Giáo án Sinh khối 12 bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Giáo án Sinh khối 12 bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi

BÀI 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI

Tiết: 29

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, học sinh cần

- Hiểu được quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghicũng như hoàn thiện khả năng thích nghi của sinh vật.

- Giải thích được quá trình hìnhthành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của quá trình hìnhthành và tích luỹ các đột biến, quá trình sinh sản và quá trình CLTN.

- Rèn luyện khả năng thu thấp một số tài liệu, làm việc tập thể xây dựng báo cáo và trình bày.

II. Chuẩn bị

Tranh phóng to hình 27.1-2 sgk.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh khối 12 bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI
Tiết: 29
Ngày soạn: ngày 20 tháng 1 năm 2008
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh cần
Hiểu được quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghicũng như hoàn thiện khả năng thích nghi của sinh vật.
Giải thích được quá trình hìnhthành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của quá trình hìnhthành và tích luỹ các đột biến, quá trình sinh sản và quá trình CLTN.
Rèn luyện khả năng thu thấp một số tài liệu, làm việc tập thể xây dựng báo cáo và trình bày.
II. Chuẩn bị
Tranh phóng to hình 27.1-2 sgk.
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
Nêu vai trò của các nhân tố tiến hoá.
Nội dung bài mới
Hoạt động thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khái niệm đặc điểm thích nghi.
Quan sát hình 27.1 và cho biết đặc điểm nào là đặc điểm thích nghi của con sâu trên cây sồi? Giải thích.
Đặc điểm thích nghi của sinh vật là gì?
Đặc điểm thích nghi của sinh vật do một hay nhiều gen quy định?
Quần thể như thế nào được coi là quần thể thích nghi.
I. Khái niệm đặc điểm thích nghi.
- Đặc điểm thích nghi của cá thể là những đặc điểm giúp chúng sống sót tốt hơn.
VD: Sâu sồi mùa xuân có hình dạng như chùm hoa sồi -> lẩn tránh kẻ thù tôt hơn -> sống sót tốt hơn.
- Đặc điểm thích nghi của sinh vật có nhiều hướng: - giúp sinh vật nguỵ trang, giúp sinh vật kiếm ăn...
- Đặc điểm thích nghi của sinh vật thường không phải do 1 gen quy định mà do nhiều gen quy định.
- Quần thể thích nghi: là quần thể có xu hướng tăng số lượng cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi và ngày càng hoàn thiện khả năng thích nghi của các sinh vật trong quần thể
Hoạt động 2: Quá trình hình thành quần thể thích nghi.
Giáo viên trình bày cơ sở hình thành quần thể thích nghi
Giáo viên phân tích một ví dụ về qúa trình hình thành quần thể vi khuẩn kháng thuốc.
Tốc độ hình thành quần thể thích nghi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
So sánh tốc độ hình thành quần thể thích nghi ở loài sinh sản vô tính và loài sinh sản hữu tính; loìa sinh vạt nhân sơ và sinh vật nhân thực; loài đơn bội và loài lưỡng bội? Giải thích.
Giáo viên phân tích vai trò của chọn lọc tự nhiêu đối với quá trình hình thành quàn thể thích nghi.
II.Quá trình hình thành quần thể thích nghi
1. Cơ sở di truyền của quá trình hình thành quần thể thích nghi
- Quá trình CLTN luôn đào thải cá thể có kiểu hình không thích nghi -> làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi và tăng dần mức độ hoàn thiện của các đặc điểm thích nghi từ thế hệ này sang thế hệ khác -> hình thành quần thể thích nghi.
VD: Hình dạng, màu sắc của sâu bọ giúp chúng nguỵ trang chốn tránh kẻ thù
Khả năng kháng thuốc của loài vi khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh cho người:
Năm 1941: sdụng penixinllin tiêu diệt có hiệu quả cao
Năm 1992: 95% các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng trên thế giới đều kháng thuốc penixillin.
Cơ chế hình thành chủng vi khuẩn kháng thuốc:
Do đột biến gen ở một số vi khuẩn -> một số vi khuẩn có khả năng kháng thuốc -> có khả năng sống sót cao -> gen lan rộng trong quần thể nhờ quá trình truyền theo hàng dọc (mẹ truyền cho con) và truyền theo hàng ngang (biến nạp, tải nạp) -> hình thành chủng kháng thuốc.
* Tốc độ hình thành quần thể thích nghi phụ thuộc vào:
- Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài
- Tốc độ sinh sản của loài
- Áp lực của chọn lọc tự nhiên
=> Loài sinh sản vô tính hình thành quần thể thích nghi nhanh hơn loài sinh sản vô tính.
=> CLTN tác động lên quần thể loài đơn bội nhanh hơn quần thể loài lưỡng bội.
=> Quần thể sinh vật nhân sơ chọn lọc tự nhiên tác động nhanh hơn quần thể sinh vật nhân thực.
2. Thí nghiệm chứng minh vai trò của chọn lọc tự nhiên.
- CLTN chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra kiểu gen thích nghi.
Ví dụ sgk
Hoạt động 3: Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.
GV yêu cầu học sinh lấy những ví dụ minh hoạ cho nhận xét một đặc điểm thích nghi chỉ có tính tương đói.
III. Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
- Đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường chỉ mang tính chất tương đối. Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ thỉ thích nghi với một môi trường nhất định.
VD: Người thở bằng phổi thích nghi với môi trường trên cạn nhưng khi xuống nước không thích nghi.
Củng cố bài học
Học sinh giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi: sâu ăn lá thường có màu xanh.
Tại sao khi sử dụng thuốc kháng sinh bác sĩ thường khuyên uống đúng liều, không nêu uống liều quá cao.
Rút kinh nghiệm sau giảng.
Thông tin bổ sung:
Quần thể cây có khả nang kháng lại một loại côn trùng.
 Do đột biến gen hoặc biến dị tổ hợp -> một số cây tình cờ sản sinh ra chất độc. Trong điều kiện bình thường những câu này phát triển chậm hoặc yếu hơn. Khi có sâu hại thì hầu hết các cây káhc bj tieê diệt chỉ còn lại một số cây có chất độc tồn tại và phát triển. Số cây này nhanh chóng phát triển thành quần thể cây trồng kháng sâu nếu áp lực chọn lọc ngày một tăng.
C3: Màu sắc sặc sỡ của nấm được gọi là màu sắc cảnh báo. Đây là một đặc điểm thích nghi vì nó cảnh báo cho các động vật ăn nấm biết chứng chứa chất độc. Khi độgn vật dã ăn phải khi nhìn thấy nấm có màu sắc sặc sỡ sẽ sợ không dám ăn.
C4:Khả năng kháng thuốc do nhiều gen quy định. Dưới tác dụng của CLTN, các gen kháng thuốc được tích luỹ ngày càng nhiều trong cơ thể -> khả năng kháng thuốc ngày càng hoàn thiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 27- qua trinh hinh thanh quan the thich nghi.doc