Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Phần Sinh thái học

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Phần Sinh thái học

Phần VII. SINH THÁI HỌC

Chương I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN:

I. SINH THÁI HỌC CÁ THỂ: (1 câu chung và 1 câu riêng)

1, Môi trường sống: - Khái niệm.

 - Quan hệ giữa sinh vật và môi trường.

 - Các loại môi trường sống chủ yếu của sv.

2, Nhân tố sinh thái: Khái niệm: - Nhân tố sinh thái.

- Nhân tố hữu sinh.

- Nhân tố vô sinh.

3, Giới hạn sinh thái: Khái niệm: - Giới hạn sinh thái.

- Khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu.

4, Nơi ở và ổ sinh thái: Khái niệm:

5, Sự thích nghi của sinh vật với môi trường: - Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng.

- Sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ.

 

doc 14 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2014Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Phần Sinh thái học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần VII. SINH THÁI HỌC
Chương I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN:
I. SINH THÁI HỌC CÁ THỂ: (1 câu chung và 1 câu riêng)
1, Môi trường sống:	- Khái niệm.
	- Quan hệ giữa sinh vật và môi trường.
	- Các loại môi trường sống chủ yếu của sv.
2, Nhân tố sinh thái:	Khái niệm:	- Nhân tố sinh thái.
- Nhân tố hữu sinh.
- Nhân tố vô sinh.
3, Giới hạn sinh thái:	Khái niệm:	- Giới hạn sinh thái.
- Khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu.
4, Nơi ở và ổ sinh thái:	Khái niệm:
5, Sự thích nghi của sinh vật với môi trường:	- Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng.
- Sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ.
* Dành riêng cho chương trình chuẩn: Quy luật Becman, Alen.
II. SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ: (1 câu chung và 1 câu riêng)
1, Khái niệm quần thể sinh vật:	- Khái niệm.
	- Ví dụ.
2, Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:	
	Đặc điểm, ý nghĩa, ví dụ:	- Quan hệ hỗ trợ.
Quan hệ cạnh tranh.	
3, Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật:
	- Tỉ lệ giới tính:	+ Khái niệm.
	+ Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính.
	- Nhóm tuổi:	+ Ba dạng tháp tuổi.
	+ Khái niệm tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể.
	- Sự phân bố:	+ Đặc điểm.
	+ Ý nghĩa.
	+ Ví dụ.
	- Mật độ cá thể trong quần thể: Khái niệm.
	- Kích thước quần thể.	Khái niệm:	+ Kích thước quần thể.
	+ Kích thước tối thiểu.
	+ Kích thước tối đa.
	- Tăng trưởng của quần thể: + Trong điều kiện môi trường bị giới hạn.
	 + Trong điều kiệnmôi trường không bị giới hạn.
4, Biến động số lượng cá thể của quần thể:
	- Khái niệm:
	- Các dạng biến động số lượng: Khái niệm - Ví dụ.
	- Nguyên nhân gây biến động.
	- Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
	- Trạng thái cân bằng của quần thể.
B/ CÂU HỎI TỰ LUẬN:
Câu 1. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vật lí và hoá học tới sinh vật.
NTSH (đơn vị)
Ảnh hưởng của các NTST
Dụng cụ đo
Nhiệt độ MT (0C)
Nhiệt độ ảnh hưởng tới TĐC và TĐ Q. khả năng sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Nhiệt kế
Ánh sáng (lux)
Cường độ chiếu sáng và thành phần quang phổ ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của TV và khả năng quan sát của ĐV
Máy đo cường độ, tphần quang phổ của asáng
Độ ẩm không khí (5%)
Độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thoát hơi nước của sinh vật.
Ẩm kế
CM các loài khí: O2, CO2, (%)
- Nồng độ O2 ảnh hưởng tới hô hấp của sinh vật.
- CO2 tham gia vào qtrình quang hợp của TV, tuy nhiên CM CO2 quá cao thường gây chết đối hầu hết các loài sinh vật.
Máy đo nồng độ khí hào tan.
Độ pH
 Ảnh hưởng nhiều tới khả năng hút khoáng của TV, do đó ảnh hưởng tới sinh trưởng của chúng.
Máy đo pH hoặc giấy đo pH.
Câu 2. Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh hoạ về giới hạn sinh thái của sinh vật.
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trí xác định của một NTST mà trong khoảng đó sinh vật có thể sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nằm ngoài giới hạn sinh thái , sinh vật không thể tồn tại được.
- Ví dụ: cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn ST về t0 từ 5,60C đến 420C, 420C cá rô phi bị chết.
Câu 3. Hãy lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái? Nêu ý nghĩa của việc phân ổ sinh thái trong các ví dụ đó.
- Ví dụ về ổ sinh thái: 
+ Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống ở trên cao, có loài sống dưới thấp.
+ Trong một khu rừng sự phân tầng của các cây: tầng ưa sáng, tầng chịu bóng, tầng ưa bóng.
- Ý nghĩa của việc phân ổ sinh thái là tận đụng dược nguồn sống và giảm sự cạnh tranh của các loài trong cùng một môi trường.
Câu 4. Tác động của ánh sáng tới thực vật
Tác động của ás
Đặc điểm của thực vật
Ý nghĩa thích nghi của đặc điểm
Ánh sáng mạnh, nơi có nhiều cây gỗ mọc dày đặc
- Cây ưa sáng: Thân cao thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn. Lá cây nhỏ, màu nhạt, mặt trên có lớp cutin dày, bóng, mô giậu phát triển, lá cây xếp nghiêng so với mặt đất.
- Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh.
Cây thích nghi theo hướng giảm mức độ ảnh hưởng của ánh sáng mạnh, lá cây không bị đốt nóng quá mức.
Ánh sáng yếu, ở dưới bóng cây khác
- Cây ưa bóng. Thân nhỏ. Lá to, mỏng,màu sẫm, mô giậu kém phát triển, các lá xếp xen kẽ và nằm ngang so với mặt đất.
- Cây ưa bóng có khả năng quang hợp dưới ánh sáng yếu, khi đó cường độ hô hấp của cây yếu.
Nhờ có các đặc điểm hình thái thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu nên cây thu nhận đủ ánh sáng cho quang hợp.
Ás chiếu nhiều về 1 phía của cây
Cây có tính hướng sáng, thân cây cong về phía có nhiều ánh sáng
Tán lá tiếp nhận được nhiều ánh sáng
Cây mọc trong đ/kiện ánh sáng dưới đáy hồ ao
Lá cây không có mô giậu hoặc mô giậu kém phát triển, diệp lục phân bố cả trong biểu bì lá và có đều ở 2 mặt lá.
Tăng cường khả năng thu nhận ánh sáng cho quang hợp.
Câu 5. a) Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
- Về mối quan hệ hỗ trợ: các thể trong đàn kiến hỗ trợ kiếm ăn
- Về mối quan hệ cạnh tranh:các con hổ cạnh tranh nhau giành nơi ở
b) Quan hệ hỗ trợ và quan hệ canh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển hưng thịnh:
- Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với các điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn, Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.
- Nhờ có quan hệ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.
Câu 6. Quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi như thế nào? Nhóm tuổi của quần thể có thay đổi không và phụ thuộc vào những nhân tố nào?
- Các cá thể trong quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.
- Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào đ/k sống của mt.
+ Khi nguồn sống của môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc dịch bệnh,  các cá thể non và già bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.
+ Trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, các con non lớn lên nhanh chóng, sinh sản tăng, từ đó kích thước của quần thể tăng.
+ Ngoài ra nhóm tuổi của quần thể thay đổi còn có thể phụ thuộc vào một số yếu tố khác như mùa sinh sản, tập tính di cư, 
Câu7. Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian? Ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó? Lấy ví dụ minh hoạ.
a) Các cá thể trong quần thể có thể phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều hoặc phân bố ngẫu nhiên.
- Phân bố theo nhóm: thể hiện qua hiệu quả nhóm giữa các cá thể cùng loài, các cá thể hỗ trợ nhau.
- Phân bố đồng đều: làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
- Phân bố ngẫu nhiên: tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
b) Ví dụ minh hoạ:	- Phân bố theo nhóm: các cây bụi
- Phân bố đồng đều: chim hải âu làm tổ
- Phân bố ngẫu nhiên: các loài cây gỗ trong rừng.
Câu 8. Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?
- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật độ là đặc trưng cơ bản rất quan trọng của quần thể có ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác như mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể từ đó ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể (kích thước quần thể).
Câu 9. Giải thích các khái niệm sau: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ nhập cư.
- Mức độ sinh sản: là khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một khoảng thời gian.
- Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian.
- Mức độ xuất cư là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới.
- Mức độ nhập cư là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.
Câu 10. Hậu quả của tăng dân số quá mạnh là gì? Chúng ta cần làm gì để khắc phục hậu quả đó?
a) Hậu quả của tăng dân số quá nhanh.
- Thiếu nơi ở. - Trường học và phương tiện giáo dục làm cản trở sự tiến bộ xã hội.
- Bệnh viện và dịch vụ y tế, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. - Đất sản xuất và lượng thực là nguyên nhân của đói ngheo. - Khai thác tài nguyên quá mức, là nguyên nhân dẫn tới ptriển kém bền vững.
b) Những việc cần làm để khắc phục hậu quả của phát triển dân số không hợp lí:
- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Điều chỉnh cơ cấu dân số nhằm bảo đảm tính chất hợp lí về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, ngành nghề; bảo vệ và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát triển.
- Thực hiện việc phân bố dân cư hợp lí giữa các khu vực, vùng địa lí kinh tế và các đơn vị hành chính nhằm sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên của từng vùng cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc.
- Thực hiện các biện phát nâng cao chất lượng dân số như tăng cường chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ giao dục và phát triển trí tuệ,
Câu 11. Nguyên nhân của những biến động số lượng cá thể của quần thể là:
- Do những thay đổi của các nhân tố vô sinh của môi trường: khí hậu, thổ nhưỡng,
- Do các NTHS trong quần thể: sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, 
Câu 12. Thế nào là nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ, nhân tố không phụ thuộc mật độ? Các nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể?
- Các NTST vô sinh tác động trực tiếp và một chiều lên sinh vật mà không không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể được gọi là NTST không phụ thuộc mật độ cá thể trong quần thể. Các NTST vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinhkém, sức sống của con non thấp,
- Các NTST hữu sinh như cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, mức độ sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể,  là các yếu tố bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên được gọi là NTST phụ thuộc mật độ cá thể trong quần thể. Các NTST hữu sinh có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tìm kiếm thức ăn, nơi ở, nơi đẻ trứng, khả năng sinh sản và nở trứng, khả năng sống sót của con non,  và do đó ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
Câu 13. Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật? Cho ví dụ minh hoạ.
- Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có thể giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng thời vụ, để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, nhằm đạt được năng suất cao. 
- Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có thể giúp các nhà bảo vệ môi trường chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá ... ắn hổ mang
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân giải: lá khô ® mối ® nhện ® thằn lằn.
Câu 5. Phân biệt ba loại tháp sinh thái. 
Chỉ tiêu
Tháp số lượng
Tháp sinh khối
Tháp năng lượng
Khái niệm
được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
 được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
xd dựa trên số nl được tích luỹ trên 1 đvị diện tích hay thể tích, trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Ưu điểm
Dễ xây dựng
Có gtrị cao hơn tháp SL vì do mỗi bậc dd đều được biểu thị = SL chất sống, nên phần nào có thể so sánh được các bậc dd với nhau.
Là loại tháp hoàn thiện nhất
Nhược điểm
Ít có gtrị vì kthước cá thể, chất sống cấu tạo nên các loài của các bậc dd ≠n, không đồng nhất, nên việc so sánh không chính xác
- Tphần hoá học và gtrị nl của chất sống trong các bậc dd là ≠n.
- Không chú ý tới yếu tố thời gian trong việc tích luỹ sinh khối ở mối bậc dinh dưỡng.
 Phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian.
Câu 6. Trình bày khái quát thế nào là chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất?
 - Là chu trình trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ mt ngoài truyền vào cơ thể sv, rồi từ cơ thể sv truyền trở lại mt. Một phần vật chất của chu trình sinh địa hoá không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường.
- Trong nội bộ QX, SVSX qua quá trình quang hợp tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ của môi trường. Trao đổi vật chất giữa các SV trong QX được thực hiện thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Vật chất được chuyển từ SVSX sang SVTT bậc1, bậc 2,  tới bậc cao nhất. Khi SV chết đi, xác của chúng bị phân giải thành chất vô cơ, SV trong QX sử dụng một phần vật chất vô cơ tích luỹ trong môi trường vô sinh trong chu trình vật chất tiếp theo.
Câu 7. Trong chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình.
- Chu trình nitơ: + Nitơ tuần hoàn trong tự nhiên: 
. Pr xác SV được SVPG p/giải → h/chất đạm amôn, nitrit và nitrat hoặc VSV cố định nitơ trong đất và nước → các dạng đạm hoặc trong khí quyển, các tia lửa điện cố định một lượng nitơ trong không khí thành đạm.
. Các dạng đạm trên được TV hấp thụ cấu tạo nên cơ thể sống. Trong QX, nitơ được luân chuyển qua lưới thức ăn, từ SVSX chuyển lên SVTT ở bậc cao hơn. Khi sv chết, Pr xác sv lại tiếp tục phân giải thành đạm của mt, nhờ vi khuẩn phản nitrat phân giải đạm trong đất, nước,  giải phóng nitơ vào không khí.
+ Một phần hợp chất nitơ không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng đọng trong các trầm tích sâu của môi trường đất, nước.
- Chu trình cácbon: + Cácbon tuần hoàn trong tự nhiên:
. CO2 khí quyển nhờ quá trình quang hợp của TV tổng hợp nên chất hữu cơ có cacbon. Hợp chất cacbon trao đổi trong QX thông qua chuỗi t/ă và lưới t/ă. Hô hấp của các SV là yếu tố quan trọng biến đổi những hợp chất hữu cơ trong cơ thể sv thành CO2. Các hoạt động của công nghiệp đốt cháy nguyên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa,  đã thải vào bầu khí quyển một lượng lớn CO2.
+ Một phần hợp chất cacbon không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng đọng trong môi trường đất, nước như than đá, dầu lửa.
Câu 8. Những nguyên nhân nào làm cho CM CO2 trong bầu khí quyển tăng? Hậu quả và cách hạn chế.
- Những nguyên nhân nào làm cho nồng độ CO2 trong bầu khí quyển tăng:
+ Quá trình hô hấp của sinh vật; sự phân giải xác hữu cơ của VSV; hoạt động của các nhà máy, phương tiện giao thông; các hoạt động tự nhiên như núi lửa đều làm tăng nồng độ CO2 trong bầu khí quyển.
+ Khi thảm thực vật nhất là thực vật rừng bị giảm sút quá nhiều dẫn tới mất cân bằng giữa lượng CO2 thải ra và CO2 được thực vật sử dụng, từ đó làm CO2 trong bầu khí quyển tăng.
- Hậu quả của CM CO2 tăng cao là gây ra hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai cho Trái Đất.
- Cách hạn chế: Hạn chế sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và giao thông vận tải; trồng cây gây rừng để góp phần cân bằng lượng CO2 trong bầu khí quyển..
Câu 9. Thế nào là sinh quyển? Nêu các khu sinh học trong sinh quyển? Hãy sắp xếp các khu sinh học trên cạn theo thứ tự từ phía Bắc xuống phía Nam của Trái Đất.
- Sinh quyển là một HST khổng lồ, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái đất. Sinh quyển dày khoảng 20 km, bao gồm địa quyển dày khoảng vài chục mét, khí quyển cao 60 - 70 km, thuỷ quyển sâu 10 - 11 km.
- Sinh quyển được chia thành nhiều vùng sinh thái khác nhau, tuỳ theo các đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật sống trên đó. Mỗi vùng là một khu sinh học lớn (biôm). Các khu sinh học được phân ra thành khu trên cạn, nước ngọt và khu sinh học biển. 
- Sắp xếp các khu sinh học trên cạn theo thứ tự từ phía Bắc xuống phía Nam của Trái Đất: đồng rêu hàn đới - Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga) - rừng rụng lá ôn đới - Thảo nguyên - rừng Địa Trung Hải - rừng mưa nhiệt đới - Savan - hoang mạc và sa mạc.
Câu 10. Ánh sáng mặt trời có vai trò như thế nào đối với hệ sinh thái? Cho ví dụ về việc điều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.
a) Vai trò của ánh sáng đối với hệ sinh thái:
-Tất cả sv trên Trái Đất đều được sống nhờ vào năng lượng từ ás mặt trời. TV thu nhận năng lượng ánh sáng mặt trời một cách trực tiếp qua quang hợp. Một phần năng lượng tích tụ trong SVSX, được động vật ăn thực vật sử dụng và theo trình tự năng lượng chuyển lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Như vậy, năng lượng trong hệ sinh thái được khởi đầu từ năng lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây xanh.
- Ví dụ: + Việc điều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng hợp lí phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi cây trồng.
+ Về chọn khoảng cách trồng cây hợp lí, đúng thời vụ phù hợp với thời gian chiếu sáng trong ngày, ..
C/ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 62. Trong một môi trường sống xác định bao gồm tảo lục, vi sinh vật phân huỷ đó là
A. quần thể sinh vật.
B. quần xã sinh vật.
C. hệ sinh thái.
D. nhóm sinh vật khác loài. 
Câu 63. Ý kiến không đúng khi cho rằng năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do
A. một phần không được sinh vật sử dụng.
B. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, chất bài tiết.
C. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật.
D. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
Câu 64. *Yếu tố có khuynh hướng là yếu tố quan trọng nhất điều khiển năng suất sơ cấp trong đại dương là
A. nhiệt độ.
B. ôxy hoà tan.
C. các chất dinh dưỡng.
D. sự bức xạ mặt trời.
Câu 65. *Điều không đúng về sự khác nhau trong chu trình dinh dưỡng của hệ sinh thái tự nhiên với hệ sinh thái nhân tạo là 
A. lưới thức ăn phức tạp.
B. tháp sinh thái có hình đáy rộng. 
C. tháp sinh thái có hình đáy hẹp.
D. tất cả thức ăn cho SV đều được cung cấp bên trong HST.
Câu 66. Chu trình cacbon trong sinh quyển là quá trình
liên quan tới các yếu tố vô sinh của HST.
gắn liền với toàn bộ vật chất trong HST.
tái sinh một phần vật chất của HST.
tái sinh một phần năng lượng của HST. 
Câu 67. Lưới thức ăn là
nhiều chuỗi thức ăn.
gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
gồm nhiều loài SV trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Câu 68. Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ
giữa TV với ĐV.
dinh dưỡng.
động vật ăn thịt và con mồi.
giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Câu 69. *Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì
hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao hơn.
môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng.
môi trường nước có nhiệt độ ổn định.
 môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.
Câu 70. Trong hệ sinh thái nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau, trong số các chuỗi thức ăn sau chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là 
thực vật " thỏ " người.
thực vật " người. 
thực vật " động vật phù du" cá " người.
thực vật " cá " vịt " trứng vịt " người.
Câu 71. Trong hệ sinh thái lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ
động vật ăn thịt và con mồi.
giữa SVSX với SVTT và SVPG.
giữa thực vật với động vật.
 dinh dưỡng và sự chuyển hoá năng lượng.
Câu 72. Trong chuỗi thức ăn cỏ " cá " vịt " trứng vịt " người thì 1 loài ĐV bất kỳ có thể được xem là
A. sinh vật tiêu thụ.
B. sinh vật dị dưỡng.
C. sinh vật phân huỷ.
D. bậc dinh dưỡng.
Câu 73. *Năng lượng khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn
A. được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần.
B. chỉ được sử dụng một lần rồi mất đi dưới dạng nhiệt.
C. được sử dụng số lần tương ứng với số loài trong chuỗi thức ăn.
D. được sử dụng tối thiểu 2 lần.
Câu 74. Trong một chuỗi thức ăn, năng lượng của sinh vật ở mắt xích phía sau chỉ bằng một phần nhỏ năng lượng của sinh vật ở mắt xích trước đó. Hiện tượng này thể hiện qui luật
 chi phối giữa các sinh vật.
tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật.
hình tháp sinh thái.
tổng hợp của các nhân tố sinh thái.
Câu 75. *Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do
A. SV thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của SV thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn.
B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ.
C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần.
D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần.
 Câu 76. * Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ
A. vật chủ- kí sinh.
B. con mồi- vật dữ.
C. cỏ- động vật ăn cỏ.
D. tảo đơn bào, giáp xác, cá trích.
Câu 77. *Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn:
 1 2 3 4 5
Trong số các tháp sinh thái trên, tháp sinh thái thể hiện các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái dưới nước là 
1, 2, 3, 4
1, 2, 3, 5
1, 3, 4, 5
cả 5 
Câu 78. *Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn:
 1 2 3 4 5
Trong số các tháp sinh thái trên, tháp sinh thái thể hiện các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái trên cạn là 
1, 2, 3, 4
1, 2, 3, 5
1, 3, 4, 5
cả 5 
Câu 79. *Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn:
 1 2 3 4 
Trong số các tháp sinh thái trên, thể hiện một hệ sinh thái bền vững nhất là tháp
1
2
3
D. 4
Câu 80. * Hệ sinh thái bền vững nhất khi
A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất.
B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn. 
C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất.
D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít .
tiêu thụ và phân giải, phân bố không gian nhiều tầng...
D. cả A, B, C. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh thai.doc