Ôn tập phần Văn học nước ngoài - Ngữ văn 12

Ôn tập phần Văn học nước ngoài - Ngữ văn 12

THUỐC

 Lỗ Tấn

I.Về tác giả:

*Lai lịch:

-Lỗ Tấn(1881-1936), tên khai sinh Chu Chương Thọ sau đổi thành Chu Thụ Nhân, bút danh Lỗ Tấn, quê Thiệu Hưng ,Chiết Giang, Trung Quốc. Là nhà văn cách mạng Trung Quốc.Bóng dáng của ông bao trùm cả văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX

*Cuộc đời:

-Năm 13 tuổi , chứng kiến cảnh người cha bị bệnh không thuốc mà chết , ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đó.

-Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ, học nhiều nghề: hàng hải, khai mỏ, nghề thuốc . Đang học nghề y, một lần xem phim thấy người Trung Quốc khoẻ mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga.Ông giật mình nhận ra rằng “ Chữa bệnh về thể xác không quan trọng bằng tinh thần”. Thế là ông chuyển sang làm nghề văn nghệ, quyết tâm làm văn nghệ với mong muốn cứu nước cứu dân.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập phần Văn học nước ngoài - Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUỐC
 Lỗ Tấn
I.Về tác giả:
*Lai lịch:
-Lỗ Tấn(1881-1936), tên khai sinh Chu Chương Thọ sau đổi thành Chu Thụ Nhân, bút danh Lỗ Tấn, quê Thiệu Hưng ,Chiết Giang, Trung Quốc. Là nhà văn cách mạng Trung Quốc.Bóng dáng của ông bao trùm cả văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX
*Cuộc đời:
-Năm 13 tuổi , chứng kiến cảnh người cha bị bệnh không thuốc mà chết , ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đó.
-Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ, học nhiều nghề: hàng hải, khai mỏ, nghề thuốc . Đang học nghề y, một lần xem phim thấy người Trung Quốc khoẻ mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga.Ông giật mình nhận ra rằng “ Chữa bệnh về thể xác không quan trọng bằng tinh thần”. Thế là ông chuyển sang làm nghề văn nghệ, quyết tâm làm văn nghệ với mong muốn cứu nước cứu dân.
*Sự nghiệp:
-Toàn bộ sáng tác của Lỗ Tấn chủ yếu là 3 tập truyện ngắn:Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới và nhiều tạp văn.
-Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “Phê phán quốc dân tính”, nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa.
*Đánh giá chung:
-Lỗ Tấn xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc của Trung Quốc.
-Nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng là Quách Mạc Nhược từng nói “Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn”. Bác Hồ ngay từ tuổi thanh niên đã thích đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc.Năm 1981 cả thế giới kỉ niệm 100 năm năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới.
II.Tác phẩm:
1.Hoàn cảnh sáng tác:
 Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé.Xã hội Trung Hoa bị biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, thế nhưng nhân dân lại cam phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. “Thuốc” ra đời đúng vào hoàn cảnh ấy như một lời cảnh tỉnh những ai còn đang ngơ ngác trước thời cuộc, chỉ ra cho họ thấy Trung Quốc đang như một con bệnh trầm kha, người Trung Quốc cần phải suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc cứu dân tộc.
2.Tóm tắt tác phẩm và nêu chủ đề :
a.Tóm tắt tác phẩm:
 Một đêm thu gần về sáng, lão Hoa Thuyên- chủ một quán trà nghèo- có con trai bị bệnh lao( một trong những bệnh nan y thời đó) đã ra pháp trường dùng cả gói bạc mua cái bánh bao có tẩm máu người tử tù vừa mới bị chém với niềm tin con ăn vào sẽ khỏi bệnh.Buổi sáng, quán trà đã đông khách, người ta bàn tán về cái chết của người tù chính trị Hạ Du- người chiến sĩ cách mạng có tinh thần yêu nước chấp nhận hi sinh, nhằm đem lại cuộc sống mới mẻ cho nhân dân.Họ chế giễu cho Hạ Du là “thằng điên”, “thằng quỉ sứ” nằm trong tù mà vẫn rủ lão đề lao “làm giặc”.Năm sau một sáng mùa xuân vào tiết thanh minh, tại nghĩa địa dành cho người chết chém và người chết nghèo( cách nhau bởi một con đường mòn), Mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng ra thăm mộ con.Hai bà mẹ đau khổ bắt đầu có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên và không hiểu được tại sao lại có những vòng hoa đặt trên mộ người chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Bà mẹ Hạ Du lẩm bẩm “ thế này là thế nào?”.
b. Chủ đề : 
 Qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu của người cách mạng bị chết chém và kết cục thảm thương của 2 gia đình nghèo, tác giả đã phơi bày thực trạng nhận thức đời sống mê muội tăm tối lạc hậu của người Trung Quốc, mối quan hệ giữa cách mạng và quần chúng. Đồng thời nhà văn hướng tới và tìm kiếm một vị thuốc mới để chữa căn bệnh tinh thần cho người dân Trung Quốc.
3.Ý nghĩa nhan đề thuốc:
-Nguyên văn là “Dược” (trong “Dược phẩm”) phản ánh một quá trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn( động cơ và mục đích đổi nghề), thấy được thực trạng nhận thức của người Trung Quốc thời bấy giờ “ngu muội và hèn nhát”,nhà văn không có ý định và cũng không đặt ra ra vấn đề bốc thuốc cho xã hội mà chỉ muốn “lôi hết bệnh tật của quốc dân làm cho mọi người lưu ý và tìm cách chữa chạy”vì thế tên truyện chỉ có thể dịch là “thuốc”(Trường Chinh),hay “Vị thuốc”(Nguyễn Tuân) chứ không thể dịch là “đơn thuốc”(Phan Khôi)
-Thuốc là một nhan đề nhiều nghĩa:
+Trước hết đó là thứ thuốc chữa bệnh lao của những người dân u mê, lạc hậu.Một cách chữa bệnh đầy mê tín-lấy máu người để chữa bệnh lao.Rốt cục con bệnh vẫn chết oan khốc trong không khí ẩm mốc hôi tanh mùi tanh của nước Trung Hoa lạc hậu.
+Mọi người phải ngộ ra rằng đó là thứ thuốc độc, phản khoa học.
+Không chỉ có vậy “Thuốc”đề cập đền một vấn đề khác sâu xa hơn và khái quát hơn, đó là sự u mê, đớn hèn, ngu muội về chính trị-xã hội của quần chúng và bi kịch không được hiểu, không được ủng hộ của những người cách mạng đi tiên phong 
Từ cách đặt tên cho cách dẫn truyện toát lên đầy đủ đặc điểm thi pháp của Lỗ Tấn: dung dị, trầm lắng, sâu xa.
4. Những chi tiết và hình tượng đặc sắc trong tác phẩm:
a.Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu:(có quan hệ mật thiết với nhan đề)
+Tầng nghĩa thứ nhất : Nghĩa đen:Thuốc chữa bệnh lao, thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” cứu mạng con nhưng cuối cùng nó đã chết->thứ thuốc mê tín.
+Trong truyện ,bố mẹ bé Thuyên áp đặt cho nó một phương thuốc quái gỡ.Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng là thứ thuốc tiên. Như vậy tên truyện còn có hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: Đây là một thứ thuốc độc, với mọi người phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thứ thuốc chữa bệnh lao là thứ thuốc độc. Người Trung Quốc phải tỉnh giấc không được “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ ”.
+Chiếc bánh bao-liều thuốc độc được pha chế bằng máu của một người cách mạng- một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nhưng dân chúng lại dửng dưng mua máu người cách mạng để chữa bệnh.Với hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu, Lỗ Tấn đã đặt ra vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của sự hy sinh. Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc khác làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
b. Ý nghĩa các chi tiết: Nghĩa địa người chết chém bên trái; nghĩa địa người chết vì bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn.
-Không hề có sự phân biệt giữa những người làm cách mạng hy sinh vì đất nước với những kẻ trộm cắp giết người.Vô hình chung những chiến sĩ cách mạng cũng bị xem là “giặc”.Mặt khác số người bị chết chém hoặc chết tù cũng nhiều như số người bị chết vì người đói. Một con số vừa gợi lên thực trạng xã hội đen tối , tàn bạo của đất nước Trung Hoa cũ.
-Hình ảnh con đường mòn không chỉ là ranh giới tự nhiên mà nó còn là ranh giới vô hình của lòng người, của định kiến xã hội, chia rẻ quần chúng.
c.Vòng hoa trên mộ.
-Chi tiết này nhắc nhở mọi người:
+Làm cách mạng phải chấp nhận gian khổ, hi sinh.
+Quần chúng phải thấy rõ sự hi sinh ấy.
-Bày tỏ niềm lạc quan về tiền đồ tươi sáng của cách mạng.
d.Không gian và thời gian nghệ thuật:
-Thời gian từ mùa thu sang mùa xuân : nghệ thuật có sự tiến triển. Mùa thu là mùa lá vàng rơi để tích nhựa cho mùa xuân đâm chồi nảy lộc.Cái chết của hai người con do sự u mê của mọi người cũng như hai chiếc lá lìa cành để tích nhựa cho mùa xuân hi vọng.
-Không gian : Một quán trà, một pháp trường, một nghĩa địa: không gian ẩm mốc, bế tắc, tù hãm chính là hình ảnh xã hội Trung Hoa thu nhỏ.
e.Câu hỏi của bà mẹ “ Thế này là thế nào?” : Vừa là sự bàng hoàng sửng sốt, vừa ẩn giấu niềm vui vì có người thấu hiểu con mình. Đó là sự thức tỉnh của bà mẹ.
f.Hình tượng người cách mạng Hạ Du:
-Đứng về cấu trúc truyện ,Hạ Du chỉ xuất hiện trong con mắt các nhân vật khác nhưng nhân vật này là chỗ liên kết, xâu chuỗi, chi phối các nhân vật và các sự kiện trong tác phẩm.
-Hạ Du là trung tâm bàn luận, bày tỏ thái độ nhận thức của mọi người về chính trị, cách mạng.
-Anh có lí tưởng : lật đổ ngai vàng phong kiến, đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc, hiên ngang trước cái chết, dũng cảm tuyên truyền cách mạng cho tên cai ngục.
-Không được mọi người hiểu. Đó là bi kịch của người chiến sĩ cách mạng đi tiên phong.Tác giả trân trọng nhưng ngầm phê phán Hạ Du xa rời quần chúng.
-Hạ Du là hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân Hợi.
5.Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn “thuốc”:
-Thuốc là truyện ngắn nhưng có kích thước truyện dài chứa đựng sự quan sát, suy ngẫm của nhà văn về con người xã hội Trung Quốc, về con đường giải phóng dân tộc.
-Tác phẩm dung dị, trầm lắng, sâu xa:
+Cốt truyện ngắn gọn.
+Lựa chọn các chi tiết .
+Sắp xếp thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật.
+Khả năng tạo ra tính đa nghĩa của ngôn từ và hình tượng.
 SỐ PHẬN CON NGƯỜI
 Sôlôkhốp
1.Những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Sôlôkhốp?
Yêu cầu HS nắm được 4 ý chính:
*Lai lịch: Sôlôkhốp( 1905-1984), sinh trong 1 gia đình nông dân ở vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtôp của Liên Xô. Ông là nhà văn Nga nổi tiếng thế giới thế kỉ XX.
*Cuộc đời: 
-Ông tham gia công tác cách mạng từ khá sớm: thư kí uỷ ban trấn, nhân viên thu mua lương thực
-Cuối năm 1922: lên thủ đô Mát-xcơ-va, làm nhiều nghề để kiếm sống( đập đá, khuân vác, kế toán) và tự học cách viết văn.
-Năm 1925 : trở về sông Đông, viết tác phẩm “Sông Đông êm đềm”.
-Năm 1926: in 2 tập truyện ngắn : “Truyện sông Đông” và “ Thảo nguyên xanh”
-Năm 1932: Ông là Đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô.
-Năm 1939: được bầu làm viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô.
-Trong thời gian chiến tranh vệ quốc, ông theo sát Hồng quân trên nhiều chiến trường với tư cách là phóng viên báo Sự thật.
-Năm 1965: được tặng giải thưởng Nôben về văn học.
*Sự nghiệp văn chương:
-Tác phẩm chính: Sông Đông êm đềm (1927-1959), Đất vỡ hoang(1932-1959), Số phận con người(1957)
-Đặc điểm nghệ thuật : Cách nhìn cuộc sống và chiến đấu một cách toàn diện, tôn trọng sự thật trong từng câu văn, từ chữ viết, từng hình ảnhkhám phá tính cách Nga
*Đánh giá chung: Sôlôkhốp là nhà văn hiện thực vĩ đại của nước Nga và thế giới.
2.Những nét đặc sắc nào trong tiểu sử của Sôlôkhốp đã giúp anh(chị) hiểu thêm văn nghiệp của ông? Kể tên 3 tác phẩm tiêu biểu có liên quan?
Yêu cầu HS nắm được:
-Vài nét về lai lịch tác giả.
-Hai ý chính về cuộc đời có liên quan nhiều đến tác phẩm:
+Cả đời ông gắn bó máu thịt với cảnh vật và con người vùng sông Đông.Vì vậy, Sôlôkhốp viết rất nhiều, rất hay về vùng sông Đông.
+Trực tiếp tham gia cuộc chiến vệ quốc, do đó, tác giả có điều kiện hiểu biết tận tường về cuộc sống của những con người trong và sau cuộc chiến tranh cùng với những phẩm chất kiên cường nhân hậu của họ. Vì vậy, ông am hiểu và viết rất chân thực và cảm động về số phận và tính cách của những người lính trong và sau cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
-Ba tác phẩm có liên quan: Truyện sông Đông, sông Đông êm đềm, Số phận con người
3.Anh(chị) hãy tóm tắt và nêu chủ đề truyện ngắn “Số phận con người” của Sôlôkhốp?
-Tóm tắt truyện: Nhân vật chính là Anđrây Xôcôlôp . Anh có cuộc đời đau khổ.Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, Xôcôlôp nhập ngũ, rồi bị thương, sau đó anh lại bị đoạ đày trong trại tập trung của bọn phát xít. Khi thoát được về với Hồng quân, anh nhận được tin vợ và 2 con gái đã bị bom giặc sát hại.Người con trai duy nhất của anh cũng nhập ngũ và đang cùng anh tiến đánh Beclin. Nhưng đúng ngày chiến thắng, con trai đã bị kẻ thù bắn chết. Niềm hi vọng cuối cùng của Xôcôlôp tan vỡ.
 Kết thúc chiến tranh, Xôcôlôp giải ngũ xin làm lái xe cho một đội vận tải và ngẫu nhiên anh gặp chú bé Vania, bố mẹ đều chết trong chiến tranh, chú bé sống bơ vơ không nơi nương tựa, Anh chấp nhận Vania làm con, chú bé thơ ngây tin rằng Xôcôlôp chính là bố đẻ mình.Xôcôlôp yêu thương chăm sóc chú bé thật chu đáo và xem nó như một nguồn vui lớn. Tuy vậy, Xôcôlôp vẫn ám ảnh bởi một nỗi đau buồn, nhiều đêm “thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt”. Vì nỗi đau buồn mất vợ, mất con cho nên anh thường phải thay đổi chỗ ở. Dù thế, Xôcôlôp luôn cố giấu không cho bé Vania thấy tâm trạng đau khổ của mình.
-Chủ đề: 
 Tác phẩm lên án chiến tranh tàn khốc, đồng thời nó là tiếng nói tâm tình thiết tha cảm thông với những rủi ro quá sức chịu đựng của con người.Mặt khác, nó biểu dương phẩm chất nhân hậu đẹp đẽ, nghị lực vững vàng của người lính Xô Viết.
4.Tựa đề “ Số phận con người” gợi lên cho anh (chị) suy nghĩ gì?
Có 3 ý chính:
-Mỗi người thường có số phận riêng, số phận con người thường không bằng phẳng mà luôn gập ghềnh, trắc trở.
-Con người cần phải có lòng nhân hậu và nghị lực vững vàng để vượt qua số phận, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
-Bài học cho bản thân : làm thế nào để con người vượt lên khó khăn để làm chủ số phận?
5.Lòng nhân hậu Anđrây Xôcôlôp được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “ Số phận con người” (Ngữ Văn 12 tập 2) của M.Sôlôkhốp?
làm rõ 3 ý:
-Anđrây Xôcôlôp đau khổ vô hạn vì những mất mát lớn lao trong chiến tranh.
-Anh nhận bé Vania mồ côi làm con, anh yêu thương chăm sóc bé như con đẻ của mình.
-Anh giấu chưa cho Vania biết nhiều sự thật vì không muốn chú bé buồn.
6.Qua hình tượng Xôcôlôp nhà văn gửi gắm suy nghĩ gì?
-Xôcôlôp là biểu tượng của tính cách Nga, tâm hồn Nga, biểu tượng của con người thế kỉ XX: kiên cường, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, nhân vật mang tầm sử thi.
-Sôlốkhốp suy nghĩ sâu sắc về phận con người tin tưởng vào nghị lực phi thường của con người cách mạng có thể vượt qua số phận.
7. Hãy cho biết nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của Sôlôkhốp qua Số phận con người?
-Kiểu truyện lồng truyện, hai người kể chuyện( tác giả- nhân vật), nhờ đó đảm bảo tính chân thực, tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: Lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân.
-Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết, tình tiết để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật.
-Chất trữ tình của tác phẩm : Sự hoà quyện giữa chất trữ tình của tác giả- nhân vật mở rộng tăng cường tối đa cảm xúc suy nghĩ và sự liên tưởng phong phú cho người đọc.
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
 Hê-Minh-Uê
I.Trình bày những nét chính về cuộc đời của nhà văn Hê-Minh-Uê?
*Ỵêu cầu : 4 ý
-Lai lịch: Ơ-nít Hê-Minh-Uê (1899-1961), sinh tại bang I-li-noi trong một gia đình trí thức.Ông là nhà văn Mĩ nổi tiếng thế giới .
-Cuộc đời : Sau khi tốt nghiệp trung học, ông làm phóng viên.Năm 19 tuổi, ông tham gia đội lái xe cứu thương của Hội chữ thập đỏ trong chiến tranh thế giới thứ I ở Italia.Sau đó, ông bị thương và trở về Hoa Kì. Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, không hoà nhập với cuộc sống đương thời. Hê-Minh-Uê sang Pháp, vừa làm báo, vừa sáng tác.
-Sự nghiệp: Nổi tiếng với các tiểu thuyết :
+ “Mặt trời vẫn mọc”(1926)
+ “Giã từ vũ khí” (1929)
+ Chuông nguyện hồn ai”(1940)
+Những tác phẩm của ông đều nhằm ý đồ “ viết về một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. 
+ Ông là người sáng tác nguyên lí “tảng băng trôi” (1 phần nổi, 7 phần chìm).Trong tác phẩm, xuất hiện trên phần nổi của ngôn từ không nhiều, lối viết giản dị . Song phần chìm của nó rất lớn, bởi đã gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc sẽ rút ra được tuỳ theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng- đó là biểu hiện của nguyên lí sáng tác do nhà văn đề ra : tác phẩm nghệ thuật như một “ tảng băng trôi” .
-Đánh giá: 
+Ông được giải Nôben văn học (1954).
+Ông để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung.
II.Tóm tắt và nêu đại ý đoạn trích?
*Tóm tắt: 
 “Ông già và biển cả” (1952).Tác phẩm là một kết tinh tiêu biểu của những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Hê-Minh-Uê.
 Truyện kể lại 3 ngày 2 đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xan-ti-a-gô. Trong khung cảnh mênh mông trời biển, chỉ có một mình ông lão, khi chuyện trò với mây nước, chim cá, khi đuổi theo con cá lớn, khi đương đầu với đàn cá mập đang xông vào xâu xé con cá kiếm của lão, để rốt cuộc, kéo vào bờ một con cá chỉ còn trơ xương.
*Đại ý đoạn trích:
Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm.
III. Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích “Ông già và biển cả”- Hê-Minh-Uê(nội dung tư tưởng của đoạn trích):
-Ông lão và con cá kiếm : là hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng, đối lập.
-Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.
-Con cá kiếm : đại diện cho tính chất kiêu hùng, vĩ đại của tự nhiên.
-Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù.Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ.Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời.
-Biển cả : là khung cảnh kì vĩ tương ứng với môi trường hoạt động sáng tạo của con người.
-Cuộc đi câu: tượng trưng cho cuộc hành trình theo đuổi một khát vọng to lớn vượt ra ngoài giới hạn của con người.
IV.Nguyên lí tảng băng trôi được hiểu trong đoạn trích như thế nào?
 Câu chuyện đơn giản nhưng gợi nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc: Một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời; hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô tình; thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo, rồi trình bày nó trước mắt người đời; mối liên hệ giữa con người- thiên nhiên.
V.Tên tác phẩm :
-Nguyên văn Tiếng Anh: “ông già và biển”.
-Bản dịch ở Việt Nam: “ ông già và biển cả”.
Em thích cách dịch nào ? Vì sao?
-Cả 2 cách dịch đều có thể chấp nhận:
+ “Ông già và biển” : thì sẽ không có sự cân đối, nhịp nhàng như thường thấy trong cách diễn đạt ngôn ngữ Việt Nam, nhưng nó lại đúng với phong cách kiệm lời, trúc trắc, không nói hết, trong lối viết của Hê-Minh-Uê.
+ “Ông già và biển cả” : thì cách diễn đạt thuần Việt Nam hơn, mặc dù chưa sát bản dịch nhưng nó gợi ra cái hùng vĩ, bao la của thiên nhiên nơi con người khám phá, chinh phục.
VI. Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích?
-Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong đoạn trích: ngôn ngữ của người kể chuyện- ngôn ngữ trực tiếp của ông già được thể hiện “ lão nghĩ”, “lão nói”.:
+Ngôn ngữ của người kể chuyện : tường thuật khách quan.
+Lời phát biểu trực tiếp của ông lão: sinh động, đa dạng( có lúc độc thoại nội tâm nhưng trong đoạn trích là đối thoại , đối thoại hướng tới con cá kiếm).
+Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:
Đưa người đọc như đang trực tiếp chứng kiến.
Ông lão coi con cá kiếm như một con người.
Ông chiêm ngưỡng, thông cảm với nó và cảm thấy nuối tiếc khi tiêu diệt nó.
Mối quan hệ giữa con người – thiên nhiên.
Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm.
Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.
+Cảm nhận chân dung nhân vật qua cảm giác.
-Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-Minh-Uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách.Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình để đạt ước mơ, khát vọng.
-Hai hình tượng ông lão- con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm.
-Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lí “ tảng băng trôi”- Hê-Minh-Uê.

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP VAN HOPC NUOC NGOAI.doc