Bài tập Hóa học 12 - Tuần 24 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

Bài tập Hóa học 12 - Tuần 24 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết được: Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng ; Cách làm mềm nước cứng.

  Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch.

2. Kĩ năng

3. Thái độ: mối liên hệ giữa hóa học và cuộc sống.

* Trọng tâm: Các loại độ cứng của nước và cách làm nước mất tính cứng

II. Chuẩn bị

GV:

HS: Đọc bài trước ở nhà.

III. Phương pháp giảng dạy

 Đàm thoại gợi mở, họat động nhóm thảo luận.

IV. Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

HS1: Nêu tính chất hóa học của kim loại kiềm? Viết các pthh minh họa?

HS2:Viết các phương trình pư chứng minh :

 * NaHCO3 là một hợp chất lưỡng tính

 * Dung dịch NaHCO3, Na2CO3 có phản ứng kiềm

 

doc 4 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học 12 - Tuần 24 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45; tuần 24
Ngày 01/01/2012
Bài 26. KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT
QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
Biết được: Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng ; Cách làm mềm nước cứng.
 - Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch.
2. Kĩ năng
3. Thái độ: mối liên hệ giữa hóa học và cuộc sống.
* Trọng tâm: Các loại độ cứng của nước và cách làm nước mất tính cứng
II. Chuẩn bị
GV:	
HS: Đọc bài trước ở nhà.
III. Phương pháp giảng dạy
 	 Đàm thoại gợi mở, họat động nhóm thảo luận.
IV. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
HS1: Nêu tính chất hóa học của kim loại kiềm? Viết các pthh minh họa?
HS2:Viết các phương trình pư chứng minh :
 * NaHCO3 là một hợp chất lưỡng tính 
 * Dung dịch NaHCO3, Na2CO3 có phản ứng kiềm 
3. Bài mới
Họat động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
 - GV cho HS khám phá thế nào là nước cứng ?
- HS dựa vào kiến thức thực tế và SGK
GV cho HS đọc SGK.
Hoạt động 2
- GV cho HS khám phá về các phương pháp làm mềm nước và viết các pthh xảy ra (nếu có).
a) Đối với nước cứng tạm thời :
+ Đun nóng nước trước khi dùng 
 t0
Ca(HCO3)2 ® CaCO3 ¯ + CO2 + H2O
Lọc bỏ chất kết tủa CaCO3 ta được nước mềm 
Ca(HCO3)2 +Ca(OH)2 ® 2CaCO3¯+ 2H2O
Ca(HCO3)2+Na2CO3®CaCO3¯+ 2NaHCO3
 Lọc bỏ kết tủa ta được nước mềm
b) Đối với nước cứng vĩnh cửu dùng Na2CO3
CaSO4+ Na2CO3® CaCO3¯ + 2Na2SO4
 Lọc bỏ kết tủa thì ta được nước mềm.
Hoạt động 3
HS viết các phương trình
Hoạt động 13 
 Củng cố - dặn dò:
So sánh tính chất của kim loại nhóm IA và nhóm IIA
GV DH BT:4,5,6 SGK (119)
C. NƯỚC CỨNG
 I. KHÁI NIỆM
 - Nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ gọi là nước cứng 
 - Nước không chứa hoặc chứa ít ion Ca2+, Mg2+ gọi là nước mềm
 Ví dụ : 
 - Nước cứng: nước ao, hồ, sông , suối .
 - Nước mền: nước cất, nước mưa
* Phân loại nước cứng 
 1) Nước cứng tạm thời: là nước cứng có chứa ion HCO3-, (gồm các muối: Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 
 2) Nước cứng vĩnh cửu: là nước cứng có chứa các ion Cl-, SO42- ( gồm các muối: CaCl2, CaSO4, MgCl2, MgSO4)
 3) Nước cứng toàn phần:Cả 2 loại trên 
II. TÁC HẠI
 SGK (116)
III. CÁCH LÀM MỀM NƯỚC CỨNG 
1. Phương pháp kết tủa 
a) Đối với nước cứng tạm thời :
+ Đun nóng nước trước khi dùng 
 t0
 Ca(HCO3)2 ® CaCO3 ¯ + CO2 + H2O
 Lọc bỏ chất kết tủa CaCO3 ta được nước mềm 
+ Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 ® 2CaCO3¯ + 2H2O
+ Ca(HCO3)2 + Na2CO3 ® CaCO3¯ + 2NaHCO3
 Lọc bỏ kết tủa ta được nước mềm
b) Đối với nước cứng vĩnh cửu dùng Na2CO3
 CaSO4 + Na2CO3 ® CaCO3¯ + 2Na2SO4
 Lọc bỏ kết tủa thì ta được nước mềm 
2. Phương pháp trao đổi ion 
 Cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion (ionit) chất này hấp thụ các ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng và thế vào đó là những cation như Na+, H+ . thì ta được nước mềm 
IV. NHẬN BIẾT ION Mg2+, Ca2+ TRONG DUNG DỊCH
 Tạo kết tủa MgCO3 và Ca CO3 sau đó sục CO2 kết tủa tan. 
1.Thực hiện dãy chuyển hoá sau :
CaCl2 ® CaCO3 ® CaO ® Ca(OH)2 ® Ca(HCO3)2 ® CaCO3 ® CaCl2 ® Ca 
 2. Có các chất sau: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl, Na3PO4. Chất nào có thể làm mền nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu? Giải thích viết các ptpư 
4. Củng cố
a) Thực hiện dãy chuyển hoá sau :
CaCl2 ® CaCO3 ® CaO ® Ca(OH)2 ® Ca(HCO3)2 ® CaCO3 ® CaCl2 ® Ca 
 b) Có các chất sau: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl, Na3PO4. Chất nào có thể làm mền nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu? Giải thích viết các ptpư 
5. Dặn dò : làm bài tập 4,5,6 SGK (119).
IV. Rút kinh nghiệm	 
	Kí duyệt TTCM
09/11/ 2009
Trương Bá Đoan
Ngày 01/01/2012
Tiết 46; tuần 24
Bài 28. LUYỆN TẬP: KLK, KLKT VÀ HỢP CHẤT
QUAN TRỌNG CỦA CHÚNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm vững tính chất hoá học của các ntố phân nhóm I, IIA và hợp chất của chúng. Viết được các pthh minh hoạ cho những tính chất đó.
- Nắm được phương pháp điều chế, viết được sơ đồ điện phân, phương trình điện phân 
- Nắm được tính chất hoá học, ứng dụng một số hợp chất quan trọng của natri và canxi 
- Hiểu được thế nào là nước cứng, nước mềm. Cho biết tác hại của nước cứng và cách làm mềm nước cứng.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập 
- Viết các ptpư (dạng pt, ion rút gọn)
3. Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu, say mê khoa học. 
- Rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ, thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu học tập. 
HS: Đọc bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy học
Họat động của GV và HS 
Nội dung
Hoạt động 1
- GV cho HS làm việc với SGK để nắm vững đặc điểm cấu tạo, các tính chất của KLK, KLKT và hợp chất của chúng?
- PP điều chế 
Hoạt động 2
GV cho HS thảo luận theo nhóm các bài tập trong SGK và lần lượt gọi 4 HS lên bảng làm các bài tập 
CÁC KIẾN THỨC CẦN NẮM
 sgk
BÀI TẬP SGK
Bài tập 1
	NaOH + HCl à NaCl + H2O
	 x x
	KOH + HCl à KCl + H2O
 y y
 gọi x và y lần lượt là số mol của NaOH và KOH (x,y >0)
	40x + 56y = 3,04
 58,5x + 74,5y = 4,15
	à x = 0,02 à mNaOH = 0,02 x 40 = 0,8 (g) 
 y = 0,04 à mKOH = 0,04 x 56 = 2,24 (g)
Bài tập 2
	 (mol)
	CO2 + Ca(OH)2 à CaCO3 + H2O
 0,25 0,25 0,25
 CO2 + H2O + CaCO3 à Ca(HCO3)2 
 (0,3-0,25) 0,05
 (g)
Bài tập 3: Câu C
Bài tập 4: 
 Để thu được kết tủa lớn nhất khi toàn bộ lượng Ca2+ đều kết tủa
 CO2 + Ca(OH)2 à CaCO3 + H2O
 0,2 0,2 (mol)
 BaCO3 + 2HCl à BaCl2 + CO2 + H2O
 x x
 MgCO3 + 2HCl à MgCl2 + CO2 + H2O
 y y
 Gọi x và y lần lượt là số mol của BaCO3 và MgCO3
 197x + 84y = 28,1
 x + y = 0,2
 à y = 0,1 à%
Bài tập 5: Câu B
Bài tập 6:
	(mol)
	 (mol)
	CO2 + Ca(OH)2 à CaCO3 + H2O 	(1)
 0,03 0,03
 2CO2 + Ca(OH)2 à Ca(HCO3)2 	(2)
 0,04 0,02
 Ca(HCO3)2 à CaCO3 + CO2 + H2O	(3)
 0,02 0,02 
	 (mol) 
V. Củng cố (về nhà)
HS thảo luận tìm hiểu lợi ích và tác hại của KLT, KLKT và nhôm đối với đời sống và sản xuất.
VI. Rút kinh nghiệm	
Kí duyệt tuần 24
02 / 01 / 2012
Trương Bá Đoan
`	Kí duyệt TTCM
19/10/ 2009
Trương Bá Đoan

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24-12.doc