Giáo án Sinh học 12 - Tiết 1, Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi DNA - Trần Thị Phương Anh

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 1, Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi DNA - Trần Thị Phương Anh

1.Khái niệm: Là bộ ba nucleotide (hoặc ribonucleotide) liên tiếp trên gene cùng mã hoá cho một acid amine.

2.Đặc điểm:

-Đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotide, không gối lên nhau.

-Tính phổ biến.

-Tính đặc hiệu.

-Tính thoái hoá.

3.Phân loại:

-Mã không mã hoá acid amine: UAA, UAG, UGA.

-Mã mã hoá acid amine. Các bộ ba còn lại (AUG methionine)

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 1, Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi DNA - Trần Thị Phương Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 – Ngày thực hiện: 20/08/2010
Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI DNA
(Gens, genetic code and DNA replication)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Lĩnh hội được những nội dung cơ bản của chương trình sinh học 10, 11.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Thế nào là gen, mã di truyền.
-Nêu được vị trí, vai trò của các vùng trong cấu trúc cơ bản của một gen.
-Trình bày được quá trình nhân đôi của ADN.
2.Kỹ năng
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Chuẩn bị đầy đủ SGK, sách bài tập.
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
-Tranh phóng to bảng 1/8.
-Tranh phóng to hình 1.2/9.
III.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1. Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
GV (Đặt vấn đề):Vì sao con kiến lại sinh ra con kiến mà không sinh ra con voi ? Vì sao không thể nuôi con lợn thành người ? Tại sao có một số người lại có đuôi, có nhiều đôi vú ? 
Học di truyền và biến dị để làm gì ?
HOẠT ĐỘNG GV - HS
NỘI DUNG
GV: Cho VD về một số gen mà em biết ? Từ đó cho biết vai trò của gen là gì ?
GV: Vậy gene là gì ? Nó khác gì so với DNA ?
GV: N/c SGK, mục 2/6-7. Hoàn thành bảng sau:
GV: Hoàn thành bài toán sau:
Giả thiết
Có 4 loại nucleotide 
(ribonu) mã hoá cho 20 
loại aa.
Kết luận
Chứng minh bộ mã di
 truyền là mã bộ ba ?
GV: Gene có ở nhóm sinh vật nào ? Có loài nào không có mã di truyền không ?
GV: (Khắc sâu) Em có nhận xét gì về các bộ ba cùng quy định một acid amine ?
GV: Vậy thông tin di truyền được được lưu giữ qua các thế hệ tế bào, cơ thể nhờ cơ chế nào ?
GV: Nguyên tắc nào đảm bảo cho thông tin di truyền được sao chép chính xác ?
GV: Tại sao một mạch được tổng hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián đoạn ?
GV: Vậy quá trình nhân đôi của DNA có ý nghĩa gì ?
I.GENE
1.Khái niệm:
a.VD:
-Gene mang thông tin mã hoá chuỗi polypeptide Hb α.
-Gene mang thông tin mã hoá phân tử tARN, rARN
b. Định nghĩa: Là một đoạn phân tử ADN (hoặc ARN) mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polypeptide hay một phân tử RNA.
2.Cấu trúc: Gồm 3 vùng theo chiều 3’ → 5’ :
Vùng
Vị trí
Vai trò
Vùng điều hoà
Vùng mã hoá
Vùng kết thúc
II.MÃ DI TRUYỀN (Genetic code)
1.Khái niệm: Là bộ ba nucleotide (hoặc ribonucleotide) liên tiếp trên gene cùng mã hoá cho một acid amine.
2.Đặc điểm:
-Đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotide, không gối lên nhau.
-Tính phổ biến.
-Tính đặc hiệu.
-Tính thoái hoá.
3.Phân loại:
-Mã không mã hoá acid amine: UAA, UAG, UGA.
-Mã mã hoá acid amine. Các bộ ba còn lại (AUG methionine)
III.QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI DNA (Tái bản ADN)
1.Nguyên tắc:
-Nguyên tắc bổ sung: A=T; G≡X
-Nguyên tắc bán bảo tồn: Nguyên tắc giữ lại một nửa.
2.Cơ chế:
Bước 1: Tháo xoắn. 
Bước 2: Tổng hợp 2 mạch mới
Bước 3: Tạo thành hai phân tử.
3.Ý nghĩa
Đảm bảo tính ổn định về vật liệu di truyền giữa các thế hệ tế bào và cơ thể.
 3.Củng cố, kiểm tra đánh giá:
-Trả lời câu hỏi 5, 6 SGK/10.
-Bài tập: Một gen có 20 vòng xoắn nhân đôi 1 lần. Hãy xác định số nu từng loại môi trường cung cấp và số liên kết hydro bị bẻ gẫy ?
 4.BTVN:
-Bài 1/9 Sách bài tập Sinh học 12 cơ bản.

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-1-Lesson 1- Gene, genetic code, DNA replication.doc