Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Nguyễn Đức Hải

Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Nguyễn Đức Hải

I. Gen:

1. Khái niệm: Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN.

VD: Gen tARN mã hóa phân tử ARN

2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc:

a. Vùng điều hoà: Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen, là nơi khởi động quá trình phiên mã và điều hoà phiên mã.

b. Vùng mã hoá: Mang thông tin mã hoá các axit amin.

- Sinh vật nhân sơ: Vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh)

- Sinh vật nhân thực: Vùng mã hóa không liên tục (gen phân mảnh), các đoạn không mã hóa (intron) xen kẽ các đoạn mã hóa (êxon).

c) Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5' cuả mạch mã gốc gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

II. Mã di truyền:

1. Khái niệm: Là trình tự sắp xếp các Nu trong gen quy định trình tự sắp xếp các aa trong Prôtêin.

- Có hơn 20 loại axit amin nhưng chỉ có 4 lại Nu nên mã di truyền là mã bộ ba

- Trên gen cấu trúc cứ 3 Nu đứng liền nhau mã hoá cho 1 axit amin - Bộ ba mã hoá (triplet).

- Với 64 bộ ba có 3 bộ ba không mã hóa a.a (UAA, UAG, UGA. làm nhiệm vụ kết thúc và 1 bộ ba mở đầu (AUG) mã hoá a.a Met (ở SV nhân sơ là foocmin Met)

2. Đặc điểm:

- Mã di truyền được dọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba không gối lên nhau.

- Mã di truyền có tính phổ biến: Hầu hết các loài đều có chung 1 bộ ba di truyền.

- Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một bộ ba chi mã hoá cho một loại axitamin.

- Mã di truyền mang tính thoái hoá (dư thừa): Một axit amin có thể có hơn một bộ ba, trừ AUG và UGG

III. Quá trình nhân đôi ADN:

1. Diễn biến: (Gồm 3 gđ)

a. Giai đoạn 1: (Tháo xoắn phân tử ADN)

- Nhờ các enzim tháo xoắn (helicase) 2 mạch phân tử ADN tách nhau dần.

b. Giai đoạn 2: (Tổng hợp các mạch ADN mới)

- Hai mạch ADN tháo xoắn được dùng làm mạch khuôn, dưới tác dụng của enzim ADN-polimeraza các Nu tự do trong môi trường nội bào đến liên kết với các Nu trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, G liên kết với X).

- Chiều tổng hợp có chiều từ 5’  3’), nên mạch khuôn có chiều 3’ - 5’ mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn mạch khuôn có chiều 5’- 3’ mạch bổ sung được tổng hợp từng đoạn (Okazaki) rồi sau đó nối lại với nhau nhờ enzim nối (ligaza.

c. Giai đoạn 3: (Hai phân tử ADN được tạo thành)

- Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của phân tử ADN ban đầu (bán bảo toàn) và 1 mạch mới được tổng hợp.

2. Ý Nghĩa:

- Tạo ra 2 phân tử ADN con có đặc điểm giống nhau và giống với phân tử ADN mẹ

 

doc 101 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Nguyễn Đức Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn:
 	 Tiết 1 	 Ngày giảng:
Phần năm: DI TRUYỀN HỌC
Chương I: Cơ Chế Di Truyền Và Biến Dị
Bài 1: Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi ADN
A. Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải nắm được khái niệm gen và kể tên được vài loại gen( gen điều hòa, gen cấu trúc.
- Nêu được định nghĩa mã di truyền, đặc điểm của mã di truyền.
- Trình bày được những diễn biến chính cơ chế sao chép ADN của tế bào nhân sơ.
B. Chuẩn bị:
- GV: Tranh vẽ phóng hình 1.2 hoặc mô hình lắp ghép nhân đôi ADN.
- HS: đọc trước nội dung.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Bài cũ:
- Giới thiệu về chương trình môn học- Phương pháp học tập bộ môn.
- Yêu cầu của bộ môn.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Em hãy nêu khái niệm gen?
* Theo em 1 phân tử ADN chứa 1 hay nhiều gen?Gt 
* Quan sát hình 1.1 và nội dung phần I.2 SGK em hãy cho biết cấu trúc chung của gen cấu trúc? (số vùng, vị trí và chức năng của mỗi vùng)
+ ở sinh vật nhân sơ gen cấu trúc có vùng mã hoá liên tục còn sinh vật nhân thực thường xen kẽ đoạn mã hoá (êxôn) là đoạn không mã hoá (intron)(gen phân mảnh
+ Cần lưu ý trong 2 mạch poliNu 1 mạch chứa thông tin gọi là mạch khuôn (3’-5’), (5’-3’) là mạch bổ sung.
* Có 4 loại Nu cấu tạo nên ADN và khoảng 20 loại axit amin cấu tạo nên prôtêin. 
Protein cấu tạo từ đâu?
Tại sao mã di truyền lại là mã bộ ba?
* Với 4 loại Nu mà 3Nu tạo thành 1 bộ ba (có bao nhiêu bộ ba (triplet)?
+ Trong 64 bộ ba (triplet) có 3 bộ ba không mã hoá aa → 61 bộ ba mã hoá aa (codon)
* Các bộ ba trong sinh giới có giống nhau không?
* Mỗi 1 bộ ba chỉ mã hoá 1 axit amin (đặc hiệu) khoảng 20 loại axit amin mà có 61 bộ ba? (tính thoái hoá)
* Quan sát hình 1.2 và nội dung phần III SGK, em hãy nêu thời điểm và diễn biến quá trình nhân đôi ADN.
+ ở SV nhân thực thường tạo nhiều chạc sao chép (rút ngắn thời gian nhân đôi ADN 
Phát biểu NTBS?
+ Các đoạn Okazaki có chiều tổng hợp ngược với mạch kia và có sự tham gia của ARN mồi, enzim nối ligaza
Thế nào là nguyên tắc bán bảo toàn?
* Em có nhận xét gì về 2 phân tử ADN mới và với phân tử ADN mẹ?
I. Gen:
1. Khái niệm: Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN.
VD: Gen tARN mã hóa phân tử ARN
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc:
a. Vùng điều hoà: Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen, là nơi khởi động quá trình phiên mã và điều hoà phiên mã.
b. Vùng mã hoá: Mang thông tin mã hoá các axit amin.
- Sinh vật nhân sơ: Vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh)
- Sinh vật nhân thực: Vùng mã hóa không liên tục (gen phân mảnh), các đoạn không mã hóa (intron) xen kẽ các đoạn mã hóa (êxon).
c) Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5' cuả mạch mã gốc gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
II. Mã di truyền:
1. Khái niệm: Là trình tự sắp xếp các Nu trong gen quy định trình tự sắp xếp các aa trong Prôtêin.
- Có hơn 20 loại axit amin nhưng chỉ có 4 lại Nu nên mã di truyền là mã bộ ba
- Trên gen cấu trúc cứ 3 Nu đứng liền nhau mã hoá cho 1 axit amin - Bộ ba mã hoá (triplet).
- Với 64 bộ ba có 3 bộ ba không mã hóa a.a (UAA, UAG, UGA. làm nhiệm vụ kết thúc và 1 bộ ba mở đầu (AUG) mã hoá a.a Met (ở SV nhân sơ là foocmin Met)
2. Đặc điểm:
- Mã di truyền được dọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba không gối lên nhau.
- Mã di truyền có tính phổ biến: Hầu hết các loài đều có chung 1 bộ ba di truyền.
- Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một bộ ba chi mã hoá cho một loại axitamin.
- Mã di truyền mang tính thoái hoá (dư thừa): Một axit amin có thể có hơn một bộ ba, trừ AUG và UGG
III. Quá trình nhân đôi ADN:
1. Diễn biến: (Gồm 3 gđ)
a. Giai đoạn 1: (Tháo xoắn phân tử ADN)
- Nhờ các enzim tháo xoắn (helicase) 2 mạch phân tử ADN tách nhau dần.
b. Giai đoạn 2: (Tổng hợp các mạch ADN mới)
- Hai mạch ADN tháo xoắn được dùng làm mạch khuôn, dưới tác dụng của enzim ADN-polimeraza các Nu tự do trong môi trường nội bào đến liên kết với các Nu trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, G liên kết với X).
- Chiều tổng hợp có chiều từ 5’ ® 3’), nên mạch khuôn có chiều 3’ - 5’ mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn mạch khuôn có chiều 5’- 3’ mạch bổ sung được tổng hợp từng đoạn (Okazaki) rồi sau đó nối lại với nhau nhờ enzim nối (ligaza..
c. Giai đoạn 3: (Hai phân tử ADN được tạo thành)
- Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của phân tử ADN ban đầu (bán bảo toàn) và 1 mạch mới được tổng hợp. 
2. Ý Nghĩa:
- Tạo ra 2 phân tử ADN con có đặc điểm giống nhau và giống với phân tử ADN mẹ
IV. Củng cố:
- Nêu nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn và ý nghĩa quá trình nhân đôi ADN?
V. Dặn dò
- Học bài, các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị nội dung bài mới các câu hỏi cuối bài mới
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 	 	 Ngày giảng:
 Tiết 2 Bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
A.Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải trình bày được những diễn biến chính của: cơ chế phiên mã(tổng hợp phân tử mARN) và cơ chế dịch mã (tổng hợp chuỗi pôlipeptit).
- Kỷ năng trình bày các cơ chế.
- Giáo dục thái độ về yêu thích môn học, khả năng tìm tòi.
B. Chuẫn bị:
	GV: - Máy chiếu projecto và phim phiên mã, dịch mã.
 - Tranh vẽ phóng hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 SGK
HS: Nghiên cứu trước nội dung sgk
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định tổ chức:
 	II. Kiểm tra bài cũ:
 Gen là gì? Trình bày cấu trúc chung của gen mã hoá prôtêin ?
	III. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Phiên mã là gì? Trình bày cơ chế phiên mã. 
HS xem Tranh hình 2.2 (xem phim) để trình bày.
HS: Là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn của ADN)
HS nhắc lại kiến thức về cấu trúc & chức năng ARN.
 a. ARN thông tin (mARN):
- Có cấu tạo mạch thẳng
- Dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.
b. ARN vận chuyển(tARN)
- Có nhiều loại tARN, mỗi phân tử tARN đều có 1 bộ ba đối mã (anticôdon) và 1 đầu để liên kết với axit amin tương ứng.
- Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
c. ARN ribôxôm(rARN)
- Gồm 2 tiểu đơn vị kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm.
- Là nơi diễn ra tổng hợp chuỗi pôlipeptit. 
+ mARN là bản phiên mã từ mã gốc (mạch khuôn ADN) và thường bị các enzim phân huỷ sau khi tổng hợp xong Protein.
* Tại sao enzim lại trượt theo chiều 3’-5’ mà không trượt theo chiều 5’-3’? (P.tử mARN được tổng hợp liên tục và chiều liên kết giữa các Nu là chiều 5’ - 3’).
? Điểm khác nhau giữa mARN vừa tổng hợp ở SV nhân sơ và nhân thực?
HS trình bày / GV chốt. 
- Thế nào là quá trình dịch mã?trình bày cơ chế dịch mã.
Xem hình 2.3 (hoặc xem phim) để trình bày. GV chốt.
HS nghiên cứu SKG và tóm tắt diễn biến qúa trình.
* Tranh hình 2.4 (xem phim)
+ Mã mở đầu luôn là AUG nhưng ở sv nhân thực mã hoá axit amin là Met ở sv nhân sơ là foocmin Met 
* Em có nhận xét gì về số lượng codon trên mARN và số lượng axit amin trên chuỗi pôlipeptit được tổng hợp và số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tham gia cấu trúc nên phân tử prôtêin?
* Trên 1 phân tử mARN có nhiều ribôxôm cùng trượt có tác dụng gì? (Trong quá trình dịch mã mARN thường gắn một nhóm ribôxôm gọi là pôlixôm giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin).
I. Phiên mã:
1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:
(phiếu học tập ở nhà)
2. Cơ chế phiên mã: 
- Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’- 5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
- Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc chiều 3’ - 5’ của ADN và các Nu trong môi trường nội bào liên kết với các Nu trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung (A - U, G - X) để tổng hợp mARN 5’ – 3’ .
- Khi enzim gặp tín hiệu kết thúc thì QT phiên mã dừng lại, phân tử mARN được giải phóng.
- Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại. 
* Phiên mã ở tế bào nhân thực và nhân sơ cơ bản là giống nhau.
 - Tế bào nhân sơ: mARN sau phiên mã được trực tiếp tổng hợp Protein.
 - Tế bào nhân thực: mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các exon để tạo thành mARN trưởng thành rồi đi qua màng nhân đến tế bào chất làm khuôn tổng hợp Protein.
II. Dịch mã: (Là quá trình tổng hợp prôtêin)
1. Hoạt hoá axit amin:
- Nhờ các enzim đặc hiệu và ATP mỗi axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN tương ứng tạo axit amin- tARN (aa- tARN). 
2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: 
* Giai đoạn mở đầu: Tiểu đơn vị bé của Ribôxôm gắn với mARN ở vị trí đặc hiệu (gần với bộ mã đầu) AUG, a.a-tARN tiến vào bộ 3 mở đầu, sau đó tiểu phần lớn của RBX gắn vào tạo RBX hoàn chỉnh.
* Giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit:
a.a1- tARN vào RBX, một liên kết peptit được hình thành giữa a.a mở đầu với a.a thứ nhất.
- Ribôxôm dịch chuyển sang bộ 3 thứ 2, tARN và aa mở đầu được giải phóng.
Tiếp theo a.a2-tARN tiến vào RBX, hình thành liên kết peptit giữa a.a2 với a.a1. 
- RBX dịch chuyển đến bộ 3 thứ 3, tARN và a.a1 được giải phóng. 
Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến với bộ 3 tiếp giáp đến bộ 3 kết thúc của mARN.
* Giai đoạn kết thúc:
Khi RBX dịch chuyển sang bộ 3 kết thúc thì quá trình dịch dừng lại.
- 2 tiểu phần của RBX tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ a.a mở đầu (Met) và giải phóng chuỗi pôlipeptit.
Phiên mã
Dịch mã
Nhân đôi 
ADN 
IV. Củng cố:
	 mARN Prôtêin Tính trạng
Chú ý: ở sv nhân sơ sau khi tổng hợp xong phân tử mARN tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit còn ở sv nhân thực là tiền mARN (mARN sơ khai) sau đó cắt bỏ các đoạn không mã hoá axit amin (intron) và nối các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) lại thành mARN trưởng thành rồi mới tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
V. Dặn dò 
 - Học bài theo vở và SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài 
- Chuẩn bị bài sau: Điều hoà hoạt động của gen.
*. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Tiết 3 	Ngày giảng:	 
Bài 3: ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN
A. Mục tiêu bài dạy:
- Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ (opêron Lac của Mô Nô, Jac Cốp)
- Rèn kỷ năng trình bày, kỷ năng nghiên cứu sgk.
- Giáo dục ý thức học tập cho học sinh. 
B. Chuẫn bị:
- GV: Máy chiếu projecto và phim điều hoà hoạt động gen. Hoặc- Tranh vẽ phóng hình 3.2, 3.2a, 3.2b SGK
- HS: Nghiên cứu trước nội dung sgk.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Bài cũ: KT 15 phút: Hãy trình bày diễn biến và kết quả của quá trình dịch mã.
III. Bài mới:
	Ở cơ thể người có khoảng 25000 gen, song ở mỗi thời điểm để phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể thì có gen này hoạt động hoặc gen kia hoạt động. Tế bào chỉ tổng hợp prôtêin vào lúc thích hợp và với một lượng cần thiết. 
 (Trình bày mối quan hệ ADN → ARN → Protein bằng sơ đồ)
- Khi nào gen hoạt động để tạo ra các protein cần thiết? và làm thế nào để gen điều khiển cho gen hoạt động đúng vào thời điểm cần thiết?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HS nghiên cứu sgk trình bày → Điều hòa hoạt động của gen là gì?
HS: Trình bày / Lớp bổ sung.
GV lưu ý cho HS:
+ Trong 1 tế bào ở các thời điểm khác nhau các loại gen và số lượng gen hoạt động khác nhau.
+ Các loại tế bào khác nhau số lượng các nhóm, loại gen hoạt động cũng khác nhau.
*Tranh mô hình cấu trúc của opêron Lac.(Hình 3.1 SGK)
* Quan sát tranh và nghiên cứu nội dung II.1 SGK em hãy nêu cấu trúc của opêron Lac?
* Tranh hình 3.2a(xem phim)
* Em hãy nêu cơ chế điều hoà hoạt động opêron La ... n nuôi chim, 2 – 2,5 lần nuôi trâu, bò.
I.Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
1. Phân bố năng lượng trên trái đất
- Năng lượng của HST chủ yếu được lấy từ năng lượng ánh sáng mặt trời.
- Dòng năng lượng trong HST chỉ được truyền theo 1 chiều (sinh vật sản xuất → các bậc dinh dưỡng → môi trường)
- Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy (50% bức xạ) cho quang hợp
- Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2-0,5% tổng lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ.
2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm.
- Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng, tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
II. Hiệu suất sinh thái
- Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái
- Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng sau tích luỹ được thường là 10% so với bậc trước liền kề.
IV. Củng cố:
Nguyên nhân chính gây ra sự thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái?
V. Hướng dẫn về nhà. Chuẩn bị bài thực hành
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày dạy : ........ / ........ / ........
Tiết 49
Bài 46: THỰC HÀNH: QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
A. Mục Tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Nêu được khái niệm, lấy ví dụ minh họa về các dạng tài nguyên thiên nhiên.
- Phân tích đựơc tác động của việc sử dụng tài nguyên không khoa học làm cho môi trường bị suy thoái, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người.
- Chỉ ra được các biện pháp chính để sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải có các biện pháp sử dụng bền vững tài nguyên và ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
B.Chuẫn bị:
Đĩa CD/băng hình, tranh, hình vẽ về tài nguyên và các biện pháp sử dụng bền vững tài nguyên và các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
C. Tiến Trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu vai trò của ánh sáng đối với hệ sinh thái?
III. Bài mới:
Bước 1: Tổ chức cho học sinh quan sát các khu khai thác tài nguyên thiên nhiên, khu sản xuất, hồ Tây, xem băng ghi hình/đĩa CD về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, khai thác tài nguyên gây ô nhiễm môi trường...
Bước 2: Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nội dung
Bước 3: Học sinh điền vào bảng theo mẫu
Bước 4: Học sinh viết báo cáo
Đáp Án Các Vấn Đề Thảo Luận.
Bảng 46.1: Bảng điền các dạng tài nguyên thiên nhiên đã quan sát
Dạng tài nguyên
Các tài nguyên
Vớ dụ ghi cừu trả lời
Tài nguyên không tái sinh
Nhiên liệu hóa thạch
- Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt gọi là tài nguyên không tái sinh.
- Than đá nhiều ở Quảng Ninh, Thái Nguyên... Dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam...
Kim loại
Thiếc ở Cao Bằng,... Sắt ở Thái Nguyờn, Cao Bằng, Hà Giang... Vàng ở Bắc Kạn, Quảng Nam...
Phi kim loại
Đá vôi, đất sét,... sản xuất xi măng ở nhiều tỉnh miền Bắc, Trung và Nam Bộ. Đá quý có nhiều ở sông Chảy (Yên Bái), Thanh Hóa, Nghệ An...
Tài nguyên tái sinh
Không khí sạch
Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lý sẽ có điều kiện phát triển phục hồi gọi là tài nguyên tái sinh.
Nước sạch
Việt Nam có nguồn nước sạch khá dồi dào, trong đó có hệ thống sông Hồng, Cửu Long, Đồng Nai giữ vai trò quan trọng, ngoài ra còn có nhiều hồ nước lớn như Hòa Bình, Thác Bà, Trị An...
Đất
Việt Nam là nước có diện tích trung bình nhưng dân số đông nên diện tích đất tính trên đầu người không lớn. Hai vùng đất phù sa có độ phì nhiêu cao thuộc lưu vực sông Hồng và sụng Cửu Long, ngoài ra cũng có nhiều vùng đất trên núi cao, đồi dốc hoặc đất cát ven biển rất dễ bị rửa trôi như vựng đất trung du Bắc Bộ, ven biển miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ... 
Đa dạng sinh học
Việt Nam là nước có độ đa dạng sinh học cao, nhiều loài động và thực vật mới được phát hiện như sao la. Tuy nhiên, hiện nay nhiều loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao như tê giác, chim trĩ, trâu rừng và các cây như gỗ đỏ, gụ mật, cẩm lai...
Tài nguyờn năng lượng vĩnh cửu
Năng lượng mặt trời
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là tài nguyên năng lượng sạch và không bao giời bị cạn kiệt như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng, năng lượng thủy triều, năng lượng nhiệt từ trong lòng đất.
- Việt Nam là nước có tiềm năng về năng lượng mặt trời cao. 
Năng lượng gió
Năng lượng gió dồi dào.
Năng lượng sóng
Việt Nam có hơn 3200km bờ biển nên tiềm năng sử dụng năng lượng sóng lớn.
Năng lượng thủy triều
Tiềm năng lớn.
Bảng 46.2: Bảng điền về hình thức và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Các hình thức gây ô nhiễm
Nguyên nhân gây ô nhiễm
Biện pháp khắc phục
Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm từ sản suất công nghiệp tại các nhà máy, làng nghề...
- Ô nhiễm do phương tiện giao thông.
- Ô nhiễm từ đun nấu tại các gia đình.
- ...*
- Do cụng nghệ lạc hậu.
- Do chưa có biện pháp hữu hiệu...
- Sử dụng thêm nhiều nguyên liệu sạch.
- Lắp đặt thêm các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
- Xây dựng thêm nhiều công viên cây xanh...*
Ô nhiễm chất thải rắn
- Đồ nhựa, cao su, giấy, thủy tinh... thải ra từ các nhà máy, công trường.
- Xác sinh vật, chất thải ra từ sản xuất nông nghiệp.
- Rác thải từ các bệnh viện.
- Giấy gói, túi nilon... thải ra từ hoạt động sinh hoạt ở mỗi gia đình.
-...*
- Do chưa chấp hành quy định về xử lý rác thải công nghiệp, y tế và rác thải sinh hoạt.
- Do ý thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa cao.
- Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
- Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu đồ đựng...
- Tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm nguồn nước
Nguồn nước thải ra từ các nhà máy, khu dân cư mang nhiều chất hữu cơ, hóa chất, VSV gây bệnh.
- ...*
Do chưa có nơi xử lớ nước thải.
Xây dựng nhà máy xử lý nước thải...
Ô nhiễm hóa chất độc
- Hóa chất độc thải ra từ các nhà máy.
- Thuốc trừ sâu dư thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
- ...*
Do sử dụng hóa chất độc hại không đúng quy định.
- Xây dựng nơi quản lý chặt chẽ các chất gây nguy hiểm.
- Hạn chế sử dụng hóa chất, thuốc trừ sừu trong sản xuất nông nghiệp...
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Sinh vật truyền bệnh cho người và sinh vật khác như muỗi, giun sán...*
- Do không thường xuyên làm vệ sinh môi trường.
- Do ý thức của người dân chưa cao...
Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng tránh. Thực hiện vệ sinh môi trường... 
Bảng 46.3: Bảng điền các hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Hình thức sử dụng tài nguyên
Sử dụng bền vững/không bền vững?
Ví dụ về đề xuất biện pháp khắc phục
Tài nguyyên đất
- Trong trồng trọt.
- Đất xây dựng công trình.
- Đất bỏ hoang...*
- Chống bỏ đất hoang, sử dụng nhiều vùng đất không hiệu quả ở các địa phương.
- Trồng cây gây rừng bảo vệ đất trên các vùng đồi núi trọc...*
Tài nguyờn nước
- Hồ chứa nước phục vụ nông nghiệp.
- Nước sinh hoạt.
- Nước sinh hoạt...*
- Đủ nước tưới cho nông nghiệp/hồ nước cạn.
- Nước sạch/nước ô nhiễm...
Xừy dựng nhiều hồ chứa nước kết hợp với hệ thống thủy lợi góp phần chống hạn cho đất như hồ Thác Bà, Hòa Bình, Trị An... và nhiều hồ nhỏ ở các địa phương.
Tài nguyờn rừng
- Bảo vệ rừng.
- Rừng trồng được phép khai thác.
- Rừng bị khai thác bừa bải...*
- ...
- ...
- ...
- Những nỗ lực bảo vệ rừng tại các địa phương. Dự án trồng 5 triệu ha rừng.
- Thành lập các khu rừng bảo vệ như Vườn Quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Nam Cát Tiên. Các khu dự trữ sinh quyển như rừng ngập mặn Cần Giờ, TP HCM...
Tài nguyên biển và ven biển
- Đánh bắt cỏ theo quy mô nhỏ ở ven bờ.
- Đánh bắt cỏ theo quy mô lớn.
- Xừy dựng khu bảo vệ sinh vật quý hiếm...*
- ...
- ...
- ...
- Phổ biến cỏc quy định khụng đỏnh bắt cỏ bằng lưới cỳ mắt lưới quỏ nhỏ, khụng đỏnh bắt bằng mỡn, thuốc độc...
- Thành lập cỏc khu bảo vệ sinh vật biển: Hũn Mun, Khỏnh Hũa...
Tài nguyên đa dạng sinh học
Bảo vệ cỏc loài...*
- ...
- ...
- ...
Nghiêm cấm đánh bắt động vật hoang dã đang có nguy cơ bị hủy diệt, xây dựng các khu vực bảo vệ các loài đó.
IV. Cũng cố: Cho HS xem lại nội dung, nộp báo cáo
V. Dặn Dò.
Nhắc HS ôn tập lại toàn bộ chương trình sinh học 12 trong học kỳ II
Ngày dạy: ............
Tiết 50,51. Ôn Tập học kỳ II
 PHẦN TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI HỌC
 A. Mục tiêu:
+ Khái quát hóa toàn bộ nội dung kiến thức của phần tiến hóa.
+ Phân biệt thuyết tiến hóa của Lamac và thuyết tiến hóa của Đacuyn.
 + Biết được nội dung của học thuyết tiến hóa tổng hợp và cơ chế tiến hóa dẫn đến hình thàn loài mới.
+ Biết được nội dung sinh thái học từ cá thể đến quần thể,quần xã và hệ sinh thái.
B. Chuẫn bị: GV: Hình 47.1, 47.2, 47.3 ,47.4 bảng 47, giấy A0.
	HS: Nghiên cứu trước nội dung.
C. Tiến trình bài giảng
 I. Ổn định kiểm tra:
II. Kiểm tra bài cũ.
 III.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
TIẾN HÓA
* HĐ 1: Tóm tắt kiến thức cốt cốt lõi và câu hỏi ôn tập.
Chia lớp thành 2 nhóm lớn , Thảo luận 7! với nội dung:
 + N1: tóm tắt nội dung:
-bằng chứng tiến hóa.
-Thuyết tiến hoá của Lamac, Dacuyn và hiện đại
- Câu hỏi ôn tập 1,2,3
 + N2: tóm tắt nội dung:
- Tiến hóa hóa học.
- Tiến hóa tiền sinh học.
- Tiến hóa sinh học.
- Câu hỏi ôn tập 4, 5, 6.
( GV theo dõi, quan sát
( GV củng cố , sửa bài tập.
B.PHẦN SINH THÁI HỌC:
 * Hđ 2: Tóm tắt kiến thức cốt lõi và câu hỏi ôn tập.
GV tiếp tục chia 2 nhóm lớn, TL với ND:
 + N1:Tóm tắt kiến thức chương I, II, III và câu hỏi ôn tập số 1.
 + N2: Tóm tắt kiến thức chương I, II, III và câu hỏi ôn tập số 2.
GV nhận xét, củng cố.
A. PHẦN TIẾN HÓA
I. Tóm tắt kiến thức cốt lõi:
* Chướng I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.
 1) Bằng chứng tiến hóa:
- Bằng chứng giải phẩu so sánh.
- Bằng chứng phôi sinh học.
- Bằng chứng địa lí sinh vật học.
- Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
 2) Tóm tắt học thuyết tiến hóa của Lamac:
- Môi trường sống thay đổi chậm( hình đặc điểm thích nghi.
 3) Tóm tắt học thuyết tiến hóa của Đacuyn:
- Vai trò của CLTN.
- Những cá thể có biến dị thích nghi sẽ được giữ lại,những cá thể có biến dị không thích nghi sẽ bị đào thải.
 4) Tóm tắt ND thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại:
- Tiến hóa nhỏ.
- Tiến hoá lớn.
- CLTN, nhân tố tiến hóa,di-nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên và ĐB(thay đổi tần số alen ® thay đổi thành phần KG của quần thể
- Các cơ chế cách li trước và sau hợp tử.
- Sự hình thành loài mới.
* Chương II:Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.
 1) Tiến hóa hóa học.
 2) Tiến hóa tiền sinh học.
 3) Tiến hóa sinh học.
B. SINH THÁI HỌC.
I. Tóm tắt kiến thức cốt lõi:
* Chương I:Cá thể và quần thể sinh vật:
 - Kn và đặc điểm môitrường sống.
 - Kn và đặc điểm nhân tố sinh thái
 - Kn và đặc điểm quần thể sinh vật.
* Chương II:Quần xã sinh vật.
 - Kn và đặc điểm của quần xã sinh vật.
 -Kn và đặc điểm của diễn thế sinh thái.
* Chương III:Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.
- Kn và đặc điểm của hệ sinh thái.
- Kn và đặc điểm của sinh quyển. liên hệ bảo vệ môi trường
IV. Củng cố :Hệ thống lại kiến thức phần A, B.
V. Dặn dò:
- Nộp bài thu hoạch.
- Chuẩn bị bài ôn tập tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 12 Co ban, ca nam.doc