Bài tập phần Di truyền học quần thể

Bài tập phần Di truyền học quần thể

BÀI TẬP PHẦN DTH QUẦN THỂ

Bài 1.

 Ở ngô, A: hạt vàng, a: hạt trắng. Tiến hành trồng 3000 cây AA lẫn 2000 cây Aa. Cho rằng các nhân tố tiến hoá không can thiệp vào quần thể.

1/ Xác định tần số các alen trong quần thể đã cho.

2/ Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi như thế nào trong quần thể ở các thế hệ F1, F2, F3.

Bài 2.

 Một quần thể P có cấu trúc di truyền là: 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.

1/ Tính tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể P.

2/ Quần thể P nói trên có ở trạng thái cân bằng di truyền không? Tại sao?

3/ Nếu xảy ra quá trình ngẫu phối ở quần thể P nói trên thì cấu trúc DT của QT F1 sẽ như thế nào? Nêu nhận xét về cấu trúc DT của QT F1.

4/ Khi một quần thể đã ở trạng thái cân bằng di truyền, nếu muốn duy trì trạng thái cân bằng di truyền đó thì cần những điều kiện gì?

 

doc 1 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập phần Di truyền học quần thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập phần DTH quần thể
Bài 1.
	ở ngô, A: hạt vàng, a: hạt trắng. Tiến hành trồng 3000 cây AA lẫn 2000 cây Aa. Cho rằng các nhân tố tiến hoá không can thiệp vào quần thể.
1/ Xác định tần số các alen trong quần thể đã cho.
2/ Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi như thế nào trong quần thể ở các thế hệ F1, F2, F3.
Bài 2.
	Một quần thể P có cấu trúc di truyền là: 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
1/ Tính tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể P.
2/ Quần thể P nói trên có ở trạng thái cân bằng di truyền không? Tại sao?
3/ Nếu xảy ra quá trình ngẫu phối ở quần thể P nói trên thì cấu trúc DT của QT F1 sẽ như thế nào? Nêu nhận xét về cấu trúc DT của QT F1.
4/ Khi một quần thể đã ở trạng thái cân bằng di truyền, nếu muốn duy trì trạng thái cân bằng di truyền đó thì cần những điều kiện gì?
Bài 3.
	ở ruồi giấm, mắt trắng là tính trạng lặn do gen a nằm trên phần không tương đồng của NST X quy định. Trong 1 QT ruồi giấm thấy có 240 ruồi mắt trắng, trong đó số ruồi cái bằng 2/3 số ruồi đực. Hãy xác định số gen lặn a trong quần thể.
Bài 4. 
	Bệnh bạch tạng ở người do 1 gen lặn trên NST thường quy định. Một quần thể có 90.000 người, trong đó có 270 người bạch tạng.
Hãy xác định tần số và số lượng gen bệnh và gen bình thường, cấu trúc DT của quần thể.
Bài 5.
	Cho 1 quần thể với tỉ lệ kiểu gen là 1AA: 10Aa: 10aa. Giả thiết rằng áp lực của đột biến là không có và khả năng sống của các kiểu gen là như nhau. 
	Hãy xác định:
1/ Cấu trúc di truyền của quần thể ở F3 trong trường hợp tự phối bắt buộc.
2/ Cấu trúc di truyền của quần thể ở F3 trong trường hợp giao phối tự do.
Bài 6.
	ở gà: AA: lông đen, Aa: lông đốm, aa: lông trắng. Một quần thể gồm có 410 con lông đen, 580 con lông đốm và 10 con lông trắng.
1/ Quần thể trên có ở trạng thái cân bằng di truyền chưa ?
2/ Quần thể trên đạt trạng thái cân bằng di truyền với điều kiện nào ?
3/ Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền.
Bài 7.
	Thế hệ ban đầu có 2 cá thể aa và 1 cá thể Aa. Cho 3 cá thể này tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ, sau đó lại cho ngẫu phối ở thế hệ thứ tư.
Biết A: hạt đỏ, a: hạt trắng. Khả năng sống và sinh sản của mọi cá thể là như nhau. Hãy xác định tỉ lệ hạt đỏ và hạt trắng ở thế hệ thứ 4.
Bài 8. 
	ở mèo, lông hung: d, lông đen: D, lông tam thể: Dd. Các gen nằm trên NST X. Khi kiểm tra 691 con mèo, xác định được tần số xuất hiện gen D: 89,3%, gen d: 10,7%. Số mèo tam thể đếm được 64 con. Xác định số lượng mèo đực và mèo cái lông không phải tam thể? Biết rằng việc xác định tần số gen dựa vào định luật Hacđi-Vanbec.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap phan DTH quan theOn thi DH 0809.doc