Bài tập Hóa học 12 - Tuần 34+35 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

Bài tập Hóa học 12 - Tuần 34+35 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết được :

- Vai trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế.

 - Hoá học đã góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề về lương thực, thực phẩm, tơ sợi, thuốc chữa bệnh, thuốc cai nghiện ma tuý.

 Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước.

 Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học.

 Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học.

2. Kĩ năng

 Tìm thông tin và trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông tin và rút ra nhận xét về các vấn đề trên.

 Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, chất phế thải,

 Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng sản xuất được bằng con đường hoá học.

 Tìm thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong bài học, xử lí thông tin, rút ra kết luận về các vấn đề trên.

 Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn về thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm.

 Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường.

 Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn.

 Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất.

* Trọng tâm

 Vai trò của hoá học đối với năng lượng, nhiên liệu, vật liệu.

 Vai trò của hoá học đối với lương thực, thực phẩm, may mặc và sức khỏe con người.

 Vai trò của hoá học đối với việc ô nhiễm môi trường và xử lí chất gây ô nhiễm môi trường

II. Chuẩn bị

GV: tư liệu liên quan bài giảng

HS: đọc bài trước ở nhà.

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học 12 - Tuần 34+35 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 09/03/2012
Tiết 65-66-67; tuần 34-35
CHƯƠNG IX. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được :
- Vai trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế.
 - Hoá học đã góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề về lương thực, thực phẩm, tơ sợi, thuốc chữa bệnh, thuốc cai nghiện ma tuý.
- Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước.
- Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học.
- Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học.
2. Kĩ năng 
- Tìm thông tin và trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông tin và rút ra nhận xét về các vấn đề trên.
- Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, chất phế thải,
- Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng sản xuất được bằng con đường hoá học.
- Tìm thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong bài học, xử lí thông tin, rút ra kết luận về các vấn đề trên.
- Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn về thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm.
- Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường.
- Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn.
- Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất.
* Trọng tâm
- Vai trò của hoá học đối với năng lượng, nhiên liệu, vật liệu.
- Vai trò của hoá học đối với lương thực, thực phẩm, may mặc và sức khỏe con người.
- Vai trò của hoá học đối với việc ô nhiễm môi trường và xử lí chất gây ô nhiễm môi trường
II. Chuẩn bị
GV: tư liệu liên quan bài giảng
HS: đọc bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới 
Hoạt động 1. Tóm tắt lí thuyết (phát phiếu cho học sinh đọc, kết hợp SGK)
A - Hóa học góp phần giải quyết vấn đề vật liệu cho tương lai
 Hóa học kết hợp với các ngành khoa học nghiên cứu và khai thác các vật liệu mới có trọng lượng nhẹ, độ bền cao và có công năng đặc biệt: vật liệu compozic; vật liệu hỗn hợp chất vô cơ và hữu cơ; vật liệu hỗn hợp nano.
B - Hóa học và vấn đề lương thực thực phẩm
- Hóa học đã góp phần làm tăng số lượng và chất lượng lương, thực thực phẩm, nghiên cứu và sản xuất các chất hóa học có tác dụng bảo vệ và phát triển thực vật, động vật. Thí dụ: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh truởng Nghiên cứu ra các chất màu, chất phụ gia thực phẩm, hương liệu giúp chế biến được thực thực phẩm thơm ngon, hình thức đẹp nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bằng phương pháp hóa học, tăng cường chế biến thực phâm nhân tạo hoặc chế biến thực phẩm theo công nghệ hóa học tọ ra sản phẩm có chất lượng cao hơn phù hợp với những nhu cầu khác nhau của con người.
C- Hóa học và vấn đề may mặc
Các loại tơ sợi hóa học được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp nên đã dần đáp ứng đuợc nhu cầu về số lượng, chất lượng và mĩ thuật
D- Hóa học và vấn đề sức khỏe con người
1. Dược phẩm
- Nhiều loại bệnh không thể chỉ dùng các loại cây cỏ tự nhiên trực tiếp để chữa trị.
- Ngành hóa học đã gpá phần tạo ra những loại thuốc tân dược có nhiều ưu thế: sử dung đơn giản, bệnh khỏi nhanh, có hiệu quả đặc biệt đối với một số bệnh do virut và một số bệnh hiểm nghèo
2. Chất gây nghiện, chất ma túy, phòng chống ma túy
Hóa học đã góp phần làm rõ thành phần hóa học, tác dụng tâm, sinh lí của một số chất gây nghiện, ma túy. Trên cơ sở đó giúp tạo ra các biện pháp phòng chống sử dụng chất ma túy, chất gây nghiện.
V - Hoá học và vấn đề ô nhiễm môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường
1. Ô nhiễm không khí như: Gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động - thực vật, tạo mưa axit
2. Ô nhiễm môi trường nước: Tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm các ion của kim loại nặng, các anion NO, PO, SO, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học.
3. Ô nhiễm đất: Ô nhiễm đất do kim loại nặng là nguồn ô nhiễm nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất.
* Nhận biết môi trường bị ô nhiễm: Quan sát, xác định bằng các thuốc thử, xác định độ pH, xác định bằng các dụng cụ đo.
* Một số phương pháp xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường
 + Phương pháp hấp thụ.
 + Phương pháp hấp thụ trong than bùn, phân rác, đất xốp, than hoạt tính.
 + Phương pháp oxi hoá - khử.
Hoạt động 2. Câu hỏi trắc nghiệm (phát bài tập cho học sinh làm)
Câu 1: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống.	B. cát.	C. lưu huỳnh.	D. muối ăn.
Câu 2: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây ?
A. Khí cacbonic. 	B. Khí clo. 	C. Khí hidroclorua. 	D. Khí cacbon oxit.
Câu 3: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là 
	A. nicotin.	B. aspirin.	C. cafein.	D. moocphin.
Câu 4: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CH4. 	B. CH4 và NH3. 	C. SO2 và NO2. 	D. CO và CO2.
Câu 5: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dd HCl.	B. Dd NH3.	C. Dd H2SO4.	D. Dd NaCl.
Câu 6: Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào sau đây ? 
A. Cl2. 	B. H2S. 	C. SO2. 	D. NO2.
Câu 7: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là
	A. penixilin, paradol, cocain.	B. heroin, seduxen, erythromixin
	C. cocain, seduxen, cafein.	D. ampixilin, erythromixin, cafein.
Câu 8: Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại các khí đó ? 
	A. NaOH. 	B. Ca(OH)2. 	C. HCl. 	D. NH3.
Câu 9: Sự tăng nồng độ của các chất CO, CO2, SO2, H2S,... gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính sẽ
	 A. làm cho nhiệt độ của trái đất nóng lên.	
B. làm cho nhiệt độ của trái đất hạ xuống thấp.
C. không ảnh hưởng gì đến nhiệt độ của trái đất.
D. không gây hạn hán, lũ lụt.
Câu 10: Trong số các nguồn năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng sạch?
A. điện hạt nhân, năng lượng thủy triều
B. năng lượng gió, năng lượng thủy triều
C. năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa nhiệt
D. năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân
Câu 11: Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào có nguồn gốc hữu cơ ?
	A. gốm, sứ	B. xi măng	C. chất dẻo	D. đất sét nặn
Câu 12: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường ?
	A. than đá	B. xăng, dầu	C. khí butan (gaz)	D. khí hidro
Câu 13: Người ta sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nhiên liệu hóa thạch bằng cách nào sau đây ?
A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm biogaz 
	B. Lên men ngũ cốc
C. Thu khí metan từ khí bùn ao
D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò.
Câu 14. Con người đã sử dụng các nguồn năng lượng: năng lượng hóa thạch, năng lượng hạt nhân, năng lượng thủy lực, năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Số lượng nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường trong các nguồn năng lượng trên là
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 15: Một loại than đá dùng cho một nhà máy nhiệt điện có chứa 2% lưu huỳnh. Nếu mỗi ngày nhà máy đốt hết 100 tấn than chì trong một năm (365 ngày) khối lượng khí SO2 thải vào khí quyển là:
	A. 1530 tấn.	B. 1420 tấn.	C. 1460 tấn.	D. 1250 tấn.
Kí duyệt của TTCM 
10 / 03 / 2012
Trương Bá Đoan
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34,35-12.doc