Bài soạn Ngữ văn 12: Một người Hà Nội

Bài soạn Ngữ văn 12: Một người Hà Nội

Người Hà Nội là một tác phẩm của Nguyễn Khải được viết sau năm 1975. Nếu trước 1975 Nguyễn Khải luôn quan tâm đến các vấn đề thời sự, chính luận thì sau 1975 Nguyễn Khải đặc biệt quan tâm đến cái đời thường. Qua tác phẩm này ông đã thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vẻ đẹp của con người Hà Nội- một mảnh đất đã hội tụ kết tinh vẻ đẹp văn hoá dân tộc. Đồng thời chúng ta cũng thấy được nghệ thuật đặc sắc về văn xuôi nguyễn Khải.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 12: Một người Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tióỳt : 
Ngaỡy soaỷn: 
Một người hà nội
Người Hà Nội là một tác phẩm của Nguyễn Khải được viết sau năm 1975. Nếu trước 1975 Nguyễn Khải luôn quan tâm đến các vấn đề thời sự, chính luận thì sau 1975 Nguyễn Khải đặc biệt quan tâm đến cái đời thường. Qua tác phẩm này ông đã thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vẻ đẹp của con người Hà Nội- một mảnh đất đã hội tụ kết tinh vẻ đẹp văn hoá dân tộc. Đồng thời chúng ta cũng thấy được nghệ thuật đặc sắc về văn xuôi nguyễn Khải.	
	 A. MUÛC TIÃU BAèI HOĩC: 
I. Kióỳn thổùc: Giuùp hoỹc sinh thấy được vẻ đẹp văn hoá “kinh kì” qua cách sống của bà Hiền- người phụ nữ tiêu biểu cho “người Hà Nội”. .
II. Kyợ nàng:Thấy được phong cách văn xuôi đặc sắc của Nguyễn Khải qua giọng văn, nghệ thuật xây dựng nhân vật 
III. Thaùi õọỹ: Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương đất nước, đồng thời phải biết giữ gìn những vẻ đẹp văn hoá dân tộc.
B. PHặÅNG PHAẽP GIAÍNG DAÛY: Phaùt vỏỳn , dióựn giaớng, trao õọứi thaớo luỏỷn. Kết hợp với những tranh ảnh minh hoạ.
C.CHUÁỉN Bậ : 
Giaùo vión: - Âoỹc taỡi lióỷu, thióỳt kóỳ baỡi daỷy.
- Yêu cầu HS đọc và tắt tác phẩm ngắn gọn.
- Dự kiến một số câu hỏi trọng tâm để học sinh chuẩn bị thảo luận
- Chuẩn bị một số hình ảnh minh hoạ: đền Ngọc Sơn, tranh thiếu nữ Hà Nội
Hoỹc sinh: Âoỹc sgk, soaỷn baỡi.
D. TIÃÚN TRầNH BAèI DAÛY
I. ÄỉN ẬNH LÅẽP :
II. KIÃỉM TRA BAèI CUẻ
III. BAèI MÅẽI: Chúng ta đã từng bắt gặp vẻ đẹp đằm thắm, đôn hậu của chị Hoài- một người tiêu biểu cho phụ nữ nông thôn trong “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng. Hôm nay chúng ta sẽ bắt gặp một vẻ đẹp khác tiêu biểu cho vẻ đẹp của “người Tràng An”, cho cốt cách người Hà Nội được tác giả gọi là “hạt bụi vàng của Hà Nội” là cô Hiền- nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.
Tiết 2:
HOAÛT ÂÄĩNG THÁệY TROè
NÄĩI DUNG KIÃÚN THặẽC
Hoaỷt õọỹng 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về nhân vật cô Hiền 
Thao taùc 1:Em có nhận xét gì về tính cách của cô Hiền? 
Quan niệm của cô như thế nào về hôn nhân, việc sinh con, quản lí gia đình và giáo dục con cái?
Đặc biệt là tính cách của cô trong từng thời đoạn của đất nước?
 PV: Trước những biến động của thời cuộc, cô Hiền có những cách suy nghĩ như thế nào?
Chi tiết nào nói lên điều đó?
HS thảo luận theo 4 nhóm dựa trên những gợi ý:
Khi hoà bình lập lại ở miền Bắc?
Khi miền Bắc đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ? 
Sau khi đất nước được thống nhất?
- Vì sao tác giả cho cô Hiền là “ một hạt bụi vàng” của Hà Nội?
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về nhân vật “Tôi”
PV: Nêu suy nghĩ của em về nhân vật “Tôi”
Định hướng: HS cần tập trung vào các ý sau:
I. Tiểu dẫn:
II. Đọc hiểu văn bản:
 1. Nhan đề.
 2. Tình huống truyện.
 3. Hệ thống các nhân vật:
 a. Nhân vật cô Hiền:
- Tính cách: sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ của mình với mọi hiện tượng xung quanh.
 + Trong hôn nhân: cô lấy ông giáo tiểu học hiền lành chăm chỉ – một người phù hợp với quan niệm về tổ ấm gia đình.
 + Trong việc sinh con: chấm dứt sinh đẻ vào tuổi 40. Cô cho rằng: trách nhiệm của cha mẹ không chỉ sinh con mà quan trọng hơn phải cho con một nhân cách, chuẩn bị một tương lai sống không lệ thuộc vào người khác.
 + Quản lí gia đình:đề cao vai trò người mẹ, người vợ. Cô là người đề xuất quan điểm bình đẳng.
 + Giáo dục con cái:luôn giáo dục con cái những cái nhỏ nhất: “chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không sống tuỳ tiện, buông tuồng được”.
- Khi hoà bình lập lại ở miền Bắc:cô nói nhiều về niềm vui và cả những máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh: “Chính phủ can thiệp quá sâu ”
- Khi miền Bắc đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ: cô Hiền dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ nhưng cô cũng “đau đớn mà bằng lòng vì tao không muốn sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. đó chính là sự giằng xé trong tâm can của cô.
- Sau 1975: + Cô vẫn là “ một người Hà Nội hôm nay” thuần tuý, vẫn giữ được cốt cách Hà Nội: lịch lãm, sang trọng, cổ kính, sang trọng và quý phái.
 + Một con người có niềm tin vào cuộc sống qua câu chuyện cây si ở đền Ngọc Sơn sống lại nhờ sự nỗ lực của thành phố.
 à Người Hà Nội hôm nay không chỉ trọng vật chất mà còn quan tâm đến đời sống tinh thần, những giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc. Cô Hiền là “hạt bụi vàng “ của Hà Nội- một con người bình thường nhưng thấm sâu tinh thần văn hoá trong bản chất người Hà Nội, những hạt bụi ấy sẽ hợp lại thành những “ áng vàng” chói sáng àcốt cách người HN.
b.Nhân vật “Tôi”:
- Con người đã chứng kiến và tham gia nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc.
- Một con người quan sát tinh tế, nhạy bén và sắc sảo.
- Một con người gắn bó tha thiết với vận mệnh đất nước, trân trọng những giá trị văn hoá của dân tộc.
à hình bóng của Nguyễn Khải
 III. Tổng kết:
Nghệ thuật: 
- Giọng điệu: đa thanh vừa dân dã, tự nhiên vừ đậm chất triết lí.
- Xây dựng nhân vật: Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật tôi với các nhân vật khác. Ngôn ngữ khắc hoạ được tính cách nhân vật
 2. Nội dung:SGK
Bài tập nâng cao:
 - HS thảo luận bài tập trong SGK
- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về mảnh đất và con người Hà Nội.
IV. CUÍNG CÄÚ: -Tham khaớo ghi nhồù SGK.
V. DÀÛN DOè: Giồỡ sau hoỹc Tiếng việt:Luyện tập về cách dùng một số quan hệ từ.
	- HS nắm kĩ lí thuyết và làm các bài tập SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docmot nguoi Ha noi(7).doc