Giáo án Sinh học 12 bài 39: Sự biến động số lượng cá thể trong quần thể sinh vật

Giáo án Sinh học 12 bài 39: Sự biến động số lượng cá thể trong quần thể sinh vật

Bài 39:

SỰ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ

 TRONG QUẦN THỂ SINH VẬT:

I/. MỤC TIÊU;

- Học sinh:

+ Nêu được các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể, lấy được các ví dụ minh họa.

+ Nêu được các nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể trong quần thể

+ Trình bày được cơ chế quần thể điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể

+ Nêu được khái niệm cân bằng trong quần thể và cơ chế tự điều chỉnh của quần thể.

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích hình, kĩ năng quan sát, tổng hợp thực tế .

- Hình thành tư duy đúng trong nhập, thuần hoá các sinh vật mới, thấy được cân bằng sinh thái trong môi trường, nông nghiệp.

II/. CHUẨN BỊ:

- Phương pháp: Vấn đáp- qui nạp- gợi mở

- Chuẩn bị: giáo án, các hình vẽ, tư liệu .

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 14092Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 bài 39: Sự biến động số lượng cá thể trong quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng THPT §«ng TiÒn H¶i
Bài 39:
SỰ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ
 TRONG QUẦN THỂ SINH VẬT:
I/. MỤC TIÊU;
Học sinh:
+ Nêu được các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể, lấy được các ví dụ minh họa.
+ Nêu được các nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể trong quần thể 
+ Trình bày được cơ chế quần thể điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể
+ Nêu được khái niệm cân bằng trong quần thể và cơ chế tự điều chỉnh của quần thể.
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích hình, kĩ năng quan sát, tổng hợp thực tế ...
Hình thành tư duy đúng trong nhập, thuần hoá các sinh vật mới, thấy được cân bằng sinh thái trong môi trường, nông nghiệp.
II/. CHUẨN BỊ:
Phương pháp: Vấn đáp- qui nạp- gợi mở
Chuẩn bị: giáo án, các hình vẽ, tư liệu ...
III/. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG;
ỔN ĐỊNH LỚP:
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Câu 1: Thế nào là kích thước tối đa, tối thiểu của QTSV? Ý nghĩa của kích thước tối đa, tối thiểu?
Câu 2: Những nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của quần thể? Mối quan hệ giữa tăng trưởng theo tiềm năng và tăng trưởng theo môi trường?
Câu 3: Ý nghĩa của kích thước QT, sự tăng trưởng của QT trong QT người?
BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẤY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Biến động số lượng cá thể
? Thế nào là sự biến động số lượng cá thể của QT? Cho các ví dụ?
- Gợi ý để hs xếp các ví dụ vào 2 nhóm.
? Có những kiểu biến động nào?
- Biến động theo chu kì:
? Phân tích hình 1:
+ Các loài
+ Quan hệ giữa chúng
+ Sự biến động SL cá thể
+ Loài nào biến động trước-N.nhân gây b.động
+ Thời gian một chu kì.
? Nêu các ví dụ khác theo cách trên?
- Bổ sung 1 số ví dụ khác- Cào cào di cư (Locusta migratoria) ở vùng phụ châu Á di cư định kì sang vùng cổ Hi 
Lạp - La Mã, chúng tràn sang vùng cây trồng ăn trụi hết những gì gặp trên đường di cư. Chu kì biến động của chúng là 40 năm có một cực đại. 
? Nêu những câu tục ngữ nói về thời gian tăng SL của 1 số sinh vật?
? Thế nào là biến động không theo chu kì? Cho ví dụ và nêu rõ nguyên nhân biến động của từng trường hợp? 
? Hậu quả của sự biến động không theo chu kì tới môi trường, sản xuất...
- Gợi ý để hs nêu hiện tượng ở Việt Nam: Chuột, ốc bươu vàng, Hải li, cây mai dương, cá chim trắng; hoặc: các loài có tên trong sách đỏ.
- Đọc sgk, nêu được khái niệm, nêu các ví dụ.
- Sắp xếp
- Nêu được 2 kiểu.
- Quan sát hình 1, đọc sgk, thảo luận- trả lời.
- Phân tích các ví dụ trong sgk, trong thực tế theo cách tương tự.
- Nêu khái niệm.
- Nêu được 2 kiểu : Tăng đột ngột, giảm đột ngột và nguyên nhân.
- từ thực tế, thảo luận, trình bày hậu quả. Y/cầu nêu được:
+ nếu tăng đột ngột : Không kiểm soát được, dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
+ nếu giảm : Có nguy cơ tuyệt chủng.
I. Biến động số lượng cá thể
Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể trong quần thể
1. Biến động theo chu kì
- Là biến động số lượng cá thể theo chu kì, xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường.
- Ví dụ: 
* Theo chu kì nhiều năm:
+ Thỏ-mèo rừng Canada: 9-10 năm
+ Cú- cáo đồng rêu phương Bắc: 4 năm
+ Cá biển Pêru: 7 năm
* Theo chu kì mùa: Ở các nước nhiệt đới: Việt Nam: Muỗi, ruồi, Sâu bọ, ếch nhái ... tăng SL theo mùa.
+ Biến động số lượng của bọ trĩ (Thrips imaginalis) ở Úc, chim sẻ (Parus major) ở 
vùng Oxford mùa hè có số lượng lớn, mùa đông số lượng thấp
2. Biến động không theo chu kì:
- Số lượng tăng đột ngột khi: môi trường sống thuận lợi, không có đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: Thỏ nhập vào Úc, Ốc bươu vàng ở Việt nam; Đàn cừu nhập nội ở đảo Tasmanie vào năm 1800, đến năm 1850 quần thể dừng ở mức 1,7 triệu cá thể và duy trì ở mức độ đó đến 1934.
- Số lượng giảm đột ngột khi: gặp thiên tai, dịch bệnh, khai thác quá mức của con người. Ví dụ: Bò sát khổng lồ tuyệt diệt ở đầu đại tân sinh do lạnh; Lụt lội, cháy rừng làm giảm mạnh SL cá thể... Dịch cúm làm số lượng gà giảm hàng loạt. 
II/. NGUYÊN NHÂN GÂY BI ẾN ĐỘNG V À SỰ ĐI ỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG 
CÁ TH Ể CỦA QUẦN TH Ể
? Hãy nêu nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể ở các quần thể trên? Theo bảng sgk.
- Kẻ bảng, điền các thông tin. Yêu cầu nêu được theo bảng sau:
1.Nguyên nhân gây biến động :
Trong các quần thể tự nhiên luôn luôn có sự biến động số lượng cá thể. Sự biến động số lượng cá thể trong quần thể là do một hoặc một tập hợp nhân tố sinh thái đã tác động đến tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong và sự phát tán của quần thể. 
Quần thể
Nguyên nhân gây biến động
Cáo ở đồng rêu phương bắc ( 4 năm )
Phụ thuộc vào Sl con mồi là chuột Lemut
Sâu hại mùa màng( tăng vào xuân, hè)
Khí hậu ấm áp --> sinh sản nhiều 
Cá cơm vùng biển Pêru( 7 năm )
Dòng nước nóng tác động ->...-> cá chết hàng loạt.
Chim cu gáy( Mùa hè )
Nguồn thức ăn dồi dào
Muỗi ( tháng 3)
Nhiệt độ ấm, độ ẩm cao
Ếch nhái (tháng 3)
Mùa mưa là mùa sinh sản
Bò sát, ếch nhái miền Bắc Việt nam ( giảm vào mùa đông giá rét)
Nhiệt độ quá thấp
Bò sát, chim nhỏ, gặm nhấm ( giảm khi lũ lụt)
Lũ lụt
ĐV, TV rừng U minh thượng ( giảm khi cháy rừng)
Cháy rừng
Thỏ ở Ôxtrâylia ( tăng, giảm thất thường)
tăng nhanh do thức ăn dồi dào, không có kẻ thù; giảm do dịch bệnh.
? HÃy sắp xếp các nguyên nhân trên theo các nhân tố sinh thái?
? Nhân tố vô sinh tác động như thế nào?
? Nhân tố này tác động mạnh vào thời kì nào? tại sao?
? Nhân tố hữu vô sinh tác động như thế nào?
? Các nhân tố đó tác động có giống nhau ở các loài và các giai đoạn của loài không ?
- B ổ sung KL:
Như vậy, sự biến động số lượng cá thể trong quần thể là kết quả tác động tổng hợp của 
các nhân tố môi trường, trong đó một số nhân tố sinh thái có vai trò chủ yếu mặt khác là phản ứng thích nghi của quần thể đối với sự tác động tổng thể các điều kiện của môi trường. 
? Các nhân tố sinh thái tác động lên quần thể làm thay đổi số lượng cá thể trong quần thể bằng cách nào ?
Khi số lượng cá thể trong quầm thể tăng cao => quần thể điều hoà theohai phương thức : điều hoà khắc nghiệt và điều hoà mềm dẻo
? Thế nào là trạng thái cân bằng của quần thể
? Phân tích hình 3 SGK
?Nêu cơ chế điều chỉnh trạng thái cân bằng
? Trạng thái cân bằng của quần thể có ý nghĩa gì với quần thể, với con người.
- Sắp xếp được thành 2 nhóm.
- Từ bảng -> trả lời tác động.
- từ ảnh hưởng của nhân tố sinh thái -> Nêu được.
- Không. 
- Có thể lấy được ví dụ chứng minh.
- Đọc sách giáo khoa, thảo luận => trình bày cơ chế tác động
-Yêu cầu nêu được hai khả năng, nêu ví dụ để chứng minh.
-Căn cứ vào hình 3 để nêu khái niệm và cơ chế điều chỉnh
-Từ thực tế và thảo luận nhóm nêu được ý nghĩa
1.Nguyên nhân gây biến động :
a/.Do thay đổi các nhân tố vô sinh: khí hậu: tác động lên trạng thái sinh lí của cơ thể 
-->các đặc trưng của quần thể bị thay đổi: sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, khả năng thụ tinh, sức sống của con non --> SL thay đổi.
- Tác động của nhân tố vô sinh vào mùa sinh sản hay giai đoạn còn non của sinh vật làm cho biến động trong quần thể diễn ra mạnh mẽ nhất.
b/.Do thay đổi các nhân tố hữu sinh
- Tác động của nhân tố hữu sinh thể hiện rõ ở sức sinh sản của quần thể, ở mật độ của động vật ăn thịt, vật kí sinh, con mồi, loài cạnh tranh. 
Nhân tố quyết định sự biến động số lượng cá thể của quần thể có thể khác nhau tùy từng quần thể và tùy giai đoạn trong chu trình sống. Ví dụ đối với loài sâu bọ ăn thực vật thì các nhân tố khí hậu có vai trò quyết định, còn đối với chim nhân tố quyết định lại thường là thức ăn vào mùa đông và sự cạnh tranh nơi làm tổ vào mùa hè. 
2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
Quần thể sống trong một môi trường xác định luôn có xu hướng tự điểu chỉnh số lượng cá thể
-Trong điều kiện thuận lợi như: thức ăn dồi dào, ít kẻ thù =>sức sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm, nhập cư tăng => số lượng cá thể tăng
-Khi số lượng cá thể tăng cao => thức ăn khan hiếm, nơi sống chật chội, ô nhiễm môi trường => cạnh tranh gay gắt => sức sinh sản giảm, tỷ lệ tử vong cao => số lượng cá thể giảm. VD: tỉa thưa ở thực vật
3. Trạng thái cân bằng ở quần thể.
-Là trạng thái ở đó số lượng cá thể giao động xung quanh một giá trị ổn định
-Cơ chế điều chỉnh: Là sự thống nhất giữa tỷ lệ sinh sản, tử vong, xuất cư, nhập cư (b+i =d+e)
-Ý nghĩa: 
+Số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
+Tạo trạng thái cân bằng sinh thái.
4. Củng cố: Dùng bảng ở cuối bài 
5. Bài tập về nhà
 - Câu hỏi SGK
 - Sưu tầm các trường hợp biến động số lượng cá thể và chuẩn bị bài 40
Tr­êng THPT §«ng TiÒn H¶i
Bài kiểm tra 15 phút - phần sinh thái 
Câu 1. Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể như thế nào? Khi nào quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng?
Câu 2. Trạng thái cân bằng của quần thể là gì? Ý nghĩa trạng thái cân bằng của quần thể?
Đáp án
Câu 1. 
Quần thể sống trong một môi trường xác định luôn có xu hướng tự điểu chỉnh số lượng cá thể
-Trong điều kiện thuận lợi như: thức ăn dồi dào, ít kẻ thù =>sức sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm, nhập cư tăng => số lượng cá thể tăng
-Khi số lượng cá thể tăng cao => thức ăn khan hiếm, nơi sống chật chội, ô nhiễm môi trường => cạnh tranh gay gắt => sức sinh sản giảm, tỷ lệ tử vong cao => số lượng cá thể giảm. VD: tỉa thưa ở thực vật
Câu 2.
- Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái mà ở đó số lượng cá thể giao động xung quanh một giá trị ổn định
- Ý nghĩa:
 Số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Tạo trạng thái cân bằng sinh thái.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 39.doc