2421Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Di truyền quần thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Di truyền quần thể
1. Theo nội dung của định luật Hacđi - Vanbec, yếu tố nào sau đây có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác?
A. Tần số tương đối của các kiểu gen trong quần thể.
B. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen.
C. Tần số tương đối của các kiểu hình trong quần thể.
D. Tần số tương đối của các gen trong quần thể.
2. Trong một quần thể ngẫu phối, một gen có 3 alen sẽ tạo ra số loại kiểu gen trong các cá thể lưỡng bội của quần thể là
A. 3 loại kiểu gen.
B. 4 loại kiểu gen.
C. 5 loại kiểu gen.
D. 6 loại kiểu gen.
3. Trong một quần thể ngẫu phối, nhờ định luật Hacđi - Vanbec, khi biết tần số tương đối của các alen ta có thể dự đoán được
A. tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.
B. khả năng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. khả năng biến đổi thành phần kiểu hình của quần thể.
D. Khả năng xuất hiện một loại đột biến mới trong tương lai.
4. Trong một quần thể ngẫu phối, xét 1 gen có 2 alen A và a. Gọi p tần số tương đối của alen A, q là tần số của alen a. Thành phần kiểu gen của quần thể này là
A. pAA : pqAa : qaa.
B. p2AA : pqAa : q2aa.
C. p2AA : 2pqAa : q2aa.
D. pAA : (p+q)Aa : qaa.
5. Cuống lá dài của cây thuốc lá là do một gen lặn đặc trưng quy định. Nếu trong một quần thể tự nhiên có 49% các cây thuốc lá cuống dài, khi lai phân tích các cây thuốc lá cuống ngắn của quần thể này thì sác xuất có con lai đồng nhất ở FB là
A. 51%.
B. 30%.
C. 17,7%.
D. 42%.
6. Trong một quần thể cân bằng di truyền có các alen T và t. 51% các cá thể là kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành; sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là
A. 0,41.
B. 0,3
C. 0,7
D. 0,58.
7. Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi- Van bec? 
A. Không xảy ra quá trình đột biến. 
B. Không có áp lực của CLTN.
C. Không có hiện tượng di nhập gen.
D. Tần số tương đối của các alen không thay đổi qua các thế hệ ngẫu phối.
8. Cho biết các quần thể đều ở trạng thái cân bằng di truyền. Quần thể nào dưới đây có tỉ lệ kiểu gen dị hợp(Aa) lớn nhất?
A. Quần thể 1: A = 0,8; a = 0,2. 
B. Quần thể 2: A = 0,7; a = 0,3.
C. Quần thể 3: A = 0,6; a = 0,4.
D. Quần thể 4: A = 0,5; a = 0,5.
9. Quá trình nào dưới đây không làm thay đổi tần số tương đối của các alen của mỗi gen trong quần thể? 
A. Quá trình đột biến. 
B. Quá trình ngẫu phối.
C. Quá trình CLTN.
D. Sự di nhập gen.
10. Trong các quần thể dưới đây, quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng di truyền? 
A. 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa 
B. 0,49 AA : 0,35 Aa : 0,16 aa
C. 0,01 AA : 0,18 Aa : 0,81 aa 
D. 0,36 AA : 0,46 Aa : 0,18 aa 
11. Trong điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi- Vanbec, quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây sẽ không thay đổi cấu trúc di truyền khi thực hiện ngẫu phối?
A. 0,2 AA : 0,6 Aa : 0,2 aa.
B. 0,09 AA : 0,55 Aa : 0,36 aa.
C. 0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa.
D. 0,36 AA : 0,38 Aa : 0,36 aa.
12. Xét một quần thể sinh vật ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ giao tử mang alen A bằng 2/3 tỉ lệ giao tử mang alen a, thành phần kiểu gen của quần thể đó là: 
A. 0,25 AA : 0,5 Aa ; 0,25 aa. 
B. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0, 36 aa. 
C. 0,4 AA ; 0,51 Aa : 0,09 aa.
D. 0,04 AA : 0,87 Aa : 0,09 aa.
13. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Xét một quần thể ruồi giấm ở trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbec có tỉ lệ kiểu hình thân xám chiếm 64%, tần số tương đối của A/a trong quần thể là:
A. 0,64/ 0,36. 
B. 0,4/ 0,6.
C. 0,6/ 0,4.
D. 0,36/ 0,64.
14. Giả sử tần số tương đối của A/a trong một quần thể ruồi giấm là 0,7/0,3, thành phần kiểu gen của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối là:
A. 0,14 AA : 0,26 Aa : 0,6 aa.
B. 0,49AA : 0,21 Aa : 0,09 aa.
C. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.
D. 0,09 AA : 0,21 Aa : 0,49 aa.
15. Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do 1 gen gồm 2 alen A và a quy định. Xét 1 quần thể có tần số tương đối A/a là 0,8/0,2, tỉ lệ kiểu hình của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối có thể là: 
A. 3 : 1.
B. 4 : 1.
C. 24 : 1.
D. 1 : 2 : 1.
16. Ở 1 loài thực vật, màu sắc hoa do 1 gen có 2 alen A và a quy định. Xét 1 quần thể có tần số tương đối A/a là 0,6/ 0,4, tỉ lệ kiểu hình của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối là: 
A. 3 : 1.
B. 3 : 2.
C. 1 : 2 : 1.
D. 9 : 12 : 4.
17. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Xét 1 quần thể ruồi giấm có tần số tương đối A/a bằng 0,7/0,3 và có kiểu hình thân đen chiếm 16%, thành phần kiểu gen của quần thể đó là:
A. 0,56 AA : 0,28 Aa : 0,16 aa. 
B. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
C. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. 
D. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 a a.
18. Xét 1 quần thể côn trùng có thành phần kiểu gen là 0,45 AA : 0,3 Aa : 0,25 aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, thành phần kiểu gen của quần thể sẽ là: 
A. 0,45 AA : 0,3 Aa ; 0,25 aa.
B. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
C. 0,25 AA : 0,5 Aa : 0, 25 aa.
D. 0,525 AA : 0,15 Aa : 0,325 aa.
19. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm ở trạng thái cân bằng di truyền có tổng số 20.000 cá thể trong đó có 1.800 cá thể có kiểu hình thân đen. Tần số tương đối của alen A/a trong quần thể là: 
A. 0,9 : 0,1. 
B. 0,8 : 0,2
C. 0,7 : 0,3.
D. 0,6 : 0,4.
20. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm có cấu trúc di truyền là 0,2 AA : 0,3 Aa : 0,5 aa. Nếu loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen thì quần thể còn lại có tần số tương đối của alen A/a là:
A. 0,3/ 0,7.
B. 0,4/ 0,6
C. 0,7/ 0,3.
D. 0,85/ 0,15.
21. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm có cấu trúc di truyền là 0,1 AA : 0,4 Aa : 0,5 aa. Loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen rồi cho các cá thể còn lại thực hiện ngẫu phối thì thành phần kiểu gen của quần thể sau ngẫu phối là: 
A. 0,09 AA : 0,12 Aa : 0,04 aa. 
B. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
C. 0,09 AA : 0,87 Aa : 0,04 aa.
D. 0,2 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDi truyen quan the.doc