Bài soạn Ngữ văn 12 tiết 55 đến 70 – Gv Ninh Thị Hồng Loan

Bài soạn Ngữ văn 12 tiết 55 đến 70 – Gv Ninh Thị Hồng Loan

Tiết 55

THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :

- Kiến thức: Phát hiện và sửa chữa các lỗi lập luận trong bài văn nghị luận

- Kĩ năng: Có khả năng chủ động tạo các lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

- Thái độ: Rèn kĩ năng tạo các đoạn văn có lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

- Giáo viên : SGK,SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn.

- Học sinh : SGK, vở ghi, bài soạn

C. Tiến trình giờ dạy:

1. Kiểm tra bài cũ:

 2. Bài mới:

 

doc 49 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 12 tiết 55 đến 70 – Gv Ninh Thị Hồng Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 12C1: Tổng số: Vắng: 
Lớp 12C2: Tổng số: Vắng: 
Tiết 55
THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
- Kiến thức: Phát hiện và sửa chữa các lỗi lập luận trong bài văn nghị luận
- Kĩ năng: Có khả năng chủ động tạo các lập luận chặt chẽ, sắc sảo. 
- Thái độ: Rèn kĩ năng tạo các đoạn văn có lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- Giáo viên : SGK,SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn.
- Học sinh : SGK, vở ghi, bài soạn
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn HS thảo luận 
HS thảo luận nhóm theo bàn phát hiện và phân tích các lỗi lập trong những đoạn văn a, b, g, h 
Chỉ ra lỗi trong đoạn văn? 
Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó? 
Cách dùng từ “ hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống” quá chung chung, không làm nổi bật được vấn đề: ranh giới giữa sự sống và cái chết vào những thánh ngày khủng khiếp của nạ đói năm 1945 và khát vọng sống, khát vọng được làm người, được yêu thương trong tp “Vợ nhặt” 
Bài tập 1
a. Luận cứ không đầy đủ, chỉ tập trung vào tục ngữ, ca dao trong khi luận điẻm chính nêu lên ở đầu đoạn văn là “Giá trị  là giá trị nhân thức” Luận cứ chỉ đề cập đến một khía canh rất hẹp: hiểu biết, nhận thức về tự nhiên
- Nguyên nhân: không nắm được các khía cạnh cụ thể của vấn đè cần nghị luận, không hiểu quan hệ lôgíc của các luận cứ và thiếu các dẫn chứng làm rõ luận điểm.
b. Luận điểm không rõ ràng: Nội dung của câu 1, 2 trong đoạn nhằm mục đích nêu luận điểm nhưng luận điểm chủ yếu được nêu trong câu 2 không xác đáng (không nêu được bản chất của vấn đề), không phải là một nội dung tương đương với luận điểm như một tiền đề trong câu 1. Luận cứ không chặt chẽ, thiếu lôgíc. “Chính cái sự tinh thần lạc quan”
- Nguyên nhân: Lỗi không nắm vững vấn đề cần trình bày, không hiểu mối quan hệ giữa các chi tiết trong tp nên việc khái quát luận điểm không phù hợp với đối tượng và không triển khai được các luận cứ xác đáng, thuyết phục.
c. Luận điểm chưa rõ, chưa phù hợp với bản chất của đói tượng nghị luận, luận cứ quá sơ lược, không đầy đủ, không trình bày được những khía cạnh chủ yếu liên quan đến chi tiết “ Tràng nhặt được vợ” đã đi đến kết luận chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm. 
d. Không nêu được luận điểm cần trình bày. Luận cứ được nêu ra làm tiền đề dẫn nhập cho lập luận cũng quá lan man xa rời vấn đề.
- Nguyên nhân: không nắm vững được phạm vi luận điểm cần trình bày, không tìm được những luận cứ cần thiết, liên quan trực tiếp đến luận điểm chính đang triển khai.
g. Cách tổ chức lập luận thiếu chặt chẽ. Luận cứ được nêu làm tiền đề dẫn nhập cho luận điểm chính quá rườm rà, lan man không cần thiết, không có vai trò làm nổi bật vấn đề
h. Luận điểm không rõ ràng, không phù hợp với kết luận, luận cứ thiếu tính hệ thống, không đầy đủ, không toàn diện
HĐII. HS thảo luận khắc phục lỗi 
Sửa các lỗi lập luận? 
HS đọc – nghe và góp ý
Bài tập 2: 
a. Bổ sung những giá trị nhận thức của vh dg trong truyện cổ, ca dao, tục ngữ, sắp xếp theo hệ thống nhất định: xh, con người, sản xuất, tự nhiên. thêm luận cứ về vh tác động mạnh mẽ đến con người
b. Nêu rõ luận điểm: “Người tn trong LLSP của NTL không chỉ say mê công việc mà còn tha thiết yêu đời, yêu người. Sưả lại một số luận cứ
d. Thay các luận cứ “Nếu ai  về đâu bằng các luận cứ phù hợp”
g. Bỏ các luận cứ “ Cây xà nu  mãnh liệt” và nêu rõ luận điểm: “ Nhà văn NTT đã chọn cây xà nu – loài cây quen thuộc của núi rừng Tây Nguyên làm một biểu tượng nghệ thuật để khắc hoạ phẩm chất của người dân Xô Man
3. Củng cố : Những lỗi về lập luận cần tránh
4. Hướng dẫn tự học: Về nhà làm nốt bài tập còn lại
Lớp 12C1: Tổng số: Vắng: 
Lớp 12C2: Tổng số: Vắng: 
Tiết 56 - 57
VỢ CHỒNG A PHỦ
- Tô Hoài -
TIẾT THỨ NHẤT: 
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Kiến thức: 
+ Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào miền cao.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật chân thực, sinh động; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn; ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc; giàu tính tạo hình và đầy chất thơ. 
- Kĩ năng: Củng cố và nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thương con người. 
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
- GV: SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu về tác phẩm, tác giả, máy chiếu
- HS: Vở soạn, sgk, 
III. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện. 
 2. Bài mới: Cho HS nghe bài hát “Bài ca trên núi” và xem một số hình ảnh về thiên nhiên, con người Tây Bắc
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu chung
HS đọc phần tiểu dẫn và trả lời câu hỏi:
- Trình bày những nét cơ bản nhất về tác giả Tô Hoài? 
- Tác phẩm có xuất xứ như thế nào? 
Tác phẩm kể về cuộc đời của Mị và A Phủ - chàng trai và cô gái người HMông. Cuộc đời ấy vắt qua hai giai đoạn: phần bóng tối ở Hồng Ngài và phần ánh sáng ở Phiềng Sa.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
- Ông là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại bằng con đường tự học.
- Là nhà văn viết theo xu hướng hiện thực từ khi bắt đầu cầm bút, những sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thật của đời thường.
- Ông có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc đặc biệt là những nét lạ trong phong tục tập quán ở nhiều vùng khác nhau của đất nước và thế giới. 
Ông được mệnh danh là nhà văn của đề tài Hà Nội, của đề tài miền núi.
2. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1952 Tô Hoài tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc, trong 8 tháng sống và tiếp xúc với đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tô Hoài có điều kiện tìm hiểu phong tục tập quán, tâm tư suy nghĩ cùng với sự vùng dậy tự giải phóng mình. Tập “Truyện Tây Bắc” ra đời, “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn đặc sắc.
HĐII. Hướng dẫn tóm tắt tác phẩm
II. Tóm tắt tác phẩm: 
- Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.
- Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".
- Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà.
- A Phủ đánh A Sử nên nên đã bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí.
- Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết.
- Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa.
 - Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích
HĐIII. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
Em có nhận xét gì cách giới thiệu nhân vật Mị của tác giả? 
Lí do Mị phải về làm dâu nhà thống lí Pá Tra?
Mị là cô gái như thế nào? 
III. Đọc - hiểu văn bản
1.Nhân vật Mị
 a. Mị và cuộc đời làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra:
- Mị đối lập với sự tấp nập vui vẻ, giàu sang trong nhà thống lí: ngồi bên tảng đá, cạnh tàu ngựa, cúi mặt, buồn rười rượi 
-> cô gái âm thầm gần như lẫn vào các vật vô tri
-> thủ pháp tạo tình huống “có vấn đề” - dự báo số phận đấy đau khổ, éo le của nhân vật
- Vì món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ, cô phải trả bằng cả tuỏi trẻ và cuộc sống tự do của mình.
- Mị là cô gái có nhan sắc, có tâm hồn, yêu đời, chăm chỉ, hiếu thảo, khao khát dược hạnh phúc 
- Thời gian đầu khi mới về nhà Pá Tra, Mị cũng có sự phản kháng: khóc - định ăn lá ngón tự tử
-> Mị sống tăm tối, nhẫn nhục, tưởng như không còn hi vọng về sự đổi thay. 
=> Những năm tháng làm dâu trong nhà Pá Tra là một chuỗi dài triền miên những cực nhọc vất vả nối tiếp, sự chịu đựng nhẫn nhục đến mức tê liệt cả ý thức về bản thân và mong muốn đổi thay số phận
3. Củng cố: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm: 
- Sự kiện nào dưới đây không có trong cốt truyện Vợ chồng A Phủ?
A. Cha mẹ Mị phải vay nặng lãi của nhà thống lí Pá Tra để làm đám cưới.
B. Vì món nợ đó, Mị đã phải khước từ lời cầu hôn của A Phủ.
C. Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ bỏ trốn khỏi Hồng Ngài
 D. Mị và A Phủ đến Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu, được giác ngộ cách mạng, trở thành du kích và thành vợ thành chồng.
- Cho HS xem một đoạn phim để giới thiệu cho tiết 2
4. Hướng dẫn học bài: 
- Tìm đọc trọn vẹn "Vợ chồng A Phủ' và tóm tắt tác phẩm này.
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và trong đêm cởi trói cho A Phủ
Lớp 12C1: Tổng số: Vắng: 
Lớp 12C2: Tổng số: Vắng: 
Tiết 56 - 57
VỢ CHỒNG A PHỦ
- Tô Hoài -
TIẾT THỨ HAI: 
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Kiến thức: 
+ Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào miền cao.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật chân thực, sinh động; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn; ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc; giàu tính tạo hình và đầy chất thơ. 
- Kĩ năng: Củng cố và nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thương con người. 
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
- GV: SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu về tác phẩm, tác giả, máy chiếu
- HS: Vở soạn, sgk, 
III. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu về sức sống tiềm tàng trong Mị.
- Em có nhận xét gì về cảnh: mùa đông năm ấy gió và rét dữ dội, nhưng mùa xuân vẫn cứ đến? Có thật sự Mị đã chai sạn, không muốn đổi thay số phận?
- Trước khung cảnh mùa xuân đến, Mị đã có những hành động ntn?
(Mị uống ừng ực từng bát -> cô đang uống những đắng cay của phần đời đã qua hay đang uống cái khao khát cuả phần đời chưa tới) 
- Hành động bỏ thêm mỡ cho đèn sáng thêm, theo em có ý nghĩa gì không? 
- Tiếng sáo có tác dụng như thế nào với tâm hồn Mị? ( Tiếng sáo ngoài núi-> đầu làng-> bên đường -> tiếng sáo trong tâm hồn Mị 
- Tiếng sáo có ý nghĩa gì?
- Những sục sôi trong tâm hồn đã thôi thúc Mị có những hành động gì?
- Tâm trạng Mị khi bị A Sử trói đứng trong đêm mùa xuân diễn biến như thế nào? Bình luận?
- Đọc đoạn văn thể hiện tâm trạng Mị lúc thấy A Phủ trói đứng trong đêm? Bình luận?
- Nguyên nhân nào đã khiến Mị có hành động cắt dây trói cho A Phủ?
- Vì sao Mị chạy cùng A Phủ?
- Giá trị nhân đạo được thể hiện nhân vật Mị mà Tô Hoài muốn nêu lên là gì?
b. Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc của Mị:
* Cảnh mùa xuân:
- “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét tất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ”
- “Đám trẻ đợi tết, chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà..”
- Mị nghe tiếng sáo gọi bạn “vọng lại thiết tha, bổi hổi”. Mị ngồi nhẩm bài hát của người đang thổi:
“Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”
* T ...  được những nét đặc sắc về nghệ thuật : Nghệ thuật trần thuật đặc sắc; khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.
- Kĩ năng: Đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại
- Thái độ: Biết trân trọng, yêu thương và cảm phục những con người bình thường mà giàu lòng trung hậu, vô cùng dũng cảm đã đem xương máu để giữ gìn, bảo vệ đất nước 
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 	
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
III. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ, truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau?
2. Bài mới: 	
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn HS phân tích và so sánh tính cách các nhân vật để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con.
- Chiến có những nét nào giống người mẹ của mình?
- Nét khác biệt của Chiến so với người mẹ là gì?
- Chiến có những nét nào của cậu con trai mới lớn?
- Đêm trước ngày lên đường, thái độ của Việt khác với chị như thế nào?
- Cách thương chị của Việt có gì đặc biệt?
*. Nhân vật Chiến:
- Chiến có những nét giống mẹ: 
+ Mang vóc dáng của má: "hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng thân người to và chắc nịch". 
+ Đặc biệt giống má ở cái đêm sắp xa nhà đi bộ đội: 
Biết lo liệu, toan tính mọi việc nhà (“nói nghe in như má vậy”), đảm đang, tháo vát
Hình ảnh người mẹ như bao bọc lấy Chiến, từ cái lối nằm với thằng út em trên giường ở trong buồng nói với ra đến lối hứ một cái "cóc" rồi trở mình. 
Chính Chiến cũng thấy mình trong đêm ấy đang hòa vào trong mẹ: "Tao cũng đã lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy". 
- Có tính cách đa dạng:
+ là một cô gái vừa mới lớn nên tính khí còn rất “trẻ con” 
+ là một người chị biết nhường nhịn em, biết lo toan, đảm đang, tháo vát.
- Nét khác biệt so với người mẹ:
+ Trẻ trung, thích làm duyên làm dáng
+ Đươc trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề như dao chém: “Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất”.
*. Nhân vật Việt:
- Có nét riêng của cậu con trai mới lớn, tính tình còn trẻ con, ngây thơ, hiếu động:
 + Chiến hay nhường nhịn bao nhiêu thì Việt tranh giành phần hơn với chị bấy nhiêu: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội 
 + Thích đi câu cá, bắn chim, đến khi đi bộ đội vẫn còn đem theo ná thun trong túi.
 + Đêm trước ngày lên đường: Trong khi chị đang toan tính, thu xếp chu đáo mọi việc (từ út em, nhà cửa, ruộng nương đến nơi gởi bàn thờ má), bàn bạc trang nghiêm thì Việt vo lo vô nghĩ:
Vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”
vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay”
ngủ quên lúc nào không biết
 + Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con: “giấu chị như giấu của riêng” vì sợ mất chị trước những lời đùa của anh em.
 + Bị thương nằm lại chiến trường: sợ ma cụt đầu, khi gặp lại anh em thì như thằng Út ở nhà “khóc đó rồi cười đó”
- Vừa là một chiến sĩ dũng cảm, kiên cường:
+ Còn bé tí: dám xông thẳng vào đá thằng giặc đã giết hại cha mình
+ Lớn lên: nhất quyết đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má
+ Khi xông trận: chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc
+ Khi bị trọng thương: một mình giữa chiến trường, mặt không nhìn thấy gì, toàn thân rã ròi, rõ máu nhưng vẫn trong tư thế quyết chiến tiêu diệt giặc.
“Tao sẽ chờ mày  Mày có bắn tao thi tao cũng bắn được mày  Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”
=> Kế tục truyền thống gia đình nhưng Việt và Chiến còn tiến xa hơn, lập nhiều chiến công mới hiển hách.
HĐII. Hướng dẫn HS tìm hiểu về hình ảnh chị em, Việt và Chiến khiêng bàn thờ ba má sang gởi chú Năm
HS phát biểu cảm nhận về hình ảnh chị em, Việt và Chiến khiêng bàn thờ ba má sang gởi chú Năm (thảo luận và phát biểu, bổ sung). GV định hướng và nhận xét.
C. Hình ảnh chị em Việt khiêng bàn thờ ba má sang gởi chú Năm.
- Đoạn văn là không khí thiêng liêng, nó hoán cải cả cảnh vật lẫn con người.
- Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn. Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (thương chị lạ, mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai).
- Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn.
=> Hình ảnh chất chứa nhiều ý nghĩa:vừa có yếu tố tâm linh, vừa trĩu nặng lòng căm thù, vừa chan chứa tình yêu thương.
HĐIII. Hướng dẫn HS tổng kết
Nhận xét tổng quát về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
- HS bao quát toàn bài để phát biểu.
- GV định hướng, nhận xét và khắc sâu những ý cơ bản
IV. Tổng kết
- Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Bút pháp nghệ thuật già dặn, điêu luyện được thể hiện qua giọng trần thuật, trần thuật qua hồi tưởng của nhân vật, miêu tả tâm lí và tính cách sắc sảo, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
3. Củng cố: 
Chất sử thi của thiên truyện
- Chất sử thi của thiên truyện được thể hiện qua cuốn sổ của gia đình với truyền thống yêu ước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương.
- Cuốn sổ là lịch sử gia đình mà qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ. 
- Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt.
- Truyện của một gia đình dài như dòng sông còn nối tiếp. "Trăm dòng sông đổ vào một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". Truyện kể về một dòng sông nhưng nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả. Truyện về mọt gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
- Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu cho truyền thống, đều gánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với Tổ quốc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
4. Hướng dẫn tự học: 
- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm "Những đứa con trong gia đình" 
- So sánh hai nhân vật Việt và Chiến.
Lớp 12C1: Tổng số: Vắng: 
Lớp 12C2: Tổng số: Vắng: 
Tiết 69 
	TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 
RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (Ở NHÀ) 
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Kiến thức: Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn có liên quan đến bài làm.
- Kĩ năng: Nhận ra được những ưu điểm và thiếu sót trong bài làm của mình về các mặt kiến thức và kỹ năng viết bài văn nói chung và bài nghị luận xã hội nói riêng.
- Thái độ: Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm, khắc phục các thiếu sót trong các bài làm văn sau.
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 	
GV: Bài làm của HS, bài soạn
HS: Bài viết của bản thân và bạn bè, vở soạn, vở ghi,
III. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 	
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề
GV tổ chức cho HS ôn lại cách phân tích đề (Khi phân tích một đề bài, cần phân tích những gì?) HS áp dụng để phân tích đề bài viết số 5.
I. Tìm hiểu đề
Anh ( chị ) hãy phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để chứng minh rằng : Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
- Kiểu bài: Phân tích tâm trạng nhân vật trong thơ trữ tình
- Nội dung: Làm rõ vấn đề: Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường
- Phạm vi tư liệu: tác phẩm “Sóng” 
- Thao tác chính: phân tích, chứng minh
HĐII. Tổ chức học sinh xây dựng đáp án 
II. Xây dựng dàn ý 
- Bài thơ có hai hình tượng hai nhân vật trữ tình là Sóng và Em ( cái tôi trữ tình của nhà thơ). Quan hệ giữa chúng là quan hệ thống nhất, hai mà một, không tách rời nhau. Sóng là ẩn dụ, chỉ tâm trạng của người con gái đang yêu, hay đúng hơn là chỉ chính Em – người đang yêu và suốt đời mong được sống trong tình yêu.
- Dùng hình tượng sóng Xuân Qùynh đã diễn tả một qui luật muôn thuở của tình yêu: Tình yêu gắn liền với tuổi trẻ, tuổi trẻ luôn khát khao yêu đương, tình yêu là sự trẻ trung của tâm hồn:
- Bằng hình tượng Sóng, Xuân Quỳnh diễn tả sự băn khoăn, trăn trở của đôi lứa yêu nhau : Muốn giải thích , cắt nghĩa về tình yêu, về người yêu và về chính bản thân mình, nhưng đều không có câu trả lời thỏa đáng. Vì khó giải thích, cắt nghĩa, nên tình yêu luôn luôn mới mẻ, luôn luôn là sự khám phá :
- Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Bằng việc khai thác trạng thái đa dạng, đối lập của hình tượng Sóng, tác giả đã diễn tả nỗi cồn cào, khắc khoải của những người yêu nhau.
- Nhân vật trữ tình bày tỏ khát vọng về một tình yêu thủy chung và vĩnh cửu : Em muốn hóa thân thành sóng để còn tồn tại mãi mãi của tình yêu :
Nhờ khai thác sáng tạo tính đối lập, đa dạng, phức tạp, vĩnh hằng của hình tượng Sóng, Xuân Quỳnh bộc lộ sinh động những trăn trở, lo âu, khát vọng... của người phụ nữ với một tình yêu thiết tha mạnh mẽ
HĐIII. Giáo viên nhận xét về bài văn của học sinh.
+ GV: Từ những yêu cầu của đề bài, các em hóy cho biết các em đó làm được những gì và những gì chưa làm được trong bài làm của mình?
III. Nhận xét chung: 
1. Ưu điểm:
- Về kĩ năng: một số biết vận dụng kiểu văn nghị luận
- Về kiến thức: xác định được các luận điểm cần thiết cho bài văn
- Bố cục: rõ ràng, đủ 3 phần
- Về diễn đạt: tương đối rõ ràng, biết vận dụng các phương tiện để liên kết câu và đoạn.
2. Nhược điểm: 
- Đa số chưa xác địnhđược các luận điểm cần thiết.
- Bài viết thiếu dẫn chứng, chưa đủ sức thuyết phục. 
- Còn sai nhiều lỗi chính tả, trình bày bẩn 
HĐ IV. 
 GV trả bài và yêu cầu HS:
- Xem lại bài và đọc kĩ lời phê của GV.
- Tự sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, bố cục, liên kết.
- Trao đổi bài cho bạn để cùng nhau rút kinh nghiệm
HĐV. Đề bài viết số 6 (làm ở nhà) 
Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
3. Củng cố: Rút kinh nghiệm cho bài viết của bản thân. 
4. Hướng dẫn tự học: Soạn "Chiếc thuyền ngoài xa" theo hệ thống câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài. 
Lớp 12C1: Tổng số: Vắng: 
Lớp 12C2: Tổng số: Vắng: 
Tiết 70 – 71
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Kiến thức: 
- Kĩ năng: 
- Thái độ: 
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 	
GV: Bài làm của HS, bài soạn
HS: Bài viết của bản thân và bạn bè, vở soạn, vở ghi,
III. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 	
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản

Tài liệu đính kèm:

  • docGa ki II den T74 theo chuanKTKN.doc