Giáo án môn Ngữ văn 8 học kì 1

Giáo án môn Ngữ văn 8 học kì 1

Tuần 1

BÀI 1:

 Tiết 1+2: Tôi đi học.

 Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

 Tiết 4 : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

· Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh.

· Phân biệt được cấp độ khái quát khác nhau của nghĩa từ ngữ .

· Bước đầu biết cách viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề văn bản.

 

doc 135 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 2150Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)
Tuần 1
BÀI 1:
	Tiết 1+2: Tôi đi học.
	Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
	Tiết 4 : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh.
Phân biệt được cấp độ khái quát khác nhau của nghĩa từ ngữ .
Bước đầu biết cách viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề văn bản.
Tiết 1+2: 	
VĂN BẢN:	TÔI ĐI HỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tập sách của học sinh.
Giới thiệu bài mới:
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong tâm trí. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là kỉ niệm, là ấn tượng của ngày đầu tiên đến lớp. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhà văn Thanh Tịnh trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò để gặp lại “Những kỉ niệm mơn man” với tác phẩm “Tôi đi học”.
Các hoạt động của GV và HS
 Phần ghi bảng
-Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích.
-Gọi HS đọc phần chú thích SGK trang 8
-Gọi HS nhắc lại vài nét về tác giả, tác phẩm.
-GV chốt lại.
? “Tôi đi học” thuộc kiểu văn bản nào?
 ( tự sự)
? Chuyện kể theo ngôi thứ mấy? Dặc điểm của cách kể này?
à Ngôi 1, là vị trí cho phép người kể trực tiếp kể những gì mình biết, mình thấy, mình chịu trách nhiệm à lời kể thân mật gần gũi mang màu sắc cảm xúc cá nhân, làm nổi bật tâm trạng.
-Hướng dẫn cách đọc: đọc với giọng tâm tình, hồi tưởng.
-GV đọc mẫu – gọi HS đọc lại.
-Giải nghĩa: Oân đốc, lớp ba, lớp 5,lạm nhận.
-Tìm bố cục của truyện?
-Bố cục: 3 đoạn 
a. Đoạn 1: “Hằng nămtrên ngọn núi”. Tâm trạng, cảm giác nhân vật “tôi” trên con đường cùng mẹ đến trường.
b. Đoạn 2: “Trước sân trường nghỉ cả ngày nữa ”: tâm trạng, cảm giác của “Tôi” khi đến trường.
c. Đoạn còn lại: “Tôi” đón nhận giờ học đầu tiên.
? Truyện kể về điều gì? Những kỉ niệm của buổi tựu trường được nhà văn diễn tả theo trình tự nào?
( Kể chuyện đi học, theo trình tự thời gian một buổi tựu trường)
-Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản
? Những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên được “Tôi” nhớ lại vào lúc nào?
( Buổi tựu trường đầu tiên với không gian và thời gian đậm chất thơ đó là mùa thu lá rụng mây bàng bạc, chính vì vậy mà để lại những kỉ niệm mới lạ “cứ mơn man mãi trong lòng”.)
? Tác giả đã nhớ lại cảm giác sâu lắng nào trong thuở ấy?
( “Tôi ” quên sao được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong , lòng tôi như mấy mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.)
?Cách diễn đạt ấy có gì đặc biệt không ?
( So sánh giàu hình ảnh. Gợi cảm gắn với cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng trữ tình à cảm nghĩ trừu tượng trở nên cụ thể gần gũi, dễ đi vào lòng người.)
?Trên đường cùng mẹ đến trường “Tôi ” đã có tâm trạng như thế nào?
à Cảm nhận về con đường, thay đổi về hành vi.
- Cảm giác mới lạ. đầy ngỡ ngàng ấy, càng đậm nét “Tôi” đứng trước ngôi trường, khi nghe tên gọi và phải rời bàn tay mẹ đi vào lớp. Em hãy tìm những hình ảnh, những chi tiết chứng tỏ tâm trạng ấy?
-Khi ngồi trong lớp học đón nhận giờ học đầu tiên tâm trạng của “Tôi” ra sao?
*Thảo luận: Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của người lớn( ông đốc, thầy giáo, phụ huynh) đối với các em bé lần đầu tiên đến lớp?
( Hạnh phúc tuổi thơ: Được yêu thương chăm sóc, được đi học.)
-Tìm và phân tích các hình ảnh (so sánh trong văn bản) 
.như mấy cành hoa
.như một làn mây
.như một con chim
àSo sánh giàu hình ảnh, gợi cảm, man mác chất thơ, chất trữ tình.
? Nhận xét nghệ thuật đặ sắc của truyện? Chất thơ của tác phẩm được tạo nên từ đâu?
àTừ bản thân tình huống truyện, các hình ảnh trong truyện, cách so sánh giàu chất trữ tình.
?Truyện là sự hồi tưởng về quá khứ đã xa mà thật mới mẻ như mới hôm qua. Tại sao vậy?
àLà kỉ niệm sâu sắc, luôn in đậm trong tâm trí tâm hồn tác giả trong sáng, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
-Đọc tác phẩm, ta thấy toát lên vẻ nhẹ nhàng mà thấm sâu mang dư vị vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến.
* Hoạt động 3:
-Học sinh làm trong lớp( ý lớn) sửa miệng.
-Về nhà viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
I Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1) Tác giả:
-Thanh Tịnh (1911-1988)
-Tên thật: Trần Văn Ninh
-Quê quán : Thành phố Huế.
Thành công ở truyện ngắn và thơ
-Tác phẩm : Hận chiến trường, Quê mẹ, ngậm ngải tìm trầm.
2) Xuất xứ:
-Trích “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
II Đọc vàTìm hiểu văn bản:
1) Tâm trạng của nhân vật “Tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
* Trên đường đi học:
-Con đường này tự nhiên thấy lạtrong lòng có sự thay đổi lớn
-Cảm thấy trang trọng và đứng đắn.
-Muốn thử sức mình
àTâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ.
* Trong sân trường:
-Trường trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm.
-Lo sợ, bỡ ngỡ như con chim con.
-“Nghe gọi đến tên  giật mình và lúng túng”.
-Chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này.
* Trong lớp học:
-Gìcũng thấy lạ và hay hay.
-Người bạn chưa quen nhưng không cảm thấy xa lạ.
-Chăm chỉ nhìn thấy.
à Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng mà vừa tự tin.
2) Nghệ thuật đặc sắc của truyện:
- Bố cục thep dòng hồi tưởng, trình tự thời gian của buổi tựu trường.
-Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.
-Giàu chất thơ, chất trữ tình.
III Ghi nhớ:
SGK trang 9
IV Luyện tập:
1. Phát biểu cảm ngĩ của em dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học”.
2.Viết một đoạn văn ngắn: em có cảm xúc gì về ngày đầu tiên đi học.
Củng cố:
Dặn dò: Học thuộc bài, tác giả tác phẩm, ghi nhớ. Viết đoạn văn hoàn chỉnh ( luyện tập)- Soạn bài mới : “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 3: 	CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA TỪ NGỮ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu bài mới:
 Ở lớp 7, các em đã tìm hiểu về mối quan hệ nghĩa của từ: quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa. Hôm nay, chúng ta ssẽ đi vào một mối quan hệ khác về nghĩa của từ: mối quan hệ bao hàm qua bài “Cáp độ khái quát về nghĩa của từ”.
Các hoạt động của GV và HS
 Phần ghi bảng
Cá
Thú
Chimm
Động vật
* Hoạt động 1: Nhắc lại mối quan hệ đồng nghĩa và trái nghĩa của từ ngữ.
? Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?
( Từ đồng nghĩa: những từ có nghĩa tương ứng tự nhau. Có hai lọai từ đồng nghĩa: từ đồng nghĩa hoàn toàn, Vd: má- mẹ, từ đồng nghĩa không hoàn toàn, Vd: ăn- xơi.)
? Thế nào là từ trái nghĩa? Cho Vd.
( Những từ trái nghĩa: có ý nghĩa trái ngược nhau; Vd: Sống- chết)
* Hoạt động 2: Cho học sinh quan sát sơ đồ trên bảng và gợi dần học sinh trả lời câu hỏi.
? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?
( Rộng hơn, vì nói đến “động vật” là bao gồm cả “Thú”, “Chim”, “Cá”)
? Nghĩa của từ “Thú” rộng hay hơn hẹp hơn nghĩa của các từ “Voi, hươu”? Vì sao?
( Rộng hơn, vì nói đến “Thú” là bao gồm cả “Voi, hươu”)
?Nghĩa của từ 	“Chim”rộng hay hơn hẹp hơn nghĩa của các từ “Tu hú, sáo”? Vì sao?
(Rộng hơn, vì nói đến “Chim” là bao gồm cả “Tu hú, sáo”.
? Nghĩa của từ “Cá” rộng hay hơn hẹp hơn nghĩa của các từ “Cá rô, cá thu”? Vì sao?
(Rộng hơn, vì nói đến “Cá” 	là bao gồm cả “Cá rô, cá thu”.
?Như vậy, Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
( “Thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của những tư ø “voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu” đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ “động vật”.)
-GV vẽ sơ đồ lên bảng.
* Hoạt động 3: Gợi dẫn để học sinh tổng kết 3 điều trong phần ghi nhớ.
? Khi nào thì một từ ngữ được coi là nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác?
? Có phải bao giờ một từ ngữ chỉ có nghĩa rộng ( hoặc nghĩa hẹp) hay không?
* Hoạt động 4: Luyện tập 
I Tìm hiểu bài:
1.Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
Voi, hươu tu hú, sáo cá rô, cá thu
* Mối quan hệ về nghĩa giữa những từ trên được biểu thị bẳng sơ đồ sau:
Tu hú,
sáo
Voi,
hươu
Cá rô,
Cá thu
 thú
 động
 vật
chim cá
II Bài học
Ghi nhơ SùGK trang 10 
 III Luyện tập:
1) Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau:
Quần đùi,
Quần dài 
Aùo dài,
Aùo sơ mi
quần
Y phục
Aùo
2) Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ngữ ở mỗi nhóm sau:
Từ ngữ nghĩa rộng là chất đốt.
Từ ngữ nghĩa rộng lànghệ thuật.
Từ ngữ nghĩa rộng là thức ăn.
Từ ngữ nghĩa rộng là nhìn.
Từ ngữ nghĩa rộng là đánh.
Bài 3,4,5 về nhà làm.
Củng cố: Khi nào một từ được coi là nghiã rộng ( hay nghiã hẹp) so với từ ngữ ngữ khác? Cho Vd?
Dặn dò: Học bài-soạn bài Trường từ vựng.
 Xem trước “Tính thống nhất trong văn bản” 
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 4:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu bài mới:
 Một văn bản khác hẳn với những câu hỗn độn do nó có tính mạch lạc và tính liên kết. Chính những điều này làm cho văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. Thế nào là chủ đề và tính thốnh nhất về chủ đề của văn bản được biểu hiện qua những bình diện nào? Bài học hôm nay sẽ làm rõ những điều ấy.
Các hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Học sinh nắm được khái niệm chủ đề văn bản.
_ Học sinh đọc thầm lại văn bản “Tôi đi học”
( Thanh Tịnh) và cho biết:
? Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
? Những hồi tưởng ấy gợi lên những cảm giác như thế nào trong lòng tác giả?
( Những hồi tưởng về kỷ niệm ngày đầu tiên đi học tạo ấn tượng sâu đậm , không thể nào quên.) 
?Như vậy, vấn đề trọng tâm được tác giả đặt ra qua nội dung cụ thể của văn bản là gì?
( Tâm trạng, cảm giác của một cậu bé lần đầu tiên đi học)
 ð Nội dung trả lời các câu trên chính là chủ đề của văn bản “Tôi đi học”.
 ? Em hiểu thế nào là chủ đề của văn b ... ?
- Xác định câu ghép trong đoạn trích và nêu cách nối các vế câu trong đoạn trích 
I. TỪ VỰNG : 
1/ Lý thuyết : 
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
- Trường từ vựng.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Từ địa phương và biệt ngữ xã hội 
- Các biện pháp tu từ 
+ Nói quá
+ Nói giảm nói tránh.
2/ Thực hành : 
a. Điền từ thích hợp vào ô trống theo sơ đồ: 
b. - Nói quá : 
Ra đi vừa gặp bạn hiền 
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời.
- Nói giảm – nói tránh : 
Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi.
c.- Từ tượng thanh 
Tiếng suối chảy róc rách trong rừng
- Từ tượng hình :
Ngọn cây dừa cao chót vót trên bầu trời.
II. NGỮ PHÁP: 
1/ Lý thuyết : 
- Trợ từ
- Thán từ
- Tình thái từ
- Câu ghép.
2/ Thực hành 
Đặt câu : 
+ Trợ từ tình thái : 
Chính cháu cũng không biết ông a !
+ Trợ từ, thán từ :
Vâng, đích thực là cậu ấy
b.- Xác định câu ghép : câu 1 
Có thể tách câu 1 thành 3 câu đơn nhưng mối liên hệ, sự liên lạc của 3 sự việc không được rõ bằng ghép chúng lại thành 1 câu ghép.
c.- Xác định câu ghép : câu 1, 3
- Các vế câu trong 2 câu ghép trên được nối với nhau bằng quan hệ từ : cũng như , bởi vì.
DẶN DÒ : Ôn lại kiến thức cho kỹ chuẩn bị thi học kỳ 1.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
bài 16
Tiết 64: 	TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ : 
Giới thiệu bài mới :
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
PHẦN GHI BẢNG
- Học sinh đọc đề bài đã làm 
- Xác định thể loại và đối tưỡng 
- Nhắc lại dàn ý chung của bài văn
+ Mở bài? (bằng cách nêu định nghĩa)
+ Thân bài?
Nguồn gốc 
Quá trình phát triển 
+ Kết bài?
Nhận xét bài làm học sinh về : 
+ Tri thức
+ Cách chọn lọc , sắp xếp chi tiết
+ Vận dụng những phương pháp phù hợp
+ Cách diễn đạt.
(Có thể nêu tên cụ thể để học sinh rút kinh nghiệm)
- Lỗi từ (dùng không chính xác, không chuẩn mực, sai chính tả, lặp từ)
- Lỗi câu : (chưa đúng ngữ pháp, thiếu dấu câu, diễn đạt vụng )
- Thông báo kết quả (tỉ lệ)
- Đọc bài hay nhất.
Đề bài : Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
1. Yêu cầu của đề :
a/ Thể loại : Văn thuyết minh
b/ Đối tượng : chiếc áo dài Việt Nam
2. Dàn ý chung :
a/. Mở bài 
Chiếc áo dài là một trong những trang phục truyền thống và đẹp của người Việt Nam.
b/. Thân bài : 
- Nguồn gốc : 
+ Xuất hiện từ thời gian nào?
+ Đối tượng sử dụng : 
+ Tên gọi (kiểu áo)
+ Chất liệu vải
+ Hoa văn trang trí.
- Quá trình phát triển rất đa dạng
+ Xưa
+ Nay
c/. Kết bài : 
Aùo dài Việt Nam ngày nay vẫn giữ được bản sắc truyền thống và trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam
3. Nhận xét chung : 
a- Ưu 
b- Khuyết 
4. Sửa lỗi :
a- Lỗi từ
b- Lỗi câu
Câu chưa sửa sửa câu
DẶN DÒ : Ôn lại văn thuyết minh để chuẩn bị thi học kỳ1
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)
Tuần 17
BÀI 17:
	Tiết 65+66: Hai chữ nước nhà.
	Tiết 69+70+71+72:
	ÔN TẬP HỌC KỲ I
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Cảm nhận được nội dung tình yêu nước trong đoạn thơ trích: nỗi đau mất nước và ý chí phục thù.
Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi viết Trần Quang Khải: cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, nỗi đau mất nước được thể hiện qua giọng thơ thống thiết.
Nắm được một cách vững vàng và toàn diện các kiến thức cơ bản về Văn; Tiếng Việt và Tập làm văn trong học kì I.
Biết vận dụng những kiến thức ấy để hoàn thành bài kiểm tra học kì theo tinh thần thích hợp ( trắc nghiệm, tự luận).
TIẾT 65+66:
Văn bản:	 HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
Trần Tuấn Khải
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
	1. Oån định.
	2. Kiểm tra bài cũ:
 _ Đọc thuộc bài “ Muốn làm thằng Cuội”.
 _ Phân tích giá trị nội dung bài thơ. Những đặc sắc về nghệ thuật ? Chỉ ra những yếu tố lãng mạn trong bài.
	3. Giới thiệu bài mới:
Phần câu hỏi và diễn giảng
Phần ghi bảng
*Hoạt động 1:tìm hiểu chú thích
Gọi HS đọc phần chú thích
?Hãy nêu vài nét về tiểu sử của tác giả?Điểm nổi bật về bút pháp của ông là gì?
à GV nhận xét và chốt ý.
GV gọihọc sinh đọc bài thơ.
Xác định thể loại văn bản ?
Thể thơ này có thế mạnh là gì ?
( Bộc lộ nhiều cung bậc tình cảm khác nhau)
*Hoạt động 2: Tìm hiểu ý chính và cảm xúc bao trùm đoạn thơ.
? Em hãy xác định nội dung đọan thơ.
( Đây là lời trăn trối của người cha đối với con trước giờ vĩnh biệt trong bốiw cảnh nước mất nhà tanà giọng thơ lâm ly, thống thiết).
*Hoạt động 3: Tìm hiểu bố cục
Bài thơ chia làm mấy phần? Ý mỗi phần?
( 3 phần: 8 câu đầu: tâm trạng người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn; 20 câu tiếp theo: hiện tình đất nước; 8 câu cuối: thế bất lực của người cha và trao gửi cho con).
*Hoạt động 4:
HS đọc lại 8 câu đầu:
? Tìm những chi tiết miêu tả bối cảnh không gian xảy ra câu chuyện?
? Bối cảnh không gian ở đây có ý nghĩa như thế nào? àAûi Bắc: nơi biên giớià lần ra đi không ngày trở lại
?Em có nhận xét gì về việc miêu tả cảnh vật nơi ấy?
à Cảnh hoang vắng, gợi tang tóc
?Tìm những chi tiết miêu tả hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật: Phi Khanh và Nguyễn Trãi? 
?Trong bối cảnh như thế, lời khuyên của Phi Khanh đối với Nguyễn Trãi có ý nghĩa như thế nào? 
à Lời khuyên cũng là lời trăn trốià người nghe phải khắc cốt ghi xương
*Hoạt động 5: Phân tích 20 câu thơ tiếp theo
?Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?
àTự sư
?Giọng điệu ở đây là giọng điệu của ai? Đoạn thơ kể lại những sự việc gì?
à Tác giả nhập vai một người vong quốc đang đi vào chỗ chết để miêu tả hiện tình đất nước và tội ác của giặc Minh
?Xen kẽ vào những dòng tự sự còn có những yếu tố gì nữa? Hãy tòm những câu chứa đựng yếu tố ấy và nêu tác dụng của chúng?
è Xen kẽ những câu tự sự là các câu cảm thán với những hình ảnh thơ diễn tả cảm xúc mạnh, sâu, tác động mạnh mẽ đến tình cảm con người.
? Như vậy, nỗi đau ấy có còn là nỗi đau, nỡi bi kịch cá nhân hay không? Em có nhận xét gì về giọng thơ ở đây?
 àNỗi đau này là nỗi đau thiêng liêng, kinh động cả đất trời: nỗi đau mất nước. Giọng thơ trở nên lâm ly, thống thiết xen lẫn uất ức, hờn căm
*Hoạt động 6: Phân tích đoạn cuối
? Phân tích sự bất lực của người cha và làm rõ ý nghĩa những lời nhắn nhủ của Phi Khanh với Nguyễn Trãi?
3. Lời trao gửi:
_ Cha : tuổi già sức yếu
_  đành chịu bó tay
mất nước để kích thích lòng yêu nước , tinh thần trách nhiệm.
* Hoạt động 7:
HS thảo luận về nhan đề bài thơ.
?Tại sao tác giả lại lấy nhan đề “ Hai chữ nước nhà” làm đầu đề? Nó gắn với tư tưởng chung của bài thơ như thế nào?
è Nước và nhà trong hoàn cảnh này là mối quan hệ không thể tách rời. Lấy nước làm nhà, lấy nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha sẽ vẹn cả đôi đường.
? Bài thơ thành công chủ yếu về mặt nào?
àMượn câu chuyện lịch sửà khích lệ lòng yêu nước
_ Học sinh đọc “ Ghi nhớ”.
*Hoạt động 8: Luyện tập.
Gợi ý
_ Tìm những từ ngữ ước lệ, sáo mòn: mây sầu, gió thảm, hổ thét chim kêu, tầm tã châu rơi, giời than.
_ Những từ ngữ trên chẳng những không là nhược điểm mà trái lại có sức truyền cảm mạnh bởi nó làm giọng thơ thêm thống thiết phù hợp với hoàn cảnh chung của đất nước và rất phù hợp với việc miêu tả tâm trạng của những nhân vật thời trung đại.
I.Giới thiệu:
1.Tác giả:
	_Trần Tuấn Khải (1895-1983)
 2. Tác phẩm:
 _Song thất lục bát.
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Cảnh ngộ và tâm trạng của người cha:
è Nói đến thế bất lực của cha cũng như nhắc đến cơ nghiệp tổ tông nhằm khơi gợi niềm tự hào, nỗi nhục 
ï
 _ ..ải Bắc ..sầu ảm đạm,
 _ .. giời Nam..thảm đìu hiu,
_ ..ải Bắc ..sầu ảm đạm,
_ ..giời Nam..thảm đìu hiu,
_...hổ thét chim kêu.
àNơi heo hút , thê lương ,ảm đạm.
_ Cha : hạt máu nóng..
_ Con : tầm tã châu rơi..
àTình nhà nghĩa nước đều sâu đậm nên đều đau đớn, xót xa.
2.Hiện tình đất nước:
_ ..quân Minh xâm lăng
_ Bốn phương khói lửa..
_ .. xương rừng máu sông
_ ..thành tung quách vỡ,
_.. bỏ vợ lìa con,
àchết chóc, bi thảm.
_ Thảm vong quốc kể sao xiết kể,
_  xé tâm can
_ đất khóc giời than
_  nòi giống lầm than..
àNỗi đau mất nước được thể hiện bằng giọng thơ thống thiết lẫn hờn căm.
..tổ tông ..vì nước gian lao,
_ Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây..
àHun đúc ý chí gánh vác non sông cho con.
III. Ghi nhớ : SGK
IV.LUYỆN TẬP: Làm bài trang 170.
4. Củng cố:
Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận.
5. Dặn dò:
_ Học thuộc thơ.
_ Chuẩn bị ôn tập.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 69+70+71+72: 	
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
	1. Ổn định
	2. Kiểm tra bài cũ:
_ Đọc thuộc lòng 8 câu đầu bài “ Hai chữ nước nhà”. Phân tích nội dung 
_ Đọc thuộc lòng 20 câu giữa “ Hai chữ nước nhà”. đoạn thơ
_ Phân tích bút pháp lãng mạn của bài thơ trên và nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật.
	3. Bài mới:
LÝ THUYẾT:
	1.VĂN BẢN:
_ Nắm được tiểu sử tác giả.
_ Nắm được nội dung cụ thể, vẻ đẹp của tác phẩm trữ tình, nội dung, cách thức trữ tình, vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò, tác dụng của những biện pháp tu từ trong các tác phẩmtrữ tình.
_ Nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản nhật dụng.
	2. TIẾNG VIỆT:
 a. Nắm được một số khái niệm:
_ Từ tượng hình, tượng hình.
_ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
_ Trường từ vựng.
_ Các biện pháp tu từ từ vựng: đặc điểm, tác dụng.
_ Câu ghép và các kiểu câu ghép.
_ Hệ thống dấu câu: đặc điểm và công dụng.
 b. Biết vận dụng những kiến thức trên khi viết và khi đọc các văn bản.
	3. TẬP LÀM VĂN:
 a. Tìm hiểu chung về văn tự sự lết hợp với miêu tả, biểu cảm:
_ Đặc điểm của văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
_ Các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong vaăn tự sự.
 b. Biết cách làm một bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm:
_ Cách lập dàn ý.
_ Cách làm một bài văn theo phương pháp trên.
_ Thực hành viết.
 c. Biết cách làm một bài văn thuyết minh.
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docGA ngu van 8 HK I.doc