Giáo án Văn tự chọn 12 - Trường THPTA Bình Lục

Giáo án Văn tự chọn 12 - Trường THPTA Bình Lục

ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN HẾT TKXX.

A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:

-Hệ thống đầy đủ hơn về giai đoạn văn học từ 1975 đến hết TKXX về các mặt:

 + Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá.

 +Những thành tựu nổi bật về các thể loại chính.

-Giúp HS có sự so sánh và cập nhật VH thời kì hoà bình.

B.Tiến trình thực hiện

1.Ổn định tổ chức.

2.Kiểm tra bài cũ.

3.Bài mới

 

doc 50 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1305Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Văn tự chọn 12 - Trường THPTA Bình Lục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:15/ 8/2010
ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN HẾT TKXX.
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
-Hệ thống đầy đủ hơn về giai đoạn văn học từ 1975 đến hết TKXX về các mặt:
 + Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá. 
 +Những thành tựu nổi bật về các thể loại chính. 
-Giúp HS có sự so sánh và cập nhật VH thời kì hoà bình.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới
Hoạt động của GV-HS
 Nội dung cần đạt
GV chia nhóm HS thảo luận về các vấn đề XH,LS,VH.Cử đại diện nhóm trình bày.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài, lập dàn ý cho đề bài.
HS trả lời theo gợi ý của GV.
I.Ôn tập về lí thuyết.
1.Hoàn cảnh lịch sử, xã hội ,văn hoá.
-Chiến tranh kết thúc, đời sống tư tưởng, tâm lí, nhu cầu vât chất của con người đã có nhiều thay đổi so với trước.Tuy nhiên từ 1975-1985 đất nước gặp khó khăn về kinh tế sau cuộc chiến kéo dài.
-Đại hội Đảng lần 6 mở ra 1 phương hướng mới, thực sự cho nền văn nghệ.
-Nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng,khiến cho văn hoá có điều kiện tiếp xúc rộng rãi.Các phương tiện truyền thông phất triển mạnh mẽ góp thúc đẩy sự phát triển đổi mới của VH.
2.Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu
a. truyện ngắn và tiểu thuyết.
-Có nhiều thành tựu:Đề tài tư tưởng thay đổi(con người được nhìn ở góc độ cá nhân,hướng nội, thể hiện con người tự nhiên, nhu cầu bản năng)
-Các tác phẩm, tác giả tiêu biểu:Bến quê,phiên chợ giát(Nguyễn Minh Châu),Mùa lá rụng trong vườn(Ma Văn Kháng),Chiếc thuyền ngoài xa(Nguyễn Minh Châu)...
b.Thơ ca.
-Không phát triển như văn xuôi nhưng vẫn có những thành tựu.Xuất hiện nhiều nhà thơ mới như Thanh Thảo, Hữu Thỉnh,Chế Lan Viên,Nguyễn Duy,Hoàng Cầm...
c.Kịch:Phát triển mạnh tiêu biểu là Lưu Quang Vũ(50 vở kịch).
II.Luyện tập
Đề bài:Bày tỏ ý kiến của anh(chị) vế kiến của Nguyễn Đình Thi:
“Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ 1 sức sống mới, sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta.”
*Gợi ý:HS phải tìm hiểu những ý chính sau:
1.Văn nghệ phụng sự kháng chiến:Điều này nói lên mục đích ,lí tưởng nghệ thuật của văn nghệ mới từ sau c/m tháng 8/1945.
2Nhưng chính k/c đem đến cho văn nghệ 1 sức sống mới:Chính hiện thực đời sống c/m đã đem đến cho văn nghệ(trong đó có vh) 1 nguồn cảm hứng mới, 1 sức sống mới.
->Như vậy ý kiến của NĐT nói về mối quan hệ máu thịt giữa mục đích,lí tưởng NT với thời đại, với hiện thực đ/s.
3.Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta->Nhận định thể hiện niềm tin vào sự hình thành và phát triển của văn nghệ mới gắn bó với dân tộc và c/m. 
.
C.Củng cố
-Hệ thống lại kiến thức đã ôn tập trong giờ học
-Nhắc hs ôn tập cả giai đoạn vh từ 1945 đến 1975.
 Ngày soạn:16/ 8/2010
ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
-Có kiến thức, kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về 1tư tưởng đạo lí.
-Hiểu được những tư tưởng đạo lí từ các bài văn.
-Tự rút ra cho bản thân những bài học.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
Hoạt động của GV-HS
 Nội dung cần đạt
GV yêu cầu h/s nhắc lại kiến thức đã học về cách làm kiểu bài nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý theo nhóm .GV cử đại diện nhóm trả lời theo các phần của tìm hiểu đề.
I.Ôn tập lí thuyết.
Cách làm kiểu bài về 1 tư tưởng đạo lí:
-Giải thích và chứng minh vấn đề.
-Phân tích những mặt đúng, bác bỏ luận điểm sai trái.
-tự liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.
-Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
II.Luyện tập.
1.Bài tập 1.
Phân tích đề, lập dàn ý cho đề bài sau:
Phải chăng “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”.
*Dàn ý.
a. Mở bài:
-Giới thiệu và trích dẫn ý kiến: thế nào là 1người bạn đích thực? một tình bạn đẹp?
b.Thân bài:
-Thế nào là bạn? là tình bạn?
-Tại sao” bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi?”
+Khi mọi người bỏ ta đi là khi ta gặp khó khăn(về vật chất ,về tinh thần).
+Người đến với ta khi ấy là ng]ời có tấm lòng chân thành, thực sự yêu mến không vụ lợi.
-Quan niệm về tình bạn trong sáng, cao thượng: luôn sẻ chia giúp đỡ là chỗ dựa cho nhau...
-Bài học rút ra cho bản thân: cần xây dựng cho mình 1 tình bạn trong sáng,đẹp đẽ.
c.Kết bài:
-ý kiến trên khẳng định sự chân thành, chung thuỷ,trọn vẹn của tình bạn.
-Tình bạn là thứ tình cảm cao quý của con người, mỗi chúng ta cần sống tốt và xây dựng cho mình 1tình bạn đẹp.
2 Bài tập 2.
Lập dàn ý cho đề bài sau:Suy nghĩ của em về câu nòi sau:”Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời.Sự mất mát lứn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”
 (Ku-sin)
*Dàn ý:
a.Mở bài:
-Sống trên đời, ai cũng lo sợ trước cái chết ;cái chết là 1 mất mát đối với con người. Nhưng cái chết chưa phải là điều mất mát lớn nhất .
-Giới thiệu và dẫn câu nói của Pu-sin.
b.Thân bài.
-Giải thích câu nói của pu-sin:
+Cái chết là dừng lại sự sống về mặt thể xác.
+Tâm hồn khô héo, tàn lụi: tâm hồn trở nên khô khan, cứng nhắc, không yêu thương..->cái chết về tâm hồn.
+Sự mất mát lớn nhất của con người là để cho tâm hồn khô héo, tàn lụi ngay khi còn sống.Tác giả gửi đến bạn đọc lời nhắn nhủ hãy làm cho tâm hồn mình tươi mát, dào dạt những yêu thương...
-Tại sao để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống lại là điều mất mát lớn nhất:
+Khi đó con người trở nên khô khan không biết rung động trước cuộc sống(thiên nhiên, con người),không đón nhận được những vang vọng của cuộc đời.
+Khi đó con người trở nên lãnh đạm, cứng nhắc, không biết yêu thương và không chia sẻ với đồng loại.
->Để tâm hồn tàn lụi, khô héo con người không có sự giao lưu về tình cảm, cảm xúc đối với những người xung quanh->trở thành 1ốc đảo cô đơn, lạnh lẽo->chết ngay khi còn sống.
-Muốn cho tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sốngta cần phải làm gì?
+Biết quan tâm sẻ chia với những vui buồn,cảm xúc,cảm giác của người thân, bạn bè; tham gia vào những hoạt động xã hội, giúp ích cho cộng đồng.
+Đón nhận tình cảm của mọi người 1 cách chân thành.
-Bài học rút ra cho bản thân.
c.Kết bài:
-Ý kiến của Pu-sin giúp cho mỗi người biết bồi dưỡng cho tâm hồn trở nên trẻ trung, yêu đời yêu cuộc sống.--Mỗi HS cần biết học tập và sống sao cho không để tuổi trẻ trôi đi 1 cách nhạt nhoà, đơn điệu.
C.Củng cố.
-Nhắc lại kĩ năng làm bài.
-Ra bài tập về nhà: suy nghĩ của em về câu tục ngữ sau: “Cái nết đánh chết cáiđẹp”
 Ngày soạn: 16/ 8/2010
.
BÀI TẬP VỀ GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT.
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
-Hiểu được sự trong sáng của tiếng Việt: phát âm, dùng từ ,viết câu phải theo chuẩn qui tắc và có tính chủân mực chung.
-Giáo dục HS có ý thức trau dồi tiếng Việt,làm cho tiếng Việt ngày càng trong sáng, tránh được các lỗi khi phát âm,viết chữ.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới
Hoạt động của GV-HS
 Nội dung cần đạt
?HS chỉ ra những từ sai và GV yêu cầu HS nhắc lại các biểu hiện của việc làm cho tiếng Việt trong sáng.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
GV nhận xét ,kết luận.
đưa ra cách chữa cho từng câu.
?Phát hiện sự lạm dụng tiếng nước ngoài trong những câu cụ thể?
I.Ôn tập lí thuyết.
1.Tính chuẩn mực và tính qui tắc chung.
2.Không lạm dụng, lai căng tiếng nước ngoài.
3.Sự văn hoá, lịch sự của lời nói.
II.Bài tập.
1.Chỉ rõ lỗi và nêu cách sửa đối với các câu sau đây:
-Sinh đẹp,lãng mạng,trung thuỷ,xương núi, mảnh thảnh,dáng dóc,chí thức, xuy nghĩ,xâu thẳm.
-Nguyệt trông giống 1 cô gái hài hoà.
-Trải qua nhiều năm tháng mà Nguyệt vẫn không phai mờ.
*Gợi ý: Sửa lỗi.
-Xinh đẹp, lãng mạn,chung thuỷ,sương núi, mảnh khảnh,thoăn thoắt,xung phong,dáng vóc,trí thức,suy nghĩ, sâu thẳm.
-Nguyệt trông giống 1 cô gái hiền hoà.
-Trải qua ......vẫn không thay đổi.
2.Chỉ những từ dùng sai và sửa lại cho đúng.
-Xã em có 10 người được bầu là bà mẹ Việt Nam anh hùng .
-Chiều qua lớp em họp để phong mức kỉ luật cho các bạn vừa dính líu vào vụ ẩu đả trước cổng trường.
-Một thuyền đánh cá đã vớt lên từ đáy biển nhiều kỉ vật thời chiến tranh.
*Gợi ý:
-Trong các câu trên các từ dùng sai là:Bầu, phong, kỉ vật.
-Sửa :
+Xã em....được phong là bà...anh hùng.
+Chiều qua lớp em họp để đề nghị mức kỉ luật.....trường.
+Một thuyền đánh cá...nhiều di vật thời chiến tranh.
3.Chỉ ra những trường hợp lạm dụng tiếng nước ngoài và hiện tượng trùng nghĩa trong các câu sau:
-Nhiều fan hâm mộ đã ra sân bay đón đội tuyển bóng đá Việt nam thắng lợi trở về.
-Liên hoan fetival nghệ thuật Tây nguyên được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột.
-Cô ta ăn mặc rất mốt thời trang.
*Gơi ý:
-Cả 3 câu đều lạm dụng tiếng nước ngoài và trùng nghĩa.
+fan( người hâm mộ): vừa lạm dụng tíêng nước ngoài vừa trùng nghĩa.
+fetival(liên hoan,lễ hội).
+mốt hàm chứa nghĩa thời trang.
4.Chỉ ra câu sai và sửa lỗi.
-Chính anh mà không phải tôi đã nói như thế.
-Chúng ta càng đoàn kết thì phong trào thi đua học tốt mỗi ngày 1 phát triển.
-Được thầy cô khen khiến nó sung sướng đỏ bừng mặt.
*Gợi ý:
C1: Sai quan hệ từ-> sửa: thay “mà” bằng “chứ”.
C2: Sai cặp từ có tác dụng nối càng...càng->sửa: thay:” mỗi ngày 1” bằng “càng”.
C3: Không đúng cấu trúc câu cầu khiến-> sửa: bỏ từ “được” ở đầu câu. 
.
C.Củng cố.
- Hệ thống lại kiến thức đã ôn tập trong giờ .
-Ra bài tập về nhà cho HS
.
 Ngày soạn: 24/ 8/2010
ÔN TẬP TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP.
(HỒ CHÍ MINH)
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
-Các giá trị của bản TNĐL.
-Sự mẫu mực về thể loại chính luận.
-Hiểu được tình cảm của HCM khi viết TNĐL.
-Hệ thống lập luận chặt chẽ. 
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
Hoạt động của GV-HS
 nội dung cần đạt
 GV đưa ra nhứng câu hỏi về các lĩnh vực của TNĐL để HS có cái nhìn toàn diện về TP.
GV cho HS thảo luận theo từng câu hỏi .Cử đại diện nhóm trả lời,GV nhận xét, bổ sung,kết luận
?HS chỉ ra những tình cảm của HCM khi viết TNĐL?
?Giá trị lịch sử của TN là gì?
?Chứng minh TNĐL là 1 tác phẩm văn học đích thực?.
1.Vì sao TNĐL là 1 văn bản chính luận nhưng vẫn giàu tính nhân bản?
-Tính nhân bản cùa TNĐL được thể hiện ở những biểu hiện sau:
+Khẳng định quyền được sống,quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và của mọi dân tộc.
+Lên án tội ác đối với con người về các mặt:chính trị, kinh tế, xã hội,văn hoá, luật pháp...
+Xót xa trước những đau thương của nhân dân VN dưới ách đô hộ của thực dân P(dân ta chịu 2 tầng xiềng xích...dân ta càng cực khổ, nghèo nàn...chết đói...)
+Đề cao hành vi nhân đạo và khoan hồng của người VN với người P.
+Lên án những hành vi hèn hạ,lật lọng của thực dân P. Khẳng định hành động dũng cảm đứng lên giành quỳên sống cũng như quyết tâm giữ vững nền độc lập, tự do của người VN.
2.TNĐL không chỉ hấp dẫn bởi nghệ thuật nghị luận mẫu mực mà còn lay động sâu sắc người đọc bởi tình cảm thắm thiết của tác giả?
Gợi ý: sức lay dộng của những tình cảm thắm thiết của bản TNĐL được thể hiện ở:
+Thái độ căm phẫn của tác giả khi vạch trần tội ác của thực dân P với nhân dân ta( nghệ thuật điệp từ chúng).
+Tình cảm xót thương của tác giả khi nói đến nỗi đau của dân tộc ta(tắm các cuộc ...nòi giống ta suy nhược...dân ta nghèo nàn...)
+Tình cảm thiết tha mãnh liệt: thái độ cương quyế ... 
II.Diễn biến tâm lí nhân vật Mị từ khi cô về làm dâu nhà thống lí đến khi chạy chốn cùng APhủ?
*Gợi ý.
Tâm lí Mị diễn biến phức tạp, thay đổi theo từng thời điểm .
-Lúc đầu: Mị không chịu làm vợ A Sử(cô van xin cha đừng bán con cho nhà giàu). Nhưng vì món nợ truyền kiếp, Mị phải làm vợ A Sử. Mị đành chấp nhận số phận lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
-Đêm mùa xuân đến. Cảnh sắc tưng bừng ngày tết nhộn nhịp. Mị uống rượu và say lịm.Cô nhớ về quá khứ tươi đẹp. Khát vọng tuổi trẻ sống dậy. Mị muốn đi chơi xuân.
-Trong lúc bị trói, Mị bàng hoàng lúc mê, lúc tỉnh.Cuối cùng cô tỉnh và nhớ lại câu chuyện người đàn bà trước đây trong gia đình bị trói đến chết.Cô lo cho mình( cựa quậy xem mình sống hay chết).
-Đêm mùa đông Mị sưởi lửa trong bếp. Giọt nước mắt của APhủ làm Mị thức tỉnh. Cô nhớ lúc mình bị trói trong đêm mùa xuân năm trước.Mị lo cho APhủ, nhận thấy nhà thống lí chúng nó thật độc ác. Cơ hội đến Mị cắt dây trói cứu APhủ.
->Tóm lại: Tâm lí nhân vật diễn biến theo từng chặng. Từ chỗ từ chối làm dâu nhà giàu đến đành cam chịu thân phận trâu ngựa.Nhưng rồi, cuộc sống bên ngoài và nội lực bên trong đã giúp Mị nỗi khổ của mình và của người khác(APhủ và những người trước đó), cảm thông với thân phận APhủ-người cùng cảnh ngộ, đồng thời biết được sự độc ác của bọn thống trị và cuối cùng dám hành động cứu người và cũng là cứu mình.
III.Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Vợ chồng APhủ của nhà văn Tô Hoài?
*Gợi ý.
1.VCAP là tác phẩm thành công trong việc xây dựng nhân vật.Mị và APhủ là 2 nhân vật chính của tác phẩm.Họ vừa là nhứng sáng tạo mới mẻ của Tô Hoài vừa là điển hình cho người dân Tây Bắc trước cách mạng.
2.TH đã dụng những cách thức nghệ thuật sau để miêu tả nhân vật.
a) *Tính cách nhân vật Mị được thể hiện chủ yếu qua diễn biến tâm lí.Nhân vật thiên về đời sống nội tâm. Nhà văn triệt để khai thác tâm lí để làm rõ số phận, tính cách nhân vật là ưu thế riêng của ngòi bút Tô Hoài khi xây dựng nhân vật Mị.
-Trong đêm tình mùa xuân:Tâm lí Mị chịu sự tương tác qua lại giữa khách quan(cảnh mùa xuân, sắc màu của những chiếc váy hoa,tiếng sáo gọi bạn tình...) và chủ quan(muốn uống rượu, uống đến say...);giữa hiện tại(mất ý thức, không có cảm giác về cuộc sống, quen với cái khổ...)và quá khứ(trẻ đẹp, tự do, có người yêu, được đi chơi xuân);giữa bên ngoài(câm lặng)và bên trong (nổi sóng);giữa say(chập chờn nhớ về quá khứ, say trong tiếng sáo gọi bạn tình, sửa soạn váy đi chơi, không biết mình bị trói...)và tỉnh(ý thức về thân phận của mình, khóc, nhận ra mình không bằng con ngựa).
-Đêm mùa đông cởi dây trói cho APhủ: Tâm hồn câm lặng, vô càm của Mị chỉ thực sự biến động khi nhìn thấy giọt nước mắt của APhủ.Tâm lí cô diễn biến phức tạp:Mị thương mình, thương người, căm thù bọn độc ác...Bao nhiêu tâm trạng chồng chất để cô đi đến 1 quyết định liều lĩnh: cứu người thoát khỏi cái chết và tự chạy chốn cùng APhủ để cứu mình.
*Aphủ lại là nhân vật mà tính cách chủ yếu được thể hiện qua hành động(Aphủ đánh nhau để bao vệ bạn.Khi bất lực trở thành nô lệ cho nhà giàu ,APhủ vẫn mạnh mẽ,đòi đi bắt hổ , khi bị trói nhay đứt mấy vòng dây mây...).
 b)Nhân vật trong tác phẩm luôn gắn với cốt truyện, nhờ được miêu tả thông qua những xung đột, mâu thuẫn, tình huống, tính cách nhân vật dần được bộc lộ và khẳng định . Nhân vật của Tô Hoài cũng được đặt trong những tình huống cụ thể để làm rõ tính cách.
-Cảnh xử kiện:Nhân vật APhủ xuất hiện thật ấn tượng trong cảnh xử kiện. Tình huống cho thấy sự bất lực, bất khả kháng của con người nghèo yếu thế.Tác giả tập trung vào cảnh Aphủ bị đánh. Con người ngang tàng như APhủ mà phải nhẫn nhục chịu đòn, chỉ im như tượng đá. APhủ bị xử phạt nặng nề và vô lí.Một trăm đồng bạc trắng(tiền đánh, tiền hút,tiền mổ lợn cho các quan ăn vạ ...)là cái cớ để 1 chàng trai tự do như APhủ trở thành ma nhà thống lí. Khi thống lí khấn ma về nhận mặt cũng có nghĩa là cuộc đời APhủ thực sự mất tự do.Thông qua tình huống này, TH muốn khái quát 1quy luật:đã nghèo thì chỉ có con đường tất yếu là trở thành nô lệ cho nhà giàu.Con người tự do, ngang bướng như APhủ cuối cùng vẫn rơi vào nhà thống lí 1 cách bất khả kháng. Tác giả tập trung vào cảnh xử kiện và cảnh mất bò để làm rõ quá trình trở thành nô lệ của APhủ diễn ra thật nhanh và thật vô lí như thế nào.
-Đêm tình mùa xuân hay tình huống cắt dây trói cứu APhủ là những thử thách giúp chúng ta nhận ra tính cách nhất quán trong Mị. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào,Mị vẫn là 1 cô gái đầy khát khao hạnh phúc,tuổi trẻ, tự do. Khát khao ấy được nuôi dưỡng, càng mãnh liệt hơn trong những đêm không ngủ...
C.Củng cố.
-Củng cố những kiến thức đã ôn tập trong giờ.
-Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà: Phân tích diễn biến tâm lí Mị trong đêm đông cắt dây trói cứu APhủ?
 Ngày soạn: 20/ 12/2010
ÔN TẬP NHÂN VẬT GIAO TIẾP.
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
-Khắc sâu kiến thức về nhân vật giao tiếp.
-Biết vận dụng làm bài tập.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
Hoạt động của GV-HS
 Nội dung cần đạt
HS nhắc lại lí thuyết.
GV hương sdẫn HS làm bài tập theo nhóm. Cử đại diện nhóm phát biểu . GV nhận xét ,bổ sung và kết luận.
?Chia nhóm hs làm bài tập
1.Ôn tập lí thuyết.
-Các vai trong giao tiếp: người nói -người nghe luân phiên vai.
-Muốn đạt hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp cần tuỳ thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp cho phù hợp.
2.Luyện tập.
Bài tập 1: 
Trong 2 ví dụ sau, tụi bay có sắc thái tu từ không giống nhau. Vận dụng kiến thức về nhân vật giao tiếp để giải thích sự khác biệt đó.
-“Tội nghiệp tụi bay, nhưng tại ba má tụi bay hết đó”.Bà cụ nấc lên thành tiếng.
(Thềm hoang-Nhật Tiến)
-Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó!
Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!”
(Bà má Hậu Giang-Tố Hữu)
*Gợi ý.
-Ở ví dụ 1: Tụi bay là lời của bà cụ với đám con cháu, rõ ràng có sắc thái thân mật.
-Ở ví dụ 2: Lời của bà má trong cơn uất giận với bọn giặc, tất nhiên có sắc thái khinh rẻ.
Bài tập 2.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới.
Rồi đến 1 hôm, quản ngục mở khoá cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn:-Đối với những người như ngài , phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là 1 người có nghĩa khí, tôi muốn châm trước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền luỵ riêng cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài có cần gì thêm nữa xin cho biết.Tôi sẽ cố gắng chu tất.
Ông đã trả lời quản ngục:
-Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có 1 điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.
(Chữ người tử tù-Nguyễn Tuân)
a)Nêu dẫn chứng cho thấy cách nói năng của viên quản ngục với Huấn Cao và Huấn Cao với viên quản ngục là bất thường xét về vị thế quản ngục-ỳu nhân.
b)Tại sao có hiện tượng bất thường ấy?
*Gợi ý.
-Cách nói năng của quản ngục thì khiêm nhường, cung kính: giữ kín cho, xin cho biết,sẽ cố gắng chu tất; xưng tôi, gọi ngài. Cách nói năng của Huấn Cao thì ngạo nghễ: nhà ngươi đừng đặt chân vào đây; xưng ta, gọi ngươi.
-Xét theo quan hệ vị thế thông thường, cách nói năng phài đảo ngược: quản ngục thì ngạo nghễ, xấc xược; tù nhân thì cung kính, sợ sệt. Có sự bất thường này là vì Huấn Cao muốn tỏ rõ mình là người không khuất phục trước cường quyền, trong khi thực ra quản ngục là người “biệt nhỡn liên tài”; Huấn Cao sau này thay đổi hẳn thái độ: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
Bài tập 3.(SGK-!3)
Phân tích lời các nhân vật để thấy được vị thế, quan hệ xã hội và tính cách của mỗi nhân vật.
*Gợi ý.
Doạn trích có 2 nhân vật và câu chuyện của họ diễn ra trong bối cảnh quân nổi loạn đang kéo đến rất gần để tìm cách giếtVũ Như Tô và các cung nữ trong đó có Đan Thiềm:
+Vũ Như Tô là 1 người nghệ sĩ có tài kiến trúc đang chỉ đạo việc thi công xây dựng cửu trùng đài. Lời nói của nhân vật VNT trong đoạn trích thể hiện ông là người có khí phách, dũng cảm và tin vào công lí( có lí gì họ giết tôi...ai), là người tình nghĩa, không vì mình mà bỏ rơi người thân trong hoạn nạn(Vậy tôi....chịu).
+Đan Thiềm là 1 cung nữ bị thất sủng, có vị thế thấp hẳn so với VNT. Nhưng lời nói của nàng trong đoạn trích cho thấy nàng là 1 người khiêm nhường và rất quý trọng tài năng( đừng để phí tài trời...mới được). Đồng thời cho thấy nàng là người thông minh, có hiểu biết và độ lượng( Dân chúng...thượng sách)
C.Củng cố: HS lưu ý các kiến thức về nhân vật giao tiếp và làm bài tập cho thành thục
 Ngày soạn: 26/ 12/2010
ÔN TẬP VỢ NHẶT
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
-Vẻ đẹp của người đàn bà vợ nhặt.
-Giá trị nhân đạo của tác phẩm.
-Tâm trạng bà cụ Tứ.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
Hoạt động của GV-HS
 Nội dung cần đạt
1.Vẻ đẹp của người vợ nhặt?
a) Thân phận và cảnh ngộ
-Là người đàn bà không tên tuổi, không quê quán họ hàng xuất hiện giữa chợ tỉnh, là thân phận gái giữa đường, rẻ rúng không giá trị.
-Cái đói hành hạ và đẩy thị đến bờ vực của cái chết. Sự thay đổi rất nhanh của cô gái sau 2 lần gặp cho thấy hiện thực khắc nghiệt với cô( từ 1 người đàn bà cong cớn, đanh đá, trở thành 1 người đàn bà rách rưới, tả tơi: khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn 2 con mắt...)
-Cái đói biến thị thành kẻ trơ tráo, liều lĩnh, cùng đường(theo không người ta về làm vợ, ăn uống thô tục...)Để sống con người có thể bấu víu vào bất cứ cái gì, dù đó là chàng trai nghèo, hẩm hiu, thô kệch đang rũ vì đói. Số phận con người thật thảm hại trước ngày đói.
b) Tâm trạng người vợ nhặt.
-Trên đường về nhà: Không tự tin về thân phận, có sự tủi phận, ngại ngùng, lo âu( khó chiụ trước lời trêu trọc, xóc lại tà áo, chân nọ bước díu vào chân kia...). Thị vừa suy tư về con đường trước mắt vừa không dấu được niềm khao khát hạnh phúc( tủm tỉm cười , nói vài câu bâng quơ...)
-Về đến nhà:Có cái ngại ngùng của cô dâu mới
C.Củng cố.
 Ngày soạn:/ / /2010
Tuần:
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
C.Củng cố. Ngày soạn:/ / /2010
Tuần:
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
B.Tiến trình thực hiện Ngày soạn:/ / /2010
Tuần:
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
C.Củng cố.
 Ngày soạn:/ / /2010
Tuần:
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức. Ngày soạn:/ / /2010
Tuần:
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
C.Củng cố.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
C.Củng cố.
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
C.Củng cố.
 Ngày soạn:/ / /2010
Tuần: Ngày soạn:/ / /2010
Tuần:
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS: Ngày soạn:/ / /2010
Tuần:
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới. Ngày soạn:/ / /2010
Tuần:
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
B.Tiến trình thực hiện Ngày soạn:/ / /2010
Tuần:
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
C.Củng cố.
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
C.Củng cố.
C.Củng cố.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
C.Củng cố.
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
C.Củng cố.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon van 12.doc