1. Giả sử một gen của vi khuẩn có số nuclêôtit là 3000. Hỏi số axit amin trong phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu?
a. 500 b. 499 c. 498 d. 750
2. Loại ARN nào mang bộ ba đối mã?
a. mARN b. tARN c. rARN d. ARN của vi rút
3. Ở opêron Lac, khi có đường lactôzơ thì quá trình phiên mã diễn ra vì lactôzơ gắn với:
a. chất ức chế làm cho nó bị bất hoạt
b. vùng vận hành, kích hoạt vùng vận hành.
c. enzim ARN pôlimêraza làm kích hoạt enzim này
d. prôtêin điều hoà làm kích hoạt tổng hợp prôtêin.
Chương 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ 1. Giả sử một gen của vi khuẩn có số nuclêôtit là 3000. Hỏi số axit amin trong phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu? a. 500 b. 499 c. 498 d. 750 2. Loại ARN nào mang bộ ba đối mã? a. mARN b. tARN c. rARN d. ARN của vi rút 3. Ở opêron Lac, khi có đường lactôzơ thì quá trình phiên mã diễn ra vì lactôzơ gắn với: a. chất ức chế làm cho nó bị bất hoạt b. vùng vận hành, kích hoạt vùng vận hành. c. enzim ARN pôlimêraza làm kích hoạt enzim này d. prôtêin điều hoà làm kích hoạt tổng hợp prôtêin. 4. Mỗi Nuclêôxôm được một đoạn ADN dài quấn quanh bao nhiêu vòng? a. quấn quanh vòng b. quấn quanh 2 vòng c. quấn quanh vòng d. quấn quanh vòng 5. Đơn vị cấu tạo cơ bản của NST là: a. nuclêôtit b. ribônuclêotit c. axit amin. d. nuclêôxôm 6. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit sẽ dừng lại khi ribôxôm: a. gặp bộ ba kết thúc b. gặp bộ ba đa nghĩa. c. trượt hết phân tử mARN d. tế bào hết axít amin 7. Phương thức gây đột biến nào sau đây không phải của đột biến gen? a. Thay 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác. b. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit dọc theo gen. c. Chuyển 1 cặp nuclêotit từ NST này sang NST khác. d. Thêm 1 cặp nuclêotit vào gen. 8. Đột biến gen là: a. những biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST. b. những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến 1 hay một số cặp Nu trong gen. c. loại đột biến xảy ra trên phân tử ADN. d. loại đột biến làm thay đổi số lượng NST. 9. Thể đột biến là: a. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội b. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình trung gian c. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn d. cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình 10. Trường hợp đột biến gen nào gây hậu quả lớn nhất? a. Mất cặp nuclêotit đầu tiên. b. Thêm 3 cặp nuclêotit trước mã kết thúc. c. Thay thế 1 cặp nuclêotit ở đoạn giữa. d. Mất 3 cặp nuclêotit trước mã kết thúc. 11. Sự xảy ra đột biến phụ thuộc vào: a. loại tác nhân đột biến và thời điểm xảy ra đột biến. b. cường độ. liều lượng của tác nhân đột biến. c. bản chất của gen hay NST bị tác động. d. Tất cả đều đúng 12. Ở một loài, có số lượng NST lưỡng bội 2n = 20. Số lượng NST ở thể 1 nhiễm là: a. 2n -1 = 19 b. 2n +1 = 21 c. n = 10 d. 2n + 2 = 22 13. Trong tế bào sinh dưỡng của một người thấy có 47 NST đó là: a. thể hội chứng Đao. b. thể hội chứng Terner c. thể hội chứng Klaiphentơ. d. thể dị bội 14. Ở sinh vật nhân thực, bộ ba mở đầu quá trình dịch mã là: a. GUA b. AUG c.GAU d. UUG 15. Cơ thể sinh vật có bộ NST tăng thêm 1 chiếc ở 1 cặp nào đó được gọi là: a. thể tam nhiễm b. thể 1 nhiễm. c. thể đa bội. d. thể tam bội. 16. Việc lọai khỏi NST những gen không mong muốn trong công tác chọn giống được ứng dụng từ dạng đột biến: a. lặp đoạn NST b. đảo đoạn NST c. mất đoạn nhỏ. d. chuyển đoạn NST. 17. Một người đàn ông có nhóm máu O lấy một người vợ có nhóm máu A sinh ra một đứa con có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O. Câu nào sau đây là sai? a. Bố có kiểu gen IoIo b. Mẹ có kiểu gen IAIA. c. Đứa trẻ thứ nhất có kiểu gen IAIo d. Đứa trẻ thứ hai có kiểu gen IoIo 18. Đột biến mất đoạn NST số 21 ở người gây bệnh: a. ung thư máu. b. mù màu c. tiếng khóc như mèo. d. bạch tạng. 19. Chọn trình tự thích hợp của các nuclêôtit trên ARN được tổng hợp từ một đoạn mạch khuôn là: AGXTTAGXA a. AGXUUAGXA b. UXGAAUXGU c. AGXTTAGXA d. TXGAATXGT 20. Dạng đột biến phát sinh do không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào là đột biến: a. tự đa bội . b. chuyển đoạn NST c. lệch bội d. lặp đoạn NST. 21. Mất đoạn NST thường gây nên hậu quả: a. gây chết hoặc giảm sức sống. b. có thể chết khi còn là hợp tử. c. không ảnh hưởng gì tới sức sống của sinh vật. d. cơ thể chỉ mất đi một số tính trạng nào đó. 22. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch đơn mới được tổng hợp liên tục trên mạch khuôn : a. 3’ 5’ b. 5’ 3’ c. cả 2 mạch của ADN d. không có chiều nhất định 23. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch đơn mới được tổng hợp không liên tục trên mạch khuôn: a. 3’ 5’ b. 5’ 3’ c. cả 2 mạch của ADN d. không có chiều nhất định 24. Dạng đột biến nào dưới đây ở cây trồng có thể tạo ra những cây có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khoẻ, chống chịu tốt? a. Đột biến gen b. Đột biến. c. Đột biến lệch bội. d. Đột biến đa bội thể. 25. Câu có nội dung sai là: a. Đột biến gen khi phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của ADN. b. Đột biến gen là những biến đổi xảy ra trên phân tử ADN. c. Tất cả đột biến gen khi phát sinh đều thể hiện bằng kiểu hình của cơ thể. d. Đột biến gen có khả năng di truyền cho thế hệ sau. 26. Một đoạn mạch gốc của gen sao mã ra mARN có trình tự các nu như sau: ....... TGG GXA XGT AGX TTT ......... ...........2........3.......4........5.......6............ Đột biến xảy ra làm G của bộ ba thứ 5 ở mạch gốc của gen bị thay bởi T sẽ làm cho a. trình tự axit amin từ vị trí mã thứ 5 trở đi sẽ thay đổi. b. chỉ có axit amin ở vị trí mã thứ 5 là thay đổi. c. quá trình tổng hợp prôtêin sẽ bắt đầu ở vị trí mã thứ 5. d. quá trình dịch mã sẽ dừng lại ở vị trí mã thứ 5. 27. Một đoạn mạch gốc của gen sao mã ra mARN có trình tự các nu như sau: ....... TGG GXA XGT AGX TTT ......... ...........2........3.......4........5.......6............ Đột biến xảy ra làm G của bộ ba thứ 5 ở mạch gốc của gen bị thay bởi A sẽ làm cho a. trình tự axit amin từ vị trí mã thứ 5 trở đi sẽ thay đổi. b. chỉ có axit amin ở vị trí mã thứ 5 là thay đổi. c. quá trình tổng hợp prôtêin sẽ bắt đầu ở vị trí mã thứ 5. d. quá trình dịch mã sẽ dừng lại ở vị trí mã thứ 5. 28. Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi polipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là a. thêm 1 cặp nuclêôtit. b. mất 1 cặp nuclêôtit. c. thay thế 1 cặp nuclêôtit. d. thay thế 2 cặp nuclêôtit. 29. Nếu đột biến xảy ra làm gen thêm 1 cặp nuclêôtit thì số liên kết hidrô của gen sẽ a. tăng thêm 1 liên kết hidrô. b. tăng 2 liên kết hidrô. c. tăng 3 liên kết hidrô. d. b và c đúng. 30. Trong tự nhiên, thể đa bội ít gặp ở động vật vì a. động vật khó tạo thể đa bội vì có vật chất di truyền ổn định hơn. b. đa bội thể dễ phát sinh ở nguyên phân mà thực vật sinh sản vô tính nhiều hơn động vật. c. thực vật có nhiều loài đơn tính mà đa bội dễ phát sinh ở cơ thể đơn tính. d. cơ chế xác định giới tính ở động vật bị rối loạn gây cản trở trong quá trình sinh sản. 31. Hội chứng Đao xảy ra do a. rối loạn phân li của cặp NST thứ 21. b. người mẹ sinh con ở tuổi quá cao . c. sự kết hợp của giao tử bình thường với giao tử có 2 NST số 21. d. cả 3 câu đều đúng. 32. Ở sinh vật nhân sơ, aa mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là a. phêninalanin b. mêtionin c. foocmin mêtiônin d. glutamin 33. Gen là một đoạn ADN a. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin. b. mang thông tin di truyền. c. mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định ( chuỗi pôlipeptit hay phân tử ARN ) d. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin. 34. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình ( gen cấu trúc ) gồm vùng a. điều hoà, mã hoá, kết thúc. b. khởi động, mã hoá, kết thúc. c. điều hoà, vận hành, kết thúc. d. điều hoà, vận hành, mã hoá. 35. Ở sinh vật nhân thực a. các gen có vùng mã hoá liên tục ( gen không phân mảnh). b. các gen không có vùng mã hoá liên tục. c. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục (gen phân mảnh) . d. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục. 36. Ở sinh vật nhân sơ a. các gen có vùng mã hoá liên tục ( gen không phân mảnh). b. các gen có vùng mã hoá không liên tục. c. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục (gen phân mảnh) . d.phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tuc. 37. Bản chất của mã di truyền là a. một bộ 3 mã hoá cho 1 axit amin. b. 3 nuclêotit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho 1 axit amin. c. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen qui định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. d. các axit amin được mã hoá trong gen. 38. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc a. bổ sung, bán bảo tồn. b. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ, một mạch mới được tổng hợp. c. mạch mới tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ. d. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn. 39. Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN polimeraza có vai trò a. tháo xoắn phân tử ADN bẻ gãy các liên kết hiđro giữa 2 mạch ADN, lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung. b. bẻ gãy các liên kết hiđro giữa 2 mạch ADN c. duỗi xoắn phân tử ADN, lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung d. bẻ gãy các liên kết hiđro giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình nhân đôi. 40. Điểm mấu chốt trong quá trình nhân đôi ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là do a. nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn b. nguyên tắc bán bảo tồn c. sự lắp ráp tuần tự các nucleotit d. một bazơ bé bù với một bazơ lớn. 41. Các protein được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều a. bắt đầu bằng axit amin Met (Met – tARN) b. bắt đầu bằng axit foocmin – Met c. kết thúc bằng Met d. bắt đầu từ một phức hợp aa – tARN. 42. Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm a. tổng hợp ra protein cần thiết b. ức chế sự tổng hợp protein vào lúc cần thiết c. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp protein d. đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà. 43. Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hoà ở các opêron chủ yếu diễn ra trong giai đoạn a. trước phiên mã b. phiên mã. c. dịch mã d. sau dịh mã. 44. Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến a. đã biểu hiện ra kiểu hình b. NST c. gen trội. d. gen hay đột biến NST 45. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào a. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc gen. b. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. c. sức đề kháng của từng cơ thể. d. điều kiện sống của sinh vật. 46. Đột biến trong cấu trúc của gen a. đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình. b. được biểu hiện ngay ra kiểu hình. c. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến. d. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử. 47. Đột biến thành gen lặn biểu hiện a. kiểu hình khi ở trạng thái dị hợ p tử và đồng hợp tử. b. ở phần lớn cơ thể. c. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử. d. ngay ở cơ thể mang đột biến. 48. Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặc cấu trúc của gen là a. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên. b. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc. c.thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác. d. tất cả đều sai. 49. Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong nhân đôi ADN tạo nên a. 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN. b. đột biến A – T G – X. c. đột biến G – X A – T. d. sự sai hỏng ngẫu nhiên. 50. Tác nhân hoá học như 5 – Brôm uraxin là chất đồng đẳng của timin gây đột biến a. thêm nu loại A b. mất nu loại A. c. tạo 2 phân tử timin cùng mạch ADN. d. A –T G – X. 51. Tác động của tia tử ngoại ( UV) là tạo ra a. đột biến thêm nu loại A b. đột mất nu loại A c. đimêtimin ( 2 phân tử timin trên cùng một đoạn mạch ADN gắn nối với nhau) d. đ ... gen cần chuyển để tạo ra cùng một loại “đầu dính” bằng ezim cắt a. pôlimêraza. b. ligaza. c. restrictaza. d. amilaza. 17. Trong trường hợp gen có lợi là trội hoàn toàn thì theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây cho F1 có ưu thế lai cao nhất? a. AabbDD x AABBDD b. AabbDD x aaBBdd c. aaBBdd x aabbdd d. aabbDD x AabbDD 18. Dùng hoá chất cônxisin tác động vào loại cây trồng nào dưới đây có thể tạo ra giống tam bội đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất a. lúa b. đâu tương c. dâu tằm d. ngô 19. Cừu Đôly có kiểu gen giống với cừu nào nhất trong các con dưới đây? a. Cừu cho trứng. b. Cừu cho nhân tế bào. c. Cừu mang thai d. Cừu cho trứng và cừu mang thai 20. Phương pháp chủ yếu để tạo ra biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi, cây trồng là a. sử dụng các tác nhân vật lí b. sử dụng các tác nhân hoá học c. lai hữu tính ( lai giống) d. thay đổi môi trường sống 21. Từ một nhóm tế bào sinh dưỡng ở thực vật, người ta có thể sử dụng các loại hoocmôn thích hợp và nuôi cấy trong những môi trường đặc biệt để tạo ra những cây trồng hoàn chỉnh. Đây là phương pháp a. tạo giống mới bằng gây biến dị b. tạo giống mới bằng công nghệ gen. c. tạo giống bằng công nghệ tế bào d. cấy truyền phôi 22. Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp - carôten ( tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt được tạo ra nhờ a. phương pháp lai giống b. công nghệ tế bào c. gây đột biến nhân tạo d. công nghệ gen 23. Một trong những ứng dụng của kĩ thuật di truyền là A. sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn. B. tạo thể song nhị bội. C. tạo các giống cây ăn quả không hạt. D. tạo ưu thể lai. 24. Cừu Đôly được tạo ra từ phương pháp A. nhân bản vô tính ở động vật. B. cấy truyền phôi. C. công nghệ tế bào thực vật. D. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp. 34. Sinh vật nào sau đây được tạo ra từ phương pháp biến đổi gen? A. cừu Đôly B. cừu cho sữa chứa prôtêin người. C. cà chua tứ bội ( 4n) D. con la được tạo ra từ lừa đực và ngựa cái. 25. Dạng song nhị bội hữu thụ được tạo ra bằng cách A. gây đột biến nhân tạo bằng chất 5-brôm uraxin. B. lai xa kèm đa bội hóa. C. gây đột biến nhân tạo bằng tia phóng xạ. D. gây đột biến nhân tạo bằng cônsixin. 26. Tác động của cônsixin gây ra đột biến thể đa bội là do cônsixin có khả năng A. ngăn cản quá trình hình thành màng tế bào. B. ngăn cản khả năng tác đôi các NST kép ở kì sau. C. cản trở sự hình thành thoi phân bào. D. kích thích sự nhân đôi nhưng không phân li của NST. 27. Dạng đột biến nào sau đây có giá trị trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống có năng suất cao , phẩm chất tốt, không có hạt? A. đột biến gen B. đột biến lệch bội C. đột biến đa bội D. đột biến thể ba. 28. Giao phối cần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thường dẫn đến thoái hoá giống là do A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp. B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về thể đồng hợp. C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại. D. tập trung các gen trội có hại ở các thế hệ sau. 29. Ở dòng thuần, tất cả các gen đều được biểu hiện thành tính trạng. nguyên nhân vì a. các gen ở trạng thái đồng hợp. b. tất cả các gen đều là gen trội. c. không có các gen lặn có hại. d. dòng thuần mang tính trạng tốt. CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI 1. Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình “cấm kết hôn trong vòng 3 đời” là a. gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình. b. đột biến xuất hiện với tần số cao ở thế hệ sau c. thế hệ sau có biểu hiện suy giảm trí tuệ. d. thế hệ sau kém phát triển dần. 2. Liệu pháp gen là a. chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến b. phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, phụ hồi sai hỏng di truyền. c. nghiên cứu các giải pháp để sửa chữa hoặc cắt bỏ các gen gây bệnh ở người. d. chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác để tạo giống mới. 3. Ở người bệnh di truyền nào sau đây liên quan đến đột biến NST? a. bệnh mù màu b. bệnh máu khó động c. bệch bạch tạng d. bệnh Đao 4. Người bệnh mù màu do gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ chồng mắt bình thường sinh con trai bệnh mù màu, cho biết không có đột biến xảy ra, người con tria này nhận gen gây bệnh mù màu từ a. ông nội b. bà nội c. bố d. mẹ. 5. Ở người bệnh di truyền phân tử do a. đột biến gen b. đột biến cấu trúc NST c. đột biến số lượng NST. d. biến dị tổ hợp 6. Người ta thường nói bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì a. nam giới mẫn cảm hơn với bệnh này b. bệnh do gen lặn trên NST giới tính X qui định c. bệnh do gen đột biến trên NST Y qui định. d. chỉ gặp ở nam giới không gặp ở nữ giới. 7. Bệnh phêninkêtô niệu có nguyên nhân do A. đột biến gen B. chế độ ăn uống C. rối loạn tiêu hoá. D. không liên quan dến gen, nên không di truyền 8. Nguyên nhân của bệnh Đao ở người là do đột biến A. mất đoạn NST 21. B. thêm đoạn NST 21. C. 3 NST số 21 D. đột biến gen 9. Trong chuẩn đoán trứơc sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm kiểm tra A. tính chất của nước ối B. tế bào tử cung người mẹ C. tế bào phôi bong ra trong nước ối D. cả A và B 10. Những biện pháp để bảo vệ vốn gen của loài người là A. tạo môi trường sạch, tránh và hạn chế tác hại của tác nhân gây đột biến. B. sử dụng liệu pháp gen. C. sử dụng tư vấn di truyền y học D. tất cả 3 câu trên. 11. Hội chứng Đao có thể dễ dàng phát hiện bằng phương pháp nào sau đây? A. Phả hệ B. Di truyền phân tử C. Di truyền tế bào học. D. nghiên cứu trẻ đồng sinh. 12. Bệnh di truyền phân tử là những bệnh được nghiên cứu cơ chế A. gây đột biến ở mức độ phân tử B. gây bệnh ở mức độ phân tử C. gây đột biến ở mức độ tế bào D. gây bệnh ở mức độ tế bào. 13. Cho biết chứng bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường quy định. Bố mẹ có kểiu gen dị hợp thì xác xuất con sinh ra mắc bệnh chiếm tỉ lệ A. 0% B. 25% C. 50% D. 75%. 14. Trong các bệnh dưới đây bệnh nào do lệch bội NST thường? A. Bệnh Đao B. mù màu C. máu khó đông D. ung thư máu. Đề thi TN-2009 Câu 1: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng? A. AA × aa. B. Aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × Aa. Câu 2: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể A. có cùng kiểu gen. B. có kiểu hình khác nhau. C. có kiểu hình giống nhau. D. có kiểu gen khác nhau. Câu 3: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính A. 11 nm. B. 2 nm. C. 30 nm. D. 300 nm. Câu 7: Một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen là 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. Tần số tương đối của alen A và alen a lần lượt là A. 0,3 và 0,7. B. 0,6 và 0,4. C. 0,4 và 0,6. D. 0,5 và 0,5. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen? A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. B. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%. C. Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng cao. D. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%. Câu 10: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,5AA : 0,5Aa. B. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. C. 0,5Aa : 0,5aa. D. 0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa. Câu 11: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành A. thể tam bội. B. thể lưỡng bội. C. thể đơn bội. D. thể tứ bội. Câu 12: Bản chất quy luật phân li của Menđen là A. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân. B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1. C. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1. D. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1. Câu 13: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. mất đoạn. Câu 15: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là A. 40%. B. 20%. C. 30%. D. 10%. Câu 16: Một trong những đặc điểm của mã di truyền là A. không có tính thoái hoá. B. mã bộ ba. C. không có tính phổ biến. D. không có tính đặc hiệu. Câu 18: Cừu Đôly được tạo ra nhờ phương pháp A. lai khác loài. B. gây đột biến. C. nhân bản vô tính. D. chuyển gen. Câu 19: Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. Hiện tượng trên được gọi là A. thoái hoá giống. B. đột biến. C. di truyền ngoài nhân. D. ưu thế lai. Câu 21: Theo trình tự từ đầu 3' đến 5' của mạch mã gốc, một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự nuclêôtit: A. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa. B. vùng mã hoá, vùng điều hòa, vùng kết thúc. C. vùng điều hòa, vùng kết thúc, vùng mã hóa. D. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc. Câu 23: Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô A. do một cặp gen quy định. B. di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp. C. di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. D. di truyền theo quy luật liên kết gen. Câu 24: Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là A. bí ngô. B. cà chua. C. đậu Hà Lan. D. ruồi giấm. Câu 25: Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến A. thể không (2n-2). B. thể một (2n-1). C. thể ba (2n+1). D. thể bốn (2n+2). Câu 27: Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Bố bị bệnh mù màu đỏ và lục; mẹ không biểu hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục. Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu đỏ và lục là A. 75%. B. 25%. C. 12,5%. D. 50%. Câu 29: Cho phép lai P: AB/Abxab/aB×. Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AB/aB ở F1 sẽ là A. 1/16. B. 1/2. C. 1/8. D. 1/4. Câu 33: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen? A. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X. B. Thêm một cặp nuclêôtit. C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A. D. Mất một cặp nuclêôtit. Câu 35: Giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten (tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt được tạo ra nhờ ứng dụng A. phương pháp cấy truyền phôi. B. phương pháp lai xa và đa bội hoá. C. phương pháp nhân bản vô tính. D. công nghệ gen. Câu 39: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại A. Guanin (G). B. Uraxin (U). C. Ađênin (A). D. Timin (T).
Tài liệu đính kèm: