Đề kiểm tra học kỳ II môn: Văn học – khối 10

Đề kiểm tra học kỳ II môn: Văn học – khối 10

Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi:

1. Tác phẩm nào bằng chữ Nôm của Nguyễn Du ?

 A. Đoạn trường tân thanh B. Bắc hành tạp lục C. Thanh hiên thi tập D. Nam trung tạp ngâm

2. Nguyễn Trãi ra làm quan dưới triều đại nào ?

 A. Nhà Trần B. Nhà Lí C. Nhà Hồ D. Nhà Nguyễn

3. Bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu ra đời nào thời gian nào ?

 A. Khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi.

 B. Khoảng 20 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi.

 C. Khoảng 30 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi.

 D. Khoảng 40 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn: Văn học – khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - đào tạo thái bình
Trường thpt nguyễn trãi
----------------------------
đề kiểm tra học kỳ ii năm học 2007 - 2008
 MÔN : văn học – khối 10
Thời gian làm bài: 90 phút
Họ và tên ................................................
.........Lớp .................. SBD ...........................................STT.........
Mã đề thi : 855
Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 
1. Tác phẩm nào bằng chữ Nôm của Nguyễn Du ?
 A. Đoạn trường tân thanh	 B. Bắc hành tạp lục	 C. Thanh hiên thi tập	 D. Nam trung tạp ngâm
2. Nguyễn Trãi ra làm quan dưới triều đại nào ?
 A. Nhà Trần	 B. Nhà Lí	 C. Nhà Hồ	 D. Nhà Nguyễn
3. Bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu ra đời nào thời gian nào ?
 A. Khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi.
 B. Khoảng 20 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi.
 C. Khoảng 30 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi.
 D. Khoảng 40 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi.
4. Trong thơ văn Nguyễn Trãi, tác phẩm nào được gọi là áng: “Thiên cổ hùng văn” ?
 A. Bình ngô đại cáo	 B. Lam Sơn thực lục	 C. Dư địa chí	 D. Quân trung từ mệnh tập
5. Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh năm nào ?
 A. 1400	 B. 1390	 C. 1395	 D. 1385
6. Ai là người trong “Hồi trống Cổ Thành” của La Quán Trung nói câu: “Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru ?”
 A. Tôn Càn	 B. Trương Phi	 C. Lưu Bị	 D. Quan Công
7. ở “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi tố cáo giặc Minh về:
 A. Chủ trương cai trị thâm độc	 B. Cả B và C đều đúng.
 C. Chủ trương đồng hoá	 D. Tội ác của giặc
8. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ có ý nghĩa gì ?
 A. Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ và được lưu truyền
 B. Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ.
 C. Tập sách ghi chép những chuyện hoang đường.
 D. Tập sách ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ và được lưu truyền.
9. Qua lời kể chuyện với khách, ta hiểu gì về thái độ và giọng điệu của các bô lão trong bài: “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu ?
 A. Thản nhiên
 B. Lạnh lùng
 C. Tự cao, khoe khoang
 D. Nhiệt tình, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc.
10. Các bô lão trong bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu đến với khách bằng thái độ như thế nào ?
 A. Lạnh lùng	 B. Tự cao, tự đại.	 C. Hững hờ	 D. Nhiệt tình
11. Đoạn trích “Tình cảnh le loi của người chinh phụ” (trích “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm), dịch giả đã sử dụng bút pháp chủ yếu gì ?
 A. Độc thoại nội tâm	 B. Tả cảnh ngụ tình	 C. Tả tình	 D. Tả cảnh
12. Các câu thơ sau: “Dạo hiên vắng, thầm gieo từng bước,
 Ngồi rèm thưa, rủ thác đòi phen
 Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
 Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng”.
Có thể hiểu là:
 A. Hành động đi đi, lại lại trong hiên vắng của người chinh phụ.
 B. Trạng thái tinh thần mệt mỏi của chinh phụ trong cảnh chờ đời người chồng xa cách biền biệt.
 C. Hành động rủ rèm, cuốn rèm của người chinh phụ.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
13. Yêu cầu đầu tiên cũng là yêu cầu quan trọng nhất của một văn bản thuyết minh là gì ?
 A. Khách quan	 B. Hấp dẫn	 C. Sinh động	 D. Chuẩn xác
14. Đoạn trích “Trao duyên” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được viết bằng thể thơ gì ?
 A. Trường đoản cú	 B. Song thất lục bát	 C. Lục bát biến thể	 D. Lục bát
15. “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm là tiếng nói:
 A. Lên án chiến tranh phi nghĩa, đồng tình với ước mơ về tình yêu hạnh phúc gia đình.
 B. Nỗi khổ đau của người phụ nữ khi xa chồng.
 C. Những tâm sự và nỗi niềm của nhà thơ vê fngười phụ nữ trong xã hội cũ.
 D. Oán ghét chiến tranh phi nghĩa
16. Nguyễn Trãi thừa lệnh của ai để viết bài: “Bình Ngô đại cáo” ?
 A. Trần Nguyễn Hãn	 B. Lý Thái Tổ	 C. Nguyễn Huệ	 D. Lê Thái Tổ
17. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn được viết theo thể loại nào ?
 A. Tuỳ bút	 B. Thơ trữ tình	 C. Thơ tự sự	 D. Truyện thơ
18. Trận mở màn đánh giặc Minh là trận nào ?
 A. Ninh Kiều	 B. Trà Lân	 C. Bồ Đằng	 D. Tốt Động
19. “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn được viết theo thể thơ nào ?
 A. Thất ngô tứ tuyệt Đường luật	 B. Thất ngôn bát cú Đường luật
 C. Song thất lục bát	 D. Trường đoản cú
20. Qua lời bình luận của các bô lão, ta hiểu yếu tố nào trong yếu tố dưới đây giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng ?
 A. Nhân tài	 B. Nhân hoà	 C. Địa lợi	 D. Thiên thời
21. “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ là tác phẩm ra đời vào thế kỷ nào ?
 A. XIII	 B. XVI	 C. XIV	 D. XV
22. Sau khi thoát khổi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi theo ai tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
 A. Lê Lợi	 B. Nguyễn Huệ	 C. Trần Nguyên Hãn	 D. Trần Quốc Tuấn
23. Trong những địa danh sau, địa danh nào không lấy từ trong điển cổ Trung Quốc ? (Bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu)
 A. Cửu Giang	 B. Cửa Đại Than	 C. Ngũ Hồ	 D. Tam Ngô
24. Dàn ý bài văn nghị luận gồm có mấy phần ?
 A. Hai phần: Mở bài, kết bài
 B. Ba phần: Định hướng, triển khai các luận điểm, nhấn mạnh vấn đề.
 C. Ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
 D. Hai phần: Mở bài, thân bài
Phần tự luận: 
Đề 2: Nỗi lòng của nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích “Nỗi thương mình” (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) (6 điểm).
 ------------------------------------------ Hết -----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so de kiem tra.doc