Giáo án Hóa học 12 - Tiết 52+53: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2008-2009

Giáo án Hóa học 12 - Tiết 52+53: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2008-2009

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về este, lipit, cacbonhiđrat, amin, aminoaxit, protein, polime và vật liệu polime, tính chất lí hoá học chung của kim loại.

2. Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất.

- Rèn kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận của về este, lipit, cacbonhiđrat, amin, aminoaxit, protein, polime và vật liệu polime, tính chất lí hoá học chung của kl.

II. Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi và bài tập

III. Tiến trình dạy học:

 1. Ổn định lớp:Tiết 1: /

 Tiết 2: /

 2. Nội dung ôn tập

Hoạt động 1

GV tổng hợp cho HS các kiến thức lí thuyết cần nắm vững

A. Kiến thức cần nắm vững:

1. Este: CTCT RCOOR/ ( Este ) R- CO – O – CO – R/ ( Anhiđrit axit )

RCOX ( Halogenua axit ) RCONR2 ( Amit )

a, Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit hoặc kiềm

RCOOR/ + HOH RCOOH + R/OH

RCOOR/ + NaOH RCOONa + R/OH

CH3COOC2H5 + HOH C2H5OH + CH3COOH

b, Pư thuỷ phân este trong môi trường axit là pư thuận nghịch

CH3COOC2H5 + NaOH C2H5OH + CH3COONa

 Pư thuỷ phân este trong môi trường kiềm là pư xảy ra 1 chiều ( pư xà phòng hoá )

2. Lipit: ( chất béo)

 

doc 9 trang Người đăng dung15 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tiết 52+53: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 13/12/2008	Giảng / 12/ 2008
Tiết 52,53	ôn tập kì I
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về este, lipit, cacbonhiđrat, amin, aminoaxit, protein, polime và vật liệu polime, tính chất lí hoá học chung của kim loại.
2. Kĩ năng: 
- Phát triển kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất. 
- Rèn kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận của về este, lipit, cacbonhiđrat, amin, aminoaxit, protein, polime và vật liệu polime, tính chất lí hoá học chung của kl.
II. Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi và bài tập
III. Tiến trình dạy học:
	1. ổn định lớp:Tiết 1:	 / 
	 Tiết 2:	 /
	2. Nội dung ôn tập
Hoạt động 1
GV tổng hợp cho HS các kiến thức lí thuyết cần nắm vững
A. Kiến thức cần nắm vững:
1. Este: CTCT 	RCOOR/ ( Este )	R- CO – O – CO – R/ ( Anhiđrit axit )
RCOX ( Halogenua axit )	RCONR2 ( Amit )
a, Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit hoặc kiềm
RCOOR/ + HOH RCOOH + R/OH
RCOOR/ + NaOH RCOONa + R/OH
CH3COOC2H5 + HOH C2H5OH + CH3COOH 
b, Pư thuỷ phân este trong môi trường axit là pư thuận nghịch
CH3COOC2H5 + NaOH C2H5OH + CH3COONa
 Pư thuỷ phân este trong môi trường kiềm là pư xảy ra 1 chiều ( pư xà phòng hoá )
2. Lipit: ( chất béo)
VD: CH2 – O – CO - R1 CH2 – O – CO – C17H35 
 CH – O – CO - R2 Hay CH – O – CO - C17H35 
 CH2 - O - CO - R3 CH2 - O - CO - C17H35 
a. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit 
 b.Phản ứng xà phòng hoá
c. Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng
3. Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
*Thành phần của xà phòng 
Thành phần chính của xà phòng là các muối natri ( hoặc kali ) của axit béo thường là C17H35COONa, C15H31COONa
Các phụ gia thường gặp là chất màu, chất thơm
* Chất giặt rửa tổng hợp
Đều có tính chất giặt rửa tương tự xà phòng
CT: CH3(CH2)10CH2OSO3- Na+ natri lauryl sunpat CH3(CH2)10CH2C6H4SO3- Na+ 
 ( natri đecylbenzensunfonat)
4. Cacbon hiđrat: 
 Chất
Mục
Monosaccarit
Đisaccarit
Polisaccarit
Glucozơ 
Fructozơ
Saccarozơ 
Mantozơ
Tinh bột
Xenlulozơ 
CTPT
Cấu trúc phân tử
Tính chất hoá học
1. Tính chất anđehit
2.Tínhchấtcủa-OH 
3. Tính chất ancol đa chức
4. Phản ứng thuỷ phân
5. Phản ứng màu
5. Amin – aminoaxit
 NH 3; C6H5NH2 ; CH3NH2 CH3-NH-CH3, CH3-N-CH3
 |
 CH3
Amin được phân loại theo 2 cách:- Theo loại gốc hiđrocacbon:( amin thơm, amin béo, amin dị vòng), Theo bậc của amin. CH3-NH-CH3, CH3-N-CH3 (III)
 |
 (II) CH3
1. Tính bazơ (tính chất của chức amin (-NH2)
CH3(CH2)2NH2 + H2O (CH3CH2CH2NH3)+ +OH-
 CH3NH2 + HCl đ [CH3NH3]+Cl- 
Metylamin Metylaminclorua
* Tác dụng với quỳ hoặc phenolphtalein
Metylamin
Anilin
Quỳ tím
Xanh
Không đổi màu
Phenolphtalein
Hồng
Không đổi màu
* So sánh tính bazơ 
CH3-NH2 >NH3 > C6H5NH2
Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin:Phản ứng với nước brom
C6H5NH2 + 3 Br2 đ C6H2Br3NH2 + 3HBr 2,4,6 tribromanilin 
* Aminoaxit cú nhúm amino, đồng thời cú nhúm cacboxyl trong phõn tử, nờn chỳng cú tớnh bazơ, đồng thời cú tớnh axit.
Tớnh bazơ:Aminoaxit tỏc dụng với axit cho muối :
Thớ dụ :
Tớnh axit: Aminoaxit tỏc dụng với bazơ hoặc oxit bazơ cho muối và nước, tỏc dụng với rượu cho este.
Thớ dụ :
Phản ứng trựng ngưng:
6. protein: sản phẩm của quá trình trùng hợp các polipetit
7. Polime và vâtỵ liệu polime
+ Định nghĩa, các polime dùng làm chất dẻo, phương pháp tổng hợp polime
+ chất dẻo, tơ tổng hợp, các phương pháp sản xuất tơ
8. Tính chất lí hoá học chung của kim loại
9. Suất điện động – thế điện cực chuẩn của pin điện hoá
Hoạt động 2
GV chuẩn bị hệ thống bài tập trắc nghiệm sau đó cho HS photo để ôn
GV chọn các dạng bài tập để chữa cho HS còn lại cho HS về nhà tự ôn
B. Bài tập
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì được 8,2 g muối. CTCT của A là :
	A. HCOOCH3	B. CH3COOCH3	C. CH3COOC2H5	D. HCOOC2H5
Đốt cháy một este no đơn chức thu được 1,8 g H2O. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được là :
	A. 2,24 lít	B. 4,48 lít	C. 3,36 lít	D. 1,12 lít
 Thuỷ phân este etylaxetat thu được rượu. Tách nước khỏi rượu thu được etilen. Đốt cháy lượng etilen này thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Khối lượng H2O thu được là :A. 4,5 gB. 9 gC. 18 g	D. 8,1 g
Trộn 13,6 g phenyl axetat với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
A. 8,2 g 	B. 10,2 g C. 19,8 g 	D. 21,8 g
Xà phòng hóa 13,2 g hỗn hợp 2 este HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5 cần dùng 150 ml dung dịch NaOH xM . Giá trị của x là :A. 0,5M 	B. 1M C. 1,5M 	D. Kết quả khác
Chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau để nhận biết các dung dịch : C2H5OH, glucozơ, glixerol, CH3COOH ?A. Na	B. AgNO3/NH3	C. Cu(OH)2	D. CuO , t0.
Hàm lượng glucozơ trong máu người không đổi và bằng bao nhiêu phần trăm ?
	A. 0,1%	B. 1%	C. 0,01%	D. 0,001%
Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch) đó là loại đường nào ?
	A. Saccarozơ	B. Glucozơ	C. Đường hoá học	D. Loại nào cũng được
Có các chất : axit axetic, glixerol, rượu etylic, glucozơ. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết ?	
A. Quỳ tím	B. Kim loại Na	C. Dung dịch AgNO3/NH3	D. Cu(OH)2
Chất X là một gluxit có phản ứng thuỷ phân.X + H2O 2Y 
X có CTPT là :	A. C6H12O6	B. 	C. C12H22O11	D. Không xác định đựơc
 Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch saccarozơ và dung dịch glucozơ.
	A. Dung dịch H2SO4 loãng	B. Dung dịch NaOH
	C. Dung dịch AgNO3 trong amoniac	D. Tất cả các dung dịch trên
 Saccarozơ có thể tác dụng với chất nào sau đây ?
	A. H2 (xúc tác Ni, t0)	B. Dung dịch AgNO3 trong ammoniac
	C. Cu(OH)2	D. Tất cả các chất trên
 Phát biểu nào sau đây đúng ? 
	A. Tinh bột là polime mạch không phân nhánh 	B. Amino axit là hợp chất hữu cơ đa chức
C. Quá trình đồng trùng hợp có loại ra những phân tử nhỏ 
	D. Hệ số trùng hợp là số lượng đơn vị mắt xích monome trong phân tử polime, hệ số trùng hợp có thể xách định được một cách chính xác	
 Cho các hợp chất sau : 	1. CH2OH-(CHOH)4-CH2OH 	2. CH2OH-(CHOH)4- CHO 
 	3. CH2O-CO-(CHOH)3CH2OH 	4. CH2OH(CHOH)4CHO 	5. CH2OH(CHOH)4COOH 
Những hợp chất nào là cacbohiđrat ?	A. 1, 2 	B. 3, 4 C. 4, 5 D. 2, 3, 4, 5, 28. 
 Phát biểu nào sau đây không đúng ?
	A. Tinh bột có trong tế bào thực vật 	B. Tinh bột là polime mạch không phân nhánh 
	C. Thuốc thử để nhận biết hồ tinh bột là iot D. Tinh bột là hợp chất cao phân tử thiên nhiên
 Phát biểu nào sau đây không đúng ? 
 A. Saccarozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ
	B. Đồng phân của saccarozơ là mantozơ 
	C. Saccarozozơ không có dạng mạch hở vì dạng mạch vòng không thể chuyển thành dạng mạch hở 
	D. Saccarozơ là đường mía, đường thốt nốt, đường củ cải, đường phèn 
 Điều khẳng định nào sau đây không đúng ? 
 	A. Glucozơ và fructozơ là 2 chất đồng phân với nhau 
B. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2/ NaOH 
C. Cacbohiđrat còn có tên là gluxit 	D. Glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương 
 Saccarozơ tác dụng được chất nào sau đây ? 
	A. Cu(OH)2/NaOH B. AgNO3/NH3	C. H2O (xúc tác enzim) 	D. A và C 
 Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây ? 	
	A. Cu(OH)2/NaOH 	B. AgNO3/NH3 	C. H2 (Ni, t) 	D. Na
 Chất nào sau đây phản ứng được với cả Na, Cu(OH)2/NaOH và AgNO3/NH3 ? 
	A. Etilenglicol B. Glixerol	C. Fructozơ 	D. Glucozơ
 Phản ứng hóa học nào sau đây dùng để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl 
A. Glucozơ tác dụng với Na giải phóng H2 B. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2/NaOH ở nhiệt độ thường
	C. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2/NaOH đun nóng D. Glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 
min ứng với công thức phân tử C4H11N có mấy đồng phân mạch không phân nhánh ?
	A. 4	B.5	C. 6	D.7 
 Amin thơm ứng với công thức phân tử C7H9N có mấy đồng phân ?
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
 Cho các chất có cấu tạo như sau :
(1) CH3 - CH2 - NH2	(2) CH3 - NH - CH3(3) CH3 - CO - NH2	(4) NH2 - CO - NH2
(5) NH2 - CH2 - COOH	(6) C6H5 - NH2	(7) C6H5NH3Cl	(8) C6H5 - NH - CH3
(9) CH2 = CH - NH2.	Chất nào là amin ?
A. (1); (2); (6); (7); (8)	B. (1); (3); (4); (5); (6); (9	C. (3); (4); (5)	D. (1); (2); (6); (8); (9).
 Anilin tác dụng được với những chất nào sau đây ?
(1) dung dịch HCl	(2) dung dịch H2SO4	(3) dung dịch NaOH	(4) dung dịch brom
(5) dung dịch CH3 - CH2 - OH	(6) dung dịch CH3COOC2H5
A. (1), (2), (3)	B. (4), (5), (6)	C. (3), (4), (5)	D. (1), (2), (4)
 Phát biểu nào sau đây sai ?
	A. Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của nhân benzen lên nhóm - NH2 bằng hiệu ứng liên hợp.
	B. Anilin không làm thay đổi màu giấy quỳ tím ẩm.	C. Anilin ít tan trong H2O vì gốc C6H5 - kị nước.
	D. Nhờ có tính bazơ , anilin tác dụng được với dung dịch brom.
Phương pháp nào thường dùng để điều chế amin  ? 
	A. Cho dẫn xuất halogen tác dụng với NH3	B. Cho rượu tác dụng với NH3
C. Hiđro hoá hợp chất nitrin	D. Khử hợp chất nitro bằng hiđro nguyên tử .
Rượu và amin nào sau đây cùng bậc ?
	A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2	B. C6H5NHCH3 và C6H5CHOHCH3
	C. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2	D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHCH2NH2.
 Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau ?
	A. Etylamin dễ tan trong H2O do có tạo liên kết H với nước
B. Nhiệt độ sôi của rượu cao hơn so với hiđrocacbon có phân tử khối tương đương do có liên kết H giữa các phân tử rượu.
C. Phenol tan trong H2O vì có tạo liên kết H với nước.
D. Metylamin là chất lỏng có mùi khai, tương tự như amoniac.
Số đồng phân của amino axit, phân tử chứa 3 nguyên tử C là :
	A. 1	B. 2	C. 3	 	D. 4
Amin nào sau đây có tính bazơ lớn nhất :
A. CH3CH=CH-NH2 C. CH3CH2CH2NH2 	B. CH3CºC-NH2 	D. CH3CH2NH2
 Cho các chất sau : CH3CH2NHCH3(1), CH3CH2CH2NH2(2), (CH3)3N (3).
Tính bazơ tăng dần theo dãy :	
	A. (1) < (2) < (3) B. (2) < (3) < (1)	B. (3) < (2) < (1) 	D. (3) < (1) < (2)
Lưu ý :- Nguyên nhân gây ra tính bazơ của các amin là do trên nguyên tử N còn một cặp e tự do có thể nhường cho proton H+.
 - Mọi yếu tố làm tăng độ linh động của cặp e tự do sẽ làm cho tính bazơ tăng và ngược lại.
 ă Nếu R là gốc đẩy e sẽ làm tăng mật độ e trên N đ tính bazơ tăng.
 ă Nếu R là gốc hút e sẽ làm giảm mật độ e trên N đ tính bazơ tăng.
 ă Amin bậc 3 khó kết hợp với proton H+ do sự án ngữ không gian của nhiều nhóm R đã cản trở sự tấn công của H+ vào nguyên tử N.
Có bao nhiêu đồng phân amin ứng với CTPT C4H11N ?
	A. 5 	B. 6 C. 7 	D. 8
 Cho các chất sau : Rượu etylic (1), etylamim (2), metylamim (3), axit axetic (4).
Sắp sếp theo chiều có nhiệt độ sôi tăng dần :
	A. (2) < (3) < (4) < (1) C. (2) < (3) < (4) < (1)	B. (3) < (2) < (1) < (4) D. (1) < (3) < (2) < (4)
Cho các dung dịch :	1) HNO2 	2) FeCl2 3) CH3COOH 4) Br2
 Các dung dịch tác dụng được với anilin là :
	A. (1), (4) B. (1), (3) C. (1), (3), (4) 	D. Cả 4 chất
Cho sơ đồ : (X) (Y) polivinylancol Các chất X, Y phù hợp sơ đồ trên là :
	A. X (CH ºCH), Y (CH2=CHOH) 	C. X (CH2OH-CH2OH), Y (CH2=CHOH) 
B. X (CH2=CHCl), Y ( CH2-CHCl )n 	D. Cả A, B, C
 Chất dẻo nào sau đây là nhựa P.V. C. 
A. 	B. 
	C. 	D. 
Chất dẻo nào sau đây là thủy tinh hữu cơ :
A. 	B. 
	C. 	D. 
Polime nào sau đây được tạo ra từ phản ứng đồng trùng hợp :
	A. Cao su thiên nhiên 	B. Cao su buna-S 	C. P.V.A 	D. Cả A và B
Tơ nào sau đây thuộc loại tơ poliamit.
	A. Tơ dacron 	B. Tơ kevlaz 	C. Tơ nilon-6,6 	D. Tơ visco
 Tơ axetat thuộc loại tơ nào sau đây :
	A.Tơ thiên nhiên 	B. Tơ nhân tạo 	C. Tơ tổng hợp 	D. Cả B và C
 Tơ polieste thuộc loại tơ nào sau đây :
	A. Tơ thiên nhiên 	B. Tơ nhân tạo 	C. Tơ tổng hợp 	D. Cả B và C
 Cho biết phản ứng sau thuộc loại phản ứng nào :
A. Phản ứng nhiệt phân B. Phản ứng trùng hợp C. phản ứng trùng ngưng Cả A, B, C đều sai
 Đốt cháy polietilen thu được khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ số mol là :
	A. 1 : 1	B. 2 : 1	C . 1 : 2	D. Không xác định được
44. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành
B. Polime là hợp chất có khối lượng phân tử lớn
C. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
45. Chọn phát biểu đúng:
A. Monome là những phân tử nhỏ tham gia phản ứng tạo ra polime ( phản ứng polime hoá )
B. Monome là một mắt xích trong phân tử polime
C. Monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có liên kết bội
D. Các hợp chất có hai nhóm chức hoặc có liên kết bội được gọi là monome.
Từ 3 amino axit X, Y, Z có thể tạo thành mấy tripeptit trong đó có cả X, Y, Z?
 	 A. 2	B. 3	C. 4	D. 6
47. . Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử đipeptit có hai liên kết peptit	B. Phân tử tripeptit có một liên kết peptit
C. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số đơn vị aminoaxit
D. Peptit có hai loại: Oligopeptit và polipeptit
48. . Giữa polipeptit, protein và amino axit có đặc điểm chung là:
A. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như nhau
B. Đều tác dụng với dung dịch axit
C. Có tỉ lệ các nguyên tố C,H,O bằng nhau	D. Đều có phản ứng màu
49. . Điền vào ô trống ở cuối câu chữ Đ nếu câu đúng, chữ S nếu câu sai trong các câu sau
A. Amin là loại hợp chất có nhóm NH2 trong phân tử	
B. Hai nhóm chức COOH và nhóm NH2 trong phân tử amino axit tương tác với nhau thành ion lưỡng cực
C. Poli peptit là polime mà phân tử gồm khoảng 11 đến 50 mắt xích - amino axit với nhau bằng liên kết peptit	
D. Protein là polime mà phân tử chỉ gồm các polipeptit nối với nhau bằng liên kết peptit	
50. Dùng các hoá chất nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch: Glixerol, glucozơ, anilin, alalin, 
	 Anbumin?
Dùng Cu(OH)2 rồi đun nómg nhẹ, sau đó dùng dung dịch Brom
Dùng lần lượt các dung dịch CuSO4, H2SO4, I2.	
Dùng lần lượt các dung dịch AgNO3/NH3, CuSO4, NaOH
Dùng lần lượt các dung dịch HNO3, NaOH, H2SO4.
51. Chọn một thuốc thử trong các thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch glucozơ, glixerol, etanol, và lòng trắng trứng:
A. Dung dịch NaOH	B. Dung dịch AgNO3/NH3	C. Cu(OH)2	D. Dung dịch HNO3
52. Câu không đúng là trường hợp nào sau đây?
A. Thuỷ phân protein bằng axit hoặc kiềm đun nóng sẽ cho một hỗn hợp các amino axit
B. Phân tử khối của một amino axit ( gồm một chức – NH2 và một chức – COOH ) luôn luôn là số lẻ
C. Các amino axit đều tan trong nước	D. Dung dịch amino axit không làm quỳ tím đổi màu.
53. Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau:
A. glucozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic B. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol, ancol etylic
C. saccarozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic D. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, ancol etylic
54. so với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại
A. bán kính nguyên tử nhỏ hơn trong cùng một chu kì	B. có năng lượng ion hoá nhỏ hơn
C. dễ nhận electron trong các phả ứng hoá học	D. Có số e ở phân lớp ngoài cùng nhiều hơn
	55. Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại?
	A. 1s22s22p63s23p4	B. 1s22s22p63s23p5	C. 1s22s22p63s1	D. 1s22s22p6.
	56. Diễn đạt nào sau đây phù hợp với tính chất hoá học chung của kim loại?
	A. Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion âm
	B. Kim loại có số oxi hoá, nó bị oxi hoá thành ion dương
	C. Kim loại có tính khử, nó bị oxi hoá thành ion dương
	D. Kim loại có số oxi hoá, nó bị khử thành ion âm.
	57. Trong quá trình pin điện hoá Zn – Ag hoạt động ta nhận thấy
	A. Khối lượng của điện cực Zn tăng	B. Khối lượng của điện cực Ag giảm
	C. Nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng	D. Nồng độ của ion Ag+ trong dung dịch tăng
	58. Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy?
	A. Sự oxi hoá ion Mg2+ 	B. Sự khử ion Mg2+	C. Sự oxi hoá ion Cl-	D. Sự khử ion Cl-
	59. Trong quá trình điện phân KBr nón chảy, phản ứng nào xảy ra ở cực dương ( anot )?
	A. ion Brom bị khử	B. ion Brom bị oxi hoá	C. Ion K+ bị oxi hoá	D. Ion K+ bị khử
	60. Tính dẫn nhiệt của kim loại giảm dần theo thứ tự
	A. Ag, Cu, Al, Fe...	B. Cu, Ag, Al, Fe	C. Al, Ag, Cu, Fe... 	D. Ag, Al, Cu, Fe...
	61. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong số các kim loại sau là:
	A. Cs	B. Hg	C. Na	D. Rb
	62. Kim loại có độ cứng lớn nhất trong số các kim loại sau là:
	A. Cd	B. Fe	C. Cu	D. Cr
	63. Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là ( biết trong dãy điện hoá, cặp Fe3+/Fe2+ đứng Cặp Ag+/Ag ):
	A. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+	B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+C. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+ D. Ag+,Cu2+,Fe3+,Fe2+
	64. Cho các phản ứng sau đây:	1, AgNO3 + Fe(NO3)2 Fe(NO3)3 + Ag 
	2, Mn + 2 HCl MnCl2 + H2 dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần số oxi hoá là
	A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+	B. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+	 C Ag+, Mn2+, H+, Fe3+D. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+
	65. Có 4 dung dịch riêng biệt a)HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
	A. 0	B. 1	C. 2	D. 3
	66. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là : A. Na, Ca, Zn	B. Na, Cu, Al	C. Na Ca, Al	D. Fe, Ca, Al
	67. Thứ tự một số cặp oxi hoá khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe
	 Cặp chất không phản ứng với nhau là:	A. Fe và dung dịch CuCl2	B. Fe và dung dịch FeCl3
	C. dung dịch CuCl2 và dung dịch FeCl3.	D. Cu và dung dịch FeCl3	
Cho HS làm thêm bộ câu hỏi dành cho ban tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet52,53.doc