Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 7

Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 7

Câu 1: Chiều tổng hợp mARN của enzimARN - pôlimêraza là:

A. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza tuỳ thuộc vào cấu trúc phân tử ADN

B. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là 5’ ---> 3’

C. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza phụ thuộc cấu trúc gen

D. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là 3’ ---> 5’

Câu 2: ở ruồi giấm hiện tương trao đổi chéo giữa các crômatit của cặp NST tương đồng xảy ra ở

A. Cơ thể đực mà ở cơ thể cái B. Cơ thể cái mà không xảy ở cơ thể đực

C. ở một trong hai giới D. Cơ thể đực và cơ thể cái

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
Môn: Sinh hoc 12
Thời gian làm bài:60 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Chiều tổng hợp mARN của enzimARN - pôlimêraza là:
A. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza tuỳ thuộc vào cấu trúc phân tử ADN
B. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là 5’ ---> 3’
C. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza phụ thuộc cấu trúc gen
D. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là 3’ ---> 5’
Câu 2: ở ruồi giấm hiện tương trao đổi chéo giữa các crômatit của cặp NST tương đồng xảy ra ở
A. Cơ thể đực mà ở cơ thể cái	B. Cơ thể cái mà không xảy ở cơ thể đực
C. ở một trong hai giới	D. Cơ thể đực và cơ thể cái
Câu 3: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ
A. các enzym tổng hợp.
B. các nguồn năng lượng tự nhiên.
C. sự phức tạp hoá các hợp chất hữu cơ.
D. sự đông tụ của các chất tan trong đại dương nguyên thuỷ.
Câu 4: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.
C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.
Câu 5: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hyđrô sẽ
A. tăng 2.	B. tăng 1.	C. giảm 2.	D. giảm 1.
Câu 6: Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể chỉ liên quan đến một hay một số cặp nhiễm sắc thể gọi là
A. đa bội thể lẻ.	B. thể tứ bội.	C. thể lệch bội.	D. thể tam bội.
Câu 7: Phương pháp nào sau đây dùng để nhân bản những cá thể động vật quý hiếm?
A. Cấy truyền phôi, lai hữu tính.	B. Nhân bản vô tính, cấy truyền phôi.
C. Lai tế bào sinh dưỡng.	D. Lai hữu tính.
Câu 8: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
A. các bệnh truyền nhiễm.	B. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.
C. yếu tố vô sinh.	D. yếu tố hữu sinh.
Câu 9: Gen quy đinh tính trạng di truyền theo dòng mẹ là:
A. gen nằm trên NST thường.	B. gen trong tế bào chất.
C. gen nằm trong nhân.	D. gen nằm trên NST GT X.
Câu 10: Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. cách li sinh thái.	B. cách li sinh sản.	C. cách li địa lí.	D. Cách li di truyền.
Câu 11: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
A. yếu tố vô sinh.	B. các bệnh truyền nhiễm.
C. yếu tố hữu sinh.	D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.
Câu 12: Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là
A. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.
B. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên.
C. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.
D. thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
Câu 13: Cơ quan thoái hoá là những cơ quan:
A. có cùng nguồn gốc, thực hiện các chức năng giống nhau.
B. nguồn gốc khác nhau, chức năng bị tiêu giảm.
C. nguồn gốc khác nhau, nhưng chức năng không còn.
D. có cùng nguồn gốc, chức năng mất dần hoặc bị tiêu giảm.
Câu 14: Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
A. Tỷ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể
B. Tỷ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể
C. Tỷ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể
D. Tỷ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể
Câu 15: Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách:
A. Lai giữa cơ thể dị hợp với cơ thể có kiểu hình lặn
B. Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể có kiểu hình lặn
C. Lai giữa cơ thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn
D. Lai giữahai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản
Câu 16: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có đặc điểm :
A. Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
B. Đa dạng và phong phú về kiểu gen
C. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp
D. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp
Câu 17: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật là
A. mất đoạn.	B. đảo đoạn.	C. lặp đoạn.	D. chuyển đoạn.
Câu 18: Phương pháp chọn giống chủ yếu đôí với động vật là:
A. gây đột biến nhân tạo và chọn lọc.	B. giao phối.	
D lai phân tử.
C. lai tế bào.	
Câu 19: Phương pháp nghiên cứu tế bào không thể nghiên cứu loại bệnh di truyền nào của người:
A. Bệnh do bất thường số lượng NST
B. Bệnh do đột biến gen
C. Bệnh do đột biến cấu trúc NST
D. bệnh do đột biến cấu trúc NST dạng đảo đoạn hay chuyển đoạn tương hỗ
Câu 20: Chu trình Nitơ
A. là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
B. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
C. liên quan đến các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.
D. Là quá trình tái sinh một phần năng lượng trong hệ sinh thái.
Câu 21: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố làm cho sự phân hoá kiểu gen của loài gốc diễn ra nhanh hơn là:
A. chọn lọc tự nhiên.	B. phân li tính trạng.
C. biến động số lượng cá thể.	D. biến động di truyền.
Câu 22: Menđen giải thích định luật phân tính bằng:
A. Hiện tượng trội hoàn toàn
B. Hiện tượng phân li của các cặp NST trong gián phân
C. Giả thuyết giao tử thuần khiết
D. Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp nhiễm sắc thể (NST) đồng dạng trong giảm phân
Câu 23: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
A. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
B. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. có khả năng tiêu diệt các loài khác.
D. số lượng cá thể nhiều.
Câu 24: Trong phiên mã, mạchADN nào được dùng làm khuôn mẫu :
A. Chỉ mạch 5’ ---> 3’	dùng làm khuôn mẫu
B. Mạch dùng làm khuôn mẫu do enzim tự chọn
C. Chỉ mạch 3’ ---> 5’ dùng làm khuôn mẫu
D. Cả hai mạch 3’ ---> 5’ hoặc 5’ ---> 3’ đều có thể làm khuôn mẫu.
Câu 25: Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình?
A. Trội hoàn toàn	B. Phân li
C. Trội không hoàn toàn.	D. Phân li độc lập
Câu 26: Hiện tượng đa hiệu là hiện tượng:
A. Một gen quy định nhiều tính trạng
B. Nhiều gen quy định một tính trạng
C. Nhiều gen alen cùng chi phối 1 thứ tính trạng
D. Tác động cộng gộp
Câu 27: Theo Đacuyn, biến dị có ý nghĩa đối với tiến hoá và chọn giống là:
A. biến dị tổ hợp.	B. biến dị cá thể.
C. biến dị di truyền.	D. biến dị không di truyền.
Câu 28: Để hình thành các nhóm sinh vật đa dạng từ một nguồn gốc chung, quá trình tiến hoá diễn ra theo con đường:
A. phân li tính trạng.	B. chọn lọc tự nhiên.	C. tiến hoá lớn.	D. tiến hoá nhỏ.
Câu 29: Phương pháp nào sau đây là cơ bản để tạo ra biến dị tổ hợp?
A. Gây đột biến nhân tạo.	B. Gây đa bội.
C. Lai giống.	D. Chọn lọc nhân tạo.
Câu 30: Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm khuôn là mạch
A. 3’ - 5’ .	B. mẹ được tổng hợp gián đoạn.
C. 5’ - 3’ .	D. mẹ được tổng hợp liên tục.
Câu 31: Sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là phương pháp
A. Phân tích cơ thể lai	B. Lai phân tích
C. Tạp giao	D. Lai thuận nghịch
Câu 32: Quy luật giới hạn sinh thái là đối với mỗi loài sinh vật tác động của nhân tố sinh thái nằm trong
A. một khoảng xác định gồm giới hạn dưới và giới hạn trên.
B. một giới hạn xác định giúp sinh vật tồn tại được.
C. khoảng thuận lợi nhất cho sinh vật .
D. một khoảng xác định, từ giới hạn dưới qua điểm cực thuận đến giới hạn trên.
Câu 33: Trong những con đường hình thành loài mới, phương thức hình thành loài diễn ra nhanh chóng là:
A. con đường sinh thái.	B. con đường lai xa và đa bội hoá.
C. con đường địa lí.	D. con đường địa lí hay sinh thái.
Câu 34: Quá trình giao phối đã tạo nên nguồn nguyên liệu thứ cấp vô cùng phong phú cho quá trình tiến hoá vì đã:
A. làm tăng số thể đồng hợp, giảm số thể dị hợp.
B. làm xuất hiện nhiều đột biến gen.
C. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
D. trung hoà tính có hại của đột biến.
Câu 35: Hệ sinh thái bền vững nhất khi
A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất.
B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn.
C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất.
D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít
Câu 36: Để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp:
A. Phân tích cơ thể lai	B. Tạp giao
C. Lai phân tích	D. Lai thuận nghịch
Câu 37: Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để
A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau.
B. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ.
C. tăng tính đa dạng sinh học trong ao.
D. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao.
Câu 38: Quá trình tự nhân đôi củaADN diễn ra theo nguyên tắc
A. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp.
B. bổ xung; bán bảo toàn.
C. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.
D. mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ.
Câu 39: Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền:
A. Trong đó kiểu hình của cơ thể F2 biểu hiện tính trạng của cả bố và mẹ
B. Trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng của cả bố và mẹ
C. Trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
D. Trong đó kiểu hình của cơ thể F2 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
Câu 40: Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Để cho thế hệ sau có hiện tượng phân tính về kiểu hình, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên?
A. 2 phép lai	B. 4 phép lai	C. 1 phép lai	D. 3 phép lai
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1 – 10
B
B
B
A
B
C
B
C
B
B
11 – 20
A
B
D
A
B
A
B
B
B
B
21 – 30
A
C
B
C
C
A
B
A
C
A
31 - 40
D
D
B
C
A
C
D
B
C
A

Tài liệu đính kèm:

  • doc7.doc