Giáo án Ngữ văn 12 tiết 25 đến 47 - Trung tâm GDTX M’đrăk

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 25 đến 47 - Trung tâm GDTX M’đrăk

Tiết 25, 26

VIỆT BẮC

Tố Hữu

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Gíup HS:

- Cảm nhận được tình cảm thiết tha, lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ cách mạng đối với Việt Bắc và sự gắn bó của VB đối với cách mạng qua dòng gồi tưởng về cảnh và người ở chiến khu VB

- Thấy được nghệ thuật giàu tính dân tộc của bài thơ, thể hiện trong kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, thể thơ và ngôn ngữ

B. CHUẨN BỊ

1. Gíao viên: SGK, SGV, Tư liệu tham khảo

2. Học sinh: bài soạn, SGK, sách bài tập

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- Phân tích bức tranh núi rừng Tây Bắc và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến qua nỗi nhớ của tác giả

- Phân tích bức chân dung của người lính Tây Tiến qua nỗi nhớ của tác giả

 

doc 49 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 25 đến 47 - Trung tâm GDTX M’đrăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 17/10/2009.
Tiết 25, 26
VIỆT BẮC
Tố Hữu
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY
Gíup HS:
- Cảm nhận được tình cảm thiết tha, lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ cách mạng đối với Việt Bắc và sự gắn bó của VB đối với cách mạng qua dòng gồi tưởng về cảnh và người ở chiến khu VB 
- Thấy được nghệ thuật giàu tính dân tộc của bài thơ, thể hiện trong kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, thể thơ và ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
1. Gíao viên: SGK, SGV, Tư liệu tham khảo
2. Học sinh: bài soạn, SGK, sách bài tập
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Phân tích bức tranh núi rừng Tây Bắc và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến qua nỗi nhớ của tác giả
- Phân tích bức chân dung của người lính Tây Tiến qua nỗi nhớ của tác giả
2. Giới thiệu bài mới: Việt Bắc là một trong những đỉnh cao của thơ Tố Hữu, cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của văn học VN thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
3. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ GS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GV: đọc tiểu dẫn và cho biết bài thơ được sáng tác tring hoàn cảnh nào? Cảm xúc bao trùm?
HS: dựa vào tiểu dẫn và bài thơ trả lời
GV: nhận xét, bổ sung
GV: nhận xét kết cấu của đoạn trích bài thơ. Nó có tác dụng ntn trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm trong đoạn trích?
HS: nhận xét, so sánh với ca dao
GV: nhận xét, định hướng
HS: đọc 8 câu đầu
GV: nhận xét cách sử dụng hai từ mình và ta. Việc sử dụng có khác gì so với ca dao?
HS: nhận xét, so sánh
GV: định hướng
HS: đọc câu 25 – 52
GV: hình ảnh nào của thiên nhiên, con người, cuộc sống sinh hoạt của VB được nhà thơ tái hiện?
HS: chia nhóm thảo luận, trình bày
GV: nhận xét, định hướng
HS: đọc 53 – 88
GV: khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến được tái hiện qua những hình ảnh, sự việc nào? Bút pháp, giọng điệu ra sao?
HS: trao đổi, trả lời
GV: định hướng
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Hoàn cảnh sáng tác:
 - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 10 - 1954, cơ quan Trung ương Đảng và chính phủ chuyển từ VB về Hà Nội. Nhân sự kiện mang tính lịch sử đó Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này.
 - Bài thơ là cuộc chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn của những người từng sống gắn bó, đầy ân tình với những hồi ức đẹp đẽ và sự khẳng định nghĩa tình thuỷ chung, hướng về tương lai tươi sáng.
 2. Kết cấu
 - Theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca -> không chỉ là lời hỏi đáp mà còn là sự hô ứng, đồng vọng ngân vang
 - Là lời độc thoại của tâm trạng, sự phân thân -> tâm trạng được bộc lộ đầy đủ và sân sắc hơn
 - Thể thơ lục bát, âm điệu ngọt ngào như lời ru -> đưa người đọc vào thế giới tâm tình đằm thắm, giàu ân nghĩa
=> Kỉ niệm và nỗi nhớ tha thiết -> không gian và thời gian tâm tưởng cho bài thơ
II. ĐỌC - HIỂU
 1. Cách sử dung hai từ mình và ta
 - Mình, ta: tiếng gọi, cách xưng hô đầy thân thiết, cảm mến -> đại từ truyền thống của ca dao
 - Mình: người về miền xuôi (cán bộ kháng chiến)
 - Ta: người ở lại ( đồng bào VB và cả núi rừng VB)
 - Mình – ta có sự chuyển hóa .( Mình lúc ở ngôi 1, lúc ở ngôi 2; Ta lúc chỉ số ít, lúc chỉ số nhiều” chúng ta”)
=> Mượn lối hát giao duyên trong ca dao nhưng nội dung lại mang tình cảm cách mạng lớn lao và thắm thiết
 2. Hình ảnh thiên nhiên, con người và cuộc sống VB
 - Thiên nhiên: trăng lên đầu núi
 nắng chiều lưng nương
 bản làng mờ trong sương sớm
 bếp lửa hồng trong đêm khuya
 núi rừng, sông núi thân thuộc
-> Vẻ đẹp đa dạng, không gian và thời gian lung linh kỉ niệm
- con người: đi làm nương rẫy
 đan nón
 hái măng
 chia củ sắn lùi 
 bát cơm sẻ nửa
 chăn sui đắp cùng
-> Con người bình dị, đồng cảm và san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, gánh vác mọi nhiệm vụ nặng nề và khó khăn
 - cuộc sống, sinh hoạt 	lớp học i tờ
 những giờ liên hoan
 tiếng mõ rừng chiều
 chày đêm nện cối
-> Cuộc sống thanh bình, yên ả, sinh hoạt của cán bộ cách mạng lẫn với sinh hoạt của người dân VB 
 - Thiên nhiên gắn bó với cuộc sống con người (câu 43 – 52)
-> Cảnh bớt hoang sơ, hiu hắt và trở nên gần gũi thân thiết với con người 
-> Đoạn thơ hay và tiêu biểu miêu tả bức tranh thiên nhiên bốn mùa mang vẻ đẹp riêng của Việt Bắc
 3. Khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến
 - Cảnh rộng lớn, kì vĩ “Núi giăng  một lòng” -> bền vững, ngăn chặn và vây hãm quân thù
 - Khung cảnh sôi động của cuộc kháng chiến “những đường VB  ngày mai lên”
 + So sánh, khoa trương: rầm rập như là đất rung, bước chân nát đá
 + Từ ngữ chỉ số lượng đông đảo: điệp điệp, trùng trùng, từng đoàn, muôn
 + Không khí rực rỡ ánh sáng: đuốc lửa dân công, ánh sao đầu súng, đèn pha rực rỡ của những đoàn xe ra trận 
 + Nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, sôi nổi, náo nức
-> Hùng vĩ, tráng lệ
 - Niềm tin cách mạng: cuộc họp cấp cao
 -> giản dị, gần gũi
 Bác Hồ
 VB cội nguồn, lịch sử
-> Giọng điệu trang trọng, đĩnh đạc
=> Hình ảnh kì vĩ, đậm chất sử thi -> khung cảnh chiến đấu, hoạt động khẩn trương, sôi động của cuôc kháng chiến
 4.Tính dân tộc: 
-Kết cấu.
-Thể thơ.
-Sử dụng cách nói dân gian.
-Giọng điệu quen thuộc gần gũi.
III. TỔNG KẾT
 - Việt Bắc là khúc ca ân tình, thuỷ chung về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến qua tiếng lòng của nhà thơ
 - Thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp, ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, gịong thơ tâm tình ngọt ngào, giàu tính dân tộc
	4. Dặn dò: Chuẩn bị bài Phát biểu theo chủ đề.
****************************************************
Ngày soạn : 20/10/2009	
Tiết : 27	
PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
A. Mục tiêu cần đạt :
- Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề.
- Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề được nói đến.
B.Phương tiện, cách thức:
- SGK, SGV, bài chuẩn bị
- Đọc hiểu, thảo luận
C.Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra: 
Phần chuẩn bị ở nhà của học sinh
2.Vào bài:
Rèn luyện kỹ năng phát biểu, lòng tự tin của HS
3.Bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS xác định các bước chuẩn bị phát biểu.
GV: Chủ đề của vấn đề này là gì?
GV: Chủ đề này có thể bao gồm những nội dung nào?
GV: Từng nhóm chọn cho mình 1 nội dung và dự kiến đề cương.
 * Tuyên truyền ý thức tự giác chấp hành luật giao thông cho mọi người.
* Phối kết hợp với các cấp chính quyền trong việc xử lí những người cố tình vi phạm luật giao thông
* Tăng cường công tác giáo dục về luật an toàn giao thông trong nhà trường
(đề bài yêu cầu là giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông)
GV: Để phát biểu tốt ta phải làm những gì?
GV: các phần chính khi phát biểu?
GV: Khi đã chuẩn bị tốt thì ta chuyển tải các nội dung ấy như thế nào?
GV: Cử chỉ thái độ khi phát biểu phải như thế nào?
GV: HS đại diện cho nhóm trình bày phần chuẩn bị sau khi chỉnh sửa.
GV nhận xét kết luận, đọc 1 bài làm mẫu
Đề 2
 Vào đại học là cách lập thânh duy nhất của thanh niên hiện nay.
- ĐH chỉ là một trong những con đường lập thân tốt cho thanh niên vì:
* Không phải ai cũng đủ khả năng vào được đại học.
* Có nhiều cách thành đạt khác qua việc học nghề, làm kinh tế truyền thống.
* Đôi khi đã học xong đại học nhưng khi tiếp cận thị trường lao động thì không theo kịp hoặc không phù hợp 
- Thực tế có nhiều thanh niên không vào ĐH nhưng vẫn thành đạt.
- Việc lập thân phụ thuộc vào điều kiện của từng người từng gia đình và đặc biệt phải có nhiều nghị lực của người thực hiện.
I. Các bước chuẩn bị phát biểu: 
Thanh niên HS làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Giải pháp chống phóng nhanh, vượt ẩu
- Giải pháp chống chở quá số lượng người
- Giải pháp chống dùng chất kích thích khi tham gia giao thông.
- Giải pháp chống người không có bằng lái tham gia giao thông.
Các bước chuẩn bị phát biểu
- Xác định đúng nội dung cần phát biểu:
* Chủ đề của hội thảo
* Nội dung chính của chủ đề.
* Lựa chọn nội dung cần phát biểu.
- Dự kiến đề cương để phát biểu..
II. Phát biểu ý kiến.
* Mở đầu: giới thiệu chủ đề cần phát biểu.
* Nội dung: trình bày theo đề cương.
* Kết thúc: lời kết thúc, cám ơn
Lưu ý:
- Mở đầu bài phát biểu phải hướng vào người nghe, đưa ra được cái mới lạ, cái riêng của mình về vấn đề song phải phù hợp với chủ đề phát biểu để lôi cuốn sự chú ý của người nghe.
- Trình bày nội dung phát biểu theo đề cương đã dự kiến , tránh lan man xa đề, lạc đề.
- Lời phát biểu cần ngắn gọn, súc tích nhưng cần có những ví dụ minh hoạ cần thiết.
- Trong quá trình phát biểu, cần lưu ý điều khiển thái độ cử chỉ, giọng nói.. theo phản ứng người nghe.
II. Luyện tập
Đề bài 1:
Tuổi trẻ ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc.
* HP là kiếm được nhiều tiền vì có tiền là có tất cả.
* HP là làm theo ý thích của mình, là được tự do tuyệt đối không bị phụ thuộc vào ai, vào bất cứ điều gì.
* HP là được cống hiến và hưởng thụ một cách hợp lí
* HP thực sự là sự hài hoà giữa HP cá nhân và HP của cộng đồng.
* HP là mang lại niềm vui, điều tốt cho mọi người.
* HP là có nhiều bạn tốt
D. Chuẩn bị:
-Bố cục bài thơ
-Từ đầu dến Làm nên đất nước muôn đời, tác cảm nhận đất ở những phía cạnh nào?
-Nhận xét từ ngữ, hình ảnh mà tác giả dùng để chỉ Đất nước.
Ngày soạn: 24/10/2009
Tiết :28-29.	
ĐẤT NƯỚC
 (Nguyễn Khoa Điềm)
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
 - Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ NKĐ: ĐN là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của ND. ND là người làm ra ĐN
- Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình – chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng “ĐN của ND”
B. Phương tiện, cách thức tiến hành:
- SGK, SGV, SBT
- Đọc, câu hỏi, thảo luận, diễn giảng
C. Tiến trình bài học:
1. Kiểm tra:
Phần chuẩn bị ở nhà của HS
2.Vào bài:
Bài thơ là một cách nhìn Đất nước mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”. Tất cả được biểu đạt bằng một giọng thơ trữ tình chính trị.
3. Vào bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn
HS đọc SGK
GV: Em hãy trình bày sự hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
* Tiểu sử:
* Tác phẩm:
- Em biết gì về trường ca Mặt đường khát vọng ?
- Đoạn trích có vị trí, vai trò như thế nào ?
HS đọc diễn cảm văn bản.
GV: Em hãy chia bố cục của văn bản
-Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
GV: NKĐ cho biết thời gian nào ĐN được hình thành ?
GV: Đất nước gắn liền với hình ảnh nào? Nhận xét hình ảnh tác giả chọn dùng?
GV: Trong 3 câu thơ, nhận xét hình ảnh tác giả chọn. Ý nghĩa biểu hiện?
GV: Hình thức thể hiện đoạn thơ này như thế nào?
GV: Suy nghĩ của em về hình ảnh “ Chim về, Rồng ở”.
GV: Nhận xét tình cảm tác giả đối với Đất Nước.
GV: Khi cảm nhận về Đất Nước như thế, trong đoạn thơ sau tác gỉa đã đặt ra vấn đề gì?
GV: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Nhận xét ngôn từ, giọng điệu.
GV:Tác giả đã liệt kê hàng loạt địa danh với mục đích như thế nào?
Gv:Hình ảnh con người VN được thể hiện ra sao?
GV:Xem đoạn thơ, nhân dân bao đời đã truyền cho chúng ta hôm nay những gì?
GV: Ca dao thần thoại là những gì, nó có giá trị như thế nào trong đời sống con người VN?
GV: Vẻ đẹp con người thể hiện qua các hình ảnh cụ thể nà ... n tộc. Đề tài bao trùm của văn học là Tổ Quốc và chủ nghĩa xã hội
c) Văn học phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng
Kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và khuynh hướng lãng mạn.
Đây là một đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mỹ của văn học Việt Nam những năm 1945 - 1975. Văn học giai đoạn này mang đậm tính sử thi và chất lãng mạn, thấm đượm chất anh hùng ca, tạo nên vẻ đẹp riêng, mang đậm tính thời đại. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của văn học giai đoạn này
4. Tổ chức ôn tập tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
3.Quan điểm sáng tác:
4. Tuyên ngôn độc lập:
5. Tổ chức ôn tập về thơ Tố Hữu 
- Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị. Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu
5. Tố Hữu
Tố Hữu là một trong số những nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại Việt Nam, Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị
- Tố Hữu là một thi sỹ - chiến sĩ, một kiểu mẫu nhà văn - chiến sĩ thời đại cách mạng.
- Thơ ông trước hết nhằm phục vụ cuộc đấu tranh cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị cơ bản của mỗi giai đoạn cách mạng.
- Tố Hữu đã đem đến cho dòng thơ cách mạng một tiếng nói trữ tình mới với những cảm xúc, tình cảm mang tính cụ thể, trực tiếp nói cái tôi cá thể bừng sáng và thức tỉnh sâu sắc lí tưởng cách mạng. Một cái tôi riêng tư có sự hoà hợp với cái chung - một con người ở giữa mọi người trong cuộc đời.
- Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của Đất Nước, từ tình cảm chính trị của bản thân nhà thơ, ông là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và cuộc sống cách mạng. ở những bài thơ hay nhất của Tố Hữu thường có sự kết hợp cả 3 chủ đề : Lẽ sống cách mạng, niềm vui lớn và ân tình cách mạng. Trong thơ Tố Hữu chủ yếu là cái tôi dân tộc và cách mạng.
- Thơ Tố Hữu cũng rất tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn. Đó là cảm hứng lãng mạn cách mạng. Thơ ông tập trung thể hiện vẻ đẹp lí tưởng của con người và cuộc sống mới, thể hiện niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của cách mạng, của Đất Nước, dẫu hiện tại còn nhiều khó khăn, hi sinh gian khổ.
6. Tổ chức ôn tập bài thơ Việt Bắc
Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
6. Bài thơ Việt Bắc
7. Tổ chức ôn tập bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
7. Tây Tiến của Quang Dũng
8. Tổ chức ôn tập về đề tài quê hương đất nước.
Những khám phá riêng của mỗi nhà thơ về đất nước quê hương qua bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi), đoạn trích Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm)
8. Đề tài quê hương đất nước qua Đất nước (Nguyễn Đình Thi), đoạn trích Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm)
Khám phá riêng từ quê hương đất nước
a) Nguyễn Đình Thi
- Hình ảnh đất nước qua hai mùa thu (Mùa thu xưa : đẹp, buồn/ Mùa thu nay : đẹp, vui)
- Đất nước hào hùng trong chiến đấu.
+ Truyền thống bất khuất của ông cha
+ Căm thù giặc, chiến đấu dũng cảm
- Đất nước vinh quang trong chiến thắng.
 Tóm lại, Nguyễn Đình Thi tự hào, ngợi ca đất nước vất vả đau thương, bất khuất, anh hùng trong chiến thắng chống Pháp.
b) Nguyễn Khoa Điềm
Đất nước bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, thân thiết nhất và bình dị nhất trong đời sống vật chất và đời sống tâm linh của con người. 
- Đất nước được cảm nhận từ phương diện địa lí và lịch sử thời gian và không gian.
- Đất nước là nơi thống nhất các yếu tố lịch sử, văn hoá, phong tục.
- Từ sự cảm nhận ấy dẫn đến một thái độ đầy trách nhiệm ấy của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Một sự cảm nhận riêng mang tầm thời đại. Tư tưởng đất nước của nhân dân.
Tóm lại, Nguyễn Khoa Điềm thức tỉnh tuổi trẻ và mỗi người nhận biết về cội rễ và nguồn mạch chính của Đất Nước. Khám phá truyền thống "đất nước của nhân dân". Cảm xúc lắng sâu trong nhận thức và trách nhiệm, cảm xúc lắng sâu trong nhận thức và trách nhiệm, hình ảnh thơ được khơi nguồn trong ca dao thần thoại
+ Hai bài thơ ra đời trong hai thời điểm khác nhau, hai nhà thơ có tiếng nói thời đại khác nhau và họ đã có những bản thông điệp khác nhau về đất nước từ những góc nhìn văn hóa khác nhau. Nhưng điểm gặp gỡ và hội tụ là tình yêu quê hương đất nước và ý thức trách nhiệm phải giữ gìn, bảo vệ non sông đất nước.
9. Tổ chức ôn tập bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu của bài thơ này
9. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
10. Tổ chức ôn tập tác phẩm của Nguyễn Tuân
10. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
11. Tổ chức ôn tập Tác phẩm Ai đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông.
11. Ai đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
a) Cảm hứng thẩm mĩ :
 - Ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên phong phú đa dạng, huyền ảo như đời sống, như tâm hồn con người.
 - Cụ thể là cảnh vật sông Hương, con sông gắn bó với lịch sử, văn hoá của Huế và cũng là của dân tộc, qua đó, thể hiện sự yêu mến say mê vẻ đẹp của dòng sông, đất nước.
 - Nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường :
 - Soi bóng tâm hồn với tình yêu quê hương đất nước vào đối tượng miêu tả khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.
- Sức liên tưởng kỳ diệu, sự phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân
- Ngôn ngữ phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như : so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, 
- Có sự kết hợp hài hoà của cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.
Hoạt động 2 - Tổ chức hướng dẫn học ở nhà
II. Hướng dẫn học ở nhà
 Về nhà làm bài tập 7 và bài tập 11
Tiết PPCT 47– Làm văn.
THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN.
--------------------------------------------
A. Mục tiêu cần đạt :Giúp học sinh:
-Củng cố kiến thức, kĩ năng về văn nghị luận nói chung, kĩ năng sử lỗi lập luận trong văn nghị luận nói riêng.
- Tích hợp các kiến thức ngữ văn đã học và vốn sống thực tế.
-Có ý thức rèn luyện kĩ năng lập luận khi viết văn nghị luận.
B. Phương pháp và phương tiện dạy học:
- Đọc, thảo luận nhóm.
- Sgv, sgk, thiết kế dạy học.
C. Tiến trình dạy học
1/ Ôn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới: 
Hoạt động của GV
H/đ của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: GV yêu cầu hs phát hiện lỗi và nêu cách sửa cho các bài tập.
a)-VHDG không chỉ có ca dao, tục ngữ, mà còn có truyện cổ,
-“Giá trị nhận thức” không chỉ có hiểu biết về tự nhiên, mà còn có hiểu biết về đời sống.
-Hiểu biết về thiên nhiên không chỉ có kinh nghiệm về thời tiết, mà còn hiểu biết về vũ trụ, 
b)Gợi ý sửa:
- Người thanh niên không chỉ yêu đời mà còn rất yêu thiên nhiên.
Hoặc: người thanh niên  tuy rất say mê với công việc của mình, nhưng vẫn cò khắc khoải một nỗi thèm người.
c)Gợi ý sửa:
-Viết lại câu chủ đề: Truyện ngắn đã cho ta thấy vẻ đẹpcủa tình thương trong hoàn cảnh ngặt nghèo của nạn đói khủng khiếp năm 1945.
-Viết các câu triển khai:
+Tình thương đồng loại giữa Tràng và người đàn bà đã dẫn đến một cuộc “hôn nhân” mà lúc đầu thì có vẻ tình cờ, nhưng về sau thì sâu sắc, cảm động.
+Tình thương của bà cụ Tứ đối với nàng dâu và người con trai.
+Sự đồng cảm của những người đồng cảnh ngộ trong xóm ngụ cư đối với vợ chồng Tràng.
+Nhờ có tình thương mà con người có khát vọng được sống, được đổi đời.
d)Gợi ý sửa: 
Viết lại câu chủ đề: Trong bài thơ “Sóng” của XQ, sóng là một hình tượng đa nghĩa và đầy bí ẩn.
-Viết các câu triển khai:
Bài e, g, h h/s về nhà thực hiện.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn viết các đoạn văn nghị luận.
GV gợi hs chọn một luận điểm thích hợp và triển khai luận cứ.
HS đọc bài và thực hiện yêu cầu của bài tập.
HS chia nhóm thảo luận (4 nhóm) bài b và c 
-Hai nhóm thuyết trình và hai nhóm nhận xét chéo.
HS đọc bài và thực hiện yêu cầu của bài tập.
-HS làm việc cá nhân.
BT a: Lỗi của đoạn văn này là lí luận dẫn chứng không ăn nhập với nhau, dùng từ thừa, câu thiếu chặt chẽ.
VD: “Những câu tục ngữ tâm hồn con người”
Sửa: Những câu tục ngữ cung cấp cho ta về cách đối nhân xử thế, đấu tranh xã hội. Mặt khác tục ngữ còn phổ biến kinh nghiệm, qua phán đoán thực tiễn: “Chuồn chuồn râm”
BT b: Lập luận sử dụng quan hệ từ “không chỉ” nên phải kết hợp “ mà còn”
Sửa: Người thanh niện trong truyện Lặng lẽ sa pa của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công việc, mà còn lạc quan yêu đời. Anh còn rất thèm người lạc quan.
BT c: Lỗi giữa luận điểm nêu ra với luận cứ không ăn nhập gì với nhau.
Sửa: 
-Truyện ngắn VN của KL thể hiện sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.
-Họ nương tựa vào nhau trong lúc cái đói, cái chết đe dọa. Người con gái vui vẻ nhận lời theo Tràng về làm vợ mà không một đói hỏi gì.
-Hai vợ chổng Tràng đưa nhau về qua xóm ngụ cư, nói với nhau những câu chuyện không đầu không cuối, qua lới trách, cử chỉ của tình yêu  trước con mắt ngơ ngác của mọi người.
-Bà cụ Tứ vui vẻ nhận dâu, nhận con. Không khí trong gia đình trở nên đầm ấm. Nó xua đi sự cô đơn trong cảnh mẹ góa con côi. Nó bừng lên ánh sáng của niềm vui, hạnh phúc. Đó là biểu hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm.
BT d: Lỗi nêu lí lẽ và dẫn chứng không ăn nhập trong lập luận: “Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu về đâu? Chính vì thế XQ đã ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dội lặng lẽ”. Chính XQ đã hóa thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.
Sửa: Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu về đâu? XQ như hóa thân vào sóng để tự bộc lộ tình yêu của mình: “ con sóng dười lòng sâu cà trong mơ còn thức”
BT e: Lỗi giữa luận điểm và luận cứ không ăn nhập và cách dùng từ không chính xác.
Sửa:Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều. Đoạn trích nào của truyện cũng thể hiện tấm lòng ấy của ND.Ông thương nàng Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Ông xót xa khi Kiều phải “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”. Ông cảm thông, chia sẻ với Kiều. Ta càng hiểu vì sao Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo.
BT g: Lỗi nêu luận điểm không tập trung, lan man.
Sửa: Cây xà nu là biểu tượng cho người dân Xô man.
+Qua hình ảnh cây xà nu, ta liên tưởng tới con người. Những cây xà nu trúng đạn như những con người của dân làng Xô man bị giặc giết hại. Sức sống của cây xà nu “Vươn lên đón nhận ánh sáng mặt trời như những con chim đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng. Đó là hiện thân của tây nguyên kiên cường trước kẻ thù không sợ “Cạnh một cây ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên”. NTT muốn khẳng định những thế hệ con người Xôman nối tiếp nhau đứng lên đánh giặc giữ làng.
+Những đồi xà nu nối tiếp “tới tận chân trời” là một biểu tượng cho thế và lực của CM MN sau ngày đồng khởi.
Bài tập thêm: 
-GV cho trước câu chủ đề:
+Tuổi trẻ là nhâ, tuổi già là quả; nhân nào quả đấy.
+Không thể sáng tạo nếu thiếu trí tường tượng.
+Tri thức là sức mạnh.
+Sách là người bạn của trí tuệ.
+Hạnh phúc là làm cho người khác được hạnh phúc.
4. Củng cố - Dặn dò:
	- Soạn bài: “Ôn tập văn học”
	5. Rút kinh nghiệm - Bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 12 HKI TUYET.doc