Giáo án Sinh học lớp 12 – Ban Cơ bản - Bài 24, 25, 26

Giáo án Sinh học lớp 12 – Ban Cơ bản - Bài 24, 25, 26

CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ

Bài 24 - tiết 24:

BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ

I. MỤC TIÊU:

1) Kiến thức: Qua bài này giúp học sinh hiểu và nắm chắc được các nội dung kiến thức:

- Các bằng chứng tiến hóa cơ bản: Giải phẩu so sánh, phôi sinh học, đại lí sinh học, tế bào phân tử.

- Phân biệt được cơ quan tương đồng, cơ quan tương ứng, cơ quan thoái hóa.

- Vai trò của các bằng chúng này trong tiến hóa.

2) Kĩ năng: Phân tích, trình bày một vấn đề.

3) Thái độ: Ý thức về gen và bảo tồn vốn gen quí hiếm của sinh vật.

4) Trọng tâm: Các bằng chứng tiến hóa giải phẩu so sánh, phôi sinh học.

II. CHUẨN BỊ:

1./ Giáo viên: - Giáo án, kiến thức bổ sung.

 - Hình trên máy chiếu về các bằng chứng tiến hóa.

 - Bảng hoạt động nhóm.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 12 – Ban Cơ bản - Bài 24, 25, 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN SÁU: TIẾN HÓA TRONG SINH GIỚI
 CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
Bài 24 - tiết 24:
BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
I. MỤC TIÊU:
1)	Kiến thức: Qua bài này giúp học sinh hiểu và nắm chắc được các nội dung kiến thức:
-	Các bằng chứng tiến hóa cơ bản: Giải phẩu so sánh, phôi sinh học, đại lí sinh học, tế bào phân tử.
-	Phân biệt được cơ quan tương đồng, cơ quan tương ứng, cơ quan thoái hóa.
-	Vai trò của các bằng chúng này trong tiến hóa.
2)	Kĩ năng: Phân tích, trình bày một vấn đề.
3)	Thái độ: Ý thức về gen và bảo tồn vốn gen quí hiếm của sinh vật.
4)	Trọng tâm: Các bằng chứng tiến hóa giải phẩu so sánh, phôi sinh học.
II. CHUẨN BỊ:	
1./ Giáo viên:	- Giáo án, kiến thức bổ sung.
	- Hình trên máy chiếu về các bằng chứng tiến hóa.
	- Bảng hoạt động nhóm.
	2./ Học sinh:	- Chuẩn bị SGK, tập ghi & tập BT.
	- Đọc trước nội dung bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP: 	- Phương pháp chủ đạo: Hỏi – đáp, thảo luận nhóm.
	- Phương pháp hỗ trợ: Giảng giải, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1)	Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, nề nếp.
2)	Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu về nội dung phấn sáu chương trình I.
3)	Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ BẰNG CHỨNG GIẢI PHẨU SO SÁNH.
Hoạt động thầy - Trò
Nội dung bài ghi
Ngày nay để tìm hiểu về sự tiến hòa con người đã dùng nhunữg bằng chứng nào?
HS: (trực tiếp, gián tiếp)
GV cho HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi bằng chứng giải phẩu so sánh là những bằng chứng nào? Phân biệt cơ quan tường đồng, tương ứng, thoái hóa?
HS:
Các bằng chứng này nói lên điều gì?
HS
Bài 24 - tiết 24:
BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẨU SO SÁNH:
Dựa vào đặc điểm các cơ quan trên cơ thể sinh vật để phân biệt các loài và xác định nguồn gốc của sinh vật.
- Cơ quan tương đồng: Là những cơ quan có đặc điểm giống nhau giữa hai loài và có cùng chức năng, cùng nguồn gốc. Ví dụ manh tràng và ruột thừa
- Cơ quan tương tự: Là những cơ quan giồng nhau trên hai loài có cùng chức năng và có nguồn gốc khác nhau. Ví dụ cánh và chi trước.
* Dựa vào cơ quan tương đồng ta có thể xác định nguồn gốc của loài.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ BẰNG CHỨNG PHÔI SINH HỌC.
Hoạt động thầy - Trò
Nội dung bài ghi
Con người phát triển qua những giai đoạn nào?
HS
Giai đoạn trong thai trải qua nhũng thời kì nào?
HS
GV chốt các thời kì và nêu câu hỏi
Bằng chứng này thể hiện nhưn thế nào? Điều đó nói lên vấn đề gì?
HS
II. BẰNG CHỨNG PHÔI SINH HỌC:
- Hầu hết các loài động vật đều phát triển qua giai đoạn phôi với nhiều đặc điểm giống nhau.
- Trải qua 3 thời kì (Tiền phôi, phôi thai, thai nhi).
Các thời kì này phôi thai mang đặc điểm giống nhau như có khe mang, có lông, tim 2 ngăn.
Điều đó cho thấy người và các động vật có chung một nguồn gốc.
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VỀ BẰNG CHỨNG ĐỊA LÍ SINH HỌC.
Hoạt động thầy - Trò
Nội dung bài ghi
Em hãy cho biết về bằng chubngs địa lí sinh học là gì? Nó giải thích điều gì?
HS
Khi các yếu tố địa lí thay đổi thì sinh vật có thay đổi không?
HS
Thế nào là sự đồgn qui hội tụ?
Vấn đề này giải thích điều gì?
III. BẰNG CHỨNG ĐỊA LÍ SINH HỌC:
- Sự phân bố của sinh vật ở các vùng địa lí khác nhau thường có những đặc điểm khác nhau. Các sinh vật ở khu vực địa lí gần nhau thì giống nhau nhiều hơn. Mặt khác các sinh vật đôi khi ở rất xa nhau nhưng lại có những đặc điểm giống nhau vì chúng có cùng tổ tiên.
- Dựa vào yếu tố địa lí sinh học cũng có thể giải thích nguồn gốc chung của các loài sinh vật. đồng thời cũng cho thấy sinh vật giống nhau là vì có cùng nguồn gốc hơn là do tác động môi trường.
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU VỀ BẰNG CHỨNG TẾ BÀO, PHÂN TỬ
Hoạt động thầy - Trò
Nội dung bài ghi
Em hãy cho biết về bằng chứng tế bào, phân tử là dựa vào cái gì?
HS
Prôtêin trong các sinh vật giống nhau ở cái gì? Điều này có ý nghĩa gì?
HS
IV. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO, PHÂN TỬ:
- Tất cả các sinh vật đều có cấu trúc từ những tế bào, và mọi tế bào đều bắt nguồn từ côaxecva trong nước.
- Ta còn dựa vào bộ NST trong tế bào để phân biệt các loài hay xác định nguồn gốc của chúng.
- Dựa vào trình tự các nu trên ADN và các aa trên prôtêin của các loài khác nhau để xác định quan hệ họ hàng giữa chúng.
VD tất cả các sinh vật ngày nay đều có cùgn mã di truyền và có cùng 20aa để tạo prôtêin. 90% ADN của người và vượn người giống nhau, chứng minh chúng có cùng nguồn gốc.
4)	Củng cố:
- Có những bằng chứng tiến hóa nào, người ta dựa vào những bằng chứng này để làm gì?
- Bằng chứng địa lí sinh vật đã giải thích điều gì?
5)	Bài tập về nhà:
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem bài mới “Thuyết tiến hóa Lamac - Đacuyn”.
	Bài 25 - tiết 25:
HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐÁCUYN
I. MỤC TIÊU:
1)	Kiến thức:
	 -	Hiểu và nắm được nội dung của thuyết tiến hóa Lamac.
	-	Hiểu và nắm được nội dung của thuyết tiến hóa Đacuyn.
	-	Rút ra được những thành công và tồn tại của hai học thuyết này.
2)	Kĩ năng: Phân tích, so sánh một vấn đề.
3)	Thái độ: Quan điểm về sự tiến háo của sinh vật trong sinh giới.
4)	Trọng tâm: Nội dung của học thuyết Lamac, Đacuyn. Sự chọn lọc tự nhiên và phân li tính trạng của sinh vật.
II. CHUẨN BỊ:	
1./ Giáo viên:	- Giáo án, kiến thức bổ sung.
	- Hình (Sơ đồ phân li tính trạng, phân nhánh ở sinh vật).
	- Bảng hoạt động nhóm.
	2./ Học sinh:	- Chuẩn bị SGK, tập ghi & tập BT.
	- Đọc trước nội dung bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP: 	- Phương pháp chủ đạo: Hỏi – đáp, thảo luận nhóm.
	- Phương pháp hỗ trợ: Giảng giải, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1)	Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, nề nếp.
2)	Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Để nghiên cứu về thế giới sinh vật người ta dựa vào những bằng chứng nào? Các bằng chứng này nói lên điều gì ? đưa một ví dụ chứng minh?
3)	Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ THUYẾT TIẾN HÓA CỦA LAMÁC.
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung bài ghi
Để giải thích về qua trình tiến hóa của sinh vật các nhà khao học đã tìm ra nhiều vấn đề chúng minh về sự hình thành và phát triển của thế giới sinh vật Hai nhà bac học đầu tiên đó là Lamac và Đacuyn đã có những học thuyết nói về sự tiến hóa.
GV đưa ra nội dung của thuyết tiến hóa Lamac rồi cho HS xem SGK và nêu câu hỏi.
Theo Lamac thì nguyên nhân nào dẫn đến sự tiến hóa?
HS
Cơ chế của quá trình tiến hào đó?
HS
GV phân tích ví dụ và nhấn mạnh về nội dung, nguyên nhân, cơ chế để HS nắm bài.
Bài 25 - tiết 25:
HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC
THUYẾT ĐÁCUYN
I. THUYẾT TIẾN HÓA CỦA LAMAC:
* Vài điều về Lamac: SGK
Nội dung: Tiến hóa không đơn thuần là sự biến đổi mà là sự phát triển có kế thừa lịch sử. Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ giản đơn đến phức tạp.
Nguyên nhân: Do ngoại cảnh không đồng nhất và thay đổi hoặc do thay tập tính sống của sinh vật.
Cơ chế: Những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc gián tiếp do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ tạo ra những biến đổi.
Ví dụ: Cây rau mao lương, hươu cao cổ.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ HỌC THUYẾT TIẾN HÓA ĐACUYN
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung bài ghi
So với Lamac thì Đacuyn đã có những nghiên cứu nào khác hơn, đã nếu ra những vấn đề gì?
HS
GV đưa ra nội dung của thuyết tiến hóa Đacuyn rồi cho HS xem SGK và nêu câu hỏi
Theo Lamac thì nguyên nhân nào dẫn đến sự tiến hóa?
HS
Cơ chế của quá trình tiến hào đó?
HS
Phân biệt các loại biến dị theo đacuyn?
HS
Phân biệt chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo theo Đácuyn?
HS
Sự phân li tính trạng theo Đác uyn là gì? Có tác dụng gì?
HS
II. THUYẾT TIẾN HÓA CỦA ĐACUYN
* Vài điều về Đacuyn: SGK
Nội dung: Tiến hóa là sự củng cố dần các biến dị, tất cả các loài sinh vạt đều có xu hướng tăng sinh và duy trì kích thước quần thể trong điều kiện bình thường. 
- Các nguồn biến dị: Biến dị cá thể; biến dị di truyền và không di truyền.
Nguyên nhân:
Do ngoại cảnh tác động và chọn lọa tự nhiên.
* Quá trình chọn lọc:
Chọn lọc nhân tạo: Vật nuôi cây trồng chịu tác động của qúa trình; tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người, đào thải các biến dị bất lợi.
Chọn lọc tự nhiên: là sự phân hóa khả năng sống sót của những cá thể khác nhau trong quần thể. CLTN tác động đến các sinh vật trong thiên nhiên, cũng gồm 2 qúa trình song song chọn lọc và đào thải. Kết qủa: đưa đến sự tồn tại những cá thể thích nghi hơn với hoàn cảnh sống.
Tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng là cơ sở để giải thích sự hình thành loài mới và nguồn gốc của các loài.
III. NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ TỒN TẠI CỦA HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LACMAC - ĐACUYN
Đóng góp:
- Đưa ra đựợc nội dung, nguyên nhân và cơ chế của sự tiến hóa để chúng minh các sinh vật có sự tiến hóa.
- Đacuyn đã cứng minh được và trò của CLTN và phân li tính trạng trong tiến hóa.
Tồn tại:
- Lamác chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền. Chưa hiểu được nguyên nhân và cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và CLTN.
Đácuyn chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh và di truyền các biến dị.
4)	Củng cố:
- Phân biệt học thuyết Lamac và Đacuyn về nguyên nhân, cơ chế?
- Những đóng góp và tồn tại của hai học thuyết trên?
5)	Bài tập về nhà:
- Trả lời các câu hỏi trong SGK, làm các bài tập 5 trang 112.
- Xem bài mới “Học thuyết tiến hóa tổng hợp”.
Bài 26 - tiết 26:
HỌC THUYẾT TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU:
1)	Kiến thức:
	 -	Nắm được nội dung cơ bản của thuyết tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ, các nguồn biến dị di truyền của TH.
	-	Phân biệt được các nhân tố tiến hóa.
	-	Hiểu và giải thích được tác động của các nhân tố TH đến quá trình tiến hóa.
2)	Kĩ năng: Phân tích, so sánh một vấn đề.
3)	Thái độ: Quan điểm về sự tiến hoá của sinh vật trong sinh giới.
4)	Trọng tâm: Nội dung của học thuyết lớn, nhỏ. Các nhân tố tiến hóa.
II. CHUẨN BỊ:	
1./ Giáo viên:	- Giáo án, kiến thức bổ sung.
	- Phiếu học tập(các nhân tố TH).
	2./ Học sinh:	- Chuẩn bị SGK, tập ghi & tập BT.
	- Đọc trước nội dung bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP: 	- Phương pháp chủ đạo: Hỏi – đáp, thảo luận nhóm.
	- Phương pháp hỗ trợ: Giảng giải, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1)	Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, nề nếp.
2)	Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Nguyên nhân tiến hóa theo Lamac và Đácuyn? Những thành công và hạn chế của hai học thuyết tiến hóa này?
3)	Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ THUYẾT TIẾN TỔNG HỢP.
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung bài ghi
Để giải thích về qua trình tiến hóa của sinh vật các nhà khao học đã tìm ra nhiều vấn đề chúng minh về sự hình thành và phát triển của thế giới sinh vật Hai nhà bac học đầu tiên đó là Lamac và Đacuyn đã có những học thuyết nói về sự tiến hóa.
GV đưa ra nội dung của thuyết tiến hóa Lamac rồi cho HS xem SGK và nêu câu hỏi.
Theo Lamac thì nguyên nhân nào dẫn đến sự tiến hóa?
HS
Cơ chế của quá trình tiến hào đó?
HS
GV phân tích ví dụ và nhấn mạnh về nội dung, nguyên nhân, cơ chế để HS nắm bài.
Bài 25 - tiết 25:
HỌC THUYẾT TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
I. QUAN NIỆM TIẾN HÓA VÀ NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓA:
* Vài điều về thuyết tiến hóa tổng hợp: SGK
Tiến hóa nhỏ:
 Nội dung: là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể).
Tiến hóa nhỏ diến ra trên qui mô hẹp và thời gian ngắn.
Quá trình tiến hóa diến ra bằng sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện sự cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc dẫn đến xuất hiện loài mới.
Tiến hóa lớn:
Nội dung: Là quá trình hình thành các nhóm phân loại nhưn chi, Họ, Bộ, lớp .
Tiến hóa lớn diễn ra trên qui mô rộng và thời gian dài.
Quá trình này kéo dài từ khi hình thành nhiều loài ð chi, nhiều chi ð– họ, nhiều họ ðbộ 
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung bài ghi
3. Nguồn biến dị di truyền của quần thể:
Biến dị sơ cấp: Các biến dị đột biến(Gen, NST)
Biến dị thứ cấp
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ HỌC THUYẾT TIẾN HÓA ĐACUYN
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung bài ghi
So với Lamac thì Đacuyn đã có những nghiên cứu nào khác hơn, đã nếu ra những vấn đề gì?
HS
GV đưa ra nội dung của thuyết tiến hóa Đacuyn rồi cho HS xem SGK và nêu câu hỏi
Theo Lamac thì nguyên nhân nào dẫn đến sự tiến hóa?
HS
Cơ chế của quá trình tiến hào đó?
HS
Phân biệt các loại biến dị theo đacuyn?
HS
Phân biệt chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo theo Đácuyn?
HS
Sự phân li tính trạng theo Đác uyn là gì? Có tác dụng gì?
HS
II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA:
Đột biến:
Di nhập gen:
Chọn lọc tự nhiên:
Các yếu tố ngẫu nhiên:
Giao phối ngẫu nhiên:
4)	Củng cố:
- Phân biệt học thuyết Lamac và Đacuyn về nguyên nhân, cơ chế?
- Những đóng góp và tồn tại của hai học thuyết trên?
5)	Bài tập về nhà:
- Trả lời các câu hỏi trong SGK, làm các bài tập 5 trang 112.
- Xem bài mới “Học thuyết tiến hóa tổng hợp”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 24, tiet 24.doc