7 Chuyên đề Lý Luận văn học

7 Chuyên đề Lý Luận văn học

1. Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người

 Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc văn học là một môn nghệ thuật. Đối tượng của văn học là con người – con người trong học tập, lao động, chiến đấu, con người trong tình yêu và những mối quan hệ xã hội khác, con người trong không gian thời gian với thiên nhiên, vũ trụ. Nói văn học là nhân học, đúng thế. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú.

 Chỉ đến lúc nào đó văn học mới là văn học đích thực khi văn học thể hiện được sự khám phá và sáng tạo, có những kiến giải hay và đẹp về con người và đời sống con người.

 

doc 66 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 29081Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "7 Chuyên đề Lý Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lý luận văn học
1. Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người
    Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc văn học là một môn nghệ thuật. Đối tượng của văn học là con người – con người trong học tập, lao động, chiến đấu, con người trong tình yêu và những mối quan hệ xã hội khác, con người trong không gian thời gian với thiên nhiên, vũ trụ. Nói văn học là nhân học, đúng thế. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú.
    Chỉ đến lúc nào đó văn học mới là văn học đích thực khi văn học thể hiện được sự khám phá và sáng tạo, có những kiến giải hay và đẹp về con người và đời sống con người.
    “Ramayana” có 24.000 câu thơ đôi, “Tam quốc diễn nghĩa” với hàng triệu chữ, bài thơ “Cây chuối” của Nguyễn Trãi, bài thơ tình của Xuân Diệu đó là văn học.
    2. Văn học là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng, quan điểm và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Mỗi trang văn, mỗi bài thơ (đích thực) dù nói về gì, đề tài gì rộng lớn hay bé nhỏ đều thể hiện lòng yêu, sự ghét của tác giả, thể hiện một quan điểm nhân sinh hoặc lên án cái ác, hoặc ca ngợi tình yêu, đưa tới sự hướng thiện, cái cao cả, cái đẹp của thiên nhiên và con người. Văn học mang tính khuynh hướng rõ rệt.
            “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
            Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
            Lẽ nào trời đất dung tha
            Ai bảo thần dân chịu được
                                                (Nguyễn Trãi)
            “Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
            Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
            Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm,
            Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
                                                (Nguyệt Cầm – Xuân Diệu)
            “Yêu biết mấy, những con người đi tới
            Hai cánh tay như hai cánh bay lên
            Ngực dám đón những phong ba dữ dội
            Chân đạp bùn không sợ các loài sên”
                                                (“Mùa thu tới” – Tố Hữu)
    3. Văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật
    Văn thơ hàm chứa tư tưởng tình cảm. Nhưng văn chương không nói ý một cách khô khan. Vì sao mà có thơ nồi đồng, con cóc? Văn chương đích thực là hoa quí nên mới có hương sắc. Văn chương thấm vào lòng người, bất tử với thời gian, không có biên giới bởi lẽ văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật.
    Hình tượng nghệ thuật do nhiều yếu tố, chi tiết nghệ thuật hợp thành. Đọc tác phẩm văn học phải phát hiện ra và cảm nhận các chi tiết nghệ thuật, có thế mới khám phá được cái hay, cái đẹp của hình tượng nghệ thuật.
    Vậy hình tượng nghệ thuật là gì?
    - Trong thơ văn, hình tượng nghệ thuật có thể là một bông hoa, một vầng trăng, một nàng Kiều, một Trương Phi – cũng có thể là một nét của tâm trạng, tình cảm như “Tương tư” của Nguyễn Bính, v.v
    - Vậy, hình tượng là bức vẽ về con người, về cuộc đời, về thiên nhiên cụ thể được nhà văn sáng tạo nên qua liên tưởng, tưởng tượng để thể hiện tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực một cách thẩm mĩ
    - Có cảm nhận được hình tượng mới thấy được cái hay, cái ý vị của văn chương.
 Văn học là nghệ thuật của ngôn từ
    1. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học
    Hội họa dùng màu sắc, đường nét âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu điêu khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ...) tạo nên hình khối, đường nét v.v Còn văn học phải diễn tả bằng ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học phải được gắn liền với một thứ ngôn ngữ và văn tự (gốc) nhất định. Ngôn ngữ, văn tự là công cụ của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Tuân được ca ngợi là bậc thầy về ngôn ngữ. Văn của ông là tờ hoa, là trang văn. Hồ Chí Minh viết văn làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng Pháp, bằng chữ Hán. Thật là kì tài.
    2. Những đặc điểm của ngôn từ văn học
    Nhà văn nhà thơ phải sử dụng ngôn từ và trau chuốt nó, tạo thành một thứ ngôn ngữ văn chương giàu có, sang trọng, đẹp đẽ. Ngôn ngữ văn học có những đặc điểm sau:
    - Tính hệ thống
    - Tính chính xác
    - Tính truyền cảm
    - Tính hình tượng
    - Tính hàm súc, đa nghĩa
    - Tính cá thể hoá
    Trong đó, tính chính xác, tính truyền cảm, tính hình tượng là cực kỳ quan trọng. Nói rằng “Văn hoa dã chất chi đối”, “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” là như vậy. Kim Trọng khen Kiều khi nàng làm một bài thơ viết lên bức tranh Kim Trọng mới vẽ:
            “Khen tài nhả ngọc phun châu,
            Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này!”
    Nhà văn sử dụng ngôn từ để xây dựng hình tượng văn học. Vì thế đọc sách hoặc phân tích thơ văn không được thoát li văn bản và ngôn từ
    3. Tính chất “phi vật thể” của chất liệu ngôn từ và khả năng diễn tả đặc biệt phong phú của nghệ thuật ngôn từ
    - Xem tranh xem ti vi đã thấy được cụ thể cảnh vật, sự việc biểu hiện. Đọc văn, ta phải tưởng tượng, liên tưởng, suy luận, cảm xúc với tất cả mọi giác quan và tâm hồn, mới hình dung được cảnh vật, sự việc. Điều đó nói lên rằng, ngôn từ mang tính chất “phi vật thể”. Con chứ đấy, câu thơ đấy nhưng không phải ai cũng hiểu và cảm như nhau.
    - Ngôn từ có sức mạnh vạn năng, có thể diễn tả sự việc theo dòng chảy lịch sử qua hàng trăm năm, hàng vạn năm trên một không gian hữu hạn hoặc rộng lớn vô hạn.
    - Ngôn từ còn có khả năng diễn tả những rung động biến thái của tâm hồn con người.
    Thật là kỳ diệu khi Nguyễn Trãi viết:
            “Ngư ca tam xướng yên hồ khoát,
            Mục đích nhất thanh thiên nguyệt cao!”
                                                            (Ức Trai thi tập)
    Nếu không hiểu được ngôn từ sao có thể cảm được cái hay của hai câu thơ trên?
 Nh à v ăn v à qu á tr ình s áng t ạo
1Vai trò của nhà văn với đời sống văn học
    Không có ong mật thì chẳng có mật ong. Và không có hoa thì ong cũng chẳng thể làm ra mật. Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời sống văn học. Lại còn phải có hiện thực phong phú tạo nguồn sáng tạo cho nhà văn thì mới có thơ văn. Từ muốn mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời nhà văn sống hết mình với hiện thực phong phú ấy may ra mới có tác phẩm văn học.
    Viết về mối quan hệ giữa nhà văn và đời sống hiện thực, Chế Lan Viên nói:
            “Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi,
            Còn một nửa cho mùa thu làm lấy.
            Cái xào xạc, hồn anh chính là xào xạc lá
            Nó không là anh, nhưng nó là mùa”
                                    (“Sổ tay thơ – Đối thoại mới)
    Nhà văn phải khám phá và sáng tạo, không theo đuổi người. Không tô hồng cũng không bôi đen hoặc sao chép hiện thực. Nhà văn cũng không được lặp lại mình. “Văn chương quý bất tùy nhân hậu” (Hoàng Đình Kiên đời Tống”.
 2 Những nhân tố cần có đối với một nhà văn
     Một vạn học sinh đỗ tú tài, sau 5, 6 năm học tập ở đại học có thể đào tạo thành những kĩ sư, bác sĩ nhưng rất ít hoặc không thể đào tạo thành nhà văn. Có một hiện tượng kỳ lạ là trong xã hội ta ngày nay sao mà nhiều “nhà thơ” thế. Thật ra đó là những “thi sĩ – vè”, “thi sĩ – con cóc”, Lênin từng nói: “Trong lĩnh vực nghệ thuật, không có chỗ đứng cho kẻ trung bình”. Vậy nhà văn cần những nhân tố gì?
    – Phải có năng khiếu, có tài.
    – Phải có cái tâm đẹp. (chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” – Kiều)
    – Phải có vốn văn hóa rộng rãi (có học). Học vấn thấp hạn chế chẳng khác nào đất ít mầu mỡ, cây kém xanh tươi, hoa trái chẳng ra gì.
    – Phải có vốn sống như con ong giữa rừng hoa. Phải sống hết mình.
    – Phải có một lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp: sống và viết vì chủ nghĩa nhân văn.
    – Phải có tay nghề cao. Xuân Diệu gọi đó là “bếp núc làm thơ”.
    – Ngoài ra còn có một điều kiện khách quan ấy là môi trường sáng tác. Nhà văn phải được sống trong tự do, dân chủ, phải có vật chất tạm đủ (cơm áo không đùa với khách thơ) 
    – Với nhà văn, kiêng kị nhất là thói kiêu ngạo, xu nịnh bợ đỡ Vì thế văn chương có ngôi thứ: kẻ làm thơ, nhà thơ, thi nhân, thi sĩ, thi hào, đại thi hào. Còn có loại “đẽo câu đục vần” được ngồi một chiếu riêng. Loại bồi bút thì bị độc giả khinh bỉ.
    Trong tập “Văn 10” tập 2 có viết:
    “Nhà văn phải có năng khiếu, có vốn văn hóa rộng rãi và có tư tưởng nghệ thuật độc đáo. Nói như thế là đúng nhưng chưa đủ.
3 Quá trình sáng tạo
    Lao động nghệ thuật của nhà văn là một thứ lạo động đặc biệt. Phải có hứng, nếu không có hoặc chưa có cảm hứng thì chưa thể sáng tác. Mỗi nhà văn có một cách sáng tác riêng. Xuân Diệu làm thơ được “thiết kế” công phu chặt chẽ. Tố Hữu thì “câu thơ trước gọi câu thơ sau”. Hoàng Cầm làm thơ, có thể như có ai đọc chính tả cho chép lại. Ông sáng tác bài: “Lá Diêu Bông” vào quá nửa đêm mùa rét 1959. Khi cả nhà đang ngủ say, ông tỉnh giấc “chợt bên tai vẳng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành rọt, đọc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như từ thời nào, xa xưa vẳng đến, có lẽ từ tiền kiếp vọng về:
            “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng”
                                                (“Về Kinh Bắc”, trang 160 – 161)
    Nhà thơ Chế Lan Viên qua đời còn để lại một núi “Phác thảo thơ – di bút”. Đọc hồi kí các nhà văn, nhà thơ danh tiếng, ta ngạc nhiên và vô cùng khâm phục về lao động sáng tạo của họ. Có câu thơ được viết hàng tháng.
    Có bài thơ hình thành nhiều năm. Có cuốn tiểu thuyết được sáng tác trong 1/10, 1/5 thế kỷ.
    Để có những “thiên cổ hùng văn”, “thiên cổ kì bút”, “Sách gối đầu giường cho thiên hạ” phải là những bậc thiên tài mới sáng tạo nên.
    Yêu văn học ta càng yêu kính và biết ơn nhà văn, nhà thơ. Tác phẩm của họ đã làm tâm hồn ta thêm giàu có. Văn chương là cái đẹp muôn đời. Văn chương, văn hiến, văn hóa là niềm tự hào của mỗi quốc gia.
Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời do đó hết sức nhạy cảm với vấn đề xã hội và những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà văn biến chúng thành cảm hứng. Tuy nhiên để có những tác phẩm lớn người viết cẩm phải có những tư tưởng, quan niệm và phải có năng khiếu nghệ thuật đó là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo”.Bình luận ý kiến trên.
Đề văn
Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời do đó hết sức nhạy cảm với vấn đề xã hội và những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà văn biến chúng thành cảm hứng. Tuy nhiên để có những tác phẩm lớn người viết cẩm phải có những tư tưởng, quan niệm và phải có năng khiếu nghệ thuật đó là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo”.Bình luận ý kiến trên.
 Bài làm
    Ý kiến có thể nói đó là một bao quát chung về tất cả mọi hoạt động của nhà văn và họ phải thật sự là một con người với tất cả tình cảm, lí trí, sự tưởng tượng... cho nghề nghiệp của mình!
    Chúng ta cần biết rằng “chủ thể sáng tạo” của một tác phẩm phải có thế giới quan và nhân sinh quan, cả hai bổ sung cho nhau, hòa quyện vào nhau để tạo nên cách nhìn. Đó là “đôi mắt tình thương”, là lòng nhân đạo của tác giả về cuộc sống và con người, nó là tư tưởng của tác phẩm: Một Nguyên Hồng nhân đạo đã để lại cho nhân vật Huệ Chi chết – một cái chết thanh thản và đầy đức tin nơi đấng Chúa...Và mỗi nhà văn họ đều nhìn nhân vật của mìn ...  ngôn ngữ văn chương mới tạo ra những hình ảnh độc đáo như thế!Trong ngay bản thân tựa đề"Sống mòn"của Nam Cao,nó cũng gợi ra bao hình ảnh chán chường,cùng quẫn của hình tượng kiếp"sống mòn",sống mà đang chết,chưa sống mà đạ chết của một đời thường vô nghĩa.Trong ngôn ngữ thông thường không có cách nói ấy và đó là cách nói riêng của Nam Cao.
      Nói đến cách nói riêng của tác giả ta đề cập đến tính cá thể trong ngôn ngữ văn chương.Ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ mang phong cách của nhà văn.,Văn Nam Cao
Vốn là"văn lạnh".Các nhân vật của ông thường được gọi là"hắn","thị"nhờ vậy nhân vật bỉ đẩy xa.Nam Cao khảo sát,miêu tả nhân vật của mình khách quan hơn.Nam Cao lại chuyên về phân tích tâm lí,văn ông xuất hiện dày đặc những từ những câu chỉ trạng thái,cảm giác.
Các từ"bâng khuâng","mơ hồ","già nua","bệnh tật"với cách nói của các câu theo logic nhân quả,đã làm nổi bật phong cách của Nam Cao.Cách đặt tựa đề:"Tờ hoa"cũng mang đậm phong cách Nguyễn Tuân,một người luôn say mê cáI đẹp.Với tài hoa ,uyên bác,ông khai thác"thời gian của người".Quá trình lao động,chiến đấu của con người đối với Nguyễn Tuân được gọi là"Tờ hoa!".Các câu chư xô bồ được ném lên hỗn loạn lên mặt giấy,viết theo thần hứng theo cảm xúc và đầy nước mắt là phong cách của Nguyên Hồng.
Nhà"nóng này"đã gửi gắm vào các con chữ bằng cảm xúc dạt dào của mình.Hình tượng cũng là sự cá thể hóa.Trong Truyện Kiều,các mùa thu không giống nhau;Thúy Vân.Thúy Kiều đều là hai mĩ nhân nhưng bằng ngôn ngữ diễn tả mỗi người một vẻ.
      Ngôn ngữ nghệ thuật phảI là ngôn ngữ hàm xúc,"ý tại ngôn ngoại".Dù chỉ cô đúc,ngắn gọn trong bốn hoặc tám câu nhưng những bài thơ tứ tuyệt hoặc bát cú Đường Luật hay vẫn được xem là những tác phẩm có tính hàm xúc,tính đa nghĩa trong ngôn ngữ thơ.
      Hai câu thực trong"Thu vịnh"của Nguyễn Khuyến:
                            Nước biếc trông như tầng khói phủ
                            Song thưa để mặc bóng trăng vào.
      Đâu chỉ là tả thực"Trông như"chỉ là phán đoán về hiện thực"Trong chốn nước biếc ấy ta trông như tầng khói phủ"."Để mặc"là tháI độ hờ hững không quan tâm.Vịnh mùa thu mà lại thờ ơ với cảnh.Vậy thì những từ ngữ của hai cau thơ Yên Đổ chắc sẽ nói nhiều tâm 
Sự hơn nữa.
      ở tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn đằng sau cáI im lặng của mọi người trong quán trà,đằng sau cáI câu"Điên thật rồi!"được lặp lại ở ba đối tượng khác nhau là tháI độ đánh giá Hạ Du của nhân dân Trung Hoa,từ già chí trẻ.Những điều đó,tác giả đã nhắn gửi tới người đọc không trực tiếp mà thông qua cách sắp xếp các lời nói,các hình ảnh trong tác phẩm.
Có cảm nhận được cả những điều không có trong câu chữ,văn bản đó,mới hiểu hết được cáI hay của ngôn ngữ văn chương.
      Xét riêng tong văn bản,tong câu thơ không phảI lúc nào ngôn ngữ văn chương cũng mang hết những đặc điểm đã nêu trên.Chỉ cần một hay hai đặc điểm trên thì ngôn ngữ là ngôn ngữ văn chương.Để hướng tới cáI đệp của một tác phẩm,người sáng tác phảI huy động các đặc tính của ngôn ngữ để đưa vào trong tác phẩm của mình ngôn ngữ văn chương.
      Văn bản cấu thành từ ngôn ngữ,mà ngôn ngữ nghệ thuật sẽ gây nên hiệu ứng ở người đọc.Tư tưởng của nhà văn,cảm hứng nghệ thuật của tác giả cứ thế được truyển tảI bằng ngôn ngữ.Những choc năng to lớn của văn học được xây dựng và thể hiện từ cấu trúc ngôn ngữ.Dùng chất liệu ngôn ngữ để xây dựng tác phẩm,nhà văn phảI luôn tự giác biết rằng mình đang tận dụng tối đa cáI chất văn chương trong ngôn ngữ.Vì thế học tập trau dồi và sử dụng thành công ngôn ngữ trong tác phẩm có lẽ là điều kiện trước hết,điều kiện kiên quyết để sáng tạo văn chương.
Viết lời bình cho một tác phẩm văn học
          Đã từ lâu, viết lời bình cho một tác phẩm văn học đã được nhiều tao nhân mặc khách sử dụng, để lại “trang hoa, tờ hoa” diễm lệ.
          Người viết lời bình vốn am hiểu sâu sắc từ chương học, lịch lãm cuộc đời và văn chương, lại rất tài hoa. Tác phẩm văn chương có hay thì người ta mói viết lời bình. Những lời bình đặc sắc đã dệt gấm thêu hoa cho tác phẩm; cái hay của văn chương như được thăng hoa thấm sâu vào hồn người. Người viết lời bình qua sự thẩm bình của mình mà hướng dẫn người đọc đi sâu vào nơi sâu kín của tác phẩm để cảm nhận, thưởng thức yêu mến.
          Phê bình hiện đại còn dàn tải, chưa đạt đến chỗ thâm hâu, tinh tế và linh diệu của văn chương. Những bài “giới thiệu sách” đăng tải trên báo, pjhần lớn nhạt nhẽo, vô vị vì mang tính chất rao hàng!
          Những lời bình của một số nhà nho trong thế kỷ XIX về “Truyện Kiều”, lời bình của Mao Tôn Cương về “Tam quốc chí diễn nghĩa”, lời bình của Thánh Thán về Đường thi, về “Hồng lâu mộng”, vừa hay, vừa sâu sắc, đọc lên nghe rất thú vị.
          Viết lời bình cũng là một kiểu bình giảng đặc biẹt. Người viết lời bình hay là viết ngắn mà thâu tóm được linh hồn áng văn thơ, khen chê cái hay, cái đẹp của tác phẩm trên những căn cứ thi pháp và quan điểm thẩm mỹ tiến bộ.
          Trong bài “Một đôi điều tâm sự trên câu chuyện bình thơ” nhà văn Hoài Thanh viết:
          “Làm thơ là một cách phát biểu ý kiến, Bình thơ cũng là một cách phát biểu ý kiến. Không phải chỉ là phát biểu về thơ, mà trước hết là phát biểu về những vấn đề tư tưởng tình cảm đang đặt ra trong cuộc sống ()
          Người bình thơ không phải muốn nói gì thì nói, phải dựa vào thơ mà nói, không được mượn cớ bình thơ để nói những chuyện không có gì dính dáng với thơ. Cho nên trước hết là phải tìm hiểu bài thơ, tập thơ cho đúng. Tìm hiểu thơ, tìm hiểu người làm thơ, am hiểu hoàn cảnh ra đời của thơ. Bình thơ đòi hỏi phải có cảm xúc, có tình cảm nhưng là cảm xúc, tình cảm trên cơ sở một sự hiểu biết khoa học, không thể là một thứ cảm tính vu vơ. Điều này khhông dễ nhất là đối với thơ xưa”.
          Cũng như kiểu bài Tóm tắt tác phẩm, Giới thiệu tác giả, kiểu bài Viết lời bình chưa đề cập đến, chưa được coi trọng thỏa đáng. Chúng tôi hy vọng rằng kiểu bài Viết lời bình  không chỉ là hình thức tập dượt bình giảng mà còn được đưa vào bài tập ngắn thường xuyên trong quá trình giảng dạy và học tập.
          Những lời bình - đọc tham khảo
          “Vui buồn, tan hợp, mười mấy năm trời, trong cuốn văn tả ra như hệt, không khác gì một bức tranh vậy. Xem đến chỗ giấc mộng đoạn trường tỉnh dậy mà căn duyên vẫn gỡ chưa rồi, khúc đàn bạc mệnh gáy xong, mà oán hận vẫn còn chưa hả, thì dẫu đời xa người khuất, không được mục kích tận nơi nhưng lời văn tỏ ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột. Thế thì gọi tên là “Đoạn trường tân thanh” cũng phải.
          Ta lúc nhàn đọc hết cả một lượt, mới lấy làm lạ rằng: Tó Như Tử dụg tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có cái con mắt trong thấu cả 6 cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy, bèn vui mà viết bài tựa này”
          (Tiên phong Mộng Liên Đường chủ nhân Bùi Kỷ dịch)
Tu thân
          Thấy người hay thì cố mà bắt chước, thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi,
          Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy, chính mình có điều dở, thì pahỉ cố mà trừ đi.
          Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là cừu địch, hại ta vậy.
          Cho nên người quaan tử trọng thầy, quý bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn Như thế dù muốn hay không cũng không đạt.
          Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cực bậy, mà lại ghét người chê mình; rất dở, mà lại thích người khen mình; bụng da như hổ lang, ăn ở như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ xiềm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy người trung tín thì chê Như thế thì dù muốn không dở cũng không được
          (Tuân Tử)
          * Lời bàn của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, đồng tác giả cuốn sách “Cổ học tinh hoa” rất nổi tiếng, xuất bản từ năm 1925:
          “Cái đạo tu thân rút lại chỉ có biết theo điều hay, biết tránh điều dở. Mà muốn tới cái mục đích ấy, thì không những là tự mình phải xét mình lạicòn phải xét cái cách người ở với mình nữa. Đối với người, cần phải biết hai điều: Ai khen, chê phải, khen răn hay, thì phục, thì bắt chước: ai chiều lòng nịnh hot, thì tránh cho xa, coi như quân cừu địch. “Nên ưa người ta khuyên mình hơn người ta khe minh”, có như thế, mình mới tu thân được”.
          * Bình 2 câu thơ sau của Đỗ Phủ:
                   “Độc thư pá vạn quyển,
                   Hạ bút như hữu thần”.
                   (Đọc sách phá vạn quyển,
                   Hạ bút (viết) như có thần).
          Có người hỏi: “Thơ đã không phải loại kinh điển, cần gì phải nêu cái thuyết “Đọc sách phá vạn quyển” của Thiếu Lăng? Vậy thì người đó không biết rằng ba chữ “phá” và “hữu thần” toàn là phép dạy người đọc sách làm văn đấy. Đó là “phá” quyển sách để tiếp thu lấy cái “thần” của nó, chứ không phải là hoàn toàn nhặt nhạnh cả cặn bã của nó vậy. Tằm ăn lá dâu nhưng nhả ra tơ chứ không phải nhả lá dâu. Ong hút nhuỵ hoa mà gây thành mật chứ không phải gây thành nhuỵ hoa. Đọc sách như ăn cơm vậy, kẻ “khéo ăn”, tinh thần xẽ lớn lê, kẻ “không khéo ăn” sinh ra đờm, bướu”.
          Viên Mai (Đời Thanh) (“Tuỳ viên thi thoại”)
          * “Thi hữu biệt tài, thi hữu biệt thú”
          (Thơ có thể tài riêng, thơ có hứng thú riêng).
                                                                  “Thơ có thể tài riêng không liên quan đến sách vậy. Thơ có hứng thú riêng, không liên quan tới lý vậy. Nhưng nếu không đọc sách nhiều, không suy nghĩ nhiều, thì thơ không thể đạt tới chỗ tuyệt đỉnh được. Vậy thì không bước vào con đường của cái lý, không rơi vào cái rọ của ngôn từ là hay nhất. Thơ là để ngâm vịnh tính tình. Những nhà thơ thời Tịh Đường Cchỉ sáng tác khi nào có hứng thú, không đẻ lại một gợn vết nào, tự như con linh dương trên rừng. Vì vậy chỗ thần diệu củ thở họ trong văt lung linh, không thẻ gom vào được, như âm thanh giữa tầng không, như thần sắc nơi hình tướng, như bóng trăng in đáy nước, như hình ảnh trong mặt gương, lời hết rồi mà ý vẫn vô cùng. Các nhà thơ gần đay chỉ thích kỳ lạ lập di, họ coi vắn tj là thơ, coi tài học là tơ, coi nghị luận là thơ. Có bài không phải là không hay, nhưng khác với thơ của cổ nhân lăm”.
Nghiêm Vũ (đời Tống) (“Thương Quang thi thoại”)             
          * Kim Vân Kiều là tiếng nói hiểu đời,
          Hoa Tiên là tiếng nói răn đời vậy.
          “Than ôi! Lấy quốc ngữ làm văn chương, thì ta chưa dám, nhưng lấy văn chương mà coi quốc ngữ , thì ta có phần tán thành.
          Nước ta từ sau Hàn Thuyên, các tác gia mọc lên như rựng: Ôn Như Hầu làm thơ cổ, cận, khuôn mẫu ngang với Thiếu Lăng. Bằng Quận công đặt điệu cung từ, giọng ruồi không nhường Hán, Nguỵ, đến như văn của truyện khúc đến nay ta được thấy Hoa Tiên và Kim Vân Kiều.
          Như vậy, nếu chỉ coi quốc ngữ là quốc ngữ, thì hai cuốn truyện này không có cũng được, nhưng nếu còn cần phải tiến lên tìm cách làm cho rõ thế nào là văn chương của ta, thì các bạn cùng yêu văn với ta nghĩ sao đây?
          Kim Vân Kiều là tiếng nói hiểu đời, Hoa Tiên là tiếng nói răn đời vậy”.
          Cao Bá Quát (Trích “Bài tựa truyện Hoa Tiên”)

Tài liệu đính kèm:

  • doc7 chuyen de ly luan van hoc.doc