Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 - Năm 2010 môn: Địa lý

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 - Năm 2010 môn: Địa lý

Câu 1(6đ) Dựa vào átlát Địa lí Việt nam và những kiến thức đã biết, em hãy:

a. Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.?

b. Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khí hậu nước ta đối với hoạt động sản xuất và đời sống?

Câu 2 (4đ) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Anh (chị) hãy:

a. So sánh sự khác biệt về địa hình khu vực miền núi Đông Bắc và Tây Bắc?

b. Trình bày các dạng địa hình ven biển ở nước ta và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội?

Câu 3 (3đ)

Vì sao nói giai đoạn tiền cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đâù của lãnh thổ Việt Nam?

 

doc 4 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1298Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 - Năm 2010 môn: Địa lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD- ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
®Ò thi chän ®éi tuyÓn hsg lỚP 12- n¨m 2010
Môn: Địa lý
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1(6đ) Dựa vào átlát Địa lí Việt nam và những kiến thức đã biết, em hãy:
a. Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.?
b. Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khí hậu nước ta đối với hoạt động sản xuất và đời sống?
Câu 2 (4đ) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Anh (chị) hãy:
a. So sánh sự khác biệt về địa hình khu vực miền núi Đông Bắc và Tây Bắc?
b. Trình bày các dạng địa hình ven biển ở nước ta và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội?
Câu 3 (3đ)
Vì sao nói giai đoạn tiền cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đâù của lãnh thổ Việt Nam?
Câu 4: (3 đ)
BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
0C
mm
0C
mm
0C
mm
Tháng
Tháng
Tháng
Hà Nội
Huế
TP.HCM
 a) Dựa vào các biểu đồ trên, hãy lập bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh.(1 điểm)
b) Căn cứ vào bảng số liệu và biểu đồ hãy nhận xét và giải thích về chế độ nhiệt, chế độ mưa và sự phân hoá mùa của các địa điểm trên. (2 điểm)
Câu 5: (4đ) Cho bảng số liệu sau đây:
Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1986 – 2005
(tính theo giá trị thực tế năm 1994) (Đơn vị: %)
Ngành
1986
1988
1991
1996
2000
2002
2005
Nông - lâm- ngư nghiệp
38,0
46,3
40,5
27,8
24,5
23,0
21,0
Công nghiệp - xây dựng
28,9
24,0
23,8
29,7
36,7
38,5
41,0
Dịch vụ
33,1
29,7
35,7
42,5
38,8
38,5
38,0
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1986 - 2005?
b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó?
 ----------------------------------------------------------Hết.............................................................................................
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o H­íng dÉn chÊm bµi thi
 VĨNH PHÚC KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
 Líp 12 - THPT
 k× thi ngµy 05 / 4 / 2009 
 m«n thi: §Þa LÍ (®Ò chÝnh thøc)
Câu 1:
a) CM khí hậu VN mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.......................
+ Nền nhiệt độ cao (1.5đ)
- Tổng bức xạ lớn vượt 130Kcl/cm2/năm
- Cán cân bức xạ luôn dương.
- to trung bình năm cao (>200C trong cả nước, trừ vùng núi cao)
- Số giờ nắng trong năm 1400-3000 giờ
+ Lượng mưa lớn TB năm 1500-2000mm, độ ẩm kk trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương(1.5đ).
+ Gió mùa (3đ)
Gió mùa mùa Đông
Gió mùa mùa Hạ
Hướng gió
Đông Bắc
Tây Nam
Nguồn gốc
áp cao Xibia
- Nửa đầu mùa: áp cao bắc ấn độ dương (TBg)
- Giữa và cuối mùa: áp cao cận chí tuyến Bán cầu Nam
Phạm vi hoạt động
Miền Bắc
Cả nước
Thời gian hoạt động
Tháng XI đến tháng IV
- Nửa đầu mùa: Tháng V đến tháng VII
- Nửa cuối mùa: Tháng VI đến tháng X
Tính chất
Lạnh khô, lạnh ẩm
Nóng ẩm
ảnh hưởng đến khí hậu
Mùa Đông ở miền Bắc
Nửa đầu mùa: Mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên; Khô nóng cho Trung Bộ.
Cuối mùa: mưa cho cả nước.
Câu 2:
a. So sánh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc: (2.5đ)
Nội dung
Tây Bắc
Đông Bắc
Tuổi địa chất
Hình thành từ thời tiền Cambri
Được nâng lên chủ yếu ở giai đoạn Cổ kiến tạo
Độ cao
Cao nhất nước ta
Chủ yếu núi thấp
Hứớng núi
TB - ĐN (dẫn chứng)
Vòng cung (dẫn chứng)
Thung lũng, sông
Sông sâu, hướng TB_ĐN
(dẫn chứng)
Sông nhỏ, hướng vòng cung (dẫn chứng)
b. Các dạng địa hình ven biển ở nước ta (1.5đ)
- Tam giác châu có bãi triều rộng, đầm phá, cửa sông.
- Vũng, vịnh, đảo, cồn cát ven bờ.
- Địa hình hàm ếch, sóng vỗ, bãi biển mài mòn, rạn san hô
Ý nghĩa:
- Tạo điều kiện xây dựng các hải cảng để phục vụ giao thông, xuất nhập khẩu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản,.
- Phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch
- Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng.
 Câu3 : (1.5đ)
Giai đoạn tiền Cambri
là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ VN
chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên lãn thổ VN
các điều kiện cổ địa lí cò rất sơ khai và đơn điệu
Câu 4
A, lập bảng số liêu : (0.5đ)
Tháng
Hà Nội
Huế
TP HCM
Nhiệt độ TB(0C)
Lượng mưa(mm)
Nhiệt độ TB(0C)
Lượng mưa(mm)
Nhiệt độ TB(0C)
Lượng mưa(mm)
I
16,4
18,6
19,7
161,3
25,8
13,8
...
...
...
...
...
...
...
TB năm
23,5
Tổng: 1676
25,1
Tổng: 2868
27,1
Tổng: 1931
Yêu câu:
- Bảng số chính xác và khoa học.
- Biểu hiện được đầy đủ nội dung.
b) Nhận xét và giải thích (1đ)
- Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng. (số liệu minh họa)
- Huế là nơi có lượng mưa lớn nhất.(số liệu minh họa)
- KH ở Hà Nội( miền Bắc) biên độ nhiệt dao động lớn, có 1 mùa đông lạnh, ít mưa và 1 mùa hạ nóng, mưa nhiều.(số liệu minh họa)
- KH ở Huế (ven biển trung bộ) biên độ nhiệt dao động khá lớn, mùa đông bớt lạnh, mùa mưa vào thu đông, có 2 cực đại trong tiến trình mưa.(số liệu minh họa)
- KH ở TP HCM (miền Nam) biên độ nhiệt dao động nhỏ, phân hoá 2 mùa mưa, khô rõ rệt, mùa khô rất khắc nghiệt. Điển hình kiểu khí hậu cận xích đạo.(số liệu minh họa)
Giải thích:
 - Do vị trí địa lí của VN
- MB chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
- Miền nam gàn XĐ
- HUế mưa do địa hình, dải hội tụ và do bão
Câu 5 :
a, Vẽ biểu đồ (1đ)
1988
1986
1991
1996
2000
2002
2005
Năm
(Nếu học sinh thiếu tên biểu đồ, chú giải, không có đơn vị, không đúng khoảng cách năm, không ghi số liệu vào biểu đồ- mỗi ý trừ 0,25 điểm)
b. Nhận xét (1đ)
- Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế ở nước ta có sự chuyển biến theo chiều hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông- lâm- ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. 
- Tốc độ chuyển dịch không giống nhau:
+ Tỉ trọng của ngành nông- lâm- ngư nghiệp tăng dần cho đến năm 1988, sau đó giảm liên tục đến năm 2005.
+ Tỉ trọng của ngành công nghiệp- xây dựng giảm cho đến năm 1991, sau đó tăng liên tục, năm 2005 đã vượt cả khu vực dịch vụ.
+ Tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng trưởng rất thất thường giảm cho đến năm 1988, rồi tăng lên đến năm 1996 sau đó giảm liên tục đến năm 2005.
c. Giải thích: (1đ)
- Sự thay đổi trên là do những thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta. Ngoài ra, do hội nhập kinh tế và ảnh hưởng từ cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. 
- Tốc độ chuyển dịch không giống nhau trong giai đoạn 1986 -1991 là do:
+ Tỉ trọng của ngành nông- lâm- ngư nghiệp tăng dần cho đến năm 1988 do có những đổi mới của nhà nước coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và có những đổi mới vi mô trong sản xuất nông nghiệp (khoán 10), 
+ Tỉ trọng của ngành công nghiệp- xây dựng giảm cho đến năm 1991, do chưa kịp thích ứng khi chuyển sang cơ chế thị trường và do những xáo động trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, sau đó tăng liên tục. 
+ Tỉ trọng của dịch vụ thay đổi theo tương quan với ngành công ngiêp- xây dựng và nông -lâm- ngư nghiệp 

Tài liệu đính kèm:

  • docDia ly.doc