Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp)

Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp)

Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của

quần thể sinh vật (tiếp)

I/ Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học sinh phải:

- Trình bày được khái niệm về kích thước quần thể, những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể.

- Trình bày được thế nào là tăng trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học và tăng trưởng thực tế. Vẽ được đồ thị và lấy được ví dụ kiểu tăng trưởng đó.

- Chỉ ra được nguyên nhân của các hiện tượngtăng và giảm số lượng của một quần thể.

- Trình bày được thế nào là tăng trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học và tăng trưởng thực tế. Tìm được nguyên nhân vì sao nhiều quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, khả năng đề xuất các biện pháp bảo vệ quần thể, góp phần bảo vệ môi trường, có nhân thức đúng về chính sác dân số của kế hoạch hoá gia đình.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 2 Tháng 2 năm 2009
Tiết 40
Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của 
quần thể sinh vật (tiếp)
I/ Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
- Trình bày được khái niệm về kích thước quần thể, những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể.
- Trình bày được thế nào là tăng trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học và tăng trưởng thực tế. Vẽ được đồ thị và lấy được ví dụ kiểu tăng trưởng đó.
- Chỉ ra được nguyên nhân của các hiện tượngtăng và giảm số lượng của một quần thể.
- Trình bày được thế nào là tăng trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học và tăng trưởng thực tế. Tìm được nguyên nhân vì sao nhiều quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, khả năng đề xuất các biện pháp bảo vệ quần thể, góp phần bảo vệ môi trường, có nhân thức đúng về chính sác dân số của kế hoạch hoá gia đình.
II/ Phương tiện dạy học:
Tranh phóng to hình38.1- 4 sgk.
III/ Tiến trình bài giảng:
1, ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sỉ số lớp
2, Kiểm tra bài củ:
- Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của sinh vật có ý nghĩa ntn trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường?
- Mật độ cá thể ảnh hưởng ntn đến các đặc trưng khác của quần thể?
3, Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản (ghi bảng)
- Gv nêu một số ví dụ về k/t quần thể. ví dụ: quần thể đồi thông có 2150 cây, quần thể voi có 35 cá thể, tổ kiến có 5 vạn cá thể
- Em hảy nêu khái niệm về k/t quần thể. Tại sao lại phải đưa khối lượng, năng lượng tích luỷ vào khái niệm?(ở những sinh vật nhỏ không thể đếm được số lượng cá thể). Qua đó nêu đặc điểm k/t của quần thể SV có kích thước cơ thể lớn với QT SV có kích thước cơ thể bé? Tại sao lại có mối quan hệ đó (vì tổng ng lượng tích luỹ lệ thuộc vào nguồn sống của MT)
- Hs cần nắm được k/n kích thước tối thiểu.
- Tại sao khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ bị suy vong? Hs: số lượng cá thể ít đ giảm sự hỗ trợ giữa các cá thể, đồng thời tăng giao phối cận huyết đ suy thoái di truyền của quần thể.
- Kích thước tối đa là gì? tại sao số lượng cá thể của quần thể không thể vượt qua mức tối đa?
Hoạt động của thầy và trò
V/ Kích thước quần thể
1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa
- Khái niệm về kích thước quần thể: (sgk)
- Đặc điểm: loài có kích thước cơ thể nhỏ thì có kích thước quần thể lớn và ngược lại. Kích thước quần thể giao động từ giá trị tối đa đến giá trị tối thiểu
- Kích thước tối thiểu: Là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Nếu xuống dưới mưc tối thiểu thì quần thể suy thoái đ diệt vong. Vì 
+ Sự hỗ trợ bị suy giảm.
+ Giao phối cận huyết tăng đ suy thoái di truyền của quần thể.
- Kích thước tối đa: Là giới hạn cuối cùng về số 
Kiến thức cơ bản (ghi bảng)
- Hs trả lời như phần nội dung cơ bản
 kích thước tối đa
 kích thước tối thiểu
- Kích thước của quần thể lệ thuộc vào những yếu tố nào?
- Sức sinh sản của quần thể lệ thuộc vào những yếu tố nào? Hs: Lệ thuộc vào đặc điểm của loài và môi trường sống của sinh vật.
1000
 500
 0
Non già Non già Non già
Ngiên cứu hình vẽ 53.3 Sgk em hảy nêu các đặc điểm của từng mức tử vong? Những loài sinh vật nào có mức tử vong cao? Cho ví dụ
- Nghiên cứu hình vẽ
Và nêu ảnh hưởng của 
các nhân tố đến kích 
thước của quần thể
- Tăng trưởng của quần thể là gì? hs: Tăng trưởng của quần thể là tăng kích thước quần thể sinh vật(tăng số lượng cá thể của quần thể)
- Hs nghiên cứu ví dụ hình 54 sgk và cho biết trong điều kiện nào thì quần thể tăng trưởng như vậy? Hs: trong đ/k môi trường hoàn toàn thuận lợi: nguồn sống dồi dào chổ ở rộng rãi
 Vậy tăng trưởng theo tềm năng là gì? Hs: quần thể tăng trưởng theo khả năng sinh sản của loài.
 Học sinh nghiên cứu hình 54.2 sgk và trả lời.
- Tăng trưởng thực tế của quần thể có đạt tới mức như tăng trưởng theo tiềm năng không? Vì sao?
Hs: không thể vì điều kiện ngoại cảnh không phải 
Hoạt động của thầy và trò
lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với k/n cung cấp nguồn sống của MT. Nếu k/t quá lớn đ cạnh tranh gay gắt, ô nhiểm MT, bệnh tậtđsố lượng cá thể sẽ giảm
2/ Những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể sinh vật
a) Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật
- Sức sinh sản là khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một đơn vị thời gian.
- Sức sinh sản phụ thuộc: 
+ Đặc điểm của loài: số lượng trứng đẻ trong 1 lứa, số lứa đẻ của mổi cá thể, tuổi trưởng thành sinh dục, tỉ lệ đực/cái của quần thể.
+ Môi trường ngoài: thức ăn, nơi ở, khí hậu 
b) Mức độ tử vong của quần thể sinh vật
- Là số cá thể bị chết trong một khoảng thời gian.
- Mức tử vong lệ thộc một số yếu tố như: tuổi thọ trung binh của sinh vật, điều kiện môi trường, khí hậu, dịch bệnh, thức ăn, kẻ thù, mức khai thác của con người
- Có 3 mức tử vong: tử vong thấp, tử vong cao, tử vong đều theo lứa tuổi.
c) Phát tán cá thể của quần thể
- Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể
- Khi điều kiện sống khó khăn, cạnh tranh gay gắt đ xuất cư
VI/ Tăng trưởng của quần thể sinh vật
1. Tăng trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường không bị giới hạn
 Khi môi trường sống hoàn toàn thuận lợi thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học(tăng trưởng theo khả năng sinh sản của loài).
 Đường cong tăng trưởng theo hình chữ J
2. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn:
 Trong thực tế tăng trưởng của quần thể luôn thấp hơn tăng trưởng theo tiềm năng vì:
Kiến thức cơ bản (ghi bảng)
lúc nào cũng thuận lợi, xuất cư và tử vong luôn xảy ra làm cho tăng trưởng thực tế luôn thấp hơn tăng trưởng theo tiềm năng
- Vì sao ban đầu tăng chậm dến tăng nhanh rồi đến tăng chậm và ổn định?
Hs dựa vào thông tin trong hình để trả lời
Hs trả lời lệnh sgk. 
Hs có thể lấy ví dụ về quần thể vi khuẩn trong bình nuôi cấy không liên tục.
Hs nghiên cứu hình 54.3 và nhận xét về sự gia tăng dân số của thế giới và trả lời lệnh sgk.(bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số một cách đột ngột trong thời gian tương đối ngắn của lịch sử phát triển loài người) loài người đã trải qua nhiều lần bùng nổ dân số đi kèm với những tiến bộ khoa học kĩ thuật.
- Làm thế nào để khống chế sự gia tăng dân số quá nhanh như hiện nay? Hs trả lời áp dụng kế hoạch hoá gia đình với sự ràng buộc của pháp lệnh dân số
+ Điều kiện ngoại cảnh không phải lúc nào cũng thuận lợi
+ Xuất cư và tử vong luôn xảy ra
 Đường cong tăng trưởng theo hình chữ S
Có một số loài tăng trưởng gần tới mưc tiềm năng. Đó là các loài có sức sinh sản lớn, tỉ lệ sống sót cao như vi khuẩn, nấm
 Còn những loài sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc cao thì tăng trưởng của Qt theo đường cong thực tế.
VII/ Tăng trưởng của quần thể người
- Trên thế giới
 (phần này học sinh đọc Sgk và rút ra kết luận)
- ở Việt Nam
 (Học sinh nghiên cứu bảng số liệu bảng 54 sgk và rút ra kết luận sự tăng trưởng dân số ở nước ta)
* Dân số thế giới cũng như nước ta tăng quá nhanh ị chất lượng môi trường giảm sút, ảnh hưởng tới sức sống con người.
 Để đưa dân số đạt mức ổn định cần phải đưa tỉ lệ sinh về mức thay thế (một cặp vợ chồng chỉ sinh 1 – 2 con)
4, Củng cố:
Theo Sgk
5, Bài tập:
Bài tập 1-5 Sgk và đọc bài đọc thêm

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 38.doc