Câu 1: Phát biểu không đúng là:
A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
B. HCOOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
C. HCOOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được andehit và muối.
D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là
A. C2H5-COOH. B. HOOC-COOH. C. CH3-COOH. D. OOC-CH2-CH2-COOH.
ĐỀ THI THỬ TNTHPT. MÔN HOÁ HỌC Câu 1: Phát biểu không đúng là: A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3. B. HCOOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2. C. HCOOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được andehit và muối. D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là A. C2H5-COOH. B. HOOC-COOH. C. CH3-COOH. D. OOC-CH2-CH2-COOH. Câu 3: Hỗn hợp X gồm 3 oxit có số mol bằng nhau: FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 (dư), thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng (dư), thu được 6,42 gam kết tủa nâu đỏ. Giá trị của m là: A. 1,6. B. 2,32. C. 4,64. D. 4,8. Câu 4: Cho dãy các chất: axit axetic, o-crezol, phenol, ancol benzylic, ancol etylic, axit aminoaxetic. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch KOH là: A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 5: Thể tích khí clo (đktc) cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 5,4 gam Al là A. 3,36 lít. B. 8,96 lít. C. 2,24 lít. D. 6,72 lít. Câu 6: Tính chất hóa học đặc trưng của Fe là: A. tính axit. B. tính oxi hóa. C. tính khử. D. tính bazơ. Câu 7: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc là là: A. aspirin. B. nicotin. C. cafein. D. moocphin. Câu 8: Cho dãy kim loại: Zn, Fe, Cr. Thứ tự giảm dần hoạt động hóa học của các kim loại từ trái sang phải trong dãy là: A. Zn, Cr, Fe. B. Zn, Fe, Cr. C. Fe, Zn, Cr. D. Cr, Fe, Zn. Câu 9: Cho các chất: metylamin, amoniac, anilin, natri hidroxit. Chất có lực bazơ nhỏ nhất là A. amoniac. B. natri hidroxit. C. metylamin. D. anilin. Câu 10: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, Fe2O3, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm: A. Al, Fe, Cu. B. Fe, Cu. C. Al2O3, Fe2O3, Cu. D. Fe2O3, Cu. Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là A. MgSO4. B. MgSO4 và Fe2(SO4)3. C. MgSO4 và FeSO4. D. MgSO4 và Fe2(SO4)3 và FeSO4. Câu 12: Kim loại có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Al. B. Mg. C. Zn. D. Na. Câu 13: Cô cạn dung dịch X chứa các ion Mg2+, Ca2+ và HCO3-, thu được chất rắn Y. Nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z gồm A. MgCO3 và CaO. B. MgO và CaCO3. C. MgCO3 và CaCO3. D. MgO và CaO. Câu 14: Anilin và phenol đều có phản ứng với A. dung dịch NaOH. B. nước Br2. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaCl. Câu 15: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Pb. B. Zn. C. Sn. D. Cu. Câu 16: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với : A. AgNO trong dung dịch NH,đun nóng. B. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. D. kim loại Na. Câu 17: Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:A. metylamin. B. glyxin. C. axit glutamic. D. anilin. Câu 18: Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại X bằng dung dịch HCl sinh ra V lít khí (đktc); cũng m gam X khi đun nóng phản ứng hết với V lít O2 (đktc). Kim loại X là : A. Zn. B. Ni. C. Pb. D. Sn. Câu 19: Chất X có công thức phân tử C4H8O2, tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOC2H5. B. HCOOC3H7. C. HCOOC3H5. D. C2H5COOCH3. Câu 20: Magie được điều chế bằng cách A. điện phân nóng chảy MgCl2. B. cho Na vào dung dịch MgSO4. C. Dùng H2 khử MgO ở nhiệt độ cao. D. điện phân dung dịch Mg(NO3)2. Câu 21: Cho dãy các chất: CH3Cl, C2H5COOCH3, CH3CHO, CH3COONa, CH3COOCH=CH2. Số chất trong dãy khi thủy phân sinh ra ancol metylic là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 22: Cho hỗn hợp kim loại gồm 6,75 gam Al và 2,3 gam Na tác dụng với nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn còn lại là: A. 4,05 gam. B. 5,0 gam. C. 2,3 gam. D. 2,7 gam. Câu 23: Cấu hình electron của cation R2+ có phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là A. Mg. B. N. C. S. D. Al. Câu 24: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư kim loại A. Mg. B. Ag. C. Cu. D. Ba. Câu 25: Cacbohidrat thuộc loại đisaccarit là: A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. glucozơ. D. fructozơ. Câu 26: Trong công nghiệp, kim loại nhôm được điều chế bằng cách A. nhiệt phân Al2O3. B. điện phân dung dịch AlCl3. C. điện phân Al2O3 nóng chảy. D. điện phân AlCl3 nóng chảy. Câu 27: Khi cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư), thể tích khí H2 sinh ra là 2,24 lít (đktc). Phần kim loại không tan có khối lượng là: A. 2,8 gam. B. 6,4 gam. C. 3,2 gam. D. 5,6 gam. Câu 28: Cho dãy các chất: FeO, MgO, Fe3O4, Al2O3, HCl, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa bởi dung dịch H2SO4 đặc, nóng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 29: Dung dịch K2CO3 phản ứng được với: A. CH3COOH. B. CH3COOK. C. CH3OH. D. C2H5OH. Câu 30: Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu A. vàng. B. đỏ. C. tím. D. xanh. Câu 31: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 3,28 gam. B. 8,56 gam. C. 10,4 gam. D. 8,2 gam. Câu 32: Dãy các chất sau được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là: A. CH3CH2OH, CH3COOH, CH3CHO. B. CH3COOH, CH3CH2OH, CH3CHO. C. CH3CHO, CH3CH2OH, CH3COOH. D. CH3COOH, CH3CHO, CH3CH2OH. Câu 33: Hai chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính ? A. Cr và Cr2O3. B. Al và Al2(SO4)3. C. Cr(OH)3 và Al2O3. D. Al2(SO4)3 và Al(OH)3. Câu 34: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi so với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 4,4 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 4,1 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. HCOOCH2CH2CH3. B. HCOOCH(CH3)2. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 35: Khi đốt cháy 4,5 gam một amin đơn chức giải phóng ra 1,12 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của amin đó là A. C2H7N. B. CH5N. C. C3H9N. D. C3H7N. Câu 36: Chất không có tính chất lưỡng tính là A. Cr2O3. B. Al2O3. C. Cr(OH)3. D. Mg(OH)2. Câu 37: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa A. HOOC-[CH2]4-COOH và H2N-[CH2]6-NH2. B. HOOC-[CH2]4-NH2 và H2N-[CH2]6-COOH. C. HOOC-[CH2]4-COOH và H2N-[CH2]4-NH2. D. HOOC-[CH2]6-COOH và H2N-[CH2]6-NH2. Câu 38: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, HCl, HNO3, NaCl, CuSO4. Số trường hợp tạo muối sắt (II) là: A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 39: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, Cr2O3, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là: A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 40: Cho m gam hỗn hợp hai ancol tác dụng hoàn toàn với Na (dư) được 1,12 lít H2 (đktc) và 6,1 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là: A. 4,6. B. 4,1. C. 3,2. D. 3,9. -------------------------- ----------- HẾT ---------- Thí sinh được phép sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Câu 1: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucoz với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là: A. 10,8 gam B. 21,6 gam C. 32,4 gam D. 16,2 gam Câu 2: Trùng hợp 5,6 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là: A. 6,3 gam B. 5,3 gam C. 7,3 gam D. 4,3 gam Câu 3: Hợp chất este X có công thức phân tử là: C4H8O2. khi xà phòng hoá X thu được etanol. Tên gọi của X là: A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. propyl axetat. Câu 4: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và A. phenol. B. glixerol. C. ancol đơn chức. D. este đơn chức Câu 5: Saccarozơ và glucozơ đều có A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. B. phản ứng với dung dịch Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa đỏ gạch. C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam. D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit Câu 6: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là A. 250 gam. B. 300 gam. C. 360 gam. D. 270 gam. Câu 7: Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch A. NaOH. B. HCl. C. Na2CO3. D. NaCl. Câu 8: Cho 9,3 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là A. 11,95 gam. B. 12,95 gam. C. 12,59 gam. D. 11,85 gam. Câu 9: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là A. C2H5OH. B. CH2 = CHCOOH. C. H2NCH2COOH. D. CH3COOH. Câu 10: Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ? A. NH3 B. CH3NH2 C. C6H5NH2 D. (CH3)2NH Câu 11: Trong các dung dịch dưới đây, Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ? A. H2N-CH(NH2)-COOH B. CH3–NH2 C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH D. H2N–CH2-CH2–COOH Câu 12: Để trung hòa 4,5 gam một amin đơn chức X cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là: A. C2H7N B. CH5N C. C3H5N D. C3H7N Câu 13: Xà phòng hoá hoàn toàn một este A no đơn chức, mạch hở cần vừa đủ 600 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng thu được 9,84 gam muối và 3,84 gam một ancol. Công thức cấu tạo của A là: A. HCOOCH3 B. HCOOC2H5 C. CH3COOCH3 D. CH3COOC2H5 Câu 14: Liên kết hoá học trong mạng tinh thể kim loại gọi là liên kết: A. ion B. Cộng hoá trị C. Kim loại D. Cộng hoá trị phân cực Câu 15: Cho 4 gam kim loại M (thuộc nhóm IIA) tác dụng với nước dư, thấy có 2,24 lít khí ở đktc thoát ra. Kim loại M là: A. Mg B. Ca C. Ba D. Be Câu 16: Cho một lượng bột sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu đựơc 2,24 lít khí X ở đktc. Khối lượng kim loại đã dùng là: A. 5,6g B. 8,4g C. 2,24g D. 6,4g Câu 17: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với HCl là: A. Na, Al, Cu, Mg B. Al, Mg, Fe, Ba C. Na, Cu, Fe, Zn D. Ag, Na, Al, Ba Câu 18: Kim loại nào sau đây chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân: A. Fe B. Cu C. Al D. Ag Câu 19: Khi nối dây sắt với các dây làm bằng các chất nào sau thì dây sắt bị ăn mòn: A. Nhôm B. kẽm C. Đồng D. Magie Câu 20: Cho các chất sau: Al, Al2O3, Mg, Fe2O3, Al(OH)3, AlCl3. Số chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 21: Nếu cho 5,4 gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH dư thì thể tích khí H2 thoát ra ở đktc là: A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít Câu 22: Một loại nước có chứa nhiều các ion Ca2+, SO42-, thì được xếp vào loại A. nước cứng vĩnh cửu B. nước mềm C. nước cứng toàn phần D. nước cứng tạm thời Câu 23: Cho 1 đinh sắt nguyên chất vào dung dịch chưa CuSO4 sau một thời gian lấy đinh sắt ra cân lên thấy khối lượng tăng thêm 0,8 gam. Giả thiết toàn bộ lượng kim loại Cu sinh ra đều bám vào đinh sắt. Khối lượng sắt đã phản ứng là: A. 4,48 gam B. 11,2 gam C. 2,8 gam D. 5,6 gam Câu 24: Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, quá trình diễn ra ở Anot là: A. Cu → Cu2+ +2e B. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e C. Cu2+ +2e → Cu D. 2H2O + 2e → H2 + 2OH- ... C2H5NH2 (1), NH3 (2), CH3-NH-CH3 (3). Thứ tự sắp xếp các chất theo chiều tăng dần tính bazơ là A. 1<2<3 B. 2<1<3 C. 2<3<1 D. 3<1<2 Câu 29: Cho hỗn hợp M gồm 0,3 mol CH2=CH-COOH và 0,2 mol CH2=CH2 phản ứng với H2 (Ni/t0). Thể tích H2 (ở đktc) cần dùng là A. 4,48 lít B. 5,6 lít C. 22,4 lít D. 11,2 lít Câu 30: Kim loại có thể điều chế từ quặng manhetit là A. nhôm B. chì C. magie D. sắt Câu 31: Cho phản ứng sau: aZn + bH2SO4 → cZnSO4 + dS + eH2O với a,b,c,d,e là những số nguyên đơn giản nhất. Tổng b + c bằng A. 7 B. 14 C. 4 D. 12 Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2 (ở đktc) và 9 gam H2O. 2 hiđrocacbon đó là A. C2H6 và C3H8 B. CH4 và C2H6 C. C2H4 và C3H6 D. C3H8 và C4H10 PHẦN DÀNH CHO BAN CƠ BẢN Câu 33: Để phân biệt hai khí SO2 và CO2 ta dùng A. NaOH B. nước vôi trong C. quỳ tím D. nước brom Câu 34: Cho các kim loại Fe, Cu, Ag lần lượt tác dụng với dung dịch chứa Cu2+, Ag+, HNO3 đặc nguội. Số trường hợp xay ra phản ứng hóa học là A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 35: Cho 15,6 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (ở đktc). 2 kim loại đó là A. Li và Na B. K và Rb C. Na và K D. Rb và Cs Câu 36: Thực hiện phản ứng tráng gương bằng cách cho 9 gam glucozơ vào dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng Ag thu được là A. 5,4 gam B. 2,16 gam C. 10,8 gam D. 21,6 gam Câu 37: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là: A. nilon-6,6 B. cao su buna C. PVC D. polietilen Câu 38: Tên gọi của chất có công thức HCOOCH3 là A. metyl fomic B. axit axetic C. metyl axetat D. metyl fomat Câu 39: Cho NaOH vào dung dịch chứa Cu2+. Hiên tượng xảy ra là A. không có hiện tượng gì B. xuất hiện ↓ màu nâu đỏ C. xuất hiện ↓ rồi tan D. xuất hiện ↓ màu xanh lam Câu 40: Cho 3,1 gam metyl amin tác dung với lượng dư axit HCl. Khối lượng muối thu được là A. 4,075 gam B. 33,75 gam C. 6,75 gam D. 3,375 gam PHẦN DÀNH CHO BAN NÂNG CAO Câu 41: Mùi tanh của các loại cá, đặc biệt là cá mè là do loại hợp chất nào sau đây gây nên? A. amin B. lipit C. protein D. aminoaxit Câu 42: Loại hợp chất nào sau đây không dùng để sản xuất polime A. stiren B. benzen C. isoprene D. buta-1,3-đien Câu 43: Chất không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là A. fructozơ B. mantozơ C. natri fomat D. saccarozơ Câu 44: Cho một lượng kim loại M phản ứng vủa đủ với 500 ml dung dịch H2SO4 0,1 M thu được 7,6 gam muối duy nhất. Kim loại M là: A. Fe B. Cu C. Mg D. Al Câu 45: Cho các kim loại sau: Fe, Zn, Pb, Sn. Dãy sắp xếp các kim loại theo chiều tăng dần tinh kim loai từ trái qua phải là: A. Zn, Fe, Sn, Pb B. Sn, Pb, Fe, Zn C. Pb, Sn, Fe, Zn D. Fe, Sn, Pb, Zn Câu 46: Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 (dư) thì A. Khối lượng anot tăng B. pH của dung dịch giảm C. nước bị điện phân ở cả hai cực D. Có khí thoát ra ở catot Câu 47: Trong pin điện hóa Zn-Cu xảy ra phản ứng: Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu. Biết E0Cu2+/Cu= +0,34 V, E0Zn2+/Zn= -0,76V. Suất điện động chuẩn của pin điện hóa này là A. 2,2 V B. -1,1 V C. 1,1 V D. 0,42 V Câu 48: Thủy phân vinylaxetat trong môi trường axit thì thu được A. muối axetat và rượu vinylic B. axit axetic và rượu vinylic C. axit axetic và anđehit axetic D. muối axetat và anđehit axetic ĐỀ THI THỬ TNTHPT. MÔN HOÁ HỌC Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Một dung dịch có chứa đồng thời các cation: Fe2+, Al3+, Ni2+. Để nhận biết sự có mặt của các cation trong dung dịch chỉ cần dùng A. dd NaOH B. quỳ tím C. dd HCl D. phenolphtalein Câu 2: Cho lá Fe lần lượt vào các dung dịch: AlCl3, FeCl3, CuCl2, Pb(NO3)2, HCl, H2SO4 đặc , nóng dư. Số trường hợp phản ứng sinh ra muối Fe(II) là A. 5 B. 4 C. 6 D. 3 Câu 3: Kết luận nào sau đây không đúng ? A. Nước cứng chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ B. Kim loại kiềm được bảo quản trong dầu hoả C. Điện phân nóng chảy Al2O3 được Al D. Al là một kim loại lưỡng tính Câu 4: Cho hỗn hợp bột 3 kim loại Zn, Mg, Ag vào dung CuCl2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại. Các kim loại trong hỗn hợp sau phản ứng là A. Mg, Ag, Cu B. Zn, Mg, Ag C. Zn, Ag, Cu D. Zn, Mg, Cu Câu 5: Cho các kim loại sau: Ag, Mg, Fe, Al, Cu, Cr, Zn. Số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH là A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Câu 6: Cho m gam hỗn hợp Al và Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, thu được 2,24 lít NO (đktc) duy nhất. Mặt khác cho m gam hỗn hợp này phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 2,80 lít H2 (đktc). Gía trị của m là A. 8,30g B. 4,15g C. 4,50g D. 6,95g Câu 7: Sục 8,96 lít CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 2,5M thu được m gam kết tủa. Gía trị của m là A. 25 B. 12 C. 10 D. 40 Câu 8: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Mg-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: A. I, II và IV. B. II, III và IV. C. I, III và IV. D. I, II và III. Câu 9: Hçn hîp r¾n X gåm : Al, Cu, ZnO, và Fe3O4 cã sè mol b»ng nhau. Hçn hîp X hoµ tan trong dung dÞch A. AgNO3 dư B. HCl dư C. NaOH dư D. NH3 dư Câu 10: Khí thải công nghiệp chứa chất nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa axit A. CO2,CO B. SO2, NO2 C. CFC, NO D. H2S, CO2 Câu 11: Cho 8,5g hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm đứng kế tiếp nhau trong nhóm IA tác dụng hết với nước thu được 3,36 lít (đktc) H2 và dung dịch Y. Hai kim loại trong X là A. Na và K B. Li và Na C. K và Rb D. Rb và Cs Câu 12: Có thể dùng chất nào sau đây để làm mềm nước cứng có tính cứng tạm thời ? A. NaCl B. H2SO4 C. KNO3 D. Na2CO3 Câu 13: Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. Fe + Cu(NO3)2. B. Cu+ Fe(NO3)3 C. Zn + Fe(NO3)2. D. Ag + Cu(NO3)2 Câu 14: Nhỏ từ từ cho tới dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 . Hiện tượng quan sát được là: A. chỉ có kết tủa keo trắng B. không có kết tủa ,có khí bay lên C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên D. có kết tủa keo trắng, sau kết tủa tan Câu 15: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan là A. Fe2(SO4)3 và H2SO4. B. FeSO4. C. FeSO4 và H2SO4 D. Fe2(SO4)3. Câu 16: Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại kiềm, thu được 0,896 lít khí ở anot (đktc) và 3,12g kim loại ở catot. Công thức muối đó là A. KCl B. RbCl C. NaCl D. LiCl Câu 17: Hỗn hợp X gồm Li,K,Na hoà tan trong nước (dư ), thấy có 0,672 lít H2 (đktc) bay ra và còn lại dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch chứa 0,016 mol AlCl3 thì thu được khối lượng kết tủa là A. 1,248g B. 0,234 g C. 0,624 g D. 0,312 g Câu 18: Để làm sạch một mẫu đồng có lẫn tạp chất là Zn,Sn, Pb người ta ngâm mẫu đồng này trong dung dịch nào trong các dung dịch sau A. SnCl2 B. CuSO4 C. Pb(NO3)2 D. ZnSO4 Câu 19: Để khử hoàn toàn 54,4 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4,Fe2O3 cần dùng vừa đủ 20,16 lít CO ở (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là: A. 29,2g B. 40g C. 25,6g D. 42g Câu 20: Để chống ăn mòn cửa đập nước, trên cửa của các đập nước bằng thép có thể gắn kim loại nào sau đây ? A. Cu B. Sn C. Zn D. Pb Câu 21: Chất X có tính chất sau: - X tác dụng với dung dịch HCl tạo ra khí Y làm đục nước vôi trong; - X không làm mất mầu dung dịch brom; - X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 có thể tạo ra hai muối. Vậy X là chất nào trong các chất sau ? A. Na2CO3 B. NaHCO3 C. Na2SO3 D. Na2S. Câu 22: Nguyªn liÖu chÝnh dïng ®Ó s¶n xuÊt Al lµ A. QuÆng hªmatit B. QuÆng ®«lomit C. QuÆng b«xÝt D. QuÆng pirÝt Câu 23: Cho phản ứng : FeO + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O. Tổng hệ số (các số nguyên tối giản ) của các chất tham gia phản ứng trên là A. 10 B. 9 C. 13 D. 22 Câu 24: Chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính ? A. Al2O3 B. ZnSO4 C. Zn(HCO3)2 D. Cr(OH)3 Câu 25: Dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh ? A. NH4Cl B. KNO3 C. NaCl D. Na2CO3 Câu 26: Cho dãy các kim loại: Fe, K, Na, Ba, Ca, Be. Số kim loại trong dãy khử được nước ở nhiệt độ thường là: A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng ? A. sắt tác dụng với axit H2SO4 loãng, HCl đều tạo thành hợp chất sắt (III) B. hợp chất sắt (III) bị oxi hóa thành sắt C. hợp chất sắt (II) bị oxi hóa thành hợp chất sắt (III) D. sắt bị oxi hóa bởi clo tạo thành hợp chất sắt (II) Câu 28: Cation X2+ có cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 . Nguyên tố X thuộc: A. Chu kì 3, nhóm IIB B. Chu kì 2, nhóm VIIIA C. Chu kì 3, nhóm IIA D. Chu kì 2, nhóm IIA Câu 29: Cho 12gam hỗn hợp các kim loại Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thu được 2,24 lit H2 (đktc). Thành phần % của Cu trong hỗn hợp là: A. 53,33%. B. 37,12%. C. 46,67%. D. 40,08%. Câu 30: Cặp chất không xảy ra phản ứng là: A. dung dịch NaOH và Al2O3 B. Ag và dung dịch FeCl3 C. K2O và H2O D. dung dịch NaHCO3 và dung dịch Ba(OH)2 Câu 31: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại ? A. Ag B. Cu C. Au D. W Câu 32: Cho 12,3 g hỗn hợp Cu và Al vào dd H2SO4 đặc nguội, dư thấy thoát ra 3,36 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Vậy % số mol của Al trong hỗn hợp là A. 21,95% B. 78,05% C. 60% D. 40% Câu 33: Cho 2 phương trình sau : (1) Cu + 2FeCl3 ® 2FeCl2 + CuCl2 (2) Fe + CuCl2 ® FeCl2 + Cu Có thể rút ra kết luận nào sau đây ? A. Tính khử: Fe >Fe2+ > Cu B. Tính oxi hoá: Fe2+ > Cu2+ > Fe3+ C. Tính khử: Fe2+ >Fe > Cu D. Tính oxi hoá: Fe3+ >Cu2+ > Fe2+ Câu 34: Đốt cháy bột Al trong bình khí Clo dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn trong bình tăng 2,13 gam. Khối lượng Al đã phản ứng là: A. 1,08 gam. B. 2,16 gam. C. 1,62 gam. D. 0,54 gam. Câu 35: Có thể dùng dung dịch nào sau đây để hoà tan hoàn toàn một mẫu gang ? A. dd H2SO4 loãng B. dd HCl C. dd HNO3 đặc, nóng D. dd NaOH Câu 36: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là: A. Mg, Zn, Cu. B. Al, Fe, Cr. C. Fe, Cu, Ag. D. Ba, Ag, Au. Câu 37: Cho 1 luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau 1 thời gian thu được 20,88g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hòa tan hết X bằng HNO3 đặc nóng được 8,736 lít NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Vậy m có giá trị là: A. 24,0g B. 16,0g C. 30,24g D. 27,12g Câu 38: Không thể phân biệt các khí CO2, SO2 và O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng A. nước brom và tàn đóm cháy dở B. nước vôi trong và nước brom C. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong D. nước brom và dd Ba(OH)2 Câu 39: Để phân biệt dung dịch H2SO4 đặc, nguội và dung dịch HNO3 đặc, nguội có thể dùng kim loại nào sau đây A. Cu B. Fe C. Al D. Cr Câu 40: Điện phân NaBr nóng chảy, thu được Br2 là do có A. sự oxi hoá ion Br- ở anot B. Sự oxi hoá ion Br- ở catot C. Sự khử ion Br- ở anot D. Sự khử ion Br- ở catot (Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23;K=39; Mg=24;Ca=40; S=32;Cl= 35,5 ; Fe= 56; Al = 27; Zn = 65,Cu=64, Ag=108 ) Chú ý : Học sinh được sử dụng bảng HTTH ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: