Giáo án môn Ngữ văn 12 - Phân tích bài thơ “ Tôi yêu em” của Puskin

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Phân tích bài thơ “ Tôi yêu em” của Puskin

 Tình yêu là một đề tài lớn của thơ ca nhân loại. Không có nhà thơ nào lại không nói đến tình yêu trong thi phẩm của mình. Mọi cung bậc tình cảm, mọi biến thái của tinh vi và những rung động tinh tế của tâm hồn con người đều xuất hiện trong thơ ca. Tình yêu là một thứ tình cảm rất phức tạp, có khả năng đưa con người trở thành thiên thần nhưng cũng có thể biến con người trở thành quỷ dữ. Và điều mà thơ ca hướng đến là lí tưởng về những tình yêu đẹp, tình yêu thánh thiện. Pu-skin là một nhà thơ tình yêu như thế. Thơ tình của ông là sự kết hợp của tình yêu nhân loại và tình yêu con người. Ông sáng tác cả thơ trữ tình và văn xuôi, và đều thành công. Ở mảng thơ trữ tình, nhà thơ quan tâm đến hai đề tài lớn : đề cao khát vọng tự do và khám phá đời sống tinh thần, tình cảm của nhân dân lao động (thể hiện ở mảng thơ về tình yêu).

docx 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Phân tích bài thơ “ Tôi yêu em” của Puskin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thực hành số 2: 
Phân tích bài thơ “ Tôi yêu em” của Puskin
 Tình yêu là một đề tài lớn của thơ ca nhân loại. Không có nhà thơ nào lại không nói đến tình yêu trong thi phẩm của mình. Mọi cung bậc tình cảm, mọi biến thái của tinh vi và những rung động tinh tế của tâm hồn con người đều xuất hiện trong thơ ca. Tình yêu là một thứ tình cảm rất phức tạp, có khả năng đưa con người trở thành thiên thần nhưng cũng có thể biến con người trở thành quỷ dữ. Và điều mà thơ ca hướng đến là lí tưởng về những tình yêu đẹp, tình yêu thánh thiện. Pu-skin là một nhà thơ tình yêu như thế. Thơ tình của ông là sự kết hợp của tình yêu nhân loại và tình yêu con người. Ông sáng tác cả thơ trữ tình và văn xuôi, và đều thành công. Ở mảng thơ trữ tình, nhà thơ quan tâm đến hai đề tài lớn : đề cao khát vọng tự do và khám phá đời sống tinh thần, tình cảm của nhân dân lao động (thể hiện ở mảng thơ về tình yêu). 
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Puskin sinh ngày 6.6.1799 trong một gia đình quí tộc giàu sang ở Moskva (Mockva). Thời thơ ấu, cậu bé có đủ điều kiện để ăn học thành tài nhưng ông đã không trở thành một viên đại thần hay nhà thơ cung đình. Trải qua hai đời vua, Puskin trọn vẹn là nhà thơ nhân dân.           
- Puskin là người mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX. Ông được mệnh danh là mặt trời của thi ca Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại. 
- Ông xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc nhưng cả cuộc đời ông gắn bó với số phận của nhân dân, đất nước, dũng cảm đấu tranh chống chế độ chuyên chế độc đoán Nga hoàng. 
- Tài năng của ông hết sức đa dạng, ông viết nhiều thể loại và thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc được xếp vào hàng những kiệt tác nghệ thuật nhân loại: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin ( tiểu thuyết thơ ), Con đầm pích ( truyện ngắn ), Bô-rít Gô-đu-nốp ( kịch lịch sử ),...
- Thơ Puskin khơi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống Nga, con người Nga đương thời với muôn vàn vẻ phong phú, đa dạng của nó. Ngòi bút của ông rất tinh tế khi viết về thiên nhiên, đằm thắm khi viết về nhũ mẫu ( vú nuôi ), trong sáng khi viết về tình bạn và hết sức chân thành, cao thượng khi viết về tình yêu. Thơ tình yêu của ông thấm đượm một tinh thần nhân văn cao cả, có khả năng làm nảy nở và phát triển trong con người tình cảm đối với cái đẹp và tính thiện. 
- Đề tài trong thơ ông hết sức đa dạng, nhưng có hai chủ đề cơ bản - hai nguồn cảm hứng chủ đạo mãnh liệt, sôi nổi, dạt dào xuyên suốt dòng chảy thi ca của ông đó là cảm hứng tự do và cảm hứng tình yêu.
2. Tác phẩm:
- Tôi yêu em ( 1829 ) là một trong những bài thơ tình hay nhất của Pu-skin, nó như viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga. 
- Bài thơ trong nguyên tác không có nhan đề. Nhan đề Tôi yêu em là của người dịch đặt. 
- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì sống ở Xanh Pê-téc-bua, Pu-skin thường hay lui tới nhà vị Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga để gặp gỡ những người làm nghệ thuật và cũng vì cô con gái chủ nhà là A. A. Ô-lê-nhia xinh đẹp. Mùa hè năm 1828, Pu-skin ngỏ lời cầu hôn nhưng không được nàng nhận lời. Năm 1829, bài thơ ra đời như chuyện tình đơn phương thu nhỏ. 
- Chủ đề bài thơ: Bài thơ tôn vinh phẩm giá con người - con người biết yêu say đắm, yêu hết mình nhưng cũng rất chân thành đằm thắm. Trong tình yêu cũng có lúc đau khổ nhưng con người biết nhận tất cả đau khổ về mình, có lí trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình cảm - nhất là tình yêu đơn phương. 
II. Phân tích bài thơ “ Tôi yêu em của puskin”:
Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình:
 Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình “tôi” được bắt đầu bằng một lời thổ lộ rất chân thành.
“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
 Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;”
       Lời thơ chậm rãi, tình thơ thâm trầm, kín đáo. Một sự khẳng định pha chút cân nhắc, dè dặt với những từ “có thể”, “chưa hẳn”(Nguyên văn: “Tình yêu, có lẽ, còn chưa hoàn toàn lụi tắt trong lòng tôi”). Dùng một từ ngữ mang tính phủ định, “chưa hoàn toàn lụi tắt”, nhân vật trữ tình bày tỏ một tình yêu, một say mê mang dáng vẻ âm thầm, dai dẳng, dấu hiệu của những cảm xúc vững bền, của một trái tim chung thủy, không phải là sự đam mê bột phát vụt lóe sáng rồi lụi tàn ngay đấy. Ba tiếng: Tôi yêu em như một lời tỏ tình trực tiếp, giản dị bày tỏ tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nhưng ngay sau đó là cụm từ: đến nay chừng có thể, cả câu thơ đã cho người đọc thấy được tính chất khó xác định của tâm hồn, tình cảm trong nhân vật trữ tình. Một sự không bình thường trong lời bày tỏ của nhân vật trữ tình. Đó không phải là một lời tỏ tình ở giai đoạn mới bắt đầu của một mối tình. Cả hai câu thơ có vẻ như là một sự xác nhận về một tình cảm đơn phương từ phía “tôi”. Một tình cảm như đã từng bị cố làm cho lụi tàn nhưng nó lại “chưa hẳn đã tàn phai”. Hai dòng thơ, đơn giản là một lời xác nhận sự tồn tại của một tình yêu. Một tình yêu mà dù muốn cũng không thể quên được. Nhưng điều đáng nói là mục đích của lời bày tỏ ấy là gi? Mong muốn được đáp lại tình cảm hay thể hiện một điều gì khác?
Từ nhưng ở câu thứ ba đã làm mạch thơ đột ngột chuyển hướng:
“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
 Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.”
Từ nhưng tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc nhân vật trữ tình. Vừa mới phân vân, dùng dằng, day dứt về tình yêu chưa tắt hẳn thì lập tức đã phủ định quyết liệt rằng tình yêu vẫn còn, vẫn mạnh mẽ và say đắm. Đó là sự kìm nén, dằn lòng, tự vượt mình và đấu tranh với mình. Với hai từ bận lòng, bóng u hoài, ta có thể thấy được sự éo le trong quan hệ tình cảm của các nhân vật trữ tình. Phải chăng, tình yêu của tôi đã không đem lại hạnh phúc, niềm vui mà chỉ là nỗi bận lòng, nỗi buồn cho em. Tôn trọng tình cảm người mình yêu, không muốn làm em buồn vì bất cứ lẽ gì, nhân vật trữ tình tự chối bỏ tình yêu trong nỗi đau khổ giằng xé. Đến đây, ta có thể nhận biết được tính chất của mối quan hệ phức tạp này - một tình yêu đơn phương. 
Hai câu thơ đã trả lời cho câu hỏi ở trên, mong muốn của nhân vật “tôi” thật cao thương. Mong muốn cao thượng ấy chỉ có thể xuất phát từ một tình cảm chân thành của một trái tim biết yêu thương, biết hi sinh. Câu thơ đã xác nhận một chân lí của tình yêu là đã yêu thì không đòi hỏi, yêu là mong muốn những điều tốt lành đến với người mình yêu thương. Nhân vật “Tôi” chẳng muốn người mình yêu phải buồn phiền vì bất cứ lẽ gi? Tình yêu đã nâng con người lên cao hơn. Mặc dù nhân vật “em” không xuất hiện trong bài thơ nhưng qua cảm nhận của nhân vật trữ tình thì đó phải là một người con gái rất đáng yêu. Cũng chính vì nét đáng yêu đó mà nhân vật trữ tình đã chấp nhận âm thầm chịu đựng một mối tình đơn phương, nhân vật trữ tình đã nâng mình lên cao.
Hai câu như nhấn mạnh quyết định dứt khoát đầy tính lí trí của nhân vật trữ tình: tự buộc mình phải chối bỏ tình yêu của mình, dập tắt nốt chút lửa tàn đó. Như vậy, mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm trong tâm trạng nhân vật trữ tình đã được bộc lộ. Bằng cách đó, nhà thơ đã thể hiện khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhân vật trữ tình.
Bốn câu thơ đầu có sự tham gia rất mạnh mẽ của lí trí. Đây là giai đoạn mà lí trí vẫn điều khiển được trái tim. Ý thơ thẳng thắn, minh bạch và rất rõ ràng : còn yêu và rất yêu nhưng không muốn làm em phải suy nghĩ. 
2. Cảm xúc và tâm trạng thật của nhân vật trữ tình:
 “Bể còn có lúc vơi lúc đầy” - đã có người nói như vậy. Tình yêu cũng chứa đầy nghịch lý: gần đấy mà xa vời, xa vời mà gần đấy. Có lúc lúng túng, rụt rè khó nói nên lời. Cũng có lúc ghen tuông, giận hờn. Bến bờ của hạnh phúc đâu dễ chiếc thuyền tình nào cũng cập bến xuôi mái êm chèo? Bởi vậy mới có tâm trạng:
“Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”
       Nhịp của hai câu thơ nhanh hơn với những từ “lúc”, “khi”, diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng, dồn dập. Nhân vật trữ tình bộc lộ thẳng thắn tâm hồn mình: một tình yêu “âm thâm”, “không hi vọng”, vừa khẳng định lại nét âm thầm, vừa nhân mạnh không hi vọng, như tô đạm thêm nét đặc biệt của mối tình đơn phương này. Nhưng dù vậy, tình yêu ấy vẫn diễn ra với mọi sắc thái muôn thuở: nỗi đau khổ âm thầm, niềm tuyệt vọng, sự rụt rè, lòng ghen tuông giày vò. Hai câu thơ mang tính chất thú nhận đã khơi mở những lớp tình cảm phức tạp mà rất con người dưới đáy sâu tâm hồn, sau lớp vỏ ngôn từ bình thản, điềm tĩnh thể hiện qua cách xưng hô, qua vẻ ngoài lặng lẽ rụt rè, qua Ý thức cố ghìm nén tình cảm, chỉ cho phép nói rằng tình yêu của mình chưa lụi tắt chứ không phải là dang bùng cháy mãnh liệt. Đấy mới đúng là cảm xúc và tâm trạng thật của một người đang yêu. Nhưng lại càng ngang trái hơn khi đây lại là một tình yêu đơn phương, cũng chính vì đơn phương nên “tôi yêu em” nhưng lại là “ âm thầm không hy vọng” Tôi yêu em. Nó không chỉ có tác dụng nối liền mạch cảm xúc, tâm trạng với bốn câu đầu mà còn tiếp tục khẳng định và giãi bày tâm trạng, tình yêu đơn phương của chủ thể trữ tình sang những biểu hiện khác:
“Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,”
 Ở đây, nhân vật trữ tình đã ủ kín nỗi đau trong lòng mình ( âm thầm ) và không còn niềm tin vào mối tình của mình nữa ( không hi vọng ). Nhưng trong tình yêu, càng âm thầm, càng ủ kín trong lòng thì tâm trạng càng mãnh liệt, sâu sắc. Mặc dù không hi vọng nhưng vẫn chờ đợi, vẫn hướng tới, vẫn khao khát trong tâm trạng của nhân vật tôi, người đang ấp ủ mối tình đơn phương.
“ Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen ”
Yêu thường đi đôi với ghen. Đây là hai trạng thái đối lập nhưng thống nhất. Ghen thực ra cũng là một biểu hiện của tình yêu. Nhân vật trữ tình không ngại ngần mà trung thực bày tỏ: “khi hậm hực lòng ghen”, nghĩa là “Tôi” cũng chỉ như muôn người bình thường khác, cũng bị những tình cảm khổ đau, u ám muôn thuở trong tình yêu vò xé tâm can. Tuy nhiên, có ai đã từng nói, lòng ghen tuông như con rắn độc, nó bóp nghẹt trái tim, bởi vì ghen tuông trong tình yêu dẫn đến mất sáng suốt, như Lenxki thách Ônhêghin đấu súng (kịch thơ Ep ghê nhi Ô nhê ghin – Puskin), như Hoạn Thư hành hạ Thúy Kiều (Truyện Kiều-Nguyễn Du). Tới đây chúng ta có cảm giác dường như lí trí đã nhường chỗ cho cảm xúc. Những trạng thái cảm xúc phức tạp và đầy mâu thuẫn của trái tim đang yêu đã được bày tỏ rất chân thành. Sự tăng tiến của tình cảm, cảm xúc khiến câu thơ có khả năng truyền tải tình cảm mãnh liệt của nhân vật trữ tình.
Một lần nữa, mối tình đơn phương lại được xác nhận. Vì không muốn em phải bận lòng thêm nữa nên phải “âm thầm”. Yêu không hi vọng, yêu đơn phương vẫn là tình yêu, thậm chí còn là một tình yêu rất sâu sắc. Có rụt rè có ghen tuông thì đích thị là tình yêu. Nhưng sự hờn ghen và không hi vọng ấy không làm giảm đi vẻ đẹp của tình cảm mà nhân vật trữ tình dành cho “em". Đó là một lời bày tỏ chân thành. 
3. Sự cao thượng chân thành của nhân vật trữ tình:
 Điệp ngữ: Tôi yêu em vang lên lần thứ ba nghiêng về nhấn mạnh, khẳng định tình cảm và chuyển hướng cảm xúc:
“Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,”
 Mạch cảm xúc thay đổi đột ngột. Cảm xúc bị dồn nén ở hai câu trước giờ đây như được giải tỏa, dâng cao bởi sự xuất hiện của những từ: chân thành, đằm thắm. Nhà thơ muốn giữ lại tất cả những gì là sầu đau, day dứt, tuyệt vọng để dâng lên người thiếu nữ mà anh tôn thờ, say đắm tất cả những gì chân thành nhất, thủy chung, say đắm nhất, đẹp nhất. Câu thơ cuối là sự thăng hoa của tình yêu chân thành, đằm thắm. Vượt lên nỗi buồn u ám và lòng ghen tuông ích kỉ, nhân vật trữ tình cầu chúc:
“Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”
 Lời cầu chúc ở đây cũng đã biểu hiện sự chân thành, cao thượng trong tình yêu của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, đây không đơn thuần chỉ là lời cầu chúc tế nhị thay cho lời vĩnh biệt một tình yêu không thành, mà nó còn chứa đựng biết bao tình ý. 
Trong lời cầu chúc này xuất hiện sự so sánh. So sánh ở đây nhằm tăng thêm ý nghĩa khẳng định tình yêu đích thực của mình: luôn chân thành, không bao giờ lụi tắt, luôn dạt dào, sáng tươi,... Trong sự so sánh này như còn hàm ẩn lời nhắn nhủ, mang tính thông điệp của một trái tim cao cả. 
Dù tôi không được em yêu, nhưng từ đáy lòng, tôi vẫn luôn cầu mong cho em được một người khác yêu em cũng chân thành, thủy chung và đằm thắm như tôi đã yêu em. Như vậy, nhà thơ đã vượt lên trên sự ích kỉ thường gặp trong tình yêu, đó là không yêu được thì đạp đổ, thù hận,... Với tình yêu thật sự chân thành và cao thượng, người ta hoàn toàn có thể thỏa mãn trong yêu hơn là được yêu. 
Câu thơ như ẩn chút tiếc nuối, xót xa đồng thời tự tin, kiêu hãnh và ngấm ngầm thách thức: chẳng có ai khác yêu em được như anh đã yêu em ; và sao em lại có thể, chúng ta lại có thể để mất đi một mối tình quý giá chẳng bao giờ có thể tìm thấy ở đâu và ở ai nữa, ngoài anh !
III. Tổng kết:
       Bài thơ đã diễn tả một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệu buồn, nhưng hơn hết vẫn là sự mãnh liệt va cao thượng của trái tim con người với một mối tình không đơm hoa kết trái. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, không có biện pháp tu từ nào ngoài điệp ngữ “tôi yêu em’. Chất thơ cảu bài thơ toát ra từ những cảm xúc chân thành, ghìm nén, từ những lời nói giản dị nưhng đầy thết tha, tế nhị mà nmamhx liệt, đằm thắm mà cao thượng, như Biêlixki từng nhânnj định: “Đặc điểm thơ ca Puskin là khả năng phát hiện trong con người mĩ cảm và lòng nhân ái, hiểu theo nghĩa là lòng kính trọng vô hạn đối với phẩm giá con người với tư cách là Con Người

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài thực hành số toi yeu em.docx