Ôn Văn 12 - Phần 3 (Những bài văn chọn lọc )

Ôn Văn 12 - Phần 3 (Những bài văn chọn lọc )

Ôn Văn 12- P3 ( Những bài văn chọn lọc )

TÌM HIỂU VỀ TÁC GIẢ TỐ HỮU

Bài liên quan :

Phân tích bài thơ Việt Bắc

Phân tích bức tranh tứ bình về Việt Bắc

Tìm hiểu bài Việt Bắc của Tố Hữu

I. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TIỂU SỬ VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT :

1) Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920 tại làng Phù Lai, huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế). Truyền thống văn hóa, văn chương của quê hương và gia đình là những nhân tố quan trọng trong sự hình thành hồn thơ Tố Hữu.

 

doc 95 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn Văn 12 - Phần 3 (Những bài văn chọn lọc )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
¤n V¨n 12- P3 ( Nh÷ng bµi v¨n chän läc )
TÌM HIỂU VỀ TÁC GIẢ TỐ HỮU 
Bài liên quan : 
Phân tích bài thơ Việt Bắc
Phân tích bức tranh tứ bình về Việt Bắc
Tìm hiểu bài Việt Bắc của Tố Hữu 
I. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TIỂU SỬ VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT : 
1) Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920 tại làng Phù Lai, huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế). Truyền thống văn hóa, văn chương của quê hương và gia đình là những nhân tố quan trọng trong sự hình thành hồn thơ Tố Hữu. 
- Năm lên 12 tuổi, mẹ mất. Năm 13 tuổi, vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng Cộng sản qua sách báo tiến bộ của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh, Goocki... kết hợp với sự vận động, giác ngộ của các Ðảng viên ưu tú bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), người thanh niên Nguyễn Kim Thành sớm nhận ra lý tưởng đúng đắn. Gia nhập Ðoàn thanh niên, hăng hái hoạt động, được kết nạp Ðảng năm 1938. 
- Tháng 4/1939, bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Trong tù, người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh. 
- Cuối 1941, vượt ngục (về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc - Thanh Hóa). Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, là Chủ tịch Uíy ban khởi nghĩa của thành phố Huế. Năm 1946, là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, luôn giữ những trọng trách trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Ðảng và nhà nước (1948 : Phó tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam ; 1963 : Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam ; tại đại hội Ðảng lần II/02-1951 : Ủy viên dự khuyết Trung ương ; 1955 : Ủy viên chính thức ; tại đại hội Ðảng lần III/9-1960 : vào Ban Bí thư ; tại đại hội Ðảng lần IV/1976 : Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương ; từ 1980 : Ủy viên chính thức Bộ Chính trị; 1981 : Phó Chủ Tịch Hội đồng Bộ Trưởng). 
2) Thơ Tố Hữu là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị Việt Nam (Trần Ðình Sử). Có thể tìm thấy ở đó những nét tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật Cách mạng. 
- Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng ; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu, cái ác. Tóm lại, phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng. 
- Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn chương sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học. Với Tố Hữu, thơ là Tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí ; làm cho người ta không còn thấy giới hạn của câu chữ, khi cái tình thật mãnh liệt. Màu sắc dân tộc đậm đà cũng là yêu cầu hàng đầu đối với thơ hay, cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Dân tộc mà hiện đại, hiện đại trên cơ sở dân tộc, truyền thống. 
II. QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC : 
* Tác phẩm của Tố Hữu : 
- Thơ : Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và Hoa (1977) ; Một tiếng đờn (1993). 
- Tiểu luận : Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta (1973), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (1981). 
1. TỪ ẤY :
- Tập thơ đầu tay, gồm 71 bài, sáng tác trong 10 năm (1936-1946). 
- Chia thành ba phần, phản ánh rõ nét quá trình giác ngộ và trưởng thành của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Máu lửa gồm 27 bài, là thơ của thời kỳ Mặt trận Dân chủ ; tập trung vào những vấn đề lớn của thời đại như chống phát xít, phong kiến ; đòi hòa bình, cơm áo ; vấn đề quyền sống con người và cách mạng giải phóng dân tộc. Xiềng xích gồm 30 bài, viết trong tù ; thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách của người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù. Giải phóng gồm 14 bài, viết từ lúc vượt ngục đến một năm sau ngày độc lập ; chủ yếu ngợi ca lý tưởng, quyết tâm đuổi giặc, cứu nước và niềm vui chiến thắng. 
- Trong Từ ấy, không chỉ có tiếng chim rộn rã và hương hoa của niềm vui vừa bắt gặp lý tưởng, mà còn có lời an ủi, động viên chân tình đối với những số phận bất hạnh. Và sau cùng, nhân danh cách mạng, Từ ấy là tiếng thét đầy hờn căm, là hồi kèn xung trận thôi thúc mọi người xông lên, vào trận chiến mất còn với kẻ thù để giành lại quyền sống. 
- Tập thơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng : khẳng định vai trò lãnh đạo của Ðảng cộng sản trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, tạo bước ngoặt lớn cho quá trình phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Tố Hữu không phải là nhà thơ của riêng tôi, mà là nhà thơ của tất cả thanh niên, nhà thơ của tương lai (K và T trên báo Mới, 1/5/1939). 
- Những bài thơ tiêu biểu : Mồ côi, Hai đứa bé ; Ði đi em ; Vú em; Dửng dưng ; Tiếng hát sông Hương ; Từ ấy ; Tâm tư trong tù ; Trăng trối ; Dậy mà đi ; Hồ Chí Minh ; Vui bất tuyệt,.... 
2. VIỆT BẮC : 
- Sáng tác chủ yếu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), gồm tổng cộng 24 bài (trong đó có 06 bài dịch, 03 bài sáng tác sau 1954). 
- Là bức tranh tâm tình của con người Việt Nam trong kháng chiến, thể hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước. Cuộc kháng chiến thật nhộn nhịp, hồ hởi nhưng vô cùng gian khổ, đau thương. Nổi bật nhất là hình ảnh quần chúng nhân dân, những người gánh cả cuộc kháng chiến trên vai. Ðó là anh Vệ quốc quân hiên ngang như thiên thần, là em bé liên lạc Mồm huýt sáo vang. Như con chim chích. Nhảy trên đường vàng. Trên hết là hình ảnh Bác Hồ, lãnh tụ kính yêu - vừa cao cả, lớn lao vừa bình dị, gần gũi. 
- Ðánh dấu một bước phát triển của thơ Tố Hữu về giọng điệu, ngôn ngữ. Chất dân tộc đậm đà trong thi liệu bình dị, thể thơ quen thuộc. 
- Những bài thơ tiêu biểu : Phá đường, Bà mẹ Việt Bắc ; Bầm ơi ; Lượm ; Sáng tháng Năm ; Hoan hô chiến sĩ Ðiện Biên ; Việt Bắc ; Ta đi tới. 
3. GIÓ LỘNG 
- Gồm 25 bài, sáng tác trong 06 năm (1955-1961) ; tập trung vào hai nhiệm vụ chiến lược : xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ Ngụy, thống nhất đất nước ở miền Nam. 
- Tập thơ mở ra niềm vui lớn vì nửa nước được giải phóng, nhưng là niềm vui chưa trọn vẹn vì : 
Ðường giải phóng mới đi một nửa 
Nửa mình còn trong nước lửa sôi 
Một thân không thể chia đôi 
Lửa gươm không thể cắt rời núi sông 
(Ba mươi năm đời ta có Ðảng) 
Cái tôi trữ tình sôi nổi được bộc lộ trên nền hiện thực hoành tráng của cuộc sống mới. Gió lộng còn là thơ của lòng tri ân, nghĩa tình đối với Ðảng, Bác Hồ, với nhân dân. Tinh thần quốc tế vô sản cũng được đề cập (qua tình cảm đối với Liên Xô, Lê Nin). 
- Giọng anh hùng ca ngày càng khẳng định, đề tài có sức bao quát hiện thực, ý thơ mang tầm tư tưởng cao. 
- Những bài thơ tiêu biểu : Trên miền Bắc mùa xuân ; Với Lê Nin ; Người con gái Việt Nam ; Thù muôn đời muôn kiếp không tan ; Em ơi ... Ba Lan ; Ba mươi năm đời ta có Ðảng ; Tiếng ru ; Bài ca xuân 1961 ; Mẹ Tơm. 
4. RA TRẬN 
- Gồm 31 bài, sáng tác trong 10 năm chống Mỹ (1962-1971). 
- Hai dòng thơ mở đầu (ở bài thứ nhất) thể hiện cảm hứng chủ đạo của cả tập thơ : 
Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh 
Vẫn nóng viết những dòng thơ lửa cháy 
Vốn là hồn thơ của yêu thương, nghĩa tình, Tố Hữu ao ước được làm thơ ngợi ca thanh bình. Nhưng khi miền Nam, rồi cả nước, chìm trong nước sôi lửa bỏng thì Có thể nào yên, có thể nào khuây.... Dành phần lớn tâm huyết để ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, do đó, giọng điệu tập thơ thấm đẫm chất hùng ca. 
Những bài thơ tiêu biểu : Có thể nào yên ; Miền Nam ; Trên đường thiên lý ; Hãy nhớ lấy lời tôi ; Tiếng hát sang xuân ; Chiếc áo xanh ; Mẹ Suốt ; Êmily, con...; Kính gửi cụ Nguyễn Du ; Tấm ảnh ; Bác ơi ; Theo chân Bác. 
5. MÁU VÀ HOA
- Gồm 13 bài, sáng tác trong 06 năm (1971-1977) ; có ý nghĩa tổng kết quá trình phát triển của dân tộc, của Cách mạng Việt Nam - một hành trình đầy máu, đầy hoa, Năm mươi năm máu đỏ thành hoa. 
- Máu : biểu tượng của nỗi đau uất hận trong hàng nghìn năm nô lệ và sự hi sinh, xả thân vì nghĩa lớn, xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ. Hoa : biểu tượng cho vẻ đẹp của lý tưởng cộng sản, của chủ nghĩa anh hùng và niềm vui ngày chiến thắng. 
- Xuất hiện nhiều bài thơ trường thiên với cảm xúc tổng hợp, bao quát hơn nửa thế kỷ đấu tranh (Nước non ngàn dặm; Với Ðảng, mùa xuân). 
- Những bài thơ tiêu biểu : Việt Nam máu và hoa ; Nước non ngàn dặm; với Ðảng, mùa xuân ; Một khúc ca xuân. 
6. MỘT TIẾNG ÐỜN :
- Gồm 72 bài, xuất bản năm 1993 ; được giải thưởng của Asian. 
- Là những dòng tâm tư, trăn trở từ mạch cảm xúc trong thời hòa bình. Ðời thôi lửa cháy, nên xuất hiện những dòng thơ tươi xanh - mang đậm cảm hứng thế sự. Ðề tài thơ phong phú, đa dạng : ngợi ca vẻ đẹp của quê hương, con người ; công cuộc xây dựng đất nước đầy phức tạp ; tình yêu và số phận con người ; ... Âm hưởng thơ bớt vang xa (hướng ngoại) mà vọng sâu hơn (hướng nội) 
Em ơi nghe đó, trong đêm lạnh 
Ðằm thắm bên một tiếng đờn 
- Ngoài giọng anh hùng ca vốn có, thêm giọng trầm lắng, đôi khi xót xa : 
Mới bình minh đó, đã hoàng hôn 
Ðang nụ cười tươi, bỗng lệ tuôn 
Ðời thường sớm nắng chiều mưa vậy 
Khuấy động lòng ta biết mấy buồn ! 
(Một tiếng đờn) 
- Những bài thơ tiêu biểu : Một khúc ca ; Ðêm cuối năm ; Ðêm thu quan họ; Ðảng và thơ ; Một tiếng đờn ; Lạ chưa ? ; Xuân hành 92 ; Ta lại đi ; Anh cùng em. 
Nhận xét 
1) Con đường thơ của Tố Hữu và quá trình phát triển của Cách mạng Việt Nam là song hành. Bám thật chắc vào hiện thực đời sống, ở những khúc quanh, những bước ngoặt quan trọng, thơ Tố Hữu thường tỏ ra thích ứng rất nhanh nên cắm được nhiều cột mốc lịch sử. Tố Hữu là người viết sử Việt Nam hiện đại bằng thơ. 
2) Tố Hữu là hình ảnh tiêu biểu của một kiểu nhà thơ mới - nhà thơ trữ tình chính trị. Giữa nhà thơ - chiến sĩ ấy và quần chúng nhân dân không có một khoảng gián cách không gian hoặc tâm tưởng nào. Nhưng không phải một sớm một chiều, cái tôi trữ tình của Tố Hữu có được ngay sự hòa hợp nhuần nhị tuyệt vời với đời sống. Cần một quá trình lâu dài, với nỗ lực không ngừng của bản thân và sự hỗ trợ từ cuộc sống mới tốt đẹp Người yêu người sống để yêu nhau. 
III. NHỮNG ÐẶC ÐIỂM CHÍNH CỦA PHONG CÁCH THƠ : 
1) Ðỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam hiện đại. 
Ở đó, có sự kế tục truyền thống thơ văn yêu nước thời Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, thơ ca Xô Viết Nghệ Tĩnh ; kết hợp với những cách tân nghệ thuật theo xu hướng hiện đại hóa. Thơ Tố Hữu là tiếng lòng của một kiểu nhà thơ mới, đứng giữa lòng cuộc sống mà cất lời kêu gọi đấu tranh. Qua tâm hồn chan chứa yêu thương của nhà thơ, các vấn đề và sự kiện chính trị liên quan tới vận mệnh cả dân tộc - đều thành nguồn xúc cảm nghệ thuật mãnh liệt. Do đó, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn bao trùm phần lớn sáng tác của Tố Hữu. Nhân vật trữ tình luôn nhân danh Ðảng, nhân danh cộng đồng ; tập hợp những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, của giai cấp ; được nâng lên tầm vóc mới - nên nhiều khi mang vẻ đẹp phi thường. 
2) Thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
+ Thế giới quan của Tố Hữu ... n lễ giữa những ngày mùa đông đầy sương muối ở vùng cao. Đêm nào Mị cũng dậy thổi lửa để hơ tay. Mị vẫn nhìn thấy A Phủ nhưng có lẽ sống lâu trong địa ngục trần gian, trong gia đình nhà thống lí mà việc đánh trói con người còn nhiều hơn cơm bữa nên lòng thương người của cô Mị nết na đã bị chai sạn, chai lì. Vẫn nhìn thấy A Phủ. Mị ko động lòng thương nhưng hnay thì khác. Chợt nghe thấy tiếng thở phì phì của A Phủ, Mị bất chợt nhìn sang và giật mình nhận thấy 1 chàng trai to khoẻ nhất bản giờ đây đã bị đánh đến tiều tuỵ, mặt sám lại, má hõm sâu, 2 con mắt trũng sâu đầy bóng tối. Và đúng lúc đó, 2 hàng nước mắt từ hai hố mắt lặng lẽ bò xuống hõm má. Mị cảm thấy ko thể đành lòng, niềm thương cảm chợt dâng lên trong lòng Mị, Mị nhớ đến mình ngày trước cũng bị trói, bị đánh như thế. Thương mình Mị lại thương người, Mị ném ra câu nói như thế này trong bóng tối: "Ta là thân đàn bà nó đã trình ma nhà nó chỉ đợi ngày chết rũ xương ở đây, người kia việc gì fải chết...A Phủ". Khi 1 người đàn bà khổ đau, sống lầm lũi trong bóng tối bỗng 1 hôm ném ra câu hỏi như thế, đó là khởi đầu của sự nổi loạn. Sức sống tiềm tàng đã trỗi dậy thành sức mạnh, sức mạnh ấy đã biến 1 người đàn bà yếu đuối thành 1 người can đảm, biến 1 người nhẫn nhục trở thành 1 người fản kháng. Chưa bao giờ người đọc lại thấy Mị liều lĩnh như thế. Nghĩ đến cái chết Mị cũng ko sợ nữa, ý định cứu A Phủ đã đến với Mị trong khoảnh khắc Mị rút dao cắt dây trói cho A Phủ. Cho đến vòng dây cuối cùng được cắt đứt, A Phủ quỵ người xuống rồi lại quật người đứng dậy chạy băng băng vào trong bóng tối. Đến lúc này đây, Mị vẫn chỉ nghĩ đến việc cứu A Phủ. Đến khi A Phủ chạy xuống cái dốc, Mị nhìn lại thấy nguy cơ mình có thể bị chết thay vào đó, ý định tự cứu mình đã đến với Mị, Mị nói: "A Phủ! Cho tôi đi!". Đây là 1 câu nói của lòng ham sống trong giờ fút nguy cấp để giải thoát đời mình. Thế là 2 người nô lệ giải thoát cho nhau, nương tựa vào nhau, trốn khỏi Hồng Ngài đến Phiềng Sa.
KB:
Việc Mị giải thoát cho A Phủ có thể coi như 1 chiếc bản lề khép mở 2 thế giới. Nó khép lại TG tăm tối với kiếp sống trâu ngựa, nô lệ ở Hồng Ngài, đồng thời nó mở ra TG mới- TG tươi sáng ở phía Phiềng Sa. Với hành động này của Mị, nó đã đưa "vợ chồng A Phủ" trở thành tp bản lề trên diễn đàn văn chương VN. Nó khép lại những hạn chế của 1 dòng văn học hiện thực fê fán 1 thời. Nó mở ra 1 hướng đi mới cho VH kháng chiến và đây nó trở thành mốc thách thức của chính nhà văn Tô Hoài. Đến Phiềng Sa, Mị và A Phủ đã gặp được ánh sáng của Đảng, gặp được cán bộ CM A Châu. Và 2 người đã tham gia CM, chỉ có CM mới soi sáng được kiếp người trâu ngựa, nô lệ. Và cũng chỉ có Mị và A Phủ mới là những người cách mạng trung kiên. Nói như nhà thơ Tố Hữu
"Đời CM từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là fải chịu khổ nhiều
Là gươm kề cổ, là súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn 1 nửa"
"Vợ chồng A Phủ" mô tả quá trình bừng thức, vùng lên của kiếp sống nô lệ này. Ngòi bút của Tô Hoài đã thể hiện là ngòi bút nhân văn, nhân đạo sâu sắc và cao cả. Và "vợ chồng A Phủ" mãi là bài ca ca ngợi tự do, lòng yêu đời.
VẺ ĐẸP CỦA SÔNG HƯƠNG QUA GÓC NHÌN CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn có phong cách độc đáo và sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường được cấu tạo bởi hệ thống ngôn từ nghệ thuật sang trọng, ám ảnh, đậm chất trữ tình của cái tôi uyên bác, tài hoa. Ông là một trí thức yêu nước, đã từng gắn bó đời mình với cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, anh hùng của dân tộc. Để rồi, sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, ông đã chắp bút viết tập kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Trong tác phẩm, nhà văn gắn bó lòng yêu nước, tinh thần dân tộc với tình yêu sâu sắc dành cho thiên nhiên đất nước và với truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời của dân tộc mà ông đã bỏ công say mê tìm tòi, tích luỹ cả một đời người. Tất cả những phẩm chất ấy đã được thể hiện rất rõ qua việc ông tái hiện lại vẻ đẹp của dòng sông Hương như một nhân vật trữ tình, với những nét tính cách phức tạp, biến đổi một cách kì diệu trong không gian thời gian. Tất cả được phô diễn qua những lời văn giàu chất trí tuệ, kết hợp giữa tự sự và trữ tình tài hoa, mê đắm.
Sông Hương hiện ra qua sự kết hợp nhiều góc nhìn khác nhau của Hoàng Phủ Ngọc Tường, từ địa lý, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... “hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn mãnh liệt qua những ghềnh thác”. Nhưng rồi cũng có những lúc sông Hương “trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Viết tuỳ bút, theo Nguyễn Tuân là “lối chơi độc tấu”, “mạch văn tràn chảy tuỳ theo cảm hứng”. Đặc trưng này xác đáng với những lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả về sông Hương. Nhà văn đã đưa người đọc đến những liên tưởng bất ngờ, khi ông so sánh “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Ông cho rằng sông Hương là đứa con của rừng già với một tâm hồn tự do và trong sáng, để rồi rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, “sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”.
Với đôi mắt khảo sát nghiêm túc của nhà địa lí có một tầm văn hoá sâu rộng, kết hợp vốn ngôn từ nghệ thuật phong phú mượt mà giàu chất thi họa, Hoàng Phủ Ngọc Tường tái hiện thủy trình của sông Hương từ vùng trung du trở xuống, nó liên tục chuyển dòng, “theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó”. Nhà văn đã đặt sông Hương vào giữa cảnh quan núi đồi, lăng tẩm, bãi biển vùng ngoại ô tây-nam thành phố Huế, gương mặt Hương Giang trong xanh phẳng lặng tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn dòng sông Hương như một chủ thể có ý thức góp phần tôn vinh thêm vẻ đẹp của xứ Huế. Và trước khi về với Huế, sông Hương trôi lặng thầm giữa một vùng không gian “Bốn bề núi phủ mây phong. Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên”. Giữa đám quần sơn lô xô, ở phía tây thành Huế, nơi dành cho giấc ngủ ngàn năm của các bậc vua chúa thời Nguyễn, sông Hương hiện ra với vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi kéo dài mãi “giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”. Đến khi sông Hương đổ vào thành phố tương lai của nó, “nó đã kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam-đông bắc..., nó đã thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như vành trăng non”. Nhà văn đã dành cho sông Hương một tình cảm trìu mến, thân thương. Có như vậy, ông mới liên tưởng trạng thái sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Đôi mắt sâu sắc của nhà văn đã nhìn ra mối quan hệ biện chứng giữa dòng sông Hương mềm mại với con người xứ Huế. Sông Hương dịu dàng, duyên dáng như đã góp phần hình thành nên tính cách nết na, ý nhị của người con gái cố đô.
Với một trình độ văn hoá uyên bác, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã so sánh vẻ đẹp của sông Hương với nhiều dòng sông nổi tiếng thế giới như sông Xen của Pari, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Nê-va của Nga,... Từ đó mà ông đã tôn vinh vẻ đẹp độc đáo của dòng sông Hương vào buổi đêm về, “vẫn lập lòe trong đêm sương, những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được”. Nhà văn quý điệu chảy lững lờ của sông Hương qua thành Huế. Ông cho rằng “Đây là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy... chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.”
Có thể nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn hoá Huế, ông không chỉ nhìn sông Hương trôi ở trong thì hiện tại, ngày ngày mang phù sa và nguồn nước ngọt trao tặng vô tư cho những cánh đồng Châu Hoà, cho cuộc sống người dân xứ Huế; mà ông còn nhìn sông Hương như là khởi nguồn cho những giá trị tinh thần lịch sử. Sông Hương trong quá khứ qua các triều đại phong kiến vàng son, nó đã từng mang cái tên Linh giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam Tổ quốc nước Đại Việt. Nó đã từng vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của anh hùng Nguyễn Huệ, rồi nó đi suốt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ góp phần làm nên những chiến công lẫy lừng vang dội cả thế giới như lời đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phát biểu: “Lịch sử Đảng đã ghi bằng nét son tên của thành phố Huế, thành phố tuy nhỏ nhưng đã cống hiến rất xứng đáng cho Tổ quốc”.
Từ hiện thực kiêu hùng của Huế, mà Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng: “Sông Hương là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết dưới màu cỏ lá xanh biếc”. Mặt khác, sông Hương cũng là cội nguồn của thi ca nghệ thuật. Có biết bao văn nhân, thi sĩ đã từng rung động với dòng sông Hương như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Tản Đà, Tố Hữu. Nhà văn đã tin rằng “có một dòng sông thi ca về sông Hương và tôi hy vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Cao Bá Quát đã từng nhìn sông Hương mà thốt lên rằng: “Trường giang như kiếm lập thanh thiên”. Tản Đà thấy “dòng sông trắng, lá cây xanh”. Hàn Mặc Tử thì lại so sánh tôn vinh sông Hương như sông ngân hà: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay”. Thu Bồn nhìn dòng nước lững lờ của sông Hương mà bâng khuâng “con sông dùng dằng con sông không chảy/Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”. Và với Nguyễn Trọng Tạo, Hương Giang lãng đãng một bầu khí quyển huyền thoại thi ca giúp nhà thơ thăng hoa những vần mê đắm:
“Con sông đám cưới Huyền Trân
Bỏ quên dải lụa phù vân trên nguồn
Hèn chi thơm thảo nỗi buồn
Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ
Con sông nửa thực nửa mơ
Nửa mong Lí Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên”
Đất nước Việt Nam có rất nhiều dòng sông chảy qua mọi miền xứ sở, và nó đã kịp chảy vào trong những vần thơ, trang văn tuyệt vời. Bạn đọc từng xót xa với Hoàng Cầm khi nghe tin sông Đuống bị quân thù chiếm đóng. Nhà thơ đã thốt lên: “Sông Đuống trôi đi/Một dòng lấp lánh/Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”. Công chúng yêu văn cũng đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của “Đà Giang độc bắc lưu” qua những “trang hoa” xuất sắc của nhà tuỳ bút hàng đầu Nguyễn Tuân. Giờ chúng ta lại tìm đến với sông Hương-dòng sông chỉ tự thu mình khiêm tốn trong lãnh địa Thừa Thiên Huế, nhưng qua những trang kí tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương hiện ra với những vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, góp phần làm cho Huế trở nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Hơn thế, sông Hương còn là dòng sông lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật. Nó đã là một phần trong đời sống tâm linh của người Huế trầm mặc, sâu sắc. Câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi lên trong miền tình cảm của bạn đọc nhiều băn khoăn về một dòng sông ngỡ là quá quen, hoá ra lại có nhiều bí ẩn cần được khám phá thêm. Có như vậy, chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về quê hương đất nước, tự hào hơn về giang sơn cẩm tú Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docON Van 12 P3hay.doc