Bài tập Hóa học 12 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

Bài tập Hóa học 12 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

Biết được :

 Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.

 Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềmHiểu được :

 Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).

 Tính chất hoá học: Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).

 Trạng thái tự nhiên của NaCl.

 Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).

 2. Kĩ năng

 Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của KLK

 Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.

 Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.

 Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng.

* Trọng tâm

 Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm

 Phương pháp điều chế kim loại kiềm

II. Chuẩn bị

GV: - Dụng cụ: ống nghiệm; kẹp ống nhỏ giọt; cốc thủy tinh 250

 - Hóa chất: Na; dd HCl, CuSO4, H2SO4, H2O, NaOH, NaHCO3, Na2CO3

 - Bài tập trắc nghiệm

HS: Đọc bài trước ở nhà.

 

doc 6 trang Người đăng dung15 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học 12 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41,42; tuần 22
Ngày 15/12/2011
Bài 25. KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT
QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
Biết được :
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.
- Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềmHiểu được : 
- Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).
- Tính chất hoá học: Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).
- Trạng thái tự nhiên của NaCl. 
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).
	2. Kĩ năng 
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của KLK
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng.
* Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm
II. Chuẩn bị
GV:	- Dụng cụ: ống nghiệm; kẹp ống nhỏ giọt; cốc thủy tinh 250
	- Hóa chất: Na; dd HCl, CuSO4, H2SO4, H2O, NaOH, NaHCO3, Na2CO3 
	- Bài tập trắc nghiệm
HS: Đọc bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới (Tiết thứ nhất Hoạt động 1-3; Tiết thứ hai Hoạt động 4 & 5 và bài tập)
Họat động của GV và HS 
Nội dung
Hoạt động 1
- GV Dựa vào BTH cho biết kim loại kiềm nằm ở vị trí nào trong BTH và gồm những ntố nào ?
- HS Gồm các ntố : Li, Na, K, Pb, Cs 
- GV đặt vấn đề: Vì sao nhiệt độ sôi lại thấp? Kim loại kiềm thuộc kim loại nặng hay nhẹ? Vì sao kim loại kiềm lại có khối lượng riêng nhỏ? Giải thích vì sao độ cứng lại thấp 
Hoạt động 2
- GV cho HS nêu đặc điểm cấu tạo của kim loại kiềm.
 - HS- Năng lượng cần dùng để phá vỡ mạng tinh thể lập phương tâm khối của kim loại kiềm nhỏ
 - Bán kính nt’ tương đối lớn, chỉ có 1 e hoá trị thuộc phân lớp s (ntố s) do vậy năng lượng cần dùng để tách e hoá trị ra khỏi nt’ là nhỏ
Hoạt động 3
GV cho HS thảo luận nhóm trình bày các tính chất hoá học của kim loại kiềm và cho ví dụ minh hoạ
Hoạt động 4
- GV cho HS đọc SGK về ứng dụng và trạng thái tự nhiên của kim loại kiềm.
- HS cho biết nguyên tắc và pp điều chế
Hoạt động 5
GV hướng dẫn học sinh tự đọc và nghiên cứu SGK
A. KIM LOẠI KIỀM
I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
 - Kim loại kiềm thuộc IA trong BTH
 - Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns1
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ 
 1. Nhiệt độ nóng chảy 
Nhiệt độ sôi giảm dần từ Li đến Cs, do kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối do vậy liên kết kim loại kém bền 
 2. Khối lượng riêng nhỏ 
Bán kính nguyên tử của kim loại kiềm lớn hơn so với kim loại khác cùng chu kì và có cấu tạo rỗng do vậy khối lượng riêng tăng dần từ Li đến Cs 
3. Độ cứng thấp 
Do lực liên kết giữa các ntư’ kim loại yéu giảm từ Li đến Cs 
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KLK 
 M ® M+ + e 
Kim loại kiềm là chất khử mạnh (nhường1e )
1. Tác dụng với phi kim (O2, halogen, S, P...)
 Kim loại kiềm khử phi kim thành ion âm 
 2M + Cl2 ® 2MCl 
2. Tác dụng với axit 
 * Với axit HCl, H2SO4 loãng 
 M + 2HCl ® 2MCl + H2­
 * Các KLK đều nổ khi tiếp xúc với axit
2. Tác dụng với nước 
 2M + 2H2O ®2MOH + H2
3. Tác dụng với dung dịch muối 
VD : Na +d2 CuSO4 
 2Na + 2H2O ®2NaOH + H2
 NaOH+CuSO4®Na2SO4+Cu(OH)2 
IV. ỨNG DỤNG, TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU CHẾ 
 1. Ứng dụng (sgk)
2. Trạng thái tự nhiên (sgk)
3. Điều chế
* Nguyên tắc : Khử ion kim loại kiềm trong H.C 
 M+ + 1e ® M
* Phương pháp : đpnc muối halogen hoặc hiđroxít
 đpnc
 2MCl ® 2 M + Cl2­
 đpnc
 4MOH ® M + O2­ + H2O 
B. HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KLK
I. NATRI HIĐROXIT NaOH
II. NATRI HIĐROCACBONAT (NaHCO3)
III. NATRI CACBONAT (Na2CO3 ) 
IV. KALI NITRAT (KNO3)
4. Củng cố: cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm đã chuẩn bị
5. Dặn dò: làm tiếp bài tập trắc nghiệm; đọc bài KLKT
V. Rút kinh nghiệm
Câu 1. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong các kim loại kiềm là
	A. Cs.	B. Li.	C. K.	D. Na.
Câu 2. Người ta có thể điều chế kim loại kiềm bằng phương pháp
	A. Thuỷ luyện	B. Nhiệt luyện
	C. Điện phân dung dịch muối clorua của kim loại kiềm
	D. Điện phân nóng chảy muối clorua hoặc hiđroxit của kim loại kiềm
Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm
	A. Kim loại kiềm có tính khử mạnh	B. Kim loại kiềm dễ bị oxi hoá
	C. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta thường ngâm nó trong dầu hỏa
	D. Kim loại kiềm có tính khử giảm dần từ Li đến Cs
Câu 4. Kết luận sai về muối NaHCO3 
	A. Muối NaHCO3 là muối axit.	
	B. Muối NaHCO3 không bị phân hủy bởi nhiệt.
	C. Dung dịch muối NaHCO3 có pH > 7.
	D. Ion HCO3- trong muối có tính chất lưỡng tính.
Câu 5. Khi cho dung dịch NaOH dư vào cốc đựng dung dịch Ca(HCO3)2 trong suốt
	A. có sủi bọt khí.	B. không có hiện tượng gì. 
	C. có kết tủa trắng.	D. có kết tủa trắng và bọt khí.
Câu 6. Khi cho một miếng Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được là
	A. sủi bọt khí không màu và xuất hiện kết tủa màu xanh
	B. sủi bọt khí không màu.
	C. xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.
	D. xuất hiện kết tủa màu xanh.
Câu 7. Để bảo quản kim loại kiềm Na, K trong phòng thí nghiệm người ta đã
	A. ngâm chúng trong phenol	B. ngâm chúng trong dầu hoả	
	C. ngâm chúng trong rượu	D. ngâm chúng trong nước
Câu 8. Dung dịch X chứa các ion: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Phải dùng dd nào sau đây để loại bỏ các ion Ca2+, Mg2+, Ba2+ và H+ của dd X ?
A. dd H2SO4	B. dd Na2CO3	C. dd NaOH	D. dd AgNO3
Câu 9. Để điều chế kim loại natri từ muối ăn, người ta dùng phương pháp
A. thuỷ luyện.	B. điện phân dung dịch NaCl.
C. điện phân nóng chảy NaCl.	D. nhiệt luyện.
Câu 10. Khi điện phân NaCl nóng chảy, ở catot xảy ra quá trình:
A. khử Cl- thành Cl2.	B. oxi hoá Cl- thành Cl2
C. khử Na+ thành Na.	D. oxi hoá Na+ thành Na
Câu 11. Thực chất của quá trình điện phân dung dịch Na2SO4 là
A. để điều chế NaOH	B. để điều chế H2SO4.	C. điện phân H2O.	D. để điều chế Na.
Câu 12. Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anod và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối là
A. NaCl	B. LiCl	C. RbCl	D. KCl
Câu 13. Cho dòng điện cường độ I = 5 A qua dung dịch KCl. Khi dừng điện phân, ở anot thu được 3,36 lít khí (đktc). Biết dung dịch sau khi điện phân gồm 2 chất tan, thời gian điện phân là:
A. 5970 giây.	B. 5790 giây.	C. 2985 giây.	D. 2895 giây.
Câu 14. Khi cho kim loại Na vào dd CuSO4. Kết luận nào sau đây không đúng? 
A. Có khí thoát ra.	B. Kim loại Na bị hoà tan.
C. Tạo kết tủa xanh lam.	D. Có một lớp đồng màu đỏ bám vào natri.
Câu 15: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là
A. 3. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 1.
Câu 16: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là
A. R2O3. 	B. RO2. 	C. R2O. 	D. RO.
Câu 17: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là
A. 1s22s2 2p6 3s2. 	B. 1s22s2 2p6. 	C. 1s22s2 2p6 3s1. 	D. 1s22s2 2p6 3s23p1.
Câu 18: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là
A. KNO3. 	B. FeCl3. 	C. BaCl2. 	D. K2SO4.
Câu 19: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là 
A. NaCl. 	B. Na2SO4. 	C. NaOH. 	D. NaNO3. 
Câu 20: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch 
A. KCl. 	B. KOH. 	C. NaNO3. 	D. CaCl2. 
Câu 21: Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là
A. NaOH, CO2, H2. 	B. Na2O, CO2, H2O.
C. Na2CO3, CO2, H2O. 	D. NaOH, CO2, H2O.
Câu 22: Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là
A. Na2CO3. 	B. MgCl2. 	C. KHSO4. 	D. NaCl.
Câu 23: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí
	A. NH3, O2, N2, CH4, H2	B. N2, Cl2, O2, CO2, H2
	C. NH3, SO2, CO, Cl2	D. N2, NO2, CO2, CH4, H2
Câu 24: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
	A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
	B. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực
	C. điện phân dung dịch NaNO3 , không có màn ngăn điện cực
	D. điện phân NaCl nóng chảy
Câu 25: Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là 
A. 2. 	B. 1. 	C. 3. 	D. 4. 
Câu 26: Phản ứng nhiệt phân không đúng là
A. 2KNO3 2KNO2 + O2. 	B. NaHCO3 NaOH + CO2.
C. NH4Cl NH3 + HCl. 	D. NH4NO2 N2 + 2H2O.
Câu 27: Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử thành Na? 
A. Điện phân NaCl nóng chảy.	B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước
C. Điện phân NaOH nóng chảy.	D. Điện phân Na2O nóng chảy 
Câu 28: Trong quá trình điện phân dung dịch KBr, phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương?
	A. Ion Br- bị oxi hoá. 	B. ion Br- bị khử.
	 	C. Ion K+ bị oxi hoá.	D. Ion K+ bị khử.
Câu 29: Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm?
A. số oxihoá của nguyên tố trong hợp chất.	B. số lớp electron.
C. số electron ngoài cùng của nguyên tử.	D. cấu tạo đơn chất kim loại.
Câu 30: Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở catôt thu được
A. Na.	B. NaOH.	C. Cl2.	D. HCl.
Câu 31: Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X Na2CO3 + H2O. X là hợp chất
A. KOH	B. NaOH	C. K2CO3	D. HCl
Câu 32: Cho 0,02 mol Na2CO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí CO2 thoát ra (ở đktc) là
A. 0,672 lít. 	B. 0,224 lít. 	C. 0,336 lít. 	D. 0,448 lít.
Câu 33: Trung hoà V ml dung dịch NaOH 1M bằng 100 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là 
A. 400. 	B. 200. 	C. 100. 	D. 300.
Câu 34: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là
A. 10,6 gam. 	B. 5,3 gam. 	C. 21,2 gam. 	D. 15,9 gam.
Câu 35: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là
A. LiCl. 	B. NaCl. 	C. KCl. 	D. RbCl.
Câu 36: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là
A. Rb. 	B. Li. 	C. Na. 	D. K.
Câu 37: Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,01 mol KCl và 0,02 mol NaCl thì thể tích dung dịch AgNO3 1M cần dùng là
A. 40 ml. 	B. 20 ml. 	C. 10 ml. 	D. 30 ml.
Câu 38: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là
A. 20,8 gam. 	B. 23,0 gam. 	C. 25,2 gam. 	D. 18,9 gam.
Câu 39: Cho 6,08 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 8,30 gam hỗn hợp muối clorua. Số gam mỗi hidroxit trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 2,4 gam và 3,68 gam. 	B. 1,6 gam và 4,48 gam. 
C. 3,2 gam và 2,88 gam.	D. 0,8 gam và 5,28 gam.
Câu 40: Cho 100 gam CaCO3 tác dụng với axit HCl dư. Khí thoát ra hấp thụ bằng 200 gam dung dịch NaOH 30%. Lượng muối Natri trong dung dịch thu được là
A. 10,6 gam Na2CO3 	B. 53 gam Na2CO3 và 42 gam NaHCO3 
C. 16,8 gam NaHCO3 	D. 79,5 gam Na2CO3 và 21 gam NaHCO3 
Câu 41: Cho 6 lít hỗn hợp CO2 và N2 (đktc) đi qua dung dịch KOH tạo ra 2,07 gam K2CO3 và 6 gam KHCO3. Thành phần % thể tích của CO2 trong hỗn hợp là
A. 42%. 	B. 56%. 	C. 28%.	D. 50%.
Câu 42: Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,07 mol HCl vào dung dịch chứa 0,06 mol Na2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được bằng:
A. 0,784 lít. 	B. 0,560 lít. 	C. 0,224 lít.	D. 1,344 lít.
Câu 43: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba dung dịch A là
A. 100 ml.	B. 200 ml.	C. 300 ml.	D. 600 ml.
Câu 44: Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,02 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,03 mol HCl. Lượng khí CO2 thu được (đktc) bằng :
A. 0,448 lít	B. 0,224 lít.	C. 0,336 lít.	D. 0,112 lít.
Câu 45: Dẫn khí CO2 điều chế được bằng cách cho 10 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư đi vào dung dịch có chứa 8 gam NaOH. Khối lượng muối natri điều chế được
A. 5,3 gam.	B. 9,5 gam.	C. 10,6 gam.	D. 8,4 gam.
Câu 46: Cho 1,15 gam một kim loại kiềm X tan hết vào nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 50 gam dung dịch HCl 3,65%. X là kim loại nào sau đây?
A. K.	B. Na.	C. Cs.	D. Li.
Câu 47: Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 3,9 gam kali tác dụng với 108,2 gam H2O là
A. 5,00%	B. 6,00%	C. 4,99%.	D. 4,00%
Câu 48: Hoà tan m gam Na kim loại vào nước thu được dung dịch X. Trung hoà dung dịch X cần 100ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị m đã dùng là 
A. 6,9 gam.	 	B. 4,6 gam.	 C. 9,2 gam.	 	D. 2,3 gam.
Câu 49: Cho 5,6 lit CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 1 lit dung dịch NaOH 0,6M, số mol các chất trong dung dịch sau phản ứng là
A. 0,25 mol Na2CO3; 0,1 mol NaHCO3.	B. 0,25 mol Na2CO3; 0,1 mol NaOH.
C. 0,5 mol Na2CO3; 0,1 mol NaOH.	D. 0,5 mol Na2CO3; 0,5 mol NaHCO3.
Câu 50: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là 
 	A. 5,8 gam. 	B. 6,5 gam. 	C. 4,2 gam. 	D. 6,3 gam.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22-12.doc