Bài tập Hóa học 12 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

Bài tập Hóa học 12 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

1. Kiến thức

 - Củng cố và hệ thống hóa tính chất của các kim loại Cr, Cu, Ni, Zn, Sn, Pb và một số hợp chất của chúng.

- Thiết lập được mối quan hệ giữa các đơn chất và hợp chất, giữa các hợp chất với nhau của mỗi nguyên tố dựa và tính chất hóa học của chúng.

2. K ĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng viết pthh, đặc biệt là phương trình phản ứng oxi hóa-khử

- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập

3. Thái độ

- Có ý thức tìm hiểu, say mê khoa học.

- Rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ, thích tìm hiểu khoa học.

II. Phương pháp: thảo luận nhóm kết hợp với giải bài tập

III. Chuẩn bị

 1. GV: giao công việc, bài tập cho học sinh

 2. HS: ôn tập lí thuyết và chuẩn bị bài tập có liên quan

IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong lúc giải bài tập)

3. Dạy bài mới

 Hoạt động 1:

- GV: Hãy cho biết cấu hình electron của đồng, crom và tính chất hóa học của chúng?

- HS: lên bảng trình bày

 

doc 5 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học 12 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 57, tuần 30
NS: 17/02/2012
Bài 38. LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CROM,
ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Củng cố và hệ thống hóa tính chất của các kim loại Cr, Cu, Ni, Zn, Sn, Pb và một số hợp chất của chúng.
- Thiết lập được mối quan hệ giữa các đơn chất và hợp chất, giữa các hợp chất với nhau của mỗi nguyên tố dựa và tính chất hóa học của chúng.
2. K ĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng viết pthh, đặc biệt là phương trình phản ứng oxi hóa-khử
- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập
3. Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu, say mê khoa học. 
- Rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ, thích tìm hiểu khoa học.
II. Phương pháp: thảo luận nhóm kết hợp với giải bài tập
III. Chuẩn bị
	1. GV: giao công việc, bài tập cho học sinh
	2. HS: ôn tập lí thuyết và chuẩn bị bài tập có liên quan
IV. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong lúc giải bài tập)
Dạy bài mới
 Hoạt động 1: 
GV: Hãy cho biết cấu hình electron của đồng, crom và tính chất hóa học của chúng?
HS: lên bảng trình bày
Hoạt động 2: 
GV: Cho HS làm việc theo nhóm để giải lần lượt các bài tập trong SGK
HS: làm việc theo nhóm rồi lên bảng trình bày
Bài tập 1
	Cu + S CuS
	CuS + Pb(NO3)2 à Cu(NO3)2 + PbS
	Cu(NO3)2 + 2NaOH à Cu(OH)2 + 2NaNO3 
	Cu(OH)2 + 2HCl à CuCl2 + 2H2O
	CuCl2 + Fe à Cu + FeCl2 
Bài tập 2
	2Al + 2NaOH + 2H2O à 2NaAlO2 + 3H2 	(1)
	mAl = 0,2 x 27 = 5,4 (g)
	mCr-Fe = 100 – 5,4 = 94,6 (g)
	Fe + 2HCl à FeCl2 + H2	(2)
	 x	 x
	Cr + 2HCl à CrCl2 + H2	(3)
 y	 y
	Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe, Cr
 	56x + 52y = 94,6
	x + y = 1,7
	à x = 1,55 y = 0,15
	mCr = 0,15 x 52 = 7,8(g)
Bài tập 3
	Fe + 2HCl à FeCl2 + H2
Bài tập 4
	CuO + H2 Cu + H2O
	 0,3	 0,3
	CuO + 2HNO3 à Cu(NO3)2 + H2O
 0,1 (1-0,8)
	3Cu + 8HNO3 à 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
 0,3	0,8	 0,2	(mol)
 H=
Bài tập 5
 Fe + Cu2+ à Fe2+ + Cu
 56g 64 	 tăng 8 (g)
 1,2 (g)
Bài tập 6 B.
V. Rút kinh nghiệm	
NS: 17/02/2012
Tiết 58, tuần 30
LUYỆN TẬP: HỆ THỐNG VỀ KIM LOẠI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Củng cố và hệ thống hóa tính chất của các kim loại.
- Củng cố và hệ thống hóa tính chất hợp chất của các kim loại.
2. K ĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng viết pthh, đặc biệt là phương trình phản ứng oxi hóa-khử
- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập
3. Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu, say mê khoa học. 
- Rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ, thích tìm hiểu khoa học.
II. Phương pháp: làm bài tập trắc nghiệm dưới hình thức kiểm tra thử
III. Chuẩn bị
1. GV: bài tập trắc nghiệm
2. HS: ôn tập lí thuyết và chuẩn bị bài tập
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (bỏ qua)
3. Dạy bài mới
 Hoạt động 1: 
GV phát bài tập (đề KT 40 phút lấy điểm hệ số 1).
Làm bài độc lập
Hoạt động 2: 
Thu bài, tiết sau sửa.
Câu 1: Nhúng lá sắt nặng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M .Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy khối lượng của nó bằng 8,8 gam .Xem thể tích dung dịch không đổi thì nồng độ CuSO4 sau phản ứng bằng bao nhiêu ?
 	A. 0,9 M B. 1,8 M C. 1 M D. 1,5 M
Câu 2: Một hỗn hợp X (Al2O3, Fe2O3, SiO2) để tách Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp X, ta cần khuấy X vào dung dịch lấy dư
A . H2SO4 B. HCI C. NaOH D. NaCl
Câu 3: Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Ag, Al. Nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào ?
A. Ba, Al, Ag	B. Ag, Fe, Al	C. Ag, Ba	D. cả 5 kim loại
Câu 4: Hoà tan hỗn hợp gồm: a mol Na2O và b mol Al2O3 vào nước thì chỉ thu được dung dịch chứa chất tan duy nhất. khẳng định nào đúng ?
A. a b	B. a = 2b	C. a=b	D. a b
Câu 5: Hàm lượng oxi trong một oxit sắt FexOy không lớn hơn 25%. Oxit sắt này có thể là:
A. FeO	B. Fe2O3	C. Fe3O4	D. không xác định được
Câu 6: Hỗn hợp X gồm Zn và CuO. X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH sinh ra 4,48 lit khí H2 (đktc). Để hoà tan hết X cần 400ml dung dịch HCl 2M. khối lượng X bằng:
A. 21 gam	B. 62,5 gam	C. 34,5 gam	D. 29 gam
Câu 7: Sắt không tác dụng với chất nào sau đây ?
A. dung dịch HCl loãng	B. dung dịch H2SO4 đặc nóng
C. dung dịch CuSO4	D. dung dịch Al(NO3)3
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. ion Ag+ có thể bị oxi hoá thành Ag	B. nguyên tử Mg có thể khử được ion Sn2+
C. ion Cu2+ có thể oxi hóa được nguyên tử Al	D. CO không thể khử MgO thành Mg
Câu 9: Nhóm mà các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuSO4 là:
A. Ba, Mg, Hg	B. Na, Al, Fe, Ba
C. Al, Fe, Mg, Ag	D. Na, Al, Cu
Câu 10: cho sơ đồ sau: Al à A à Al(OH)3 à B à Al(OH)3 à C à Al. các kí tự A, B, C lần lượt là: 
A. NaAlO2, AlCl3, Al2O3	B. Al2O3, AlCl3, Al2S3
C. KAlO2, Al2(SO4)3, Al2O3	D. A và C đúng
Câu 11: Trong các phương pháp điều chế kim loại sau, phương pháp nào không đúng ?
Điều chế nhôm bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3
Điều chế Ag bằng phản ứng giữa dung dịch AgNO3 với Zn
Điều chế Cu bằng phản ứng giữa CuO với CO ở nhiệt độ cao
Điều chế Ca bằng cách điện phân dung dịch CaCl2
Câu 12: Hòa tan hết 0,5 gam hỗn hợp gồm: Fe và kim loại hóa trị 2 bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,12 lit khí H2 (đktc). Kim loại hóa trị 2 đã dùng là:
A. Ni	B. Zn	C. Mg	D. Be
Câu 13: Hòa tan 8 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại M ( hóa trị 2, đứng trước H2 trong dãy điện hóa) vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lit H2 (đktc). Mặt khác để hòa tan 4,8 gam kim loại M thì dùng chưa đến 500 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại M là:
A. Zn	B. Mg	C. Ca	D. Ba
Câu 14: Một vật bằng hợp kim Cu-Zn được nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng, hiện tượng xảy ra là:
A. Zn bị ăn mòn, có khí H2 thóat ra.	B. Zn bị ăn mòn, có khí SO2 thoát ra.
C. Cu bị ăn mòn, có khí H2 thoát ra	D. Cu bị ăn mòn, có khí SO2 thoát ra.
Câu 15: Một dung dịch chứa a mol NaAlO2 tác dụng với một dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa Al(OH)3 sau phản ứng là:
A. a=2b	B. b<4a	C. a=b	D. b<5a
Câu 16: Cho 2 cặp oxi hóa khử: Xx+/X đứng trước cặp Yy+/Y trong dãy điện hóa. Phát biểu nào sau đây không dúng?
A. tính oxi hóa của Yy+ mạnh hơn Xx+	 B. X có thể oxi hoá được Yy+đứng trước cặp Yy+/Y
C. Yy+ có thể oxi hóa được X	D. tính khử của X mạnh hơn Y
Câu 17: Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm AlCl3 và FeSO4, thu được kết tủa A. Nung A trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn B. cho H2 dư qua B nung nóng , phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn C. C có chứa:
A. Al và Fe	B. Al2O3 và Fe	C. Al, Al2O3, Fe và FeO	 D. Fe
Câu 18: Phản ứng nào sau đây thu được Al(OH)3 ?
A. dung dịch AlO2- + dung dịch HCl	B. dung dịch AlO2- + dung dịch Al3+
C. dung dịch AlO2- + CO2/H2O	D. cả A, B, C
Câu 19: Để kết tủa hoàn toàn Al(OH)3 có thể dùng cách nào sau đây ?
Cho dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch NaOH dư.	
Cho dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch NH3 dư
Cho dung dịch NaAlO2 tác dụng với dung dịch HCl dư.
Cho dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư.
Câu 20: Có 3 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4. thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch trên là:
A. Al	B. CaCO3	C. Na2CO3	D. quỳ tím
Câu 21: Khi điện phân nóng chảy Al2O3 sản xuất Al, người ta thêm criolit (Na3AlF6) vào Al2O3 với mục đích
A. tạo lớp màng bảo vệ cho nhôm lỏng	B. tăng tính dẫn điện của chất điện phân
C. giảm nhiệt độ nóng chảy của chất điện phân	D. cả A, B, C đều đúng
Câu 22: Điện phân dung dịch FeCl2 , sản phẩm thu được là:
A. Fe, O2, HCl	B. H2, O2, Fe(OH)2	C. Fe, Cl2	D. H2, Fe, HCl
Câu 23: Cho dung dịch chứa các ion: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-+. muốn loại được nhiều cation nhất ra khỏi dung dịch trên thì nên dùng hóa chất nào sau đây ?
A. dung dịch NaOH	B. dung dịch Na2CO3	
C. dung dịch KHCO3	 	 	D. dung dịch Na2SO4.
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 2,32 gam Fe3O4 trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được V ml khí X ( màu nâu) ở đktc. V có giá trị là:
A. 336 ml	B. 112 ml	C. 224 ml	D. 448 ml
Câu 25: Trong nước tự nhiên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối: Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để loại đồng thời các cation trong các muối trên ?
A. NaHCO3	B. K2SO4	C. Na2SO4	D. NaOH
+HNO3
+ dd NH3
+ Fe
+Cl2
+HCl
Câu 26: cho sơ đồ sau: 
 Fe 	A B 	A 	D 	E. Các kí tự A, B, D, E lần lượt là:
	 A. FeCl3, FeCl2, Fe(OH)2, Fe(NO3)3	 B. FeCl2, FeCl3, Fe(OH)2, Fe(NO3)3
	C. . FeCl3, FeCl2, Fe(OH)2, Fe(NO3)2	 D. . FeCl3, FeCl2, Fe(OH)3, Fe(NO3)3
Câu 27: Điện phân dung dịch NaCl đến hết ( có màng ngăn, điện cực trơ), cường độ dòng địên 1,61A thì hết 60 phút. Thêm 0,03 mol H2SO4 vào dung dịch sau điện phân thì thu được muối với khối lượng:
	A. 4,26 gam	 B. 8,52 gam	C. 6,39 gam	D. 2,13 gam
Câu 28: Cho 4 kim loại: Al, Fe, Mg, Cu và bốn dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, Al2(SO4)3, kim loại nào khử được cả 4 dung dịch muối trên :
	A. Mg	 B. Mg và Al	C. Mg và Fe	D. Cu
Câu 29: Hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn thu được chất rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOh dư thu được 6,72 lit H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 26,88 lit khí H2 (đktc). Khối lượng Al và Fe3O4 trong hỗn hợp đầu bằng:
 A. 54g; 139,2g B. 29,7g; 69,6g	 C. 27g; 69,6g	D. 59,4;g; 139,2g
Câu 30: Trong quá trình ăn mòn điện hóa, ở điện cực âm xảy ra:
 A. quá trình oxi hóa nước trong dd điện li B. quá trình khử kim loại
 C. qúa trình oxi hóa kim loại	 D. quá trình oxi hóa oxi trong dd điện li.
V. DẶN DÒ: Ôn tập kiến thức chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
Kí duyệt TTCM
18 / 02 / 2012
Trương Bá Đoan

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30-12.doc