45 bài Văn 12 theo chương trình mới

45 bài Văn 12 theo chương trình mới

45 BÀI VĂN 12 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Đàn ghi ta của Lorca" (Thanh Thảo)

Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo - một sự cộng hưởng của những khát vọng sáng tạo, một khả năng nhập cảm sâu sắc vào thế giới nghệ thuật thơ Lor-ca, một suy nghiệm thâm trầm về nỗi đau và niềm hạnh phúc của những cuộc đời đã dâng hiến trọn vẹn cho cái đẹp.

Trong nửa đầu bài thơ, một không gian Tây Ban Nha đặc thù, nhất là không gian miền quê An-đa-lu-xi-a yêu dấu của Lor-ca đã được gợi lên. Giữa không gian đó, nổi bật hình tượng người nghệ sĩ lãng du có tâm hồn phóng khoáng, tha thiết yêu người, yêu đời, nhưng nghịch lí thay, lại không ngừng đi theo một tiếng gọi huyền bí nào đó hướng về miền đơn độc :

 những tiếng đàn bọt nước

 Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

 

doc 125 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "45 bài Văn 12 theo chương trình mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45 BÀI VĂN 12 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI
Đàn ghi ta của Lorca" (Thanh Thảo)
Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo - một sự cộng hưởng của những khát vọng sáng tạo, một khả năng nhập cảm sâu sắc vào thế giới nghệ thuật thơ Lor-ca, một suy nghiệm thâm trầm về nỗi đau và niềm hạnh phúc của những cuộc đời đã dâng hiến trọn vẹn cho cái đẹp. 
Trong nửa đầu bài thơ, một không gian Tây Ban Nha đặc thù, nhất là không gian miền quê An-đa-lu-xi-a yêu dấu của Lor-ca đã được gợi lên. Giữa không gian đó, nổi bật hình tượng người nghệ sĩ lãng du có tâm hồn phóng khoáng, tha thiết yêu người, yêu đời, nhưng nghịch lí thay, lại không ngừng đi theo một tiếng gọi huyền bí nào đó hướng về miền đơn độc :
                        những tiếng đàn bọt nước
                        Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
                        li-la li-la li-la
                        đi lang thang về miền đơn độc
                        với vầng trăng chếnh choáng
                        trên yên ngựa mỏi mòn
                        ...
                        tiếng ghi ta nâu
                        bầu trời cô gái ấy
                        tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
                        tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
Tại sao tác giả lại có thể gợi lên được những điều ấy ? - Trước hết là nhờ "đàn ghi ta của Lor-ca". Tất nhiên, ở đây ta không nói tới một cây đàn cụ thể, dù vẫn biết Lor-ca là nghệ sĩ trình tấu rất xuất sắc ghi ta và dương cầm. Đàn ghi ta ở đây chính là thơ Lor-ca, là bản mệnh của Lor-ca. Đọc thơ Lor-ca, ta thường bắt gặp hình tượng một chàng kị sĩ đi mải miết, vô định dưới vầng trăng khi đỏ, khi đen, khi rạng ngời, khi u tối, khi nồng nàn, khi buốt lạnh,... Ta cũng thường được ngập mình trong phong vị, hương sắc riêng không thể nào quên được của miền quê Gra-na-đa thuộc xứ An-đa-lu-xi-a, nơi ngày xưa từng được xem là "một trong những vương quốc đẹp nhất của châu Phi" do người ả-rập dựng nên. ở đó có những chàng hiệp sĩ đấu bò tót khoác trên mình tấm áo choàng đỏ, có những cô gái Di-gan nước da nâu gợi tình tràn trề sức sống, có những vườn cam, những rặng ô-liu xanh một màu xanh huyền hoặc. Đặc biệt, ở đó luôn vang vọng tiếng đàn ghi ta - âm thanh nức nở, thở than làm vỡ toang cốc rượu bình minh, tựa tiếng hát của một con tim bị tử thương bởi năm đầu kiếm sắc, không gì có thể bắt nó im tiếng (ý thơ trong bài Đàn ghi ta)... Thanh Thảo quả đã nhập thần vào thế giới thơ Lor-ca để lẩy ra và đưa vào bài thơ của mình những biểu tượng ám ảnh bồn chồn vốn của chính thi hào Tây Ban Nha. Nhưng vấn đề không đơn giản chỉ là sự "trích dẫn". Tất cả những biểu tượng kia đã được tổ chức lại xung quanh biểu tượng trung tâm là cây đàn, mà xét theo "nguồn gốc", vốn cũng là một biểu tượng đặc biệt trong thơ Lor-ca - người mê dân ca, "chàng hát rong thời trung cổ", "con sơn ca xứ An-đa-lu-xi-a". Cây đàn từ chỗ mang hàm nghĩa nói về một định hướng sáng tạo gắn thơ với dòng nhạc dân gian, rộng ra, nói về một tình yêu vô bờ và khắc khoải đối với quê hương, đến Thanh Thảo, nó đã nhập một với hình tượng Lor-ca, hay nói cách khác, nó đã trở thành hình tượng "song trùng" với hình tượng Lor-ca. Cây đàn cất lên tiếng lòng của Lor-ca trước cuộc sống, trước thời đại. Nó là tinh thần thơ Lor-ca, là linh hồn, và cao hơn cả là số phận của nhà thơ vĩ đại này. Bởi thế, trên những văn bản thơ trước đây của Lor-ca là một văn bản mới của nhà thơ Việt Nam muốn làm sống dậy hình tượng người con của một đất nước, một dân tộc yêu nghệ thuật, ưa chuộng cuộc sống tự do, phóng khoáng. Hơn thế nữa, tác giả muốn hợp nhất vào đây một "văn bản" khác của đời sống chính trị Tây Ban Nha mùa thu 1936 - cái "văn bản" đã kể với chúng ta về sự bạo ngược của bọn phát xít khi chúng bắt đầu ra tay tàn phá nền văn minh nhân loại và nhẫn tâm cắt đứt cuộc đời đang ở độ thanh xuân của nhà thơ được cả châu Âu yêu quý :
                        Tây Ban Nha
                        hát nghêu ngao
                        bỗng kinh hoàng
                        áo choàng bê bết đỏ
                        Lor-ca bị điệu về bãi bắn
                        chàng đi như người mộng du
                        ...
                        tiếng ghi ta ròng ròng
                        máu chảy
ở trên, bài thơ của Thanh Thảo đã được (hay bị) trích theo lối cắt tỉa, phục vụ cho việc làm tường minh các ý thơ có trong đó. Trên thực tế, Đàn ghi ta của Lor-ca có một cấu trúc đầy ngẫu hứng, với sự xô nhau, đan cài nhau, tương tác với nhau của các văn bản (đã nói). Chính nhờ vậy, tiếng hát yêu đời của Lor-ca được Thanh Thảo gợi lại, càng trở nên tha thiết hơn giữa tan nát dập vùi và những ám ảnh tưởng phi lí luôn dày vò nhà thơ Tây Ban Nha bỗng trở thành sự tiên tri sáng suốt. Sáng tạo nghệ thuật của Thanh Thảo được bộc lộ rõ trên các giao điểm này. Những hình ảnh, biểu tượng vốn có trong thơ Lor-ca được làm mới để chuyên chở những cảm nhận về chính thơ Lor-ca và về thân phận các nhà thơ trong thời hoành hành của bạo lực. Câu thơ những tiếng đàn bọt nước ở đầu bài nếu được nối kết với các câu thơ khác là tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan và tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy, sẽ bộc lộ một tiềm năng ý nghĩa lớn hơn nhiều so với ý nghĩa dễ nhận thấy gắn liền với việc diễn tả âm thanh tuôn trào, sôi động của tiếng đàn. Tiếng đàn giống như tiếng kêu cứu của con người, của cái đẹp trong thời khắc bị đẩy tới chỗ tuyệt diệt. Không có gì khó hiểu khi dưới ngòi bút Thanh Thảo, tiếng đàn cũng có màu (nâu, xanh), có hình thù (tròn), có sinh mệnh (ròng ròng máu chảy), bởi tiếng đàn ở đây chính là sự cảm nhận của nhà thơ nay về tiếng đàn xưa. Theo đó, tiếng đàn không còn là tiếng đàn cụ thể nữa, nó là sự sống muôn màu hiện hình trong thơ Lor-ca và là sinh quyển văn hoá, sinh quyển chính trị - xã hội bao quanh cuộc đời, sự nghiệp Lor-ca. Rồi màu đỏ gắt của tấm áo choàng, không nghi ngờ gì, là sáng tạo của Thanh Thảo. Nó không đơn thuần là màu của một trang phục. Nó có khả năng ám gợi một điều kinh rợn sẽ được nói rõ ra trong khổ thơ sau : áo choàng bê bết đỏ - tức là tấm áo choàng đẫm máu của Lor-ca, của bao con người vốn chỉ biết hát nghêu ngao niềm yêu cuộc đời với trái tim hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng, khi bị điệu về bãi bắn một cách tàn nhẫn, phũ phàng, phi lí (câu thơ chàng đi như người mộng du có phần thể hiện sự phi lí không thể nào nhận thức nổi này). Cùng một cách nhìn như thế, độc giả sẽ thấy những thi liệu của thơ Lor-ca (mà truy nguyên, một phần không nhỏ vốn là thi liệu của những bài dân ca An-đa-lu-xi-a) như hình ảnh người kị sĩ đi lang thang, yên ngựa, vầng trăng đã thực sự được tái sinh lần nữa trong một hình hài mới và gây được những ấn tượng mới. Các từ miền đơn độc, chếnh choáng, mỏi mòn gắn với chúng đã tạo ra một trường nghĩa chỉ sự mệt mỏi, bất lực, bồn chồn, thắc thỏm không yên của con người khi đối diện thực sự với cái bản chất phong phú vô tận của cuộc sống. Với kiểu tạo điểm nhấn ngôn từ của Thanh Thảo, ta hiểu rằng cảm giác đó không chỉ có ở Lor-ca. Nó là một hiện tượng có tính phổ quát, không của riêng ai, không của riêng thời nào, tất nhiên, chỉ được biểu hiện đậm nét và thực sự trở thành "vấn đề" trong thơ của những nhà thơ luôn thắc mắc về ý nghĩa của tồn tại. Gồm một chuỗi âm thanh mơ hồ khó giải thích, dòng thơ li-la li-la li-la xuất hiện hai lần trong thi phẩm một mặt có tác dụng làm nhoè đường viền ý nghĩa của từng hình ảnh, biểu tượng đã được ném ra chừng như lộn xộn, mặt khác, đảm nhiệm một phần chức năng liên kết chúng lại thành một chỉnh thể, nhằm biểu hiện tốt nhất cái nhìn nghệ thuật của tác giả và giải phóng bài thơ khỏi sự trói buộc của việc thuật, kể những chuyện đã xảy ra trong thực tế. Quả vậy, dù không có sự kiện nào của cuộc đời Lor-ca được kể lại một cách rành mạch, chi tiết, nhưng độc giả hiểu thơ không vì thế mà cho rằng thiếu. Cái người ta thấy đáng quan tâm lúc này nằm ở chỗ khác. Đó là sự tự bộc lộ của chủ thể sáng tạo khi ráo riết suy nghĩ về số phận đầy bất trắc của nghệ thuật và khả năng làm tan hoà những suy nghĩ ấy trong một thứ nhạc thơ tác động vào người tiếp nhận bằng hình thức ám gợi tượng trưng hơn là hình thức giãi bày, kể lể kiểu lãng mạn. Tất nhiên, chúng ta có quyền cắt nghĩa tại sao lại li-la chứ không phải là cái gì khác. Hoa li-la (tử đinh hương) với màu tím mê hoặc, nao lòng, từng là đối tượng thể hiện quen thuộc của nhiều thi phẩm và hoạ phẩm kiệt xuất trong văn học, nghệ thuật phương Tây chăng ? Hay đó là âm thanh lời đệm (phần nhiều mang tính sáng tạo đột xuất) của phần diễn tấu một ca khúc, hoặc nữa là âm thanh mô phỏng tiếng ngân mê đắm của các nốt đàn ghi ta dưới tay người nghệ sĩ ?... Tất cả những liên hệ ấy đều có cái lí của chúng !
 ở nửa sau của bài thơ, tác giả suy tưởng về sức sống kì diệu của thơ Lor-ca nói riêng và về sự trường tồn của nghệ thuật chân chính nói chung, vốn được sáng tạo bằng chính trái tim nặng trĩu tình yêu cuộc sống của các nghệ sĩ :
                        không ai chôn cất tiếng đàn
                        tiếng đàn như cỏ mọc hoang
                        giọt nước mắt vầng trăng
                        long lanh đáy giếng
                        đường chỉ tay đã đứt
                        dòng sông rộng vô cùng 
                        Lor-ca bơi sang ngang
                        trên chiếc ghi ta màu bạc
                        chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
                        vào xoáy nước
                        chàng ném trái tim mình
                        vào lặng yên bất chợt
                        li-la li-la li-la...
            Câu thơ không ai chôn cất tiếng đàn có lẽ đã được bật ra trong tâm thức sáng tạo của Thanh Thảo khi ông nghĩ tới lời thỉnh cầu của Lor-ca trong bài Ghi nhớ - lời thỉnh cầu đã được dùng làm đề từ cho bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Không, ở đây không có thao tác đối lập sắc lẻm của lí trí mà nhiều thi sĩ ưa dùng trong các bài thơ "chân dung" hay "ai điệu", nhằm làm nổi bật những tứ thơ "mới" mang tính chất "ăn theo". Chỉ có sự đau đớn trước cái chết thảm khốc của một thi tài mãnh liệt, mà xác bị quăng xuống một giếng sâu (hay vực ?) gần Gra-na-đa. Dĩ nhiên, ý nguyện của Lor-ca - một ý nguyện thể hiện chất nghệ sĩ bẩm sinh hoàn hảo của nhà thơ, nói lên sự gắn bó vô cùng sâu nặng của ông đối với nguồn mạch dân ca xứ sở - đã không được thực hiện. Nhưng nghĩ về điều đó, những liên tưởng dồn tới và ta bỗng vỡ ra một chân lí : không ai chôn cất tiếng đàn và dù muốn chôn cũng không được ! Đây là tiếng đàn, một giá trị tinh thần, chứ không phải là một cây đàn vật thể. Tiếng đàn ấy trường cửu cùng tự nhiên và hơn thế, bản thân nó chính là tự nhiên. Nó vẫn không ngừng vươn lên, lan toả, ngay khi người nghệ sĩ sáng tạo ra nó đã chết. Dù thật sự thấm thía chân lí nói trên, tác giả vẫn không ngăn nổi lòng mình khi viết ra những câu thơ đau xót hết mực, thấm đượm một cảm giác xa vắng, bơ vơ, côi cút, như cảm giác của ta khi thấy cỏ mọc hoang đang ngao hát bài ca vắng người giữa mang mang thiên địa. Không phải ngẫu nhiên mà trong ít nhất hai phương án ngôn từ có thể dùng, Thanh Thảo đã lựa chọn cách diễn đạt không ai chôn cất chứ không phải là không ai chôn được ! Đến lượt độc giả, giọt nước mắt vầng trăng cứ mãi làm ta thao thức ... ất tài tử. Sau một ngày dài đọ trí thi tài với thần sông thần đá, ông ung dung đốt lửa trong hang đá, nước ống cơm lam, nói về cá anh vũ, những hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mình bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Lúc ngừng chéo, ông chẳng hề bận tâm về chuyện vượt thác, chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ, quân tợn vừa rồi.
    - Một chân dung tuyệt đẹp: Tuổi đã 70 mà cánh tay còn “trẻ tráng”, tóc bạc, cái đầu quắc thước, thân hình cao to, “gọn quánh như chất sừng, chất mun”. Tiếng nói âm vang át cả sóng nước. Ngực, vai có những vết chai như những củ nâu mà Nguyễn Tuân gọi đó là thứ “huân chương lao động siêu hạng”, với thái độ cảm phục ngợi ca.
Kết luận
    Người lái đò sông Đà thể hiện phong cách nghệ thuật tài hoa tài tử, uyên bác, độc đáo trong thể tuỳ bút của Nguyễn Tuân – con sông Đà là hình hài của Tổ quốc thân yêu. Người lái đò là hình ảnh con người Tây Bắc rất dũng cảm, cần cù và tài ba. Ông đã đem tình yêu sông núi, tự hào về nhân dân để viết nên một trang hoa, tờ hoa đích thực. Đọc Nguyễn Tuân mà ta nhớ Tản Đà:
            “Dải sông Đà bọt nước lênh bênh
            Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”
RUNG XA NU -NGUYEN TRUNG THANH
Tác giả
    Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung Thành là bút danh của Nguyễn Văn Báu. Sinh năm 1932 tại Quảng Nam. Lăn lộn nhiều năm trên chiến trường ác liệt cả trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Chống Mĩ.
    Tác phẩm: “Đất nước đứng lên” (1956), “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” (1969), “Đất Quảng” (1973 – 1974),
    Hơi hướng Tây Nguyên, màu sắc tráng lệ, khuynh hướng sử thi tạo nên cốt cách và vẻ đẹp văn chương của Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành.
Xuất xứ
    Truyện “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền trung Trung Bộ, số 2 năm 1965 – năm 1969, in trong tập truyện ký “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.
Tóm tắt truyện
    Sau 3 năm đi “lực lượng”, Tnú về thăm làng. Bé Heng gặp anh ở con nước lớn dẫn anh về. Con đường cũ, hai cái dốc, rừng lách chằng chịt hố chông, hầm chông, giàn thò sắc lạnh. Mặt trời chưa tắt thì anh về đến làng. Cụ Mết già làng và bà con dân làng reo lên mừng rỡ. Cụ Mết đưa anh về nhà ăn cơm. Từ nhà ưng vang lên một hồi, ba tiếng mõ dài, cả lũ làng cầm đuốc kéo tới nhà cụ Mết gặp Tnú. Có ông bà già. Nhiều trai tráng và lũ con gái. Đông nhất là lũ trẻ con. Có cả cô Dít, em gái Mai, nay là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã hội. Ai cũng muốn ngồi gần anh Tnú. Dít thay mặt lũ làng xem giấy có chữ ký chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng một đêm. Quanh bếp lửa rộn lên: “Tốt lắm rồi!” “Một đêm thôi, mai lại đi rồi, ít quá, tiếc quá!”. Rồi cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho lũ làng nghe. Tiếng nói rất trầm. “Anh Tnú đó, nó đi Giải phóng quân đánh giặc Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, nó và em Mai đi vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ. Anh dạy nó học chữ. Nó học chữ thì hay quên nhưng đi rừng làm liên lạc thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó vượt thác, xé rừng mà đi, lọt tất cả vòng vây của giặc. Một lần Tnú vượt thác Đắc nông thì bị giặc bắt, bị tra tấn, bị đầy đi Kông Tum. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về, lưng đầy thương tích. Tnú đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết gửi cho dân làng Xô Man trước khi anh tử thương. Tnú đi bộ lên núi Ngọc Linh đem về một gùi đá mài. Đêm đêm làng Xô Man thức mài vũ khí. Thằng Dục chỉ huy đồn Đắc Hà đưa lũ ác ôn về vây ráp làng. Tiếng kêu khóc vang dậy. Cụ Mết và trai tráng lánh vào rừng, bí mật bám theo giặc. Bọn giặc đã giết chết mẹ con Mai. Tay không ra cứu vợ con, Tnú bị giặc bắt. Chúng lấy nhựa xà nu đốt cháy 10 ngón tay anh. cụ Mết và lũ thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, và rựa chém chết tất cả 10 tên ác ôn. Thằng Dục ác ôn và xác lũ lính ngổn ngang quanh đống lửa trên nhà ưng. Từ đó, làng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng. Sau đó, Tnú ra đi tìm cách mạng”
    Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú đã giết được mấy thằng Diệm, mấy thằng Mĩ rồi? Anh kể chuyện đánh đồn, xông xuống hầm ngầm dùng tay bóp chết thằng chỉ huy thằng Dục, “đúng chớ chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục!”. Mưa rơi nặng hạt. Không ai nhận thấy đêm đã khuya. Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời
Chủ đề
    Ca ngợi tinh thần quật khởi, chí khí cách mạng và sức sống mãnh liệt của đồng bào các dân tộc và núi rừng Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh vũ trang chống kẻ thù khát máu Mĩ - Diệm.
Hình tượng rừng xà nu
    Rừng xà nu vừa là cảnh sắc hùng vĩ vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Mở đầu tác phầm là hình ảnh rừng xà nu cùng bá Heng đón Tnú đi bộ đội về thăm làng; phần cuối cũng là rừng xà nu trùng điệp tiễn người anh hùng của quê hương đi tìm Mĩ, Diệm để diệt.
    Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời, nó vươn lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng như Tnú, Mai, Dít, cụ Nết, bé Heng và dân làng Xô Man sống và chiến đấu vì khát vọng tự do.
    Nó cùng với dân làng Xô Man chung chịu gian nan và hy sinh. Anh Xút bị giặc treo cổ lên cây vả đầu làng, bà Nhan bị giặc đốt cháy 10 đầu ngón tay, mẹ con Mai bị giặc đập chết Rừng xà nu cũng bị đại bác giặc bắn suốt đêm ngày, hàng vạn cây không cây nào không bị thương, có những cây non trúng đạn, chất dầu còn loãng, vết thương cứ loét mãi ra rồi chết.
    Rừng xà nu mang sức sống mãnh liệt và khí phách lẫm liệt như lũ làng. Cạnh một cây xà nu bị bắn gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Đã hai ba năm nay, trong mưa bom bão đạn, “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”.
    Giặc định dùng nhựa xà nu, lửa xà nu dìm dân làng Xô Man vào biển máu, nhưng chính lũ ác ôn do thằng Dục cầm đầu đã bị cụ Mết và trai làng chém chết, xác chúng ngổn ngang quanh đống lửa xà nu.
    Rừng xà nu trùng điệp, hút tầm mắt chạy đến chân trời là biểu tượng cho thế trận chiến tranh nhân dân, người người lớp lớp. Nguyễn Trung Thành đã tạo nên những hình ảnh ẩn dụ, nhưng liên tưởng kỳ vĩ để miêu tả rừng xà nu hùng vĩ với tất cả lòng yêu mến tự hào.
    Nguyễn Trung Thành sau này có viết: “Hồi tháng năm năm 1962, hành quân từ miền Bắc vào () chiến trường của mình là khu rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên giáp Lào. Đó là một khu rừng xanh tít tắp tận chân trời. Tôi yêu cây rừng xà nu ngay từ đó. Ấy là một loại cây hùng vĩ và cao thượng man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi” (Về một truyện ngắn - Rừng xà nu).
Những dũng sĩ làng Xô Man
    - Cụ Mết, già làng râu dài tới ngực mà vẫn đen bóng, ngực căng như một cây xà nu lớn. Cụ là một thủ lĩnh quân sự, linh hồn của cuộc chiến đấu và chiến thắng. Chính dưới lưỡi mác sáng loáng của cụ là xác thằng Dục ác ôn. Chính sau tiếng hô của cụ: “Chém! Chém hết” là những lưỡi mác của trai làng vung lên và xác lũ giặc ngổn ngang trên nhà ưng! Chính cụ đã khẳng định một chân lý cách mạng để đi tới tự do: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Sau chiến công đầu vị già làng đã truyền hịch:
    “Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên!”
    Tiếng hịch ấy đã vang dội núi rừng. Và lửa cháy khắp rừng. Cụ Mết mang tầm vóc và khí phách như một anh hùng bộ tộc xa xưa trong trường ca Tây Nguyên. Khuynh hướng sử thi bao trùm nhân vật xuất chúng này để ta yêu mến và khâm phục.
    Mai và Dít tiêu biểu cho những người con gái Tây Nguyên thời đánh Mĩ. Bà Nhan bị giặc chặt đầu đã có Mai vào rừng bảo vệ anh Quyết cán bộ. Mai là hiện thân của lòng trung thành với cách mạng, cần mẫn, hiền dịu, sáng dạ, bất khuất hiên ngang trước súng đạn quân thù. Dít lớn lên, lại đi tiếp con đường của chị. Đi tiếp tế cho du kích, bị giặc bắt, phải làm bia đạn, sau mỗi viên đạn nổ “đôi mắt nó vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng”. Ba năm sau ngày chị hy sinh, Dít đã trưởng thành, trở thành một bí thư chi bộ, một chính trị viên xã đội lãnh đạo cuộc chiến đấu của dân làng Xô Man. Trong mỗi quan hệ mới với Tnú, cô Dít với tư cách lãnh đạo đã nghiêm trang trong thủ tục hỏi giấy tờ người lính từ mặt trận về thăm làng: “Không có giấy, trốn về thì không được. Ủy ban phải bắt thôi”. Là cô gái, là em chị Mai, cô Dít đã nhìn Tnú bằng “đôi mắt mở to, bình thản, trong suốt” chan chứa yêu thương và như cô đã nói với Tnú: “Bọn em miệng đứa nào cũng nhắc anh mãi”. Mai và Dít đều mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”
    - Tnú là một anh hùng đích thực. Cụ Mết rất tự hào nói về anh:
    “Nó là người Strá mình – Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Yêu cách mạng và khao khát tự do. Tnú đã vào rừng bảo vệ, tiếp tế cho cán bộ hoạt động bí mật. Tnú học chữ để mai sau thay anh Quyết làm cán bộ. Dũng cảm và mưu trí lúc vượt thác, lúc cắt rừng đi liên lạc. Trung thành và bất khuất. Nuốt thư bí mật khi bị địch bắt. Giặc tra tấn bắt khai ai là cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng mình, nói: “Ở đây này”. Tnú sống với niềm tin: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”. Tnú vượt ngục trở về làng, độc thư tuyệt mệnh của anh Quyết cho lũ làng nghe rồi anh đi lên núi Ngọc Linh lấy một gùi đá mài đem về để dân làng Xô Man mài giáo, mác, dụ, rựa, chuẩn bị khởi nghĩa. Cuộc chiến đấu mới bắt đầu thì vợ con anh bị giặc đập chết. Cứu mẹ con Mai không được, anh bị giặc bắt trói bằng dây rừng, bị giặc đốt mười ngón tay bằng nhựa xà nu thành mười ngọn đuốc. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng, nhưng lẫm liệt, khí phách: hiên ngang. Tnú không thèm kêu van!
    Tnú là một dũng sĩ kiên quyết đánh địch đến cùng. Núi rừng đã đốt lửa lên rồi! Mười ngón tay, ngón nào cũng cụt một đốt, nhưng còn hai đốt vẫn cầm giáo, bắn súng được, anh đã lên đường đi tìm cách mạng, gia nhập Giải phóng quân, đi tìm những thằng Dục ác ôn để trả thù cho mẹ con Mai, cho lũ làng. Tnú đã chiến đấu dũng cảm, đã xung phong xuống hầm ngầm, dùng tay bóp chết tên chỉ huy, cũng là một thằng Dục khát máu. Anh nhớ làng, anh xin phép về thăm làng một đêm rồi anh lại ra đi chiến đấu!
    Nguyễn Trung Thành, với khuynh hướng sử thi đã khắc họa Tnú mang bao phẩm chất anh hùng lẫm liệt. Tnú đi tiếp trong “Đất nước đứng lên”. Màu sắc núi rừng và hơi hướng Tây Nguyên như ánh hào quang tỏa chiếu dũng sĩ Tnú.
Kết luận
    Hình tượng rừng xà nu,
 hình ảnh những dũng sĩ anh hùng trong truyện “Rừng xà nu” là hình ảnh đất nước và con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong thời đại Hồ Chí Minh vừa đậm đà hơi hướng và cảnh quan hùng vĩ Tây Nguyên. Tác phẩm dào dạt cảm hứng sử thi hào hùng. Những anh hùng dũng sĩ như cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, đại diện cho cộng đồng, chiến đấu và hy sinh vì sự sống còn của cộng đồng, gắn bó với lịch sử cộng đồng, được khắc họa bằng những hình ảnh chói lọi, với một giọng văn hào hùng, say mê, trang trọng, tạo nên những trang văn tráng lệ mang âm hưởng anh hùng ca.
    Truyện “Rừng xà nu” thể hiện nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của Nguyễn Trung Thành vừa trang nghiêm thần kỳ, vừa đầy chất thơ tráng lệ./.

Tài liệu đính kèm:

  • doc45 BAI.doc