Giáo án Sinh 12 tiết 4: Thường biến

Giáo án Sinh 12 tiết 4: Thường biến

Đ4. THƯỜNG BIẾN

I.Mục đích , yêu cầu :

Qua bài này học sinh:

- Trình bày được thí nghiệm chứng tỏ mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

- Dựa vào kết quả thí nghiệm rút ra kết luận:

+ Vai trò của kiểu gen đối với kiểu hình.

+ kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

- Hình thành khái niệm thường biến và mức phản ứng, lấy được ví dụ minh hoạ.

- Nêu được vai trò của thường biến trong tiến hoá và mối quan hệ của thường biến và đột biến.

- Nêu được ý nghĩa của mối quan hệ kiểu gen, môi trường và kiểu hình trong sản xuất và đời sống.

- Từ thí nghiệm rút ra kết luận về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình mà hình thành năng lực khái quát hoá.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 8589Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 tiết 4: Thường biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ4. thường biếN
I.Mục đích , yêu cầu : 
Qua bài này học sinh:
- Trình bày được thí nghiệm chứng tỏ mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm rút ra kết luận:
+ Vai trò của kiểu gen đối với kiểu hình.
+ kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
- Hình thành khái niệm thường biến và mức phản ứng, lấy được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được vai trò của thường biến trong tiến hoá và mối quan hệ của thường biến và đột biến.
- Nêu được ý nghĩa của mối quan hệ kiểu gen, môi trường và kiểu hình trong sản xuất và đời sống.
- Từ thí nghiệm rút ra kết luận về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình mà hình thành năng lực khái quát hoá.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh ảnh hoặc mẫu tươi minh hoạ thường biến. 
 Tranh phóng to hình 34, 43 SGK và hình 5 SGV
III. Tiến trình dạy học
 1- ổn định kiểm diện lớp.
 2- Kiểm tra bài cũ : Câu 3 cuối Đ 2, 3 
 Chữa bài tập . 
 3- Nội dung bài mới:
I- Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
Treo tranh: Hình 5 SGV phóng to
Giới thiệu : Hoa liên hình có hai giống : hoa trắng và hoa đỏ .
P (tc) Hoa trắng X hoa đỏ
 ↓
F1 100% hoa đỏ 
F2 75% hoa đỏ: 25% hoa trắng 
- Vậy có thể kết luận màu sắc hoa được quy định bởi yếu tố gì? (1 cặp gen)
- Gen nào là trội? (gen quy định màu đỏ)
- Đặt ký hiệu cho cặp gen đó và viết sơ đồ lai từ P đến F2?
P (tc) aa X AA
 ↓
F1 Aa 
F2 1 AA: 2Aa : 1aa
 Giới thiệu : Cây hoa đỏ thuần chủng trồng ở 350C cho ra hoa trắng. Hạt của cây hoa trắng này trồng ở 200C lại cho hoa đỏ.
AA: Hoa đỏ 200C ⇄ hoa trắng 350
aa : Hoa trắng 200C ⇄ hoa trắng 350C
- Vậy màu hoa còn phụ thuộc yếu tố nào nữa? (nhiệt độ môi trường)
- Có phải nhiệt độ cao đã làm alen A biến đổi thành alen a hay không? Muốn CMR trong trường hợp này gen A không bị biến đổi thì làm cách gì? (đem cây hoa trắng ở 350C, gốc từ giống hoa đỏ lai với cây hoa trắng thuần chủng. Hoặc: thử lấy hạt hoa trắng ở nhiệt độ cao này gieo vào nhiệt độ 200C xem, chúng phản ứng như thế nào về màu hoa)
 Nhiệt độ môi trường không làm gen A biến đổi thành a . Cùng một kiểu gen AA có thể phản ứng thành hai kiểu hình trong hai đ/k nhiệt độ khác nhau
- Phải chăng trong thực tế không có giống hoa trắng mà đây chỉ là sự biến đổi kiểu hình của giống hoa đỏ ? Giống hoa trắng khác với giống hoa đỏ ở điểm nào?
 Giống hoa đỏ và giống hoa trắng khác nhau ở cách phản ứng trước môi trường. Giống hoa đỏ kiểu gen AA có thể có kiểu hình khác nhau tuỳ nhiệt độ môi trường, còn giống hoa trắng kiểu gen aa dù ở nhiệt độ bình thường hay nhiệt độ cao cũng chỉ có một kiểu hình.
- Từ VD trên ta đi đến kết luận gì ?
 Kết luận: 
+ Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen.
+ Kiểu gen quy định khẳ năng phản ứng của cơ thể trước môi trường .
+ Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường cụ thể .
II. Thường biến
- Thường biến là gì?
 Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
- Cho VD? ( Cây rau mác 
+ Trên cạn: lá hình mũi mác
+ Dưới nước: lá hình mũi mác + hình bản dài.
+ Dưới nước sâu: lá hình bản dài)
- Cho VD khác? (Một số loài thú (thỏ, chồn, cáo)xứ lạnh .
+ Mùa đông : lông dày, màu trắng.
+ Mùa hè: lông thưa, màu vàng, xám.)
- Tính chất biểu hiện của thường biến là gì? So sánh tính chất biểu hiện của thường biến với đột biến?
 Tìm ý điền tiếp vào cột trống cho phù hợp:
Nội dung
Đột biến
Thường biến
Hướng biến đổi 
Vô hướng
Nguyên nhân
Do biến đổi vật chất di truyền
Vai trò
Đa dạng
 Thường biến là loại biến đổi đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường. Thường biến không liên quan với những biến đổi trong kiểu gen nên không di truyền. Tuy nhiên nhờ có những thường biến mà cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình và có thể tồn tại trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kỳ của điều kiện sống.
III. Mức phản ứng :
- Thế nào là mức phản ứng?
 Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những đ/k môi trường khác nhau. Trong một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng riêng.
Cho VD?
 VD: ở bò sữa
+ TT sản lượng sữa chịu ảnh hưởng của Đ/K thức ăn, chăm sóc → mức phản ứng rộng 
+ TT tỷ lệ bơ trong sửa ít thay đổi → mức phản ứng hẹp 
- VD khác?
 VD khác: ở lúa NN8 : 
+ Trong những Đ/K tốt nhất cho số hạt trên bông tối đa là 200, khối lượng 4000 hạt tối đa là 30 gam. 
- VD khác?
 VD khác : ở lợn 
+ ỉ : 9 tháng chỉ đạt 50kg
+ Đại Bạch : 6 tháng chỉ đạt 90kg
- Nhận xét?
 Như vậy kiểu gen quy định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng . KT SX quy định NS cụ thể của giống trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định. NS là kết quả tác động của cả giống và KT
 Kết luận : Kiểu gen quy định mức phản ứng của cơ thể trước môi trường, MT quy định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
 ứng dụng: Có giống tốt mà không nuôi, trồng đúng yêu cầu KT sẽ không phát huy hết khả năng của giống. Ngược lại, khi đã đáp ứng yêu cầu KTSX, muốn vượt giới hạn NS của giống cũ thì phải đổi giống, cải tiến giống cũ hoặc tạo giống mới. Trong chỉ đạo NN, tuỳ đ/k cụ thể ở từng nơi trong từng giai đoạn mà người ta nhấn mạnh yếu tố giống hay yếu tố KT
IV. Biến dị di truyền và biến dị không di truyền
- Thế nào là biến dị di truyền được?
- Biến dị di truyền được là những biến dị có liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen, trong NST, trong ADN
- Cho VD?
 VD + Biến dị tổ hợp
 + Đột biến 
- Thế nào là biến dị không di truyền được?
- Biến dị không di truyền được là những biến dị xảy ra do ảnh hưởng của MT lên kiểu hình.
- Cho VD?
Biến dị
BD không DT BD DT
 (B.đổi KH) (B.đổi KG)
Thường biến Trong nhân Ngoài nhân
 (NST) (TBC, platsmit)
 ĐB BD tổ hợp
 (theo nghĩa rộng) (BD do lai)
ĐBG ĐB ĐB Tổ hợp tự do Tái tổ hợp
 NST SLNST (theo ql Menđen) (khi có sự LKG) 
 VD: Thường biến
4. Củng cố kiến thức
- So sánh giống với kiểu gen, KT trồng trọt với MT và NS với kiểu hình. 
 - Phân tích vai trò của giống và KT SX trong việc nâng cao NS cây trồng.
- Giải thích câu: " Nhất nước, nhì phân, tam cần , tứ giống" . Bình luận về câu trên?
- Trong nghề trồng lúa thì quan trọng nhất là thuỷ lợi , phân bón rồi đến KT canh tác, cuối cùng là giống.
Bình luận: Ngày xưa KT chọn giống chưa phát triển thì đ/k MT trên đồng ruộng và sức l/đ cần cù của nông dân là yếu tố quyết định NS. Nhưng ngày nay,trước sức ép tăng DS, trước yêu cầu nâng cao SL phẩm chất cây trồng, vật nuôi để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm và trước những thành tựu lớn lao của ngành chọn giống thì vấn đề nổi lên hàng đầu là cải tiến giống, tạo giống mới. Những thành tựu CG đã đem lại những bước tiến nhảy vọt về SL, phẩm chất giống và rõ ràng
là NN phải đặt công tác giống lên hàng đầu, tuy không thể xem nhẹ việc cải tạo đồng ruộng, cung cấp nước, phân bón, thuốc trừ sâu, tổ chức hợp lý sức l/đ.
5. Hướng dẫn học tập
- Lập bảng so sánh thường biến với đột biến và biến dị tổ hợp.
- Ra bài tập về biến dị.
- Chuẩn bị cho bài thực hành cuối chương

Tài liệu đính kèm:

  • doc4 thuong bien.doc