Bài: khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến 1975

Bài: khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến 1975

Mục đích , yêu cầu :

1. Nhận thức :

- Giúp h/s hiểu được trong 3 thập kỉ trên , VHVN có những tiền đề chung để phát triển

 - Nắm được những thành tựu của văn học qua các giai đoạn phát triển và một vài đặc điểm chung của VHVN giai đoạn này .

 2. Giáo dục : Trân trọng, nâng niu những thành tựu của văn học VN trong giai đoạn này

 3. Kỹ năng : Nắn những vấn đề khái quát

 4. Phương pháp : Thuyết trình

A. Tiến trình lên lớp

 1.Ổn định, tổ chức lớp

 2. Kiểm tra : theo những câu hỏi bài trước .

 3. Bài mới

Dẫn dắt : Chúng ta đã đi qua một chặng đường LSVHVN khá dài từ thế kỷ X – 1945 với biết bao thăng trầm và chúng ta cũng đã tiếp thu được rất nhiều thành tựu, tinh hoa của nền VHDT . Để hiểu và nắm bắt tiếp những chặng đường lịch sử VH nước nhà, hôm nay chúng

doc 90 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2172Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài: khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến 1975", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: Khái quát văn học Việt Nam
từ cách mạng tháng Tám - 1945 đến 1975.
Mục đích , yêu cầu :
1. Nhận thức :
- Giúp h/s hiểu được trong 3 thập kỉ trên , VHVN có những tiền đề chung để phát triển 
 - Nắm được những thành tựu của văn học qua các giai đoạn phát triển và một vài đặc điểm chung của VHVN giai đoạn này .
 2. Giáo dục : Trân trọng, nâng niu những thành tựu của văn học VN trong giai đoạn này 
 3. Kỹ năng : Nắn những vấn đề khái quát 
 4. Phương pháp : Thuyết trình 
Tiến trình lên lớp 
 1.ổn định, tổ chức lớp 
 2. Kiểm tra : theo những câu hỏi bài trước .
 3. Bài mới
Dẫn dắt : Chúng ta đã đi qua một chặng đường LSVHVN khá dài từ thế kỷ X – 1945 với biết bao thăng trầm và chúng ta cũng đã tiếp thu được rất nhiều thành tựu, tinh hoa của nền VHDT . Để hiểu và nắm bắt tiếp những chặng đường lịch sử VH nước nhà, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài : Khái quát
Phương pháp
Nội dung
Hỏi: Dựa vào SGK em hãy nêu những nét chung nhất về đường lối lãnh đạo văn học của Đảng ? 
Hỏi: Đường lối văn nghệ của Đảng đã giúp gì cho các nhà văn ?
Hỏi: Hãy kể tên những t/g sau CM mà em biết ? 
Hỏi:Hiên thực thời kì này diễn ra phong phú ntn ?
G/v giới thiệu :
Hỏi: Em hãy kể tên những bài thơ hay của giai đoạn này mà em biết ?
GV giới thiệu 
Hỏi: Thơ ca giai đoạn này có những thành tựu gì ?
G/v giới thiệu :
G/v giới thiệu :
Hỏi:Nền văn học mang tính nhân dân là nền văn học ntn? 
Nêu tầm quan trọng của tính nhân dân ?
G/v giới thiệu :
GV hướng dẫn h/s học bài theo những câu hỏi bên 
I. Những tiền đề chung cho sự phát triển của VHVN 45-75 :
 1. Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự đóng góp sáng tạo của nhà văn cho nền VHCM :
 - VHVN từ sau CMT8 là nền văn học thống nhất , dưới sự lãnh đạo của Đảng , văn học là một bộ phận trong sự nghiệp cách mạng , là một hoạt động tinh thần phong phú , có hiệu quả trong đấu tranh và phát triển XH . Sự nghiệp VH là của nhân dân , mỗi nhà văn là một thành viên tích cực góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của đất nước . HCM đã khẳng định :" Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận , anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy " 
 - Đường lối văn nghệ của Đảng đã xác định cho người viết lập trường nhân dân . Nhân dân là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật là đối tượng thưởng thức và tiếp nhận VH , vì thế nhà văn phải đứng trên lập trường của nhân dân để viết 
 - Đường lối văn nghệ của Đảng giúp nhà văn phát huy những truyền thống tốt đẹp của nền VH dân tộc , phát triển sức sáng tạo và tinh hoa văn nghệ của các dân tộc anh em , kết hài hoà giữa truyền thống và hiện đại .
 2. Có một đội ngũ nhà văn giàu nhiệt tình CM và giàu sức sáng tạo:
 - Từ sau CMT8 đã xuất hiện một lớp nhà văn mới mang sức sống và hơi thở thời đại đó là Nam Cao ngay sau CM đã nhận thức rõ những y/c , hiểu biết cuộc sống , NC tự đặt cho minh trách nhiệm :" Sống đã rồi hãy viết " 
 - Năm 1948 , Nguyễn Đình Thi viết " Nhận đường " để xác định trách nhiệm của các nhà văn là phục vụ kháng chiến .
 - Đó còn là Nguyễn Huy Tưởng , Nguyên Hồng , Tô Hoài .. trong đó có các nhà văn hy sinh trong KCCP như Nam Cao , Trần Đăng . 
Trong thời kì KCCM , theo tiếng gọi của Tổ Quốc , quê 
hương , nhiều nhà văn đã vượt núi băng đèo đến với chiến trường miền Nam và đã sáng tác được nhiều t/p có giá trị với các bút danh mới như : Bùi Đức ái (Anh Đức ) , Nguyễn Văn Báu ( Nguyễn Trung Thành ) , Nguyễn Ngọc Tấn ( Nguyễn Thi ) .... họ là những nhà văn của nhân dân , nhà văn chiến sĩ 
 3. Hiện thực cách mạng đã khơi nguồn sáng tạo và là đối tượng phản ánh chủ yếu của nhiều tác phẩm văn chương : 
 - Hiện thực CM thời kì này vô cùng phong phú , nó mở ra trên nhiều trận tuyến từ chiến trường đến hậu phương , từ vùng núi đến hải đảo xa xôi : trong đời sống CM ấy có biết bao lớp người đang hăng say chiến đấu , sản xuất , có biết bao tấm gương cao đẹp , bao câu chuyện đáng ghi nhớ làm cơ sở cho những sáng tạo văn học đó là những điển hình xã hội tiêu biểu những nguyên mẫu đẹp => Các thể kí , các hình thức ghi chép rất phát triển như : Kí sự của Trần Đăng , Tô Hoài , Nam Cao , Nguyễn Tuân ..... Những nhân vật điển hình của XH được đi vào trong VH tiêu biểu như : Anh hùng Núp, chị út Tịch , Nguyễn Văn Trỗi , chị Sứ ....... 
 - Hiện thực đời sống từ sau CM bộc lộ nhiều vẻ đẹp , gợi lên niềm vui và mơ ước dễ làm nảy sinh cảm hứng lãng mạn.Cảm hứng lãng mạn là chất chữ tình , là một thành tố quan trọng của văn học CM đặc biệt là với thi ca . 
II. Những thành tựu của văn học qua các giai đoạn phát triển 
1.Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (46-54) :
 - Tuyện kí mở đầu cho văn xuôi giai đoạn này , những thành tựu ban đầu thu được như : "Một lần tới thủ đô"( Trần Đăng ) ; " Đôi mắt " ( Nam Cao ) ; "Làng" ( Kin Lân ) ....
 - Từ 1950 -1954 :
 + Văn xuôi CM có những bước phát triển mới , dung lượng phản ánh được mở rộng , đề tài và thể loại phong phú hơn như :" Vùng mỏ " ( Võ Huy Tâm ) ; "Xung kích " (Nguyễn Đình Thi ) ; " Kí sự Cao Lạng " ( Nguyễn Huy Tưởng ) ; " Truyện Tây Bắc ( Tô Hoài ) ......Nội dung các tác phẩm trên phản ánh chân thực và sinh động nhiều mặt của đời sống ở chiến trường , ở vùng địch chiếm , hậu phương , miền xuôi , vùng cao ........ 
 + Thơ ca giai đoạn này có nhiều thành tựu đáng kể : thơ ca tập trung miêu tả hình ảnh nhân dân trong cuộc kháng chiến , thể hiện chân thực và cảm động những tình cảm cao đẹp của con người như tình đồng chí , đồng đội , tình quân dân , tình yêu lãnh tụ , yêu quê hương đất nước ... có rất nhiều bài thơ hay có sức sống lâu bền như " Cảnh khuya " ,
" Cảnh rừng Việt Bắc " , " Rằm tháng giêng " ( HCM ) ; " Tây tiến " ( Quang Dũng ) ; " Bên kia sông Đuống " ( Hoàng Cầm ); "Đất nước " ( Nguyễn Đình Thi) ;"Việt Bắc"
(Tố Hữu ) .
 2. Giai đoạn đầu xây dựng hoà bình CNXH (55-64) 
 -Văn xuôi giai đoạn này mở rộng đề tài về nhiều phạm vi của đời sống.Đề tài K CCP vẫn được đào sâu với cách nhìn 
toàn diện hơn .Các T P tiêu biểu : "Đất nước đứng lên'' ( Nguyên Ngọc);"Sống mãi với Thủ Đô"(Nguyễn Huy Tưởng).....
 Hiện thực c/s trước CMT8 cũng được 1 số nhà văn khai thác với cách nhìn ,khả năng phân tích và khái quát mới như
"Tranh tối,tranh sáng"(Nguyễn Công Hoan);''Vỡ bờ'' (Nguyễn Đình Thi) 
 -Đề tài hợp tác hoá nông nghiệp,công nghiệp hoá X H C N
thu hút được cảm hứng sáng tạo của nhà văn như: Đào Vũ,
Chu Văn, Nguyễn Khải......
 -Thơ ca giai đoạn 55-64 có được một mùa gặt bội thu. Nhiều nhà thơ tìm được cảm hứng sáng tạo mới mẻ từ hiện thực và vẻ đẹp của con người hăng say xây dựng cuộc sống mới.Các t/p tiêu biểu:"Trời mỗi ngày lại sáng"(H C);''Gió lộng''(Tố Hữu);''ánh sáng và phù sa''(C L V) ......Thành tựu của thơ ca giai đoạn này là mối duyên đầu của tấm lòng nhà thơ với C NXH.....
 -Bên cạnh những vần thơ tươi xanh viết về hiện thực cuộc sống còn có những vần thơ lửa cháy viết về miền Nam:Tiêu biểu như thơ Tố Hữu, thơ Tế Hanh. 
 -Kịch nói giai đoạn này cũng có những bước phát triển đáng kể như:''Nổi gió''(Đào Hồng Cẩm);''Chị Hoà'' (Học Phi).
 3.Giai đoạn chống Mĩ,cứu nước (65-75 )
 -Truyện và kí trong giai đọan chống Mĩ có nhiều thành tựu phong phú,các t/p được tăng cường chất liệu hiện thực:
chất lí tưởng được bồi đắp giàu có.....VHCMMN đã nở rộ với hàng loạt TP có giá trị:"Sống như anh "(Trần Đình Vân);
"Người mẹ cầm súng" (Nguyễn Thi);"Hòn đất" (Anh Đức)....
 - ở miền Bắc truyện ngắn vá kí phát triển,một số tiểu thuyết xuất hiện:"Vào lửa",Mật trận trên cao"(Nguyễn Đình Thi);"Dấu chân nười lính"(NMC); "Vùng trời" (Hữu Mai)....
 -Thơ ca giai đoạn chống Mĩ được bổ sung bằng một đội ngũ nhà thơ đông đảo,trưởng thành trong chiến đấu,xuất hiện nhiều gương mặt thơ trẻ như:NKĐ,XQ,PTD ,TĐK.....
Thơ chống Mĩ tập trung vào chủ đề yêu nước , chủ nghĩa AHCM , âm hưởng thơ hào hùng , chất suy tưởng sâu lắng , chất chính luận sắc sảo .
 - Kịch giai đoạn này cũng có nhiều thành tựu . Xung đột của thời đại giữa nhân dân anh hùng và kẻ thù man rợ , giữa cuộc sống riêng và sự hy sinh cho đất nước đã tạo nên nhiều vở kịch có giá trị .
III. Một vài đặc điểm chung :
 1. Lí tưởng và nội dung yêu nước , yêu CNXH là đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này 
 - Dân tộc VN trong suốt 3 thập kỉ chiến tranh đã góp phần đánh bại CN thực dân cũ và mới . Dân tộc ta đã thử thách trực tiếp trong những sự kiện bi tráng nhất của thời đại và tỏ rõ là một dân tộc anh hùng . Lí tưởng yêu nước , yêu CNXH đã trở thàng cảm hứng cao đẹp nuôi dưỡng và chi phối những tác phẩm văn chương trong nửa thế kỉ qua 
 - Văn học NT đã trở thành vũ khí sắc bén phục vụ kịp thời và sát sao những nhiệm vụ cách mạng => VHCM được Đảng và nhân dân đánh giá là nền văn học tiên phong chống đế quốc trong thời đại ngày nay .
 2 .Nền văn học CM mang tính nhân dân sâu sắc :
 - Bảo vệ Tổ Quốc chính là boả vệ giá trị chân chính của con người nên nhiều t/p VHCM đã đề cập đến cái gốc rễ sâu xa của con người . Con người được bồi đắp nhân phẩm , nhân cách khi được tự do làm chủ bản thân mình ... Nền văn học mới đã đúc kết và miêu tả được nhiều giá trị cao đẹp về nhân dân anh hùng . Nhân dân đã vượt lên trăm ngàn khó khăn để giành độc lập tự do và quyền làm chủ vận mệnh của mình . Vì thế trên các trang văn không còn những kiếp người nhỏ bế với bao nỗi khổ đau , vật vã trong cuộc đời cữ mà là những con người mới khoẻ khoắn , trẻ trung , có khát vọng và tầm vóc lớn lao như : anh công nhân , chị lao công , anh bộ đội ... 
 - Tính nhân dân vốn là chuẩn mực để đánh giá nhiều t/p VH trong quá khứ . Nền văn học VN đã có nhiều t/p có giá trị và có tính nhân dân sâu sắc : những phẩm chất của nhân dân như tinh thần yêu nước , thương nhà , tinh thần cần cù lao động , tình cảm gắn bó yêu thương nhau ... đã được miêu tả trongvăn học .
 3 . Một nền văn học có nhiều thành tựu về sự phát triển các thể loại và phong cách tác giả :
- Trong nhiều thập kỉ phát triển , nền văn học CM có một bề dày và chiều sâu của giá trị văn chương , các thể loại phát triển khá đồng đều . ở thể loại nào cũng có những thành tựu từ thơ ca đến truyện ngắn , từ tiểu thuyết đến lí luận , phê bình ... Tuy nhiên nổi lên hơn cả vẫn là thơ ca và truyện ngắn .
 - Nền văn học CM đã hình thành nhiều phong cách sáng tác từ đội ngũ các nhà văn lớp trước như : Nguyễn Tuân , Tô Hoài , Huy Cận .. đến lớp nhà văn trưởng thành qua 2 cuộc kháng chiến như : Nguyễn Đình Thi , Chính Hữu , Nguyễn Khải , Nguyễn Minh Châu ... Mỗi người đều góp vào nền văn học cách mạng tiếng nói nghệ thuật độc đáo của mình .
C . Củng cố vàhướng dẫn học bài :
 *Củng cố :
H/s nắm chắc những thành tựu và đặc điểm của văn học 45-75
 1 . Nêu những tiền đề phát triển của văn học VN 45-75 .
 2 . Văn học VN 45-75 đã thu được những thành tựu gì ? 
 3 . Nêu những đặc điểm của văn học VN 45-75 ? 
Tiết PPCT:
Ngày dạy:	
Tờn bài dạy:	NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.
I/-MỤC TIấU: Giỳp HS:
Biết cỏch viết một bài văn về tư tưởng đạo lớ.
Cú ý thức tiếp thu những quan niệm đỳng đắn và phờ phỏn những quan niệm sai lầm.
Cú ý thức rốn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề tưtưởng đạo lớ.
II/CHUẨN BỊ:
1/ Giỏo viờn: SGK,Giỏo ỏn,Tư liệu cú liờn quan,Bảng phụ
2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài.
III/-PHƯƠNG PHÁP :Phỏt vấn,nờu vấn đề,tạo tỡnh huống,thảo luận nhúm
I ... không cầu kỳ mà tự nhiên gợi vẻ đẹp thân thương, bình dị. 
- Yếu tố tạo nên sự thành công về nghệ thuật của tác giả trong khổ thơ: 
+ Tha thiết yêu quê hương Hà Nội
+ Am hiểu sâu sắc về thủ đô Hà Nội đ lắng được vẻ đẹp tiềm ẩn sâu sa của quê hương, chỉ vài nét phác hoạ mà vẫn gợi lên cái thần thái, cái hồn của mùa thu Hà Nội. 
- Nguyễn Đình Thi không cảm bằng nhạc trong vần mà ông cảm bằng hồn "một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, của cảm xúc gợi lên những ngân vang dài". 
Tiểu kết: 4 câu thơ đầy ấn tượng, giàu sắc thái hội hoạ, lắng sâu cảm nhận buồn của mùa thu chia xa, mùa thu trước CM. Những chi tiết tinh lọc phảng phất cái thần thái, cái hồn của cảnh tạo nên nhạc điệu trầm lắng, bâng khuâng, buồn: phảng phất trong cái chớm lạnh của tiết trời đầu thu cái xao xác của hơi may, trong hình tượng lá rơi đầy trên thềm vắng và qua cả âm điệu khoan thai, dịu dàng, man mác buồn của không gian mùa thu Hà Nội. 
Giáo viên đọc khổ 3 + hỏi: 
Mùa thu hiện tại được bắc nhịp cầu nối bằng câu thơ nào ? 
- Em còn nhận biết dấu hiệu "khác rồi" của "mùa thu nay" được thể hiện qua đoạn thơ ntn ? (Giáo viên gợi mở: không gian thời gian, hình ảnh, âm thanh, nhạc điệu). 
- Đoạn thơ gợi tả hình ảnh không gian chiến khu Việt Bắc, bằng những chi tiết chân thực hoà quyện ý nghĩa tượng trưng. 
- Những hình ảnh nghệ thuật nào trong khổ thơ gợi lên ý nghĩa tượng trưng ? 
c) Mùa thu kháng chiến (Mùa thu hiện tại) 
* Giáo viên dựng cảnh: nhân vật trữ tình đứng giữa một không gian rộng lớn, xung quanh là núi đồi hùng vĩ, điệp trùng, rừng tre bát ngát chuyển động trong cơn gió mạnh của mùa thu. Bầu trời thu cao vời vợi khoác tấm áo xanh biếc như rung lên trong âm vang tưng bừng, rộn rã của mùa thu. 
+ Số chữ trong câu: thể hiện độ dài ngắn linh hoạt câu 5 chữ xen câu 6 chữ, câu 7 chữ đ tạo trạng thái phấn chấn tự nhiên không câu nệ, gò bó trong cảm xúc. 
+ Nhịp điệu: linh hoạt, tự do đ tạo độ nhanh, chắc, khoẻ, rộn ràng. 
+ Vần: gắn quyện những vần liên tiếp (đồi, rồi) (phơi, mới) (tha, ta) gợi tả niềm vui ríu rít, quấn quyện, chan hoà. 
* Hình ảnh, chi tiết chân thực được gợi tả: núi đồi, rừng tre, bầu trời xanh biếc, tiếng nói tiếng cười >< chi tiết mang màu sắc ước lệ cổ điển (sen tàn, giếng ngọc, cúc vàng, lá ngô đồng rụng) đ phả vào trong thơ sắc màu hiện đại, tươi sáng.
ý nghĩa của bút pháp tượng trưng đó là gì (gợi: đem đến cho bài thơ chất suy tưởng đ nâng cao giá trị của thi phẩm) 
* Hình ảnh tượng trưng: 
- "Gió thổi phới" đ gió mạnh khác làn gió "hắt hiu" trong thơ Nguyễn Khuyến càng khác làn gió "run rẩy" tội nghiệp trong thơ Xuân Diệu và cũng khác làn gió "xao xác" trong thơ NĐT đ tượng trưng cho khí thế của cách mạng đang lên, sức mạnh vũ bão đ đem đến niềm tin lạc quan. 
Giáo viên phân tích biểu hiện của màu sắc tượng trưng trong thơ đ từ đó phát biểu ý nghĩa? 
- "Trời thu thay áo mới tha": NT nhân hoá đ mở ra không gian khoáng đạt, cao rộng, sắc màu tươi tắn mới mẻ, tinh khôi (So sánh "xanh ngắt" trong Thu vịnh: đậm ạ trong + sáng + âm thanh rộn rã (nói + cười) ạ "Trăng mờ thổn thức, xào xạc, tiếng huyền" trong thơ xưa. 
Niềm vui của nhân vật trữ tình được bộc lộ ntn ? Tiếng nói tâm trạng của cá nhân hay cộng đồng (tiếng nói đại diện). Đoạn thơ thể hiện sức mạnh cộng đồng, niềm vui hân hoan của cộng đồng. 
- Giáo viên tổng kết cả ba đoạn thơ. Sự diễn biến tâm trạng: lắng sâu trong hoài niệm đến bâng khuâng man mác buồn trong buổi chia xa để rồi vỡ oà trong niềm vui sướng, hân hoan ngày đất nước giành được chủ quyền độc lập. 
- ý nghĩa: tái hiện một cách chân thực, chính xác, đầy đủ không khí của cả một giai đoạn lịch sử đáng ghi nhận: niềm vui kháng chiến. Nhờ thế đ chất suy tưởng ùa vào trong thơ đem đến giá trị khái quát của thi phẩm. 
- Chất sử thi hùng tráng: âm vang tinh thần của thời đại. 
Tiểu kết: Bức tranh mùa thu khoáng đạt, hào hùng đặt bên cạnh "Những ngày thu đã xa" mở ra bâng khuâng, man mác gợi nét đẹp đa dạng của mùa thu đất nước. Nét tài hoa, tinh tế được thể hiện bằng độ dài của các câu thơ trong mỗi khổ ngày càng tăng lên đ niềm vui mỗi lúc dâng đầy để rồi cất lên tiếng nói dõng dạc đầy khẳng định của cả dân tộc được thể hiện trong đoạn thơ tiếp "Trời xanh đây"
Cho học sinh đọc khổ 4
Hỏi: đoạn thơ bộc lộ niềm cảm xúc ntn của tác giả ? 
- Tiếng nói hào hùng được biểu hiện bằng những yếu tố nghệ thuật nào? 
d) Cảm hứng tự hào: lời thơ dõng dạc hùng hồn đ tiếng nói của chủ nhân đất nước. 
+ Điệp từ, điệp ngữ đ từ chỉ định 
+ Những danh từ chỉ sự vật được biểu hiện liên tiếp (trời xanh, núi rừng, cánh đồng, sông) 
+ Những tính từ gợi tả sau danh từ "thơm ngát, bát ngát, đỏ nặng phù sa" 
+ Sự chuyển biến lối xưng hô từ "tôi" đến "chúng ta". Nhân danh cá nhân đ nhân danh cộng đồng đ gợi không khí sử thi hoành tráng. 
Niềm vui thể nghiệm trong những sự vật hữu hình, niềm vui đó còn ẩn đằng sau cái "vô hình". Đó là tiếng nói của chiều sâu truyền thống lịch sử. 
- Tiếng nói của ai "của cha ông" đ vọng từ đâu "lòng đất" tiếng nói ntn ? (rì rầm) đ có sức thấm sâu. 
ý nghĩa: thế đứng hiên ngang, lẫm liệt, lồng lộng giữa đất trời. Tiếng nói hào sảng của một dân tộc vừa "từ than bụi lầy bùn" đứng lên giành chiến thắng. Đoạn thơ ngưng lại mà niềm vui vẫn toả rộng, lan xa đ lắng vào tiếng thơ suy ngẫm. 
* Tiếng vọng của truyền thống: 
- Câu mở đầu: "nước chúng ta" đ ngắn gọn, cô đọng, súc tích đ đĩnh đạc, lời khẳng định chắc chắn. 
- "Nước của  nói về" đ NĐT đã nghe được tiếng vọng âm vang của lịch sử thấm sâu trong từng mạch đất. 
- "rì rầm" tiếng nói bền bỉ, dẻo dai đ gợi không khí thiêng liêng, trang trọng phù hợp. 
- ý nghĩa: NĐT qua đoạn thơ đã lý giải được cội nguồn sức mạnh dân tộc làm nên chiến thắng đ đó là truyền thống dựng nước, giữ nước. 
Tiểu kết: Phần I ngưng đọng lại trong âm thanh tiếng nói trầm hùng của lịch sử dân tộc. Tiếng nói đó nung nấu một khát vọng cao cả, chính đáng: giành và giữ vững quyền tự do, độc lập dân tộc đ cảm hứng sử thi.
2. Xúc cảm về hình ảnh đất nước trong chiến tranh
Giáo viên gợi: Nếu như ở phần 1 đất nước hiện lên tươi đẹp hiền hoà thì ở phần 2 chủ âm lại là cảm hứng về một đất nước đau thương nhưng anh hùng bất khuất. 
- Gọi học sinh đọc đoạn 2
- Hỏi: hình ảnh khái quát về đất nước trong chiến tranh được hiện lên ntn ? 
Em đọc một vài khổ thơ tiêu biểu (Giáo viên gợi ý cho học sinh phân tích, cảm thụ ý thơ). 
Hỏi: Theo em, hình ảnh "đôi mắt người yêu" xuất hiện trong câu thơ có ý nghĩa gì ? 
- Đọc: "Ôi những cánh người yêu" 
+ Câu thơ giàu chất tạo hình gợi hình ảnh đ giáo viên dựng cảnh: Cánh đồng hoang nhuộm trong ánh tà dương, dây thép gai tua tủa chĩa lên bầu trời đ tan tác, rách nát cả buổi chiều thanh bình, êm ả. 
+ Nghệ thuật tương phản: cuộc sống hoà bình đối lập: ứa máu, đau thương, hoang vắng, chết chóc đ chú ý cảnh thực khái quát lên hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng (khái quát lên hình ảnh đất nước đau thương trong chiến tranh). 
+ Vượt lên nỗi đau, hình ảnh "đôi mắt người yêu" làm dịu mát cả khoảng trời đầy lửa đạn đ đôi mắt cháy sáng trong đêm tiếp sức mạnh cho người chiến sĩ. 
+ Những chi tiết, hình ảnh được gợi lên trong khổ thơ có sự hoà quyện, gắn bó giữa cái chung với cái riêng - Tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước tạo nên nét đẹp hài hoà, đằm thắm trong tâm hồn người chiến sĩ. 
- "Từ những năm  hờn" đ điệp từ đ tiếng thơ ngùn ngụt, chất chứa căm hờn đ đó là tất cả sức mạnh để làm nên chiến thắng. 
Gọi 1 em học sinh đọc 5 khổ thơ tiếp:
+ Giáo viên phân tích tính chính luận trong khổ thơ được thể hiện ntn ? 
- 5 khổ thơ cuối: mang tính chính luận sâu sắc. 
+ Lời khẳng định hùng hồn: "xiềng xích  nhà" đ NT đối lập đ bản chất hiền hoà, nhân hậu, yêu cuộc sống thanh bình của cả dân tộc. 
- Giáo viên đi sâu giảng bình những chi tiết hình ảnh cô đọng, độc đáo: 
+ Ôm: tình cảm của dân tộc, của những con người nghèo, vất vả lam lũ "áo vải" 
+ Sự lớn lên, trưởng thành nhanh chóng, đột ngột (so sánh hình tượng Thánh Gióng).
+ Hình ảnh mới, lạ: "Khói nhà  làng" ~ phân tích "những người áo vải" 
~ sức quật khởi "lớn lên" "thành những anh hùng". 
~ động từ "ôm" đ gói bao yêu thương ấp ủ. 
+ Cả đoạn thơ bằng những động từ kết hợp với trạng từ tại ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc về hình ảnh: sự vùng dậy đứng lên chiến đấu của một dân tộc bất khuất, kiên cường. 
Tiểu kết: Bằng những chi tiết vừa chân thực, cụ thể vừa khái quát trừu tượng, tác giả NĐT đã thể hiện một cách sinh động hình ảnh một đất nước, một dân tộc trong đau thương mà vẫn anh dũng, quật cường. Thấm đượm trong đoạn thơ là cảm xúc đau xót căm giận nhưng vẫn ấp ủ một niềm vui, niềm tự hào trước phẩm chất tốt đẹp của ông cha. 
3. Sức mạnh quật khởi của dân tộc 
Giáo viên đọc 4 câu.
Hỏi: Em có nhận xét gì về khổ thơ kết của bài ?
(gợi ý: Số chữ trong câu, âm thanh, hình ảnh gợi tả)
- ý nghĩa của khổ kết (hình ảnh tổng quát đ thể hiện đầy đủ nhất sức sống của dân tộc). 
* Giáo viên dựng cảnh. 
* Nhấn mạnh "ghi lại một luồng sinh khí của đất nước chuyển động rất rõ rệt trong cơ thể bài thơ" 
+ Khổ thơ: 4 câu, mỗi câu 6 chữ là khổ thơ ngắn gọn, cô đọng, hàm súc nhất trong bài thơ đ tạo nên khí lực của bài thơ. 
+ Nhịp thơ: ngắn, dồn dập, tạo âm hưởng chắc khoẻ. Ghi lại sống động cái thần thái xốc tới của cả dân tộc. 
+ Âm hưởng: đĩnh đặc, hùng tráng, tái hiện đầy đủ, chân thực và sinh đông về khung cảnh chiến trường Điện Biên Phủ. 
Cảnh tái hiện: Trong tiếng đại bác vang rền của đợt tổng công kích cuối cùng, các chiến sĩ ta từ trong các chiến hào đầy bùn đỏ ào ạt xông lên như dòng thác mạnh mẽ đánh chiếm những vị trí cuối cùng của tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của đội quân viễn chinh Pháp. 
Giáo viên phân tích nghĩa thực và nghĩa tượng trưng của hình ảnh. Từ đó bình về ý nghĩa nâng cao của hình ảnh. 
+ Chi tiết nghệ thuật: vừa chân thực + lãng mạn tượng trưng. 
- Chân thực: nó là cảnh thực về hình ảnh những người chiến sĩ từ những chiến hào xông lên tiêu diệt địch. 
- Tượng trưng: khí thế, sức mạnh quật cường của cả dân tộc. 
Giáo viên có thể nêu những lời tự thuật của tác giả để làm nổi bật giá trị chân thực của hình ảnh. 
- Hình ảnh khái quát: 
"Rũ bùn  sáng loà" đ hình ảnh đẹp, hào hùng, lãng mạn. Cả dân tộc hiện lên chói lọi, rực sáng giữa khói đạn, bùn đen, máu lửa. 
- ý nghĩa: những câu thơ kết xứng đáng là một đài tưởng niệm hoành tráng về một đất nước Việt Nam anh dũng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp. 
Bài thơ "Đất nước" thể hiện những nét đặc sắc về cả ND và NT. Em hãy nhắc lại và từ đó khái quát lên ý nghĩa sâu sắc của cả bài thơ. 
C. Tổng kết - Củng cố toàn bài: 
1. Nghệ thuật: 
- Bức tranh thiên nhiên đẹp, gợi cảm.
- Hình ảnh chi tiết thực + lãng mạn tượng trưng. 
- Không khí sử thi hoành tráng của mùa thu lịch sử dân tộc. 
2. Nội dung: 
- Bài thơ mang tầm vóc lớn lao: thế đứng của dân tộc, phẩm chất dân tộc, sức sống dân tộc. 
- Kết cấu nhuần nhuyễn, thống nhất: Từ những cảm xúc tinh tế đầy ấn tượng về mùa thu đất nước đi qua những năm tháng đau thương mà anh dũng để rồi kết lại trong tiếng thơ hùng tráng, vang dội tiếng kèn chiến thắng của một dân tộc anh hùng. 
D. Dặn dò: 
Học thuộc bài thơ "Đất nước" và phần phân tích tác phẩm. 
 Soạn bài "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan Hoc 12.doc