Bài soạn Ngữ văn 12: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1- 12-2003 (Cô-phi An-nan)

Bài soạn Ngữ văn 12: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1- 12-2003 (Cô-phi An-nan)

Bài soạn:

THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1- 12-2003

 Cô-phi An-nan

A. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức:

- Thấy được tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS đối với toàn nhân loại và mỗi cá nhân.

 - Nhận thức rõ trách nhiệm của các quốc gia và từng các nhân trong việc sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm họa.

 2. Kĩ năng:

 - Cẩm nhận được sức thuyết phục của bài văn.

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, đúng đắn trong việc phòng chống HIV/AIDS

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 12: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1- 12-2003 (Cô-phi An-nan)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG
TRƯỜNG THPT KIM XUYÊN
Bài soạn:
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1- 12-2003
 Cô-phi An-nan
A. Mục tiêu bài học
	1. Kiến thức: 
- Thấy được tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS đối với toàn nhân loại và mỗi cá nhân.
	- Nhận thức rõ trách nhiệm của các quốc gia và từng các nhân trong việc sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm họa.
	2. Kĩ năng:
	- Cẩm nhận được sức thuyết phục của bài văn.
	3. Thái độ:
	- Nghiêm túc, đúng đắn trong việc phòng chống HIV/AIDS
	B. Phương tiện thực hiện
	GV: SGK, tài liệu, giáo án, tranh ảnh, máy chiếu.
	HS: SGK, tài liệu, tranh ảnh..
	C. Cách thức tiến hành
	Vấn đáp, thuyết giảng, thảo luận, tích hợp
	D. Tiến trình dạy học
	1. Ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bìa cũ: Không
	3. Bài mới: 
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
-Dựa vào SKG, em hãy trình bày một vài nét về tác giả Cô-phi An-nan?
- Hoàn cảnh ra đời bức thông điệp?
Hoạt động 2 
HD HS đọc 
Giọng điệu khẩn thiết, tâm huyết, có lí, có tình và đầy trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức lớn nhất hành tinh.
Hoạt động 3
- Mở đầu Thông điệp, tác giả đề cập vấn đề gì?
- HS trao đổi, trả lời
- Tác giả Cô-phi An-nan đã tổng kết tình hình thực hiện phòng chống HIV/AIDS như thế nào?
- HS suy nghĩ độc lâp, sau đó trả lời
- HS chia làm 4 nhóm thảo luận:
Nội dung: 
 Nhiệm vụ cấp bách , quan trọng hàng đầu trong việc phòng chống AIDS.
- HS suy nghĩ 5 phút
- Các nhóm lần lượt trả lời, nhận xét bổ sung cho nhau.
- Kết thúc bản thông điệp, tác giả đặt ra vấn đề gì?
- HS suy nghĩ độc lập, sau đó trả lời.
Hoạt động 4
- HS dựa vào bài học và phần ghi nhớ trong SGK để tổng kết theo hai khía cạnh:
+ Nội dung .
+ Nghệ thuật
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả:
- Cô-phi An-nan sinh ngày 8-4-1938 tại Ga-na, một nước cộng hòa thuộc châu Phi. Ông là người thứ bảy và là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc. Ông đảm nhiệm chức vụ này hai nhiệm kì, từ tháng 1-1997 đến tháng 1-2007.
- Năm 2001, tổ chức Liên hợp quốc và cá nhân Tổng thư kí Cô-phi An-nan được trao giải thưởng Nô-ben Hòa bình
2. Văn bản:
 Nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003, Tổng thư kí Liên hợp quốc Cô-phi An-nan đã gửi bức thông điệp đến toàn thế giới, nhằm kêu gọi mọi quốc gia, tổ chức và mọi người hãy nỗ lực ngăn chặn phòng chống đại dịch này trên toàn cầu.
II. Đọc – hiểu văn bản
Đọc
2. Hiểu
a) Mở đầu:
 Nhắc lại việc cam kết của các quốc gia trên thế giới để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS vào năm 2001 và Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS của quốc gia đó.
b) Nhìn lại tình hình thực hiện phòng chống AIDS
- Đã có một số dấu hiệu của chúng ta về nguồn lực, ngân sách, chiến lược quốc gia phòng chống AIDS
- Song hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành gây tử vong trên toàn thế giới và có rất nhiều dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV, và đại dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn- đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ Châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.
- Không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra trong Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS và tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005.
c) Nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu trong việc phòng chống AIDS
- Phải nỗ lực thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết.
- Phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động.
- Phải công khai lên tiếng về AIDS.
- Không được kì thị và phân biệt đối xử đối với những người sống chung với HIV/AIDS.
- Đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức tường rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”.
- Trong thế giới AIDS khốc liệt này không có khái niệm “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết. Có nghĩa là phải hành động để chống lại đại dịch AIDS đang đe dọa mọi người trên hành tinh này, không trừ một ai.
d) Kết thúc: Lời kêu gọi phòng chống AIDS
- Tôi kêu gọi các bạn hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và hãy dõng dạc về HIV/AIDS.
- Hãy cùng tôi giật đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này.
- Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chóng lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn.
Þ Chúng ta hãy tránh xa AIDS!
III. Tổng kết
- Nội dung:
+ Bản thông điệp khẳng định phòng chống HIV/AIDS phải là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, và những cố gắng của con người về mặt này vẫn còn chưa đủ.
+ Tác giả tha thiết kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới hãy coi việc đẩy lùi đại dịch đó là công việc chính của mình, hãy sát cánh bên nhau để cùnh “đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử” với những người bị HIV/AIDS.
- Nghệ thuật:
+ Văn phong chính luận rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu, với một lập luận lôgíc, chặt chẽ.
+ Cùng với tâm huyết và trách nhiệm của người viết đã làm nên sức thuyết phục cao cho bức thông điệp lịch sử này.
4. Củng cố:
 	Hệ thống lại kiến thức
5. Dặn dò:
	Soạn bài mới theo PPCT
Tham Khảo 
Thế giới một tuần nhìn lại:
Nan y không chỉ có tứ chứng 
30/11/2003 09:36
Những vụ đánh bom liều chết đẫm máu vẫn là chủ đề được chú ý nhất trong tuần qua. Có nhiều dấu hiệu cho thấy không chỉ lực lượng quốc tế đang đồn trú tại I-rắc  mới đang phải đối mặt với làn sóng khủng bố rất dữ dội từ phía những phần tử ủng hộ vị tổng thống bị truy đuổi Xát-đam Hu-xê-in và mạng lưới  An Quây-đa mà nhiều quốc gia có mối liên hệ mật thiết với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố cũng đang bị đe dọa tương tự.
“Đừng đi theo Oa-sinh-tơn mà đùa với lửa” - đó chính là thông điệp từ các vụ khủng bố mới xảy ra ở nhiều quốc gia. Chưa có biện pháp hữu hiệu để chống lại các hành động khủng bố và bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện những đòn sấm sét giáng xuống đầu các nạn nhân (có tội  hoặc vô tội) chỉ vì những lực lượng khủng bố muốn chứng minh quyền năng vô hạn của chúng. Những phần tử khủng bố đã và đang tìm mọi cách len lỏi tới khắp nơi trên thế giới. Lấy thí dụ như ở Thái Lan theo tờ “Dân tộc” số ra ngày 26-11-2003, trong ba năm gần đây đã có tới 200 phần tử khủng bố xé rào vào nước này, một bộ phận không nhỏ trong số đó thuộc mạng lưới An Quây-đa. Ai biết được chúng có thể gây ra những tội ác gì ?!
Trấn áp hoặc đề phòng khủng bố khi còn chưa muộn, đó là yêu cầu đầu tiên của thời đại hiện nay. Cẩn tắc bao giờ cũng đỡ áy náy hơn. Có lẽ chính vì thế nên chuyến thăm tốc hành của Tổng thống Mỹ Gioóc-giơ Bu-sơ tới I-rắc trong ngày Lễ Tạ ơn truyền thống (27-11) để lên dây cót cho các quân nhân Mỹ đang bị khủng hoảng tinh thần đã được giữ bí mật tới phút chót để khỏi ai biết được chỗ “ma ăn cỗ...”. Thông tin chính thức về chuyến thăm này chỉ được công bố sau khi máy bay chở nhà lãnh đạo cao nhất của nước Mỹ đã rời khỏi lãnh thổ I-rắc bay về cố quốc. Có lẽ trong lúc bưng cái đĩa to tướng đựng con gà tây béo múp tặng cho binh lính Mỹ ở I-rắc, ông  Bu-sơ vẫn không thoát khỏi những nỗi lo mơ hồ về một sự cố nào đó có thể xảy ra nếu lực lượng khủng bố đánh hơi được sự có mặt của ông ở xứ sở Ba Tư. Cha ông sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, khi tới thăm Trung Đông  cũng từng suýt bị ám sát...
Họa vô đơn chí, nhân loại hiện nay không chỉ phải đối mặt với những mối đe dọa của chiến tranh và khủng bố. Nan y không chỉ có tứ chứng. Sát Ngày quốc tế phòng, chống bệnh AIDS (1-12), Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Cô-phi An-nan trong bài trả lời phỏng vấn cho BBC đã phải cay đắng  công nhận rằng căn bệnh thế kỷ của trăm năm vừa qua có lẽ cũng sẽ trở thành  mối đe dọa thường niên của thế kỷ XXI. Xem ra, thế giới đang bị “lấm lưng” trong trận đấu một mất một còn với AIDS. 
Theo ông An-nan, trong năm 2003, dịch bệnh AIDS đã lan rộng tới mức độ chưa từng có. Tại không chỉ một quốc gia, đó là thứ “vũ khí giết người hàng loạt” độc hại không tiền khoáng hậu. Hơn 3 triệu người đã qua đời vì AIDS, gần 5 triệu người nhiễm vi-rút HIV giai đoạn cuối, còn tổng số người mang vi-rút HIV trong mình đã lên tới con số từ 40 tới 42 triệu người. Khoảng một nửa số người bệnh này là phụ nữ. Bi kịch trớ trêu là ở chỗ càng ở những nước có mức sống thấp thì tỷ lệ người bệnh lại càng cao. Tình hình đặc biệt nguy kịch ở hàng loạt quốc gia châu Phi, nơi  mà nhiều thủ lĩnh chính trị đã “mũ ni che tai” trước mối đe dọa  lớn lao của AIDS.
AIDS đã tạo ra những thay đổi khá lớn trong bức tranh dân số của tương lai. Nếu ba năm trước, các chuyên gia cho rằng, tới năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng từ 6,3 tỷ người lên tới 9,3 tỷ người thì hiện nay, cùng lắm sau 47 năm nữa, nhân loại sẽ chỉ đông tới khoảng 8,9 tỷ người. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, tại 53 quốc gia mà bệnh AIDS phổ biến nhất, sẽ có khoảng 46  triệu người bị chết vì căn bệnh này, còn tới năm 2050, con số này ít nhất cũng sẽ đạt tới mức khủng khiếp hơn là 278 triệu người.
Tổng thư ký LHQ cho rằng, trách nhiệm lớn nhất trong thảm kịch AIDS trên quy mô toàn cầu nằm ở trên vai các nhà lãnh đạo các nước phát triển vì họ đã không thể hoặc không muốn cung cấp các phương tiện phòng, chống dịch bệnh hiểm hóc này trên toàn thế giới, không chịu đào tạo đủ số cán bộ y tế cần thiết mà những nước nghèo không thể tìm đâu ra. “Tôi cảm thấy giận dữ, tôi cảm thấy đau đớn, tôi cảm thấy bất lực. Tôi cũng cảm thấy rằng chúng ta  đang không đủ ý chí chính trị để giúp tất cả các bệnh nhân AIDS trên toàn thế giới” - ông Cô-phi An-nan nhấn mạnh.
Không chỉ AIDS mới đang đe dọa nhân loại. Tạp chí “Khoa học” của Mỹ xuất bản vào thứ sáu vừa qua đã đưa tin là trong mùa đông năm nay, bệnh cúm sẽ trở thành dịch bệnh nguy kịch nhất trong  vòng ba thập niên gần đây vì loại vi-rút mang căn bệnh này đã biến thể và trở nên trơ lỳ đối với tuyệt đại đa số các loại vắc-xin hiện có. Nếu không phòng chống tốt thì năm nay chỉ riêng tại nước Mỹ có thể sẽ có tới 114 triệu người bị mắc bệnh cúm và khoảng từ 50 tới 70 nghìn người bị căn bệnh này cướp đi mạng sống. Con số này trên quy mô toàn cầu có thể lên tới hàng trăm nghìn. Đó thực sự là một thảm họa !
 Thứ Sáu, 01/12/2006, 10:05 (GMT + 7) ILO: HIV/AIDS là thủ phạm gây thiệt hại lớn cho lực lượng lao động thế giới 
HIV/AIDS sẽ là thủ phạm gây thiệt hại ngày càng lớn đối với lực lượng lao động trên toàn thế giới và làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch HIV/AIDS. Đó là lời cảnh báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra nhân ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS (1-12).
Theo ILO, năm 2005, thế giới có khoảng 3,4 triệu thanh niên trong độ tuổi lao động chết do HIV/AIDS và dự đoán con số này sẽ tăng lên 4,5 triệu người vào năm 2020. Cũng theo dự đoán, tổng số người trong lực lượng lao động toàn cầu chết do HIV/AIDS cũng tăng từ 28 triệu người năm 2005 lên gần 86 triệu người năm 2020. ILO thống kê cả gánh nặng kinh tế mà mỗi người trên thế giới phải gánh chịu thêm do lực lượng lao động bị giảm sút và ước tính trong giai đoạn từ 2005-2020, gánh nặng này sẽ tăng thêm từ 0,5-1,7%. 
Trong thông điệp phát đi nhân ngày Nhân ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS, Tổng Thư ký LHQ Cô-phi An-nan kêu gọi các nhà lãnh đạo các cấp trên thế giới đảm nhận trọng trách lớn hơn và tăng cường nỗ lực nhằm giảm và đẩy lùi sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS.
TTXVN

Tài liệu đính kèm:

  • doc15 Thong diep ngay phong chong AIDS.doc