Giáo án Ngữ văn 11: Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận

Giáo án Ngữ văn 11: Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận

 Bài :MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC : KỊCH , NGHỊ LUẬN

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

- Giúp hs hiểu khái quát đạc điểm của một số thể loại vh : kịch , nghị luận .

- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn .

II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :

- Đặt câu hỏi , nêu vấn đề , .

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1/ On định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ :

3/ Bài mới :

Chúng ta đã từng được biết đến hai thể loại vh :kịch , văn nghị luận . Để hiểu rõ hơn về đặc trưng của các thể loại này và cách chúng , chúng ta đi sau tìm hiểu bài :Một số thể loại văn học :kịch , nghị luận .

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4891Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài :MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC : KỊCH , NGHỊ LUẬN 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp hs hiểu khái quát đạc điểm của một số thể loại vh : kịch , nghị luận .
Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn .
II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Đặt câu hỏi , nêu vấn đề ,.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1/ Oån định lớp 
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới :
Chúng ta đã từng được biết đến hai thể loại vh :kịch , văn nghị luận . Để hiểu rõ hơn về đặc trưng của các thể loại này và cách chúng , chúng ta đi sau tìm hiểu bài :Một số thể loại văn học :kịch , nghị luận .
Nội dung
 Yêu cầu hs nhớ lại các tác phẩm kịch đã học :
 -/Tác phẩm kịch thường được diễn ở đâu ?
-/Có những yếu tố nào ?
 +/ánh sáng sân khấu , lời thoại ..
 -/Kịch được xây dựng trên cơ sở nào ?
 +/Mâu thuẫn , xung đột .
 -/Xung đột được các nhân vật cụ thể hóa bằng các yếu tố nào ?
 -/Do kịch mà chúng ta xét chỉ ở phạm vi kịch bản văn học , cho nên : hành động , tính cách , cử chỉ của nhân vật chỉ bộc lộ qua yếu tố nào?
- Các nhân vật tự nói mà không đối đáp qua lại với nhau thì gọi là ngôn ngữ gì ?
 - Các nhân đối thoại qua lại được gọi là ngôn ngữ gì ? 
- Qua lời của các nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô , chúng ta có thể có những kết luận gì về con người và xh lúc bấy giờ ?
- Kịch được chia thành mấy loại ? 
 + Xét theo nd 
 + Xét theo hình thức ngôn ngữ .
 -Khi đọc kịch bản vh cần chú ý đến những phần nào ?
Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm văn nghị luận .
 Văn nghị lưận có đặc điểm gì nổi bật 
 Vănghị luận được chia làm mấy loại , căn cứ vào cơ sở nào để chia ?
 Khi đọc một tác phẩm nghị luận , chúng ta cần lưu ý tới những yếu tố nào ?
 Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích :”Tình yêu và thù hận”
 Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”(Aêng-ghen) .
I.KỊCH
1.KHÁI LƯỢC VỀ KỊCH:
Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp .Trong phạm vi vh chúng ta tiếp cận , và tìm hiểu kịch trên kịch bản vh .
 -Kịch được Xd trên cơ sở mâu thuẫn , khi mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm thì dẫn đến xung đột .
 -Xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch .Hành động kịch được thực hiện bởi các nhân vật kịch .
 -Trong kịch các nhân vật dường như chỉ được xd bằng một yếu tố duy nhất là ngôn ngữ(có hành động nhưng rất ít không đáng kể )
 -Ngôn ngữ kịch ( lời thoại) có 3 loại :
 + Đối thoại ;
 + Độc thoại ;
 +Bàng thoại 
Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao.
 Qua lời thoại:tính cách nhân vật ,cuộc sống xh hiện dần lên trước mắt người đọc(người xem )
 -Phân loại kịch :
Xét theo nội dung , ý nghĩa của xung đột:bi kịch , hài kịch , chính kịch.
 -Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn: kịch thơ, kịch nói , ca kịch.
2. YÊU CẦU VỀ ĐỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC 
Đọc kỹ lời giới thiệu , tiểu dẫn để nắm được những vấn đề liên quan đến vở kịch 
Tập trung chú ý vào lời thoại của các nhân vật , tìm hiểu tính cách , phẩm chất của từng nhân vật ( đặc biệt là nhân vật chính)và mối quan hệ của các nhân vật 
Phân tích hành động kịch , xác định xung đột chủ yếu , tìm hiểu cao trào của mâu thuẫn dẫn đến đỉnh điểm (thắt nút), và cách giải quyết(cởi nút).
Tổng hợp lại ,nêu rõ chủ đề tư tưởng và ý nghĩa xh của tác phẩm
II.NGHỊ LUẬN
1.KHÁI LƯỢC VÊØ VĂN NGHỊ LUẬN 
 -Nghị luận là một thể loại VH đặc biệt , dùng lập luận,luận điểm , luận cứđể bàn luận một Vấn đề xh , chính trị hay VHNT .
Sức mạnh của văn nghị luận là sự sâu sắc về tư tưởng tình cảm , tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận.
 -Văn nghị luận có yếu tố tranh luận.Vì vậy luận điểm phải xác đáng , luận cứ phải tiêu biểu, toàn diện , lập luận phải khoa học chặt chẽ thì mới có sức thuyết phục cao đến đối tượng tranh luận cũng như người đọc.
Phân loại văn nghị luận:
Xét theo nội dung luận bàn : Chính luận, phê bình VH
Văn nghị luận thời trung đại :Chiếu , cáo , hịch , bình sử....
Văn nghị luận thời hiện đại :tuyên ngôn , lời kêu gọi , bình luận , phê bình , tranh luận , bút chiến , xã luận , ngôn luận, .
2.YÊU CẦU ĐỌC VĂN NGHỊ LUẬN.
Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 
Chú ý đến luận đề( vấn đề nghị luận) luận điểm, luận cứ và nhất là lập luận của bài nghị luận.
Phân tích nghệ thụât của bài nghị luận :lập lựan chặt chẽ, cách viết , cách nêu dẫn chứng , sử dụng ngôn ngữ .....
Nêu gía trị của tác phẩm về cả 2 phương diện:nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện, rút ra bài học và tác dụng của tác phẩm đối với cuộc sống.
III. LUYỆN TẬP
“Tình yêu và thù hận” là một đoạn trích tiêu biểu trong vở kịch Rômêô và Giuli ét .Đoạn trích nói lên tình yêu mãnh liệt giữa Rômêô và Giu liet , nhưng đó là một mối tình của hai người thuộc hai dòng họ thù địch nhau . Chuyện bắt đầu xẩy ra tại vườn nhà Capiulet ở một buổi dạ hội , Rômêô đã cải trang vào dự buổi dạ hội đó , và bắt gặp vẻ mặt tuyệt vời của Capiulet . Sau khi lòng đã trĩu nặng tình yêu Rômêô liều mình trèo qua tường rào vào nhà Capiulet , mong được gặp nàng Giuliet để thổ lộ tình yêu . Tại đây hai người đã trao gửi cho nhau những lời mặn nồng , tha thiết nhất của mối tình . Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật có sự xen lẫn cảm xúc của tình yêu . Ở đây Rômêô tỏp ra cương quyết , bản lĩnh , và liều mình , còn Giuliet luôn lo sợ vì sự hiện hiện của chàng tại vườn nhà mình , vì thế lời đối thoại đẽa được đẩy lên cao trào của sự mâu thuẫn .
 Xung đột kịch của đoạn trích thể hiện tấn bi kịch của tình yêu , có sự cản trở của lực lượng đối lập và không thể giải quyết . Vì thế tuy đề tài khá quen thuộc nhưng vở kịch vẫn luôn hấp dẫn người đọc người xem .
 Bài tập 2 :
 Cấu trúc lập luận trong bài phát biểu gồm bảy đoạn . Phần mở đầu gồm hai đoạn :một và hai , phần nội dung chính gồm bốn đoạn :3,4,5,6 , phần kết luận gồm đoạn bảy và câu cuối cùng .
 Biện pháp lập luận trong phần nd chính là so sánh tăng tiến (hay so sánh tầng bậc ) :nd đoạn sau có giá trị cao hơn đoạn trước . Aêng ghen đã tổng kết ba cống hiến vĩ đại của Các Mác cho loài người :tìm ra qiu luật phát triển của xh :cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng ( đoạn 3 ) , phát hiện ra giá trị thặng dư , qiu luật vận động của phương thức sx tbcn ( đoạn 4 ) , khảng định phải biến lí thuyết thành hành động cách mạng (đoạn 5,6 ) . Các vế câu ở đầu mỗi đoạn được coi là lập luận tăng tiến “ Nhưng không phải chỉ có thế mà thôi” ; “nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Mác “;”nhưng niềm vui của ông còn lớn hơn hơn nữa .” . Nghệ thuật lập luận là một yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác . 

Tài liệu đính kèm:

  • dockich nghi luan.doc