Giáo án Địa lí 6 tiết 4: Tỉ lệ bản đồ

Giáo án Địa lí 6 tiết 4: Tỉ lệ bản đồ

Tiết 4.

TỈ LỆ BẢN ĐỒ.

I. Mục tiêu: Học sinh (HS) cần:

1. Kiến thức:

- Biết một số yếu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ.

+ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đó thu nhỏ bao nhiờu lần so với kớch thước thực của chúng trên thực tế.

+ Hai dạng tỉ lệ bản đồ : tỉ lệ số và tỉ lệ thước

2. Kỹ năng:

- Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế theo đường chim bay (đường thẳng) và ngược lại.

3. Thái độ:

 - Yêu khoa học, thích học bộ môn địa lí.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1730Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 tiết 4: Tỉ lệ bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày giảng: 6A:.../.../2010
 6B:.../.../2010
6C:.../.../2010
Tiết 4.
tỉ lệ bản đồ.
I. Mục tiêu: Học sinh (HS) cần:
1. Kiến thức: 
- Biết một số yếu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ.
+ í nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cỏch trờn bản đồ đó thu nhỏ bao nhiờu lần so với kớch thước thực của chỳng trờn thực tế.
+ Hai dạng tỉ lệ bản đồ : tỉ lệ số và tỉ lệ thước
2. Kỹ năng:
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ tớnh được khoảng cỏch trờn thực tế theo đường chim bay (đường thẳng) và ngược lại.
3. Thái độ:
 - Yêu khoa học, thích học bộ môn địa lí.
II. Chuẩn bị: 
1. Chuẩn bị của GV: - Một số bản đồ có số tỉ lệ khac nhau.
2. Chuẩn bị của HS: - Nghiên cứu trước nội dung của bài. 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 * Câu hỏi: - Để vẽ được bản đồ người ta phải lần lượt làm những công việc 
 gì?
 * Đáp án: SGK-Tr: 11
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
* GV giới thiệu bài (1’): Kích thước của các vùng đất được thể hiện trên bản đồ đều nhỏ hơn kích thước thực của chúng. Để làm 
được điều này, người vẽ bản đồ phải tìm cách thu nhỏ theo tỉ lệ khoảng cách và kích thước của các đối tượng địa lí để đưa lên bản đồ. Vậy tỉ lệ bản đồ là gì? Chúng ta sử dụng tỉ lệ bản đồ như thế nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu những vấn đề đó.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu về ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ (14’) 
 - GV: Hướng dẫn HS quan sát H8,9 SGK. 
 - H? số tỉ lệ ở các bản đồ trên có giống nhau không? 
=> HS trả lời, nhận xét
- GV: Đánh giá, kết luận:
- GV: Giới thiệu tỉ lệ 1 số bản đồ khác.
- GV: Cho HS đọc mục 1 SGK và cho biết: tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở vị trớ nào trờn bản đồ và ý nghĩa của nó?
=> HS: trả lời
- GV: nhận xét, kết luận:
- GV: yêu cầu HS quan sát H8,9 SGK và cho biết: tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở mấy dạng?
=> HS trình bày, nhận xét.
- GV: Bổ sung, kết luận:
- GV: yêu cầu HS so sánh tỉ lệ số trong 2 hình 8 và 9 xem tỉ lệ bản đồ nào lớn hơn? 
- H? + Ví dụ tỉ lệ bản đồ là 1:100.000 có ý nghĩa gì?
 + Khoảng cách 1 cm trên bản đồ có tỉ lệ 1:200.000 bằng bao nhiêu km trên thực địa?
 - GV: Cho HS quan sát thước tỉ lệ H8, cho biết: Thước tỉ lệ trong hình 8 có chiều dài được tính sẵn là bao nhiêu? Gồm mấy đốt? Mỗi đốt có chiều dài là bao nhiêu m?
=> HS trình bày, nhận xét.
- GV: Đánh giá, chuẩn kt.
 - H? Vậy thước tỉ lệ là gì?
=>HS: trình bày. 
- GV: Nhận xét, bổ sung.
- GV: Cho HS quan sát H8,9, Cho biết: Mỗi cm trên mỗi bản đồ ứng với bao nhiêu m trên thực địa?
( H8: 1cm ú 7.500 m; H9 : 1cm ú 15.000m).
=> HS trả lời, GV nhận xét, kết luận.
- GV: Tỉ lệ bản đồ có liên quan đến mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Tỉ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
- GV: Cho HS đọc ý cuối cùng trong mục 1.
? Tiêu chuẩn phân loại các loại tỉ lệ bản đồ
( Lớn, trung bình, nhỏ)
*Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu về đo tính khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ (20’)
 - GV: Cho HS dựa vào SGK, nêu trình tự cách đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ thước.
 - GV: Cho HS thực hành đo, tính khoảng cách thực địa (theo đường chim bay) dựa vào thước tỉ lệ H8 (đọc bảng chú giải).
- GV: Hướng dẫn: 
 + Dùng compa hoặc thước kẻ đánh dấu khoảng cách rồi đặt vào thước tỉ lệ.
 + Đo khoảng cách theo đường chim bay từ điểm này sang điểm khác.
 + Đo từ chính giữa các kí hiệu, không đo từ cạnh kí hiệu.
GV: Hướng dẫn ví dụ cụ thể:
 + Từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn?
+ Từ khách sạn Hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn?
+ Chiều dài của đường Phan Bội Châu?
=> HS: Trao đổi, trình bày.
- GV: Nhận xét, kiểm tra mức độ chính xác kq của hs.
 - GV: Cách đo tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay dựa vào tỉ lệ số như đã hướng dẫn ở mục 1.
- GV: Cho HS thực hành đo, tính khoảng cách thực địa dựa vào số tỉ lệ trên H8:
 + Từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn?
 + Từ khách sạn Hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn?
=> HS trình bày kết quả, hs khác nhận xét.
 - GV: Nhận xét kết quả của hs.
 * GV lưu ý HS: Tỉ lệ thước hay tỉ lệ số của bản đồ nào chỉ sử dụng để đo tính khoảng cách thực địa trên bản đồ đó.
1. ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ:
- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cỏch trờn bản đồ đó thu nhỏ bao nhiờu lần so với kớch thước thực của chỳng trờn thực tế. 
 - Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở 2 dạng là tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
 + Tỉ lệ số: (SGK)
 + Tỉ lệ thước: (SGK) 
2. Đo tính khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ:
a. Tính khoảng cách thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỉ lệ thước:
 b. Đo tính khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỉ lệ số:
 3. Củng cố: (5’)
 - GV: Hướng dẫn hs làm bài tập: (Bảng phụ):
 Bài tập 1: Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây:
 1:200.000 và 1: 6000.000 .
 Cho biết: 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
 ( - Bản đồ có số tỉ lệ là 1:200.000 thì khoảng cách thực địa sẽ là:
5 x 200.000 =1000.000 (cm) = 10 km.
 - Bản đồ có số tỉ lệ là 1:6000.000 thì khoảng cách thực địa sẽ là:
5 x 6000.000 = 30.000.000cm = 300km.)
 Bài tập 2: (Bài 3 trang 14 SGK)
 - GV hướng dẫn: Muốn tính được khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng thì phải đổi km ra cm: (105 km= 10500000cm) rồi tính:
 = 
 => Vậy tỉ lệ bản đồ đó là 1: 700.000
 4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
 - Học bài theo SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài.
 - Làm bài tập trong tập bản đồ địa lí 6.
 - Đọc, nghiên cứu, trả lời các câu hỏi bài 4 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docdia li 6 tiet 4.doc