Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 44: Đọc văn Nguyễn Tuân

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 44: Đọc văn Nguyễn Tuân

 Tiết 44, Đọc văn

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức: Giúp học sinh: Hiểu được những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và con người Nguyễn Tuân; Nắm được những nét lớn về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân; Thấy được đặc điểm cơ bản của PCNT Nguyễn Tuân, tính thống nhất và biến đổi của phong cách ấy trước và sau CM tháng Tám

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản thuyết minh, kỉ năng trình bày vấn đề

3. Thái độ: Tự hào, yêu quý một chân dung văn học tài hoa qua các sáng tác .

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo- Thiết kế bài dạy

III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

 - Kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, phát vấn, diễn giảng,

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

 1.Kiểm tra bài cũ: Phân tích nghệ thuật tả sông Đà của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà?

 2.Bài Mới:

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2777Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 44: Đọc văn Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2009 
 Tiết 44, Đọc văn 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1.Kiến thức: Giúp học sinh: Hiểu được những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và con người Nguyễn Tuân; Nắm được những nét lớn về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân; Thấy được đặc điểm cơ bản của PCNT Nguyễn Tuân, tính thống nhất và biến đổi của phong cách ấy trước và sau CM tháng Tám
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản thuyết minh, kỉ năng trình bày vấn đề
3. Thái độ: Tự hào, yêu quý một chân dung văn học tài hoa qua các sáng tác .
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo- Thiết kế bài dạy 
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 - Kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, phát vấn, diễn giảng, 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
 1.Kiểm tra bài cũ: Phân tích nghệ thuật tả sông Đà của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà?
 2.Bài Mới:
GV dẫn lời vào bài: Ở VN thế kỉ XX có những nhà văn hết sức tài hoa độc đáo ở nhiều mặt, trong đó Ntuân nổi lên như một trong những nghệ sĩ ngôn từ tài hoa độc đáo vào loại nhất-một nhà văn hóa lớn, ông vua tùy bút và “một cá tính ngông rất lập dị và chướng ách”. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Tuân.
- HS đọc SGK tr164, nêu những nét cơ bản về tiểu sử NT
 +Tóm tắt những nét chính trong tiểu sử cuộc đời NT ?
 - NTuân đem hết tài năng và tâm huyết phục vụ nhân dân, đất nước và cách mạng. Đề tài và chủ đề được mở rộng, cách nhìn và tư tưởng thay đổi.
 + Ai cũng có lòng yêu nước, song ở mỗi người nội dung yêu nước có nét riêng không giống nhau. Ở Nguyễn Tuân,Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc có nét gì riêng biệt ?
+ Ở Nguyễn Tuân, ông có một lối sống như thế nào ? chứng tỏ ý thức gì ? 
 + Vì sao nói Nguyễn Tuân là người rất mực tài hoa, uyên bác ? 
 + Thái độ của ông với nghề văn ntn ?
HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu sự nghiệp văn học.
* Trước cách mạng: Nguyễn Tuân là một nhà văn tiêu biểu của văn học lãng mạn. 
 + Tóm tắt quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám ?
+ Nêu những nét chính trong quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám ?
 + Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có những đặc điểm gì ? Hãy chứng minh .
+ Hiểu như thế nào là “thái độ ngông” trong văn học? Nêu biểu hiện cụ thể của nó trong văn học?
 ( cố tình hành động, nói năng, viết lách khác đời ngược đời; Kẻ ngông đứng trên đỉnh cao của tài năng và uyên bác để trêu ghẹo thiên hạ và tỏ ý khinh đời. Người ngông phải là người có tài.)
Cái Ngông của Nguyễn bắt đầu từ đâu ?
+ Chất tài hoa uyên bác của Nhà văn Nguyễn thể hiện như thế nào trên những phương diện nào ?
 ( Vận dụng tri thức nhiều ngành nghề, đối tượng khám phá phản ánh, vốn ngôn ngữ giàu có..)
+ Sự thống nhất của phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện ở những điểm nào? 
 - Khái niệm tài hoa nghệ sĩ ở Nguyễn Tuân vừa mang nghĩa hẹp vừa mang nghĩa rộng.
 * Hẹp: người làm nghệ thuật và say mê nghệ thuật
 * Rộng: làm bất cứ việc gì, nghề gì đến mức xuất chúng siêu việt, trỡ thành nghệ thuật: uống trà một cách tinh vi; chơi lan, cúc sành sỏi; đánh bạc bằng thơ Đường, thơ Tống..
 + Sự biến đổi của PCNTNT sau CM thể hiện ở những điểm nào ?
 Trước CM: Quan niệm cái đẹp chỉ có trong quá khứ, chỉ còn là một thời vang bóng; tìm cảm giác mạnh trong quá khứ; thiên về cái tôi chủ quan khinh bạc kênh kiệu đối lập xã hội 
HĐ2. Hướng dẫn HS kết luận
I. Cuộc đời.
 1/ Tiểu sử (1910-1987)
- Nguyễn Tuân còn có các bút danh khác: Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc, Thanh Hà.
- Quê Hà Nội, thuộc dòng dõi gia đình nhà Nho, quan lại nhỏ: cụ tú Nguyễn An Lan.
- Học hành dang dở, viết văn viết báo chuyên nghiệp, từng hai lần bị tù vì “xê dịch”, và giao du với những người hoạt động chính trị.
- Trước cách mạng, Nguyễn Tuân là một nhà văn lãng mạn độc đáo với Một chuyến đi, Vang bóng một thời.
- Sau cách mạng tháng Tám, trở thành một nhà văn cách mạng tiêu biểu.
à Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của dân tộc với phong cách tài hoa độc đáo. Ông là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa . Nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT 1996
 2/ Con người.
- Nguyễn Tuân là một tri thức có lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần dân tộc sâu sắc biểu hiện: sự gắn bó đầy tự hào với những giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của dân tộc.
- Là một con người đầy tài năng và cá tính. Ý thức cá nhân rất cao và thường trực. 
- Lối sống của ông tự do, phóng túng chỉ theo ý thích của bản thân.
- Nguyễn Tuân là một con người rất tài hoa và uyên bác, am hiểu sâu sắc về nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật khác nhau và vận dụng vào viết văn.
- Sinh ra là để làm nghệ thuật, Nguyễn Tuân luôn trân trọng nghề viết văn. Cuộc đời cầm bút của ông là quá trình săn tìm cái đẹp.
II. Sự nghiệp văn học.
 1/ Quá trình sáng tác và các đề tài chính.
a. Trước cách mạng 
 - Các tác phẩm của ông xoay quanh ba đề tài: Chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp “vang bóng một thời”, đời sống trụy lạc, với cái tôi kênh kiệu kinh bạc, nổi loạn và phá phách..
 + Tác phẩm tiêu biểu: Thiếu quê hương, Một chuyến đi;
 Vang bóng một thời
 Chiếc lư đồng mắt cua, Yêu ngôn
 + Nội dung các sáng tác của Nguyễn Tuân: ca ngợi cái đẹp thiên nhiên, những thú chơi tao nhã, tinh tế: thú chơi hoa, uống trà
 à Tác giả thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc, sự bất mãn với chế độ đương thời (thực dân, nửa phong kiến); thể hiện cá tính và tài hoa độc đáo
b. Sau cách mạng tháng tám
- Nguyễn Tuân “lột xác” hòa mình vào cuộc sống lớn của nhân dân, trở thành nhà văn cách mạng, đi nhiều nơi, đem hết tài năng và tâm huyết phục vụ kháng chiến. Nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật.
 + Tác phẩm tiêu biểu:Tập tùy bút sông Đà(1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972).à thiên về thể loại tùy bút.
 + Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 2/ Phong cách nghệ thuật.
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân rất độc đáo và sâu sắc.
- Phong cách độc đáo ấy gói gọn trong một chữ “ngông”. Ngông là cố ý làm khác đời ,viết khác đời, thậm chí ngược đời một cách tài hoa uyên bác, phoâ dieãn loái soùng ñeïp, thanh cao àThái độ phản ứng tiêu cực và kiêu ngạo xã hội tầm thường phàm tục.
- Nguồn gốc: kế thừa truyền thống “ ngông” của các nhà nho tài hoa tài tử bất đắc chí xưa: Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, tản Đà..ở NT có sự kết hợp chủ nghĩa cá nhân tiếp nhận từ phương tây tạo nét độc đáo. 
- Chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân thể hiện trong các tác phẩm từ đề tài, chủ đề, nhân vật, với giọng điệu và ngôn ngữ phong phú
- Sau cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có sự chuyển biến quan trọng có những mặt kế thừa, căn bản là thống nhất
 * Sự thống nhất trong phong cách Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng:
 + Quan sát, khám phá và diễn tả thế giới (cảnh vật, con người )nghiêng về phương diện văn hóa thẫm mĩ; quan sát, khám phá, diễn tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Người lái đò sông Đà cũng là một tài hoa nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác, leo ghềnh. 
 + Quan niệm cái đẹp là những hiện tượng gây ấn tượng sâu đậm, đạp mạnh vào giác quan nghệ sĩ 
 + Sử dụng thể văn tùy bút hết sức phóng túng với cái tôi chủ quan của tác giả 
 * Sự chuyển biến của phong cách Nguyễn Tuân sau cách mạng
 + Không đối lập quá khứ với hiện tại và tương lai; Nhân vật tài hoa, nghệ sĩ có thể là nhân dân lao động bình thường
 + Tìm cảm giác mạnh ở những hiện tượng trong thiên nhiên phong cảnh đất nước..
 + Thể văn tùy bút pha chất kí với bút pháp hướng ngoại để phản ánh hiện thực; giọng văn đôn hậu, giọng kênh kiệu khinh bạc không còn.
 Kết luận
Nét riêng về tư tưởng yêu nước, tinh thần dân tộc của Nguyễn Tuân
Nét cơ bản của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân; chỗ thống nhất và nét biến đổi của phong cách trước và sau cách mạng.
 3. Củng cố và dặn dò:
 - Đặc điểm nổi bật về cuộc đời và con người Nguyễn Tuân
 - Nét cơ bản của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân; chỗ thống nhất và nét biến đổi của phong cách trước và sau cách mạng.
 - Làm bài tập nâng cao tr170; chuẩn bị bài Phong cách văn học

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết-44, Nguyễn Tuân.doc