Bài tập Hóa học 12 - Tuần 31 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

Bài tập Hóa học 12 - Tuần 31 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

1. Kiến thức

Biết được :

Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể :

 Điều chế FeCl2, Fe(OH)2 và FeCl3, Fe(OH)3 từ sắt và các hoá chất cần thiết.

 Thử tính oxi hoá của K2Cr2O7.

 Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.

2. Kĩ năng

 Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

 Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.

Viết tường trình thí nghiệm.

3. Thái độ

- Có ý thức tìm hiểu, say mê khoa học.

- Rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ, thích tìm hiểu khoa học.

* Trọng tâm

 Điều chế một số hợp chất của sắt.

 Tính oxi hóa của Cr+6 và tính khử của Cu.

II. Chuẩn bị

1. Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, đèn cồn, đũa thuỷ tinh.

 2. Hóa chất: Các dung dịch: NaOH, HCl, K2Cr2O7, FeSO4, Fe2(SO4)3, H2SO4 đăc, H2SO4 loãng, dd KMnO4, HNO3 loãng, FeCl3, KI, đồng mảnh.

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học 12 - Tuần 31 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 24/02/2012
Tiết 59, tuần 31
LUYỆN TẬP: HỆ THỐNG VỀ HÓA VÔ CƠ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Củng cố và hệ thống hóa các kiến thức về hóa vô cơ.
2. K ĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng viết pthh, đặc biệt là phương trình phản ứng oxi hóa-khử
- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập
3. Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu, say mê khoa học. 
- Rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ, thích tìm hiểu khoa học.
II. Phương pháp: học sinh đặt câu hỏi – giáo viên trả lời
III. Chuẩn bị
1. GV: hệ số kiến thức vô cơ
2. HS: câu hỏi liên quan đến hóa vô cơ
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (bỏ qua)
3. Dạy bài mới
 Hoạt động 1: GV hệ thống lại các kiến thức cần nắm
Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học;
Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học; chất điện li, pH
Tính chất các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm VA-VIA-VIIA;
Tính chất các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố kim loại.
Hoạt động 2: HS đặt câu hỏi – HS trả lời, GV bổ sung.
V. DẶN DÒ: Ôn tập kiến thức chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
NS: 24/02/2012
Tiết 60; tuần 31
Bài 39. THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA SẮT, ĐỒNG VÀ
HỢP CHẤT CỦA SẮT, CROM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể :
- Điều chế FeCl2, Fe(OH)2 và FeCl3, Fe(OH)3 từ sắt và các hoá chất cần thiết.
- Thử tính oxi hoá của K2Cr2O7.
- Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.
2. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu, say mê khoa học. 
- Rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ, thích tìm hiểu khoa học.
* Trọng tâm
- Điều chế một số hợp chất của sắt.
- Tính oxi hóa của Cr+6 và tính khử của Cu.
II. Chuẩn bị
1. Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, đèn cồn, đũa thuỷ tinh.
 	2. Hóa chất: Các dung dịch: NaOH, HCl, K2Cr2O7, FeSO4, Fe2(SO4)3, H2SO4 đăc, H2SO4 loãng, dd KMnO4, HNO3 loãng, FeCl3, KI, đồng mảnh.
III. Tiến trình thực hành
 Tổ chức các hoạt động bài thực hành: GV chia học sinh ra thành nhiều nhóm và cho học sinh tiến hành thí nghiệm; GV quan sát, hướng dẫn...
Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2
Tiến hành: Cho 3-4 ml dd HCl vào ống nghiệm có sẵn đinh sắt đã được làm sạch sét; đun nóng nhẹ.
Hiện tượng và giải thích: Dung dịch tạo thành có màu xanh nhạt, có khí thoát ra
Fe + 2HCl FeCl2 + H2↑
Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2
Cách tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vào ống nghiệm 4-5 ml dd NaOH đã đun sôi, rót nhanh dd FeCl2 vào
Hiện tượng và giải thích:
Trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng xanh sau thời gian kết tủa chuyển sang màu màu nâu đỏ.
Pthh: FeCl2 + 2 NaOH Fe(OH)2↓ + 2NaCl
	 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3↓
Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7
a) Tiến hành thí nghiệm: Cho 3-4 ml dd H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn đinh sắt đã được làm sạch sét; nhỏ từng giọt K2Cr2O7 vào dd FeSO4 vừa thu được.
b) Hiện tượng và giải thích:
Dd thu được có màu nâu đỏ:
 6FeSO4 + 7H2SO4 + K2Cr2O7 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O
Thí nghiệm 4: Phản ứng của đồng với dd H2SO4 đặc, nóng
Tiến hành thí nghiệm:
Nhỏ 5 giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm có vài mảnh đồng rồi đun nóng. Để nguội nhỏ vài giọt NaOH vào
Hiện tượng và giải thích:
Sau một thời gian miệng ống nghiệm có khí mùi hắc bay ra, dung dịch có màu xanh. Nhỏ dd NaOH vào có kết tủa xanh.
Pthh: Cu +2 H2SO4, đ,n CuSO4 + SO2↑ + 2 H2O
	CuSO4 + 2 NaOH Cu(OH)2↓ + Na2SO4
* HS viết tường trình thí nghiệm
* Hướng dẫn HS vệ sinh phòng thí nghiệm, xử lí hoá chất sau thực hành. HS viết tường trình thí nghiệm
IV- Rút kinh nghiệm	
Kí duyệt TTCM
25/02/ 2012
Trương Bá Đoan

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31-12.doc