10 Đề ôn luyện Casio

10 Đề ôn luyện Casio

Câu 5: 1/ Bạn An gửi tiết kiệm một số tiền ban đầu là 1 000 000 đồng với lãi suất 0,58%/tháng (không kì hạn). Hỏi bạn An gửi bao nhiêu tháng thì được cả vốn lẫn lãi bằng hoặc vượt quá 1 300 000 đồng ?

 2/ Với cùng số tiền ban đầu và cùng số tháng đó, nếu bạn An gửi tiết kiệm có kì hạn 3 tháng với lãi suất 0,68%/tháng, thì bạn An sẽ nhận được số tiền cả vốn lẫn lãi là bao nhiêu ? Biết rằng trong các tháng của kì hạn, chỉ cộng thêm lãi chứ không cộng vốn và lãi tháng trước để tính lãi tháng sau. Hết một kì hạn, lãi sẽ được cộng vào vốn để tính lãi cho kì hạn tiếp theo (nếu còn gửi tiếp), nếu chưa hết kì hạn mà rút tiền thì số tháng dư so với kì hạn sẽ được tính theo lãi suất không kì hạn.

 

doc 12 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "10 Đề ôn luyện Casio", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1:
Câu 1: Tính giá trị gần đúng của a và b nếu đường thẳng y = ax + b là tiếp tuyến của đồ thị hàm số: tại tiếp điểm có hoành độ .
Câu 2: Tính gần đúng các nghiệm (độ, phút, giây) của phương trình 
Câu 3: Cho 3 số: A = 1193984; B = 157993; C = 38743.
Tìm ƯCLN của ba số A, B, C.
Tìm BCNN của ba số A, B, C. ( Với kết quả chính xác)
Câu 4: Hãy rút gọn biểu thức sau:
Tính tổng: 
Câu 5: 1/ Bạn An gửi tiết kiệm một số tiền ban đầu là 1 000 000 đồng với lãi suất 0,58%/tháng (không kì hạn). Hỏi bạn An gửi bao nhiêu tháng thì được cả vốn lẫn lãi bằng hoặc vượt quá 1 300 000 đồng ?
	 2/ Với cùng số tiền ban đầu và cùng số tháng đó, nếu bạn An gửi tiết kiệm có kì hạn 3 tháng với lãi suất 0,68%/tháng, thì bạn An sẽ nhận được số tiền cả vốn lẫn lãi là bao nhiêu ? Biết rằng trong các tháng của kì hạn, chỉ cộng thêm lãi chứ không cộng vốn và lãi tháng trước để tính lãi tháng sau. Hết một kì hạn, lãi sẽ được cộng vào vốn để tính lãi cho kì hạn tiếp theo (nếu còn gửi tiếp), nếu chưa hết kì hạn mà rút tiền thì số tháng dư so với kì hạn sẽ được tính theo lãi suất không kì hạn.
Câu 6: Một thùng hình trụ có đường kính đáy (bên trong) bằng 12,24 cm đựng nước cao lên 4,56 cm so với mặt trong của đáy. Một viên bi hình cầu được thả vào trong thùng thì mực nước dang lên sát với điểm cao nhất của viên bi (nghĩa là mặt nước là tiếp diện của mặt cầu). Hãy tính bán kính của viên bi.
Câu 7: Trong mặt phẳng Oxy cho tam giác ABC với các đỉnh A(2;6), B(-1;1), C(-6;3). Gọi D và E lần lượt là chân các đường phân giác của gọc A trên đường thẳng BC. Tính diện tích tam giác DAE.
Câu 8: Một khung mái nhà bằng thép được dựng như hình vẽ dùng để lợp tôn chống dột cho một sân thượng của một ngôi nhà có diện tích là 80,2341 m2. Hãy tính diện tích phần tôn mà bạn phải mua về để lợp. Biết rằng các mái tôn đều nghiêng đều trên sân ABCD một góc 44o35’17’’ và 0,034% diện tích tôn hao phí cho các phần lợp đề và cắt bỏ.
B
A
C
D
Câu 9: Cho dãy số (un) biết: u1 = 1, u2 = 2, u3 = 3 và un = un-1 + 2un-2 + 3un-3 (n > 3).
Tính u4, u5, u6, u7. Viết qui trình ấn phím liên tục để tính giá trị của un với n > 3. Sử dụng qui trình đó để tính u22, u25, u28, u30.
Câu 10: Tìm số tự nhiên n nhỏ nhất sao cho là một số chính phương.
Đề 2: 120 phút
Câu 1: Tính gần đúng giá trị cực đại và giá trị cực tiểu của hàm số:	
Câu 2: Tính gần đúng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số
Câu 3: Tính gần đúng thể tích của khối tứ diện ABCD biết rằng AB = AC = AD = 6 dm, BC = BD = CD = 4 dm.
Câu 4: Tính gần đúng tọa độ các giao điểm của đường thẳng 2x + 3y = 5 và elip 
Câu 5: Tìm nghiệm gần đúng (độ, phút, giây) của phương trình 
2cos2x – 3sin2x = 1
Câu 6: Tính gần đúng diện tích tam giác ABC có góc A = 50o24’35’’, góc B = 40o37’18’’ và AB = 5 dm.
Câu 7: Tính gần đúng tọa độ giao điểm của Hypebol và Parabol 
Câu 8: Tính gần đúng các nghiệm của phương trình
Câu 9: Tính gần đúng độ dài cung chung của hai đường tròn có phương trình lần lượt là:
Câu 10: Đồ thị hàm số 
đi qua các điểm A(2;-4), B(5;3), C(-3;6). Tìm giá trị của a, b, c.
Đề 3: 150 phút
Câu 1: Gọi k là tỉ số diện tích của đa giác lồi đều 100 cạnh và diện tích hình tròn ngoại tiếp đa giác đó, m là tỉ số chu vi của đa giác lồi đều 100 cạnh và độ dài đường tròn ngoại tiếp đa giác đó. Tính gần đúng giá trị của m và k.
Câu 2: Tính gần đúng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số
Câu 3: Đồ thị hàm số đi qua các điểm . Tính gần đúng giá trị của a, b, c.
Câu 4: Tính gần đúng các nghiệm (độ, phút, giây) của phương trình
Câu 5: Tính gần đúng khoảng cách giữa điểm cực đại và điểm cực tiểu của đồ thị hàm số 
Câu 6: Đồ thị hàm số đi qua hai điểm A(2; 3) và B(3; 0).
1/ Tính giá trị của a và b.
2/ Đường thẳng y = mx + n là tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại tiếp điểm có hoành độ . Tính gần đúng giá trị của m và n. 
Câu 7: Cho đường cong 	
1/ Tìm m để tiệm cận xiên của đồ thị hàm số tạo với các trục tọa độ một tam giác có diện tích là .
2/ Tìm m để đường thẳng y = m cắt đồ thị tương ứng tại hai điểm A, B sao cho . 
Câu 8: Tính giá trị gần đúng với 5 chữ số thập phân của điểm tới hạn của hàm số trên đoạn .
Câu 9: Số tự nhiên A được gọi là số palindrome nếu khi ta đảo ngược các chữ số của A ta lại được A. VD: số 1991 là một số palindrome.
Hãy tìm tất cảc các số palindrome trong khoảng (1000; 2000) và thỏa mãn tính chất: là tích của một số palindrome có hai chữ số với một số palindrome có ba chữ số.
 Câu 10: Cho dãy số (un) biết: u1 = 1, u2 = 2 và un+1 = 3un + un-1
	 (n là số tự nhiên)
 1/ Viết qui trình tính un
 2/ Tính các giá trị un với n = 18; 19; 20.	
Đề 4: 150 phút
Câu 1: Tính gần đúng góc A (độ, phút, giây) và diện tích hình tròn ngoại tiếp tam giác có các đỉnh là A(1;2), B(3;-2), C(8;5).	
Câu 2: Tìm tọa độ giao điểm M, N của Hypebol và đường thẳng đi qua hai điểm A(1;4), B(-2;5).
Câu 3: Hình chóp A.BCD có và AB = AC = = AD = CD = 9dm. Tính gần đúng đường cao AH và thể tích hình chóp.
Câu 4: Tìm nghiệm gần đúng (độ, phút, giây) của phương trình
Câu 5: Gọi A, B là điểm cực đại và điểm cực tiểu của đồ thị hàm số 
1/ Tính gần đúng khoảng cách AB.
2/ Tính giá trị của a và b biết đường thẳng y = ax + b đi qua hai điểm A và B.
Câu 6: Tìm a, b, c biết đường tròn đi qua 3 điẩm A(5;2), B(3;-4), C(4;7).
Câu 7: Giải gần đúng phương trình 
Câu 8: Hình chóp D.ABC có , DA = 9 dm, AB = 3 dm, BC = 4 dm, AC = 5 dm. Tính gần đúng diện tích tam giác BCD và diện tích toàn phần của hình chóp.
Câu 9: Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số
 Câu 10: Tìm nghiệm gần đúng (độ, phút, giây) của phương trình
Đề 5: 150 phút
Câu 1: Giải phương trình 
 Câu 2: Giải hệ phương trình
Câu 3: Tìm dư trong phép chia 
 cho 
Câu 4: Một ngôi sao năm cánh đều có khoảng cách giữa hai đỉnh không liên tiếp là 9,651 cm. Tìm bán kính đường tròn ngoại tiếp đi qua năm đỉnh của ngôi sao.
Câu 5: Cho là góc nhọn với . Tìm .
Câu 6: Cho x, y là hai số dương. Tìm x, y biết .
Câu 7: Cho tam giác ABC vuông tại A với AB = 15 cm, BC = 26 cm. Kể đường phân giác BI (I nằm trên AC). Tính IC.
 Câu 8: Cho bảng số liệu
Số liệu
173
52
81
37
Tần số
3
7
4
5
 Tìm số trung bình , phương sai và độ lệch chuẩn của bảng số liệu trên.
Câu 9: Cho tam giác ABC có ba cạnh là a = 15,637 cm; b = 13,154 cm và c = 12,981cm. Gọi A1, B1, C1 lần lượt là giao điểm của các đường phân giác trong xuất phát từ các đỉnh A, B và C của tam giác ABC với các cạnh đối diện. Tính diện tích tam giác A1B1C1.
 Câu 10: Cho hình thang cân có hai đường chéo vuông góc với nhau, đáy nhỏ dài 15,34 cm; cạnh bên dài 20,35 cm. Tìm độ dài đáy lớn.
Đề 6: 150 phút
Câu 1: Xét dãy số có . Tìm số tự nhiên n nhỏ nhất để là một số tự nhiên.
Câu 2: Cho một tam giác nội tiếp trong một đường tròn. Các đỉnh của tam giác chia đường tròn trành 3 cung có độ dài là 3, 4, và 5 cm. Tính diện tích tam giác.
Câu 3: Ký hiệu dùng để chỉ số nguyên lớn nhất không vượt quá x.
Giải phương trình 
 ; (với x > 0)
Câu 4: Tìm số dư trong phép chia .
Câu 5: Giải phương trình 
Câu 6: Cho hàm số . Tìm GTLN, GTNN của hàm số trên đoạn .
Câu 7: Số 1321 có phải là số nguyên tố hay không ?	
Câu 8: Dùng máy tính, tính các giới hạn sau (nếu có).
a/ 
b/ 
 Câu 9: Số viết trong hệ thập phân có bao nhiêu chữ số ?	
 Câu 10: Cho dãy số biết 
Hãy lập qui trình ấn phím tính và . Tính và .
(Chú ý: tính đồng thời cả và )
 Câu 11: Cho dãy số biết 
Hãy lập qui trình ấn phím tính và . Tính và .
Đề 7: 150 phút
Câu 1: Cho cosA = 0.8516; tanB = 3,1725; sinC = 0,4351 (ba góc đều nhọn).
 Tính sin(A+B-C)
Câu 2: Cho tam giác ABC có chu vi là 58 cm, góc B = 57o18’ và góc C = 82o35’. Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC.
Câu 3: Tìm một nghiệm gần đúng của phương trình
Câu 4: Tính diện tích hình tròn nội tiếp tam giác đều có cạnh a = 12,46 cm.
Câu 5: Tìm a để chia hết cho g(x) = x + 6.
Câu 6: Tìm dư trong phép chia cho g(x) = x – 1,624 .
Câu 7: Cho đa thức có 5 nghiệm .
	Kí hiệu . 
	Hãy tính .
Câu 8: Tìm GTLN, GTNN của hàm số trên đoạn .
Câu 9: Ông M. muốn rằng sau 2 năm phải có ít nhất 200 000 000 để mua Ôtô. Biết lãi xuất tiết kiệm là 0,6% tháng.
a/ Hỏi phải gửi vào ngân hàng một khoản tiền bao nhiêu ?
b/ Hỏi phải gửi vào ngân hàng một khoản tiền như nhau hàng tháng là bao nhiêu ?
 Câu 10: Tìm dư trong phép chia cho 2009 .
 Câu 11: Cho hình lăng trụ ABC A’B’C’ có đáy ABC là tam giác vuông cân đỉnh A, BC = 12 cm, AA’ vuông góc với đáy. Biết nhị diện (A, B’C, B) có số đo bằng 58o48’16’’. Tính độ dài cạnh AA’.
 Câu 12: Cho hình nón có đường sinh 10 dm và góc ở đỉnh là 80o54’36’’.
 a/ Tính thể tích hình nón.
 b/ Tính diện tích toàn phần của hình nón.
 c/ Tính bán kính mặt cầu nội tiếp, ngoại tiếp hình nón.
Đề 8: 150 phút
Câu 1: Tính giá trị biểu thức 
Câu 2: Cho .
a/ Tìm số dư r của phép chia P(x) cho (x-5).
b/ Tìm a để P(x) + a chia hết cho .
Câu 3: Cho 
Tính giá trị biểu thức .
Câu 4: Cho .
Tính số đo (độ, phút, giây) của góc .
Câu 5: Tính chính xác tổng .
Câu 6: Đồ thị hàm số đi qua các điểm A(0;-1), B(2;5), C. Tính GTLN, GTNN của hàm số trên khoảng .
 Câu 7: Cho dãy số biết 
Hãy lập qui trình ấn phím tính và tính . 
Câu 8: Giải hệ 
Câu 9: Bạn An đi bộ 5 km rồi đi xe đạp 30 km và lên ôtô đi 90 km, mất tổng cọng 6 giờ. Biết mỗi giờ xe đạp đi nhanh hơn đi bộ 10 km và chậm hơn ôtô 15 km.Hỏi nếu An đi bộ hết quãng đường trên thì mất bao nhiêu thời gian. 
 Câu 10: Tính diện tích phần hình nằm giữa ba đường tròn bằng nhau có bán kinh bằng 3 cm và tiếp xúc ngoài nhau từng đôi một.	
 Câu 11: Diện tích phần chung của hình tròn tâm A và hình tròn tâm B bằng nửa biện tích hình tròn tâm B. Điểm A nằm trên đường tròn tâm B. Tính tỉ số k của diện tích hình tròn tâm A và diện tích hình tròn tâm B.
 Đề thi thử: 120 phút
Câu 1: Tính giá trị biểu thức với 
Câu 2: Tìm một nghiệm gần đúng của các phương trình sau
Câu 3: Trong mặt phẳng Oxy cho tam giác ABC với các đỉnh A(4,324; 7,594), B12,524; 13,543), C(-5,768; 7, 436).
a/ Tính góc A (độ, phút, giây).
b/ Tính diện tích tam giác ABC.
Câu 4: Cho phương trình 
a/ Giải phương trình khi m = 0,4278.
b/ Tìm giá trị nguyên lớn nhất của m để phương trình có nghiệm.
Câu 5: Giải phương trình 
Câu 6: Giải hệ 
Câu 7: Tìm tọa độ giao điểm của Elip: và parabol .
 Câu 8: Cho dãy số : .
 a/ Tính u16.
 b/ Biết dãy số có giới hạn, tìm giới hạn đó.
 Câu 9: Hình thang cân có hai đường chéo vuông góc với nhau. Hai đáy có độ dài 15,34 cm và 24,48 cm.
a/ Tính diện tích hình thang.
 b/ Tính độ dài cạnh bên của hình thang.
 Câu 10: Cho ba đường tròn bằng nhau và đôi một tiếp xúc ngoài nhau, cùng nằm trong và tiếp xúc với đường tròn tâm O bán kính R = 12,34 cm. Tính diện tích phần hình tròn (O, R) nằm ngoài 3 đường tròn nhỏ và không kể phần chứa O.
Đề 9: 150 phút
Bài 1: Cho 
 Tìm một nghiệm thuộc của phương trình 
Bài 2:Tìm tất cả các nghiệm của hệ phương trình:
Bài 3: Gọi và là hai điểm lần lượt nằm trên trục hoành và trục tung sao cho AB là một tiếp tuyến của tại M. Tính giá trị nhỏ nhất của tam giác OAB ứng với vị trí có thể có của M.
Bài 4:Tính gần đúng một nghiệm của đa thức: 
Bài 5: Tam giác PQR có PQ = 8cm; QR = 13cm; RP = 15cm. Tìm điểm S thuộc cạnh PR sao cho PS và QS cùng là hai số nguyên. 
Bài 6: Tam giác ABC có AB = 3cm, BC = 9cm, CA = 7cm. Hình chữ nhật MNPQ có M thuộc cạnh AB, N thuộc cạnh AC, và hai đỉnh P, Q cùng thuộc cạnh CB. Tính thể tích lớn nhất có thể có của hình chữ nhật MNPQ.
Bài 7: Đa thức có 5 nghiệm và 
 Tính tích : 
Bài 8: 
a) Với giá trị nào của A, dãy số xác định như sau sẽ là dãy số nguyên ?
b) Tính .
Bài 9:Giải phương trình :
Bài 10: Đáy của khối lăng trụ đứng là một tam giác đều. Mặt phẳng tạo với đáy góc và diện tích tam giác bằng 8.Tính thể tích khối lăng trụ.

Tài liệu đính kèm:

  • doc10 De on luyen Casio.doc