Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 105: Luyện tập về cách tránh lối diễn đạt có nhiều khả năng hiểu khác nhau

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 105: Luyện tập về cách tránh lối diễn đạt có nhiều khả năng hiểu khác nhau

LUYỆN TẬP VỀ CÁCH TRÁNH LỐI DIỄN ĐẠT CÓ NHIỀU KHẢ NĂNG HIỂU KHÁC NHAU

A.Mục tiêu:

Giúp H:

- Nhận biết được một số cách diễn đạt có nhiều khả năng hiểu khác nhau.

- Biết vận dụng kiến thức vào đọc hiểu văn bản, tránh lối viết câu có nhiều cách hiểu không mong muốn.

B/ Chuẩn bị:

• GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học

• HS: SGK; đọc hiểu bài “ Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn NL”

C/ Phương pháp

 Hướng dẫn H thảo luận và thực hành luyệntập.

D/ Tiến trình dạy học

1/ Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS

2/ Bài cũ: “ Luyện tập về cách dùng một số quan hệ từ”

 - Động từ nội động khi đứng trước danh từ phải thế nào? ChoTD.

- Động từ ngoại động khi đứng trước danh từ phải thế nào? ChoTD.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 105: Luyện tập về cách tránh lối diễn đạt có nhiều khả năng hiểu khác nhau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 16/3
Tiết: 105
LUYỆN TẬP VỀ CÁCH TRÁNH LỐI DIỄN ĐẠT CÓ NHIỀU KHẢ NĂNG HIỂU KHÁC NHAU
A.Mục tiêu: 
Giúp H:
- Nhận biết được một số cách diễn đạt có nhiều khả năng hiểu khác nhau.
- Biết vận dụng kiến thức vào đọc hiểu văn bản, tránh lối viết câu có nhiều cách hiểu không mong muốn.
B/ Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học
HS: SGK; đọc hiểu bài “ Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn NL” 
C/ Phương pháp
 Hướng dẫn H thảo luận và thực hành luyệntập. 
D/ Tiến trình dạy học
1/ Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
2/ Bài cũ: “ Luyện tập về cách dùng một số quan hệ từ”
 - Động từ nội động khi đứng trước danh từ phải thế nào? ChoTD.
- Động từ ngoại động khi đứng trước danh từ phải thế nào? ChoTD.
3/ Bài mới: 
* Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA G & H
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- HS thảo luận tìm các khả năng hiểu khác nhau ( có nghĩa ) cho từng câu.
Trình bày lên bảng.
Rút ra nhận xét: Sử dụng ngữ pháp như thế nào thì dẫn tới câu có nhiều cách hiểu?
- HS thảo luận tìm các khả năng hiểu khác nhau ( có nghĩa ) cho từng câu.
Trình bày lên bảng.
Rút ra nhận xét: Sử dụng từ ngữ như thế nào thì dẫn tới câu có nhiều cách hiểu?
- HS thảo luận tìm các khả năng phân loại từ đâu trong câu thơ?
Cách hiểu đâu là từ phiểm định đúng hơn hay là từ phủ định?
1. Bài tập 1:
a) Mỗi câu ở bài tập này đều có thể hiểu theo nhiều khả năng. Chỉ cần thêm vài từ vào các câu này là những khả năng hiểu khác nhau sẽ lộ rõ.
- Xe không ( chở gì ) thì được rẽ trái. ( 1a )
- Xe ( thì ) không được rẽ trái. ( 1b )
- Chiếc xe đạp ( này thì ) nặng quá. ( 2a )
- Chiếc xe ( này thì ) đạp nặng quá. ( 2b )
- Máy nổ ( thì ) tắt liên tục. ( 3a )
- Máy ( thì ) nổ ( rồi lại ) tắt liên tục. ( 3b )
- Người thợ lặn ( ấy) lội trên dòng sông đầy rác thải. ( 4a )
- Người thợ ( ấy ) lặn lội trên dòng sông đày rác thải. ( 4b )
- Đôi chân không ( mang giày ) nhúng xuống nước. ( 5a )
- Đôi chân mang giày ( thì ) không nhúng xuống nước ( 5b )
- Anh chàng mặc áo sơ mi trắng ( thì ) trợn tròn mắt nhìn cô. ( 6a )
- Anh chàng mặc áo sơ mi ( thì ) trắng trợn tròn mắt nhìn cô. ( 6b )
- Có một chiếc xe lăn ( ở ) trên con đường sỏi(7a)
- Có một chiếc xe ( đang ) lăn trên con đường sỏi ( 7b )
- Cả nhà hát ( đang ) say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm. ( 8a )
- Cả nhà ( đang ) hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm. ( 8b )
b) Các câu có nhiều khả năng hiểu trên đây đều có chung một đặc điểm ngữ pháp: Có một yếu tố theo khả năng này thì thuộc về chủ ngữ, theo khả năng khác thì thuộc về vị ngữ.
c) HS tự rút cách sửa để mỗi câu được hiểu theo một khả năng xác định.
2. Bài tập2:
a) Mỗi câu trong bài tập có thể hiểu theo nhiều khả năng:
- Tôi không đi đâu ( nhé ). “ Tôi nhất định không đi” ( 1a )
- Tôi không đi đâu ( cả ). : Nơi nào tôi cũng không đi”. ( 1b )
- Thằng bé có thể bơi qua sông. “ Thằng bé có đủ năng lực để bơi qua sông” ( 2a )
- Thằng bé có thể bơi qua sông. “ Có khả năng xảy ra sự kiện là thằng bé bơi qua sông”. ( 2b)
- Bây giờ thì nó ( buộc ) phải lên đường rồi. ( 3a )
- Bây giờ thì nó ( hẳn ) phải lên đường rồi. (3b )
- Anh ấy nói nghe có được không? “ Anh ấy nói, anh có nghe được không?”. ( 4a )
- Anh ấy nói nghe có được không? “ Anh ấy nói nghe có hay không?”. ( 4b ) 
- Gã ( có ý ) định ( là) đoạt tài sản thừa kế của cả hai chị em. ( 5a )
- Gã định đoạt tài sản thừa kế của cả hai chị em. ( 5b )
- Chị lấy sách ( để ) cho tôi. ( 6a )
- Chị lấy sách cho ( giúp ) tôi. ( 6b )
- Đằng ấy ( ở phía ấy ) có chuyện gì không? ( 7a)
- Đằng ấy ( ban ) có chuyện gì không? ( 7b )
b) Về mặt từ vựng, các trường hợp có nhiều khả năng hiểu trên đây đều có hiện tượng đồng âm hay đa nghĩa.
3. Bài tập 3:
- Nếu tách câu “ Cá đâu đớp động dưới chân bèo” ra khỏi bài thơ, mà hiểu đâu là từ phủ định, thì đó là một khả năng có thể chấp nhận được. Nhưng nếu đặt vào trong chỉnh thể của bài thơ, cách hiểu ấy lại làm hỏng không khí của cả bài thơ. thực ra nhà thơ dùng thủ pháp dùng động tả tĩnh như thế hiểu đâu là từ phiếm định sẽ phù hợp hơn.
- Tràn ngập bài Tràng giang là những gì mơ hồ, không cố định, do đó hiểu đâu trong câu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều là từ phiếm định ( ở đâu có tiếng làng xa vãn chợ chiều) sẽ nhất quán hơn khi hiểu đó là từ phủ định.
4/. Củng cố và luyện tập:
 - GV tổng kết: 
+ Câu có nhiều cách hiểu có thể nảy sinh do cấu trúc ngữ pháp ( BT1), hay do nguyên nhân từ vựng ( BT 2 )
+ Muốn x/định rõ nghĩa của câu có nhiều kh/năng hiểu cần c/cứ vào ngữ cảnh, hoặc sự khác biệt về trọng âm.
+ Không nên viết câu có nhiều khả năng hiểu trong văn bản hành chính, khoa học.
- Hoàn thiện bài tập ở nhà.
5/.Hướng dẫn H tự học ở nhà: 
- Tập xây dựng đoạn văn với nhiều phương thức biểu đạt. Soạn bài “ Thân bài”
+ Đọc VB. Tìm hiểu các mục trong bài; Thử làm phần luyện tập.
E/ Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN TAP VE CACH TRANH LOI DIEN DAT CO NHIEU KHANANG HIEU KHAC NHAU 12NC.doc