Câu 1.
Căn cứ vào sơ đồ sau của một hệ sinh thái:
Sinh vật nào có sinh khối lớn nhất?
A. Sinh vật ăn tạp. B. Sinh vật ăn cỏ.
C. Sinh vật phân hủy. D. Sinh vật sản xuất.
Câu 2.
Thứ tự các phân tử tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin như thế nào?
A. mARN tARN ADN Polypeptit.
B. ADN mARN Polypeptit tARN.
C. tARN Polypeptit ADN mARN.
D. ADN mARN tARN Polypeptit.
Câu 1. Căn cứ vào sơ đồ sau của một hệ sinh thái: Sinh vật nào có sinh khối lớn nhất? A. Sinh vật ăn tạp. B. Sinh vật ăn cỏ. C. Sinh vật phân hủy. D. Sinh vật sản xuất. Câu 2. Thứ tự các phân tử tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin như thế nào? A. mARN tARN ADN Polypeptit. B. ADN mARN Polypeptit tARN. C. tARN Polypeptit ADN mARN. D. ADN mARN tARN Polypeptit. Câu 3. Các enzym nào tham gia vào việc sửa chữa các tiền đột biến? A. Reparaza, Ligaza. B. ADN-Polymeraza, Ligaza. C. Ligaza, Prôlêaza. D. ADN-Polymeraza. Câu 4. Đột biến nào có thể mất đi trong quá trình sinh sản sinh dưỡng? A. Đột biến tiền phôi. B. Đột biến sôma trội. C. Đột biến sôma lặn. D. Đột biến giao tử. Câu 5. Biến dị nào không làm thay đổi cấu trúc của gen? A. Biến dị tổ hợp. B. Biến dị đột biến. C. Biến dị thường biến. D. Biến dị thường biến và biến dị tổ hợp. Câu 6. Dạng đột biến nào sau đây làm biến đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng nhiều nhất? A. Mất một nuclêôtit sau mã mở đầu. B. Thêm một nuclêôtit ở bộ ba trước mã kết thúc. C. Đảo vị trí giữa 2 nuclêôtit không làm xuất hiện mã kết thúc. D. Thay một nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong một bộ ba ở giữa gen. Câu 7. Loại đột biến nào làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác? A. Đảo đoạn NST. B. Chuyển đoạn NST. C. Lặp đoạn NST. D. Mất đoạn NST. Câu 8. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của một cá thể được ký hiệu là 2n+1, đó là dạng đột biến nào? A. Thể một nhiễm. B. Thể tam nhiễm. C. Thể đa nhiễm. D. Thể khuyết nhiễm. Câu 9. Người con trai có NST giới tính ký hiệu là XXY, mắc hội chứng nào sau đây: A. Siêu nữ. B. Claiphentơ (Klinefelter). C. Tớcnơ (Turner). D. Đao (Down). Câu 10. Do đột biến gen qui định Hb; Kiểu gen sau đây không mắc bệnh sốt rét? A. HbSHbS. B. HbSHbs. C. HbsHbs. D. Tất cả các kiểu gen trên. Câu 11. Hiện tượng giúp sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời trước những biến đổi nhất thời hay theo chu kỳ của môi trường là các: A. Thường biến. B. Đôt biến gen. C. Biến dị tổ hợp. D. Đột biến gen và biến dị tổ hợp. Câu 12. Giới hạn của thường biến là: A. Mức phản ứng của kiểu gen trước những biến đổi của môi trường. B. Mức phản ứng của môi trường trước một kiểu gen. C. Mức phản ứng của kiểu hình trước những biến đổi của kiểu gen. D. Mức phản ứng của kiểu hình trước những biến đổi của môi trường. Câu 13. Mục đích chủ yếu của kỹ thuật di truyền là: A. Sử dụng các thành tựu nghiên cứu về axit nuclêic. B. Sử dụng các thành tựu về di truyền vi sinh vật. C. Chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận nhờ thể truyền để tổng hợp một loại prôtêin với số lượng lớn trong thời gian ngắn. D. Tất cả đều đúng. Câu 14. Thể truyền là gì? A. Là vectơ mang gen cần chuyển. B. Là phân tử ADN có khả năng tự sao độc lập với ADN của tế bào nhận. C. Hợp với gen cần chuyển tạo thành ADN tái tổ hợp. D. Tất cả giải đáp đều đúng. Câu 15. Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Cây nào dưới đây là thích hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó? A. Cây đậu Hà Lan. B. Cây lúa. C. Cây củ cải đường. D. Cây ngô. Câu 16. Tác nhân nào được dùng chủ yếu để gây đột biến gen ở bào tử? A. Chùm nơtron. B. Tia Bêta. C. Tia gamma . D. Tia tử ngoại. Câu 17. Trong chăn nuôi và trồng trọt người ta tiến hành phép lai nào để tạo dòng thuần đồng hợp về gen quý cần củng cố ở đời sau? A. Lai gần. B. Lai khác dòng. C. Lai khác giống. D. Lai xa. Câu 18. Khi lai giữa các dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ nào? A. F1 B. F2 C. F3 D. F4 Câu 19. Hiện tượng bất thụ do lai xa có liên quan đến giảm phân ở cơ thể lai là do: A. Sự không tương hợp giữa nhân và tế bào chất của hợp tử. B. Sự không tương đồng giữa bộ NST của 2 loài về hình thái và số lượng. C. Sự không tương đồng giữa bộ NST đơn bội và lưỡng bội của 2 loài. D. Tất cả giải đáp đều đúng. Câu 20. Tại sao không thể sử dụng tất cả các phương pháp nghiên cứu di truyền ở động vật cho người? A. Vì ở người sinh sản ít và chậm (đời sống một thế hệ kéo dài). B. Vì lý do xã hội (phong tục, tôn giáo). C. Không thể gây đột biến bằng các tác nhân lý hóa. D. Tất cả các nguyên nhân trên. Câu 21. Phương pháp dùng để xác định một tính trạng ở người phụ thuộc vào kiểu gen hay phụ thuộc nhiều vào điều kiện của môi trường là phương pháp nào? A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ. B. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. C. Phương pháp nghiên cứu tế bào. D. Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể. Câu 22. Đặc điểm nổi bật nhất của Đại Cổ Sinh là: A. Có nhiều sự biến đổi về điều kiện địa chất và khí hậu. B. Có sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn của sinh vật. C. Cây hạt trần phát triển mạnh. D. Dưới biển cá phát triển mạnh. Câu 23. Sự sống xuất hiện trên trái đất khi: A. Có sự hình thành các côaxecva dưới biển. B. Có sự hình thành lớp màng kép lipôprôtêin phía ngoài côaxecva. C. Có sự hình thành hệ enzym trong côaxecva. D. Xuất hiện hệ tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic trong côaxecva. Câu 24. Bầu khí quyển nguyên thủy của trái đất có hỗn hợp các chất khí sau ngoại trừ: A. CH4, Hơi nước. B. CH4, NH3, Hơi nước. C. Hydrô. D. Oxy. Câu 25. Giai đoạn tiến hóa hóa học trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm bởi: A. A.I.Oparin. B. H.Urey. C. Miller. D. Cả B,C. Câu 26. Các yếu tố nào sau đây có thể góp phần vào quá trình tiến hóa của sinh vật? A. Núi cao, sông dài hoặc biển cả làm cách ly các quần thể. B. Các quần thể khác nhau sinh sản vào những thời điểm khác nhau trong năm. C. Các quần thể khác nhau sống trong các sinh cảnh khác nhau. D. Tất cả các yếu tố trên. Câu 27. Điều nào sau đây là đúng đối với cấu trúc của quần thể tự phối? A. Tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng. B. Bao gồm các dòng thuần. C. Tần số tương đối của các alen ở các lôcút thay đổi. D. Tất cả giải đáp đều đúng. Câu 28. Quần thể tự phối ban đầu có toàn kiểu gen Aa, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tồn tại trong quần thể là: A. 25% B. 50% C. 75% D. 87,5% Câu 29. Đặc điểm nào là của quần thể giao phối? A. Không có quan hệ bố mẹ, con cái. B. Chỉ có quan hệ tự vệ, kiếm ăn. C. Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình. D. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen thay đổi. Câu 30. Trong một quần thể cây hoa mõm chó có 80 cây hoa trắng, 100 cây hoa hồng và 20 cây hoa đỏ biết rằng hoa đỏ có kiểu gen CrCr, hoa hồng có kiểu gen CrCw, hoa trắng có kiểu gen CwCw. Tần số alen Cr trong quần thể là: A. 0,25 B. 0,35 C. 0,45 D. 0,65 Câu 31. Hiện tượng nào sau đây không tạo nên nguyên liệu cho quá trình tiến hóa? A. Đột biến. B. Sự biến đổi cơ thể do việc sử dụng hay không sử dụng các cơ quan. C. Giảm phân và sự tái tổ hợp trong thụ tinh. D. Tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân. Câu 32. Theo học thuyết Đác-Uyn, loại biến dị nào có vai trò chính trong tiến hóa? A. Biến dị xác định. B. Biến dị không xác định. C. Biến dị tương quan. D. Biến dị tập nhiễm. Câu 33. Tồn tại chính trong học thuyết tiến hóa của Đác-Uyn là: A. Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. B. Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. C. Chưa hiểu rõ cơ chế tác động của sự thay đổi của ngoại cảnh. D. Chưa thành công trong giải thích cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. Câu 34. Nhân tố tiến hóa nào có tính định hướng? A. Đột biến. B. Giao phối. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Cách ly. Câu 35. Nhân tố nào làm biến đổi tần số tương đối của các alen ở mỗi lôcút trong quần thể nhanh nhất? A. Đột biến gen. B. Giao phối. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên và biến động di truyền. Câu 36. Ở loài cỏ chăn nuôi Spartina bộ NST có 120 NST đơn, loài cỏ này đã được hình thành theo phương thức nào? A. Cách ly từ nòi địa lý. B. Cách ly từ nòi sinh thái. C. Lai xa kết hợp với đa bội hóa. D. Chọn lọc nhân tạo. Câu 37. Điều nào đúng trong sự hình thành loài theo quan niệm của sinh học hiện đại? A. Loài mới được hình thành từ sự tích lũy một đột biến có lợi cho sinh vật. B. Loài mới được hình thành từ các biến dị tổ hợp ở mỗi cá thể. C. Loài mới được hình thành từ một hay một tập hợp quần thể tồn tại trong quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Loài mới được hình thành bởi sự phân ly tính trạng từ một loài ban đầu dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. Câu 38. Khảo sát các hóa thạch trong sự tiến hóa của loài người ta có thể kết luận điều gì? A. Hướng tiến hóa của loài người là từ đơn giản đến phức tạp. B. Động lực của sự tiến hóa của loài người là chọn lọc tự nhiên. C. Động lực chủ yếu của sự tiến hóa loài người là các nhân tố xã hội như lao động, tiếng nói và tư duy. D. Nhân tố sinh học như biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên không còn có tác dụng. Câu 39. Dựa vào bằng chứng nào sau đây để có thể kết luận người và vượn người ngày này xuất phát từ một tổ tiên chung? A. Người và vượn người có các nhóm máu giống nhau. B. Bộ xương có thành phần và cách sắp xếp giống nhau. C. Đều có thể chế tạo và sử dụng công cụ lao động. D. Thể tích và cấu tạo của bộ não giống nhau. Câu 40. Nếu bọ ăn lá trong lưới thức ăn trên phần lớn bị tiêu diệt thì ảnh hưởng gì đến lưới thức ăn? A. Quần thể diều hâu bị tiêu diệt. B. Bọ ăn lá sinh sản nhanh để tạo nguồn thức ăn cho chim. C. Chim ăn sâu bọ chuyển sang ăn nhái cỏ. D. Quần thể châu chấu sẽ tăng số lượng. Câu 41. Điểm nào giống nhau trong sự tự nhân đôi ADN và tổng hợp mARN? A. Nguyên tắc bổ sung. B. Do tác động cùng một loại enzym. C. Thời gian diễn ra như nhau. D. Tất cả đều đúng. Câu 42. Ai đã phát hiện ra tia X có thể gây ra đột biến? A. J. Watson. B. T.H.Morgan. C. H.Muller. D. Chargaff. Câu 43. Loại đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi chiều dài của gen và tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit trong gen? A. Mất 1 cặp nuclêôtit và đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit. B. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit khác loại. C. Đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit cùng loại. D. Thêm một cặp nuclêôtit và thay thế cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác. Câu 44. Cho các bộ ba ATTGXX trên mạch mã gốc ADN, dạng đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng nhất? A. ATXGXX B. ATTGXA C. ATTXXXGXX D. ATTTGXX Câu 45. Tần số đột biến tự nhiên ở một gen xảy ra 1 đột biến trong: A. 10 lần tự sao. B. 100 lần tự sao. C. 104 106 lần tự sao. D. 1050-10100 lần tự sao. Câu 46. Hội chứng Đao ở người là hậu quả của hiện tượng nào? A. Tiếp hợp lệch của NST khi giảm phân. B. Phân ly không đồng đều của các NST. C. Một cặp NST sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau nguyên phân. D. Không phân ly của một cặp NST ở kỳ sau phân bào I hay phân bào II của giảm phân. Câu 47. Sự hình thành hợp tử XYY ở người là do? A. Cặp NST giới tính XY sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân ở bố tạo giao tử XY ... được toàn bộ sinh giới đa dạng ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. Câu 334. Theo Đác-Uyn, các yếu tố cách ly có vai trò: A. Tăng cường sự phân ly tính trạng từ loài gốc. B. Tránh hiện tượng tạp giao. C. Đưa đến sự cách ly sinh sản. D. Tất cả các vai trò trên. Câu 335. Chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên khác nhau ở điểm nào? A. Khác nhau về động lực, ở CL nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu khác nhau của con người, ở CL tự nhiên là sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật với môi trường sống. B. Thời gian: CL nhân tạo chỉ mới bắt đầu khi con người biết chăn nuôi và trồng trọt, CL tự nhiên bắt đầu ngay từ khi sự sống hình thành. C. Kết quả: CL nhân tạo chỉ dẫn đến sự hình thành nòi mới, thứ mới trong cùng loài, CL tự nhiên dẫn đến sự hình thành loài mới. D. Tất cả 3 câu A, B và C. Câu 336. Bệnh máu khó đông ở người di truyền do một đột biến gen lặn trên NST giới tính X. Tỉ lệ giao tử chứa đột biến gen lặn chiếm 1% trong một cộng đồng. Tần số đàn ông có thể biểu hiện bệnh này trong cộng đồng là bao nhiêu? A. 0,1 B. 0,01 C. 0,001 D. 0,99 Câu 337. Gen nằm trên NST giới tính X, một quần thể giao phối ban đầu không cân bằng về thành phần kiểu gen thì phải sau bao nhiêu thế hệ mới đạt cân bằng? A. 1 thế hệ. B. 2 thế hệ. C. 3 thế hệ. D. 4 thế hệ. Câu 338. Đặc điểm nào của quần thể giao phối? A. Không có quan hệ đực cái. B. Chỉ có quan hệ tự vệ, kiếm ăn. C. Quần thể có tính đa hình. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 339. Định luật Hacđi-Vanbec về sự ổn định của các alen ở mỗi lôcút trong quần thể phối được biểu thị dưới dạng toán học như thế nào? A. H = 2pq B. ( p+q) (p-q ) = p2 q2 C. (p + q)2 = 1 D. (p2 + 2pq ) = 1 Câu 340. Điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi-Vanbec là: A. Không có đột biến gen thành các gen không alen khác. B. Không có chọn lọc tự nhiên, quần thể đủ lớn để có ngẫu phối. C. Không có sự du nhập của các gen lạ vào quần thể. D. Tất cả các điều kiện trên. Câu 341. Trong một cộng đồng người Bắc Âu có 64% người có da bình thường, biết rằng tính trạng da bình thường là trội so với tính da bạch tạng, gen qui định tính trạng nằm trên NST thường và cộng đồng có sự cân bằng về thành phần kiểu gen. Tần số người bình thường có kiểu gen dị hợp là bao nhiêu? A. 0,36 B. 0,48 C. 0,24 D. 0,12 Câu 342. Ở một vài quần thể cỏ, khả năng mọc trên đất nhiễm kim loại nặng như nicken được qui định bởi gen trội R. Trong một quần thể có sự cân bằng về thành phần kiểu gen, có 51% hạt có thể nảy mầm trên đất nhiễm kim loại nặng. Tần số tương đối của các alen R và r là bao nhiêu? A. p = 0,7, q = 0,3 B. p = 0,3, q = 0,7 C. p = 0,2, q = 0,8 D. p = 0,8, q= 0,2 Câu 343. Nhóm máu ở người được qui định bởi 2 alen đồng trội LM = LN Nhóm máu M kiểu gen LMLM, nhóm N kiểu gen LNLN, nhóm MN kiểu gen LMLN... Trong một cộng đồng có 6129 cư dân gồm 1787 người có nhóm máu M, 3037 người có nhóm máu MN và 1305 người có nhóm máu N. Tần số của alen LM trong cộng đồng là: A. 0,48 B. 0,52 C. 0,54 D. 0,58 Câu 344. Tại sao quần thể giao phối được xem là đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên? A. Vì quần thể có tính di truyền ổn định. B. Trong quần thể có mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể. C. Quần thể có tính đa dạng. D. Quần thể bao gồm các dòng thuần. Câu 345. Nhân tố nào làm biến đổi tần số các alen ở các lôcút trong quần thể nhanh nhất? A. Đột biến. B. Giao phối. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Cách ly. Câu 346. Định luật Hacđi-Vanbec có ý nghĩa gì? A. Giải thích được sự ổn định qua thời gian của những quần thể tự nhiên. B. Biết được tần số các alen có thể xác định được tần số kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. C. Từ tỉ lệ kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tần số tương đối của các alen. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 347. Mặt hạn chế của định luật Hacđi-Vanbec là: A. Đột biến và chọn lọc thường xuyên xảy ra. B. Sức sống của thể đồng hợp và dị hợp trong thực tế khác nhau. C. Các biến động di truyền có thể xảy ra. D. Tất cả 3 câu A, B và C. Câu 348. Trong quần thể giao phối từ tỉ lệ phân bố các kiểu hình có thể suy ra: A. Tỉ lệ các kiểu gen tương ứng. B. Tần số tương đối của các alen. C. Cấu trúc di truyền của quần thể. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 349. Tần số tương đối của một alen được tính bằng: A. Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể. B. Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể. C. Tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể. D. Tổng tần số tỉ lệ phần trăm các alen của cùng một gen. Câu 350. Giả sử một gen có 2 alen A và a. Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen A. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử sẽ tạo ra thế hệ tiếp sau với thành phần kiểu gen: A. pAA, qaa B. p2AA; q2aa C. p2AA; 2pqAa; q2aa D. pqAa Câu 351. Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó: A. Không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể. B. Có tính ổn định và đặc trưng cho quần thể. C. Chịu sự chi phối của các qui luật di truyền liên kết và hoán vị gen. D. Chịu sự chi phối của qui luật tương tác gen. Câu 352. Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec là: A. Quần thể có số lượng cá thể lớn để có sự ngẫu phối. B. Không có sự di chuyển số lượng lớn cá thể từ quần thể này sang quần thể khác. C. Không có chọn lọc và đột biến. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 353. Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh: A. Sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể. B. Sự ổn định của tần số tương đối các kiểu hình trong quần thể. C. Sự cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể giao phối. D. Trạng thái động của quần thể. Câu 354. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của định luật Hacdi-Vanbec: A. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài. B. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ kiểu gen kiểu hình trong quần thể. C. Từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen. D. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hóa. Câu 355. Mặt hạn chế của định luật Hacđi-Vanbec là: A. Quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên vẫn thường xuyên xảy ra. B. Quá trình giao phối tạo nên nhiều biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. C. Tần số tương đối của các alen được duy trì ổn định trong quần thể. D. Trạng thái cân bằng của quần thể. Câu 356. Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16 aa = 1, tần số tương đối của các alen A: a là: A. A: a = 0,36: 0,64 B. A: a = 0,64: 0,36 C. A: a = 0,6: 0,4 D. A: a = 0,75: 0,25 Câu 357. Ở người gen IA qui định nhóm máu A, gen IB qui định nhóm máu B, kiểu gen ii qui định nhóm máu O. Một quần thể người có nhóm máu B (kiểu gen IB i, IBIB) chiếm tỉ lệ 27,94%, nhóm máu A (kiểu gen IAi, IAIA) chiếm tỉ lệ 19,46% và nhóm máu AB (kiểu gen IAIB) chiếm tỉ lệ 4,25%, Tần số tương đối của các alen IA, IB, i trong quần thể này là: A. IA = 0,13 ; IB = 0,69 ; i = 0,18 B. IA = 0,69 ; IB = 0,13 ; i = 0,18 C. IA = 0,13 ; IB = 0,18 ; i = 0,69 D. IA = 0,18 ; IB = 0,13 ; i = 0,69 Câu 358. Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên có hai gen alen D và d, tần số tương đối của alen d là 0,2, cấu trúc di truyền của quần thể này là: A. 0,25DD + 0,50Dd + 0,25dd B. 0,04DD + 0,32Dd + 0,64dd C. 0,64DD + 0,32Dd + 0,04dd D. 0,32DD + 0,64Dd + 0,04dd Câu 359. Cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật tự thụ như sau: 0,5AA: 0,5aa. Giả sử quá trình đột biến và chọn lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là: A. 25%AA: 50%Aa: 25%aa B. 50%AA:50%Aa C. 50%AA:50%aa D. 25%AA:50%aa: 25% Aa Câu 360. Theo Đác-Uyn, các nhân tố chủ yếu của quá trình tiến hóa trong sinh giới là: A. Chọn lọc nhân tạo trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật. B. Chọn lọc tự nhiên trên cơ sở tính biến dị và di truyền và diễn ra bằng con đường phân li tính trạng. C. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Câu 361. Theo Đác-Uyn, quá trình chọn lọc tự nhiên có vai trò là: A. Tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại đối với sinh vật trong quá trình đấu tranh sinh tồn. B. Sự biến đổi của cơ thể sinh vật thích ứng với những đặc điểm của ngoại cảnh. C. Nhân tố chính hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật D. Thực vật và động vật bậc thấp thích nghi trực tiếp, động vật bậc cao thích nghi gián tiếp thông qua tập quán hoạt động. Câu 362. Theo quan niệm hiện nay, điều kiện ngoại cảnh có vai trò là: A. Vừa là môi trường của chọn lọc tự nhiên, vừa cung cấp những điều kiện sống cần thiết vừa bao gồm các nhân tố làm phát sinh đột biến trong quá trình phát triển của sinh vật. B. Nhân tố làm phát sinh các biến dị không di truyền được. C. Nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục. D. Nhân tố chính của quá trình chọn lọc tự nhiên. Câu 363. Theo quan niệm hiện đại, sự cách li địa lí có vai trò là: A. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể cùng loài. B. Tạo điều kiện gây nên những biến đổi kiểu hình sinh vật. C. Tác động chọn lọc làm biến đổi kiểu gen của cá thể và quần thể. D. Nhân tố gây nên các quá trình đột biến. Câu 364. Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên qui mô rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng: A. Tích lũy các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của loài người. B. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ bộ, lớp, ngành. C. Hình thành những loài mới từ một loài ban đầu, các loài này được phân loại học xếp vào cùng một chi. D. Đào thải các biến dị mà con người không ưa thích. Câu 365. Theo quan niệm hiện đại 4 nhân tố chi phối quá trình tiến hóa của sinh giới là: A. Đột biến, Giao phối, Chọn lọc tự nhiên, Cách ly di truyền. B. Biến dị, Di truyền, Chọn lọc tự nhiên, Cách ly sinh sản. C. Biến dị, Di truyền, Chọn lọc tự nhiên, Phân li tính trạng. D. Đột biến, Giao phối, Chọn lọc tự nhiên, Phân li tính trạng. Câu 366. Vai trò của quá trình giao phối trong sự tiến hóa là: A. Phát sinh nhiều biến dị tổ hợp, tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình chọn lọc. B. Phát tán các đột biến mới phát sinh làm cho quần thể giao phối trở thành kho dự trữ biến dị phong phú. C. Trung hòa tính có hại của các đột biến gen lặn. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 367. Vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên trong sự tiến hóa là: A. Nhân tố chính, qui định chiều hướng và nhịp điệu của tiến hóa. B. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. C. Thông qua kiểu hình mà làm biến đổi kiểu gen. D. Không chỉ tác động ở mức cá thể mà còn ở mức dưới cá thể và trên cá thể. Câu 368. Vai trò của các cơ chế cách li trong sự tiến hóa là: A. Tăng cường sự phân hóa giữa các nòi trong quần thể. B. Tăng cường sự phân hóa các kiểu gen trong quần thể gốc. C. Tăng cường sự phân hóa giữa các quần thể khác loài. D. Ngăn ngừa sự giao phối tự do, dẫn đến sự cách li sinh sản và hình thành loài mới.
Tài liệu đính kèm: