Giáo án Sinh học 12 - Tiết 8: Quy luật của Menden, quy luật phân ly - Nguyễn Kim Hoa

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 8: Quy luật của Menden, quy luật phân ly - Nguyễn Kim Hoa

I – Mục tiêu bài học: HS cần

 - Giải thích được tại sao Menđen lại thành công trong việc phát hiện ra các quy luật di truyền

 - Kỹ năng: + Quan sát tranh, hình SGK để phát hiện kiến thức.

 + Suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề của sinh học.

II – Tài liệu:

1. Sinh học 12 – sách giáo viên.

2. Cơ sở di truyền học – Phan Cự Nhân.

3. Giáo trình di truyền học - Đỗ Lê Thăng.

III – Thiết bị dạy học:

- Tranh vẽ SGK phóng to hình 8.1 – 8.2.

- Hình ảnh động về các quá trình liên quan đến nội dung bài

- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu

IV – Trọng tâm bài học:

- Phương pháp nghiên cứu DT học của Menđen

- Hình thành học thuyết khoa học.

V – Phương pháp:

 - Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.

 

doc 2 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 8: Quy luật của Menden, quy luật phân ly - Nguyễn Kim Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: tính quy luật của hiện tượng di truyền
Giáo án số: 08
Quy luật của menđen – quy luật phân ly
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: HS cần
	- Giải thích được tại sao Menđen lại thành công trong việc phát hiện ra các quy luật di truyền
	- Kỹ năng: + Quan sát tranh, hình SGK để phát hiện kiến thức.
	+ Suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề của sinh học.
II – Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Cơ sở di truyền học – Phan Cự Nhân.
Giáo trình di truyền học - Đỗ Lê Thăng.
III – Thiết bị dạy học: 
- Tranh vẽ SGK phóng to hình 8.1 – 8.2. 
- Hình ảnh động về các quá trình liên quan đến nội dung bài
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu
IV – Trọng tâm bài học:
- Phương pháp nghiên cứu DT học của Menđen
- Hình thành học thuyết khoa học.
V – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Thu báo cáo thực hành
II – Vào bài mới : 
Nội dung
Phương pháp
I – Phương pháp nghiên cứu DT học của Men đen
* Tóm tắt quy trình thí nghiệm của Menđen
Quy trình thí nghiệm
B1: Tạo các dòng TC có các KH tương phản (Đ - T)
B2: Lai các dòng TC với nhau --> đời con F1
B3: Cho các cây lai F1 tự thụ phấn --> con lai F2
B4: Cho từng cây F3 tự thụ phấn --> con lai F3
Kết quả thí nghiệm
F1: 100% cây đỏ
F2: 3/4 hoa đỏ và 1/4 hoa trắng
F3: 1/3 cây hoa đỏ F2 --> F3 toàn đỏ
2/3 cây hoa đỏ F2 --> F3 có tỷ lệ 3Đ: 1T
100% cây trắng F2 --> F3 toàn trăng
Giải thích kết quả
Mỗi TT do 1 cặp nhân tố DT quy định (cặp alen), 1 có nguồn gốc từ ♂, 1 có nguồn gốc từ ♀. Các NTDT của P $ ở cơ thể con 1 cách riêng rẽ, ko hoà trộn vào nhau, khi GF chúng phân ly đồng đều về các giao tử
Kiểm định giải thuyết
Nếu giả thuyết đúng thì cây dị hợp Aa khi GF à 2 loại giao tử = nhau. Kiểm định bằng PB
II – Hình thành học thuyết khoa học
- Sử dụng quy luật thống kê và lý thuyết XS đưa ra giả thuyết
+ Mỗi TT do 1 cặp NTDT quy định (cặp gen – cặp alen), các NTDT ko hoà trộn vào nhau trong TB
+ P chỉ truyền cho F (qua gt’) 1 trong 2 thành viên của cặp NTDT
+ Khi TT, các gt’ kết hợp NN --> hợp tử
- Cơ sở XS tỷ lệ 1: 2: 1 (Quy tắc x và + XS)
- MĐ kiểm định bằng PB
- ND quy luật phân ly: sgk – 35
III – Cơ sở TB học
- Trong TBSDưỡng, gen và NST luôn tồn tại thành từng cặp và gen/NST.
- Khi GF, mỗi alen trong cặp alen phân ly đồng đều về các gt’, mỗi NST trong từng cặp NSTTĐ cũng phân ly đồng đều về các gt’.
* Một số điểm lưu ý:
- TT: sự biểu hiện ra KH của 1 KG.
- Gen: đoạn Pt’ DNA mang TTDT quy định 1 TT 
- Locus gen: Vị trí nhất định của gen/NST
- Alen: Các biểu hiện khác nhau của cùng 1 gen có trình tự Nu nhất định ≠ nhau.
- QL phân ly: là sự phân ly của các alen chứ ko phải quy luật phân ly TT.
* Sử dụng phiếu HT
Quy trình thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm
Giải thích kết quả
Kiểm định giải thuyết
* HS nghiên cứu SGK – hoàn thành phiếu HT
---> Nét độc đáo trong thí nghiệm của Men Đen
* GV giảng giải để HS hiểu và nắm rõ vấn đề (theo SGV)
* GV nêu TT khái quát về quy trình nghiên cứu gồm các bước (3 bước – SGV)
* HS nhớ lại các kiến thức đã học SH9
- Phân biệt 1 số khái niệm:
+ TT, gen, locus gen, alen.
+ Bản chất của quy luật phân ly.
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
Câu 1:ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh. KH ở cây F1 sẽ như thế nào?
100 % hạt vàng
1 hạt vàng: 1 hạt xanh
3 hạt vàng: 1 hạt xanh
5 hạt vàng: 1 hạt xanh
IV. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi Trang 37 – SGK.
- Đọc trước bài “Quy luật Men đen – quy luật phân ly độc lập”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
................

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc