Đề cương chi tiết Sinh học 12 - Phần Tiến hóa và Sinh thái học

Đề cương chi tiết Sinh học 12 - Phần Tiến hóa và Sinh thái học

. Bằng chứng giải phẫu so sánh:

1) Cơ quan tương đồng:

- Là các cơ quan cùng bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở một loài tổ tiên( mặc dù hiện tại các cơ quan này giữ các chức năng khác nhau).

Ví dụ:

- Ở động vật: chi trước của các loài động vật có xương sống ( mèo, cá voi, dơi, tay người)

 là các cơ quan tương đồng.

 - Ở thực vật : Gai ở cây xương rồng. Tua cuốn của đậu Hà Lan đều là lá biến dạng của

• Cơ quan thoái hoá: là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành, mất dần chức năng ban đầu.Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng

 Ví dụ: - Ở động vật:+ Động vật có vú: con đực có di tích của tuyến sữa không hoạt động.

 + Ruột thừa của người và manh tràng của thỏ là cơ quan tương đồng

 - Ở thực vật: ở bắp còn di tích của nhuỵ ở bông cờ.

 

doc 44 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 9891Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương chi tiết Sinh học 12 - Phần Tiến hóa và Sinh thái học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN SÁU: TIẾN HOÁ
CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
 Bài 24. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
I. Bằng chứng giải phẫu so sánh:
1) Cơ quan tương đồng:
- Là các cơ quan cùng bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở một loài tổ tiên( mặc dù hiện tại các cơ quan này giữ các chức năng khác nhau).
Ví dụ: 	
- Ở động vật: chi trước của các loài động vật có xương sống ( mèo, cá voi, dơi, tay người)
 là các cơ quan tương đồng.
 - Ở thực vật : Gai ở cây xương rồng. Tua cuốn của đậu Hà Lan đều là lá biến dạng của 
Cơ quan thoái hoá: là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành, mất dần chức năng ban đầu.Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng
 Ví dụ: - Ở động vật:+ Động vật có vú: con đực có di tích của tuyến sữa không hoạt động. 
 + Ruột thừa của người và manh tràng của thỏ là cơ quan tương đồng
 - Ở thực vật: ở bắp còn di tích của nhuỵ ở bông cờ.
2) Cơ quan tương tự:
- Là những cơ quan thực hiện chức năng như nhau nhưng không bắt nguồn từ cùng một nguồn gốc.
Ví dụ: - Ở động vật: cánh bướm - cánh dơi là những cơ quan quan tương tự
Kết luận: Các đặc điểm giải phẫu là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
II. Bằng chứng phôi sinh học:
1) Quá trình phát triển của phôi:
- Ở các loài động vật có xương sống ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau nhưng lại có các giai đoạn phát triển phôi rất giống nhau.
- Các loài có họ hàng càng gần gũi thì sự phát triển phôi của chúng càng giống nhau và ngược lại.
2) Kết luận: Dựa vào quá trình phát triển của phôi là một trong các cơ sở để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài.
III. Bằng chứng địa lý sinh vật học:
1) Đặc điểm:
Nghiên cứu sự phân bố địa lý của svthấy rằng sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là do sống trong những môi trường giống nhau.
2) Kết luận: Nghiên cứu sự phân bố của các loài diệt vong và các loài đang tồn tại cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được bắt nguồn từ một tổ tiên chung 
IV. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử:
- Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin...chứng tỏ chúng tiến hoá từ một tổ tiên chung.
- Phân tích trình tự các axit amin của cùng một loại prôtêin hay trình tự các Nu của cùng một gen ở các loài khác nhau có thể cho ta biết mối quan hệ giữa các loài. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự, tỷ lệ các axit amin và các Nucleotid càng giống nhau và ngược lại.
Xem Bảng 24 SGK
HỌC SINH CẦN PHẢI TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU:
Phân biệt cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa, cơ quan tương tự? VD minh họa?
 Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
Tại sao các loài khác nhau lại có những đặc điểm phát triển phôi giống nhau? 
Những đặc điểm tương đồng, tương tự hoặc thoái hóa cho phép kết luận gì về quan hệ giữa các loài sinh vật?
Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung một nguồn gốc.
 Lập bảng:
Các bằng chứng
Vai trò
Giải phẫu so sánh
Các cơ quan tương đồng, thoái hoá phản ánh mẫu cấu tạo chung của các nhóm lớn, nguồn gốc chung của chúng.
Phôi sinh học
Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác hau cho thấy mối quan hệ về nguồn gốc của chúng.
Sự phát triển cá thể lặp lại sự phát triển rút gọn của loài.
Địa lý sinh vật học
Nhiều loài phân bố ở nhiều vùng địa lý khác nhau nhưng lại giống nhau về một số đặc điểm à cùng chung tổ tiên
Tế bào học và sinh học phân tử
Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp phân tử và tế bào à các lòai trên Trái Đất đều có chung tổ tiên
 Bài 25. HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN
I. Học thuyết Lamac: 1809- Là người công bố thuyết tiến hóa đầu tiên
1. Nguyên nhân tiến hoá:
a) Điều kiện ngoại cảnh: không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân chính làm cho các loài sinh vật biến đổi dần dà và liên tục.
b) Tập quán hoạt động của động vật: mỗi loài động vật đều có xu hướng nâng cao dần mức độ tổ chức cơ thề, do thay đổi tập quán hoạt động dẫn đến biến đổi cơ thể.
2. Cơ chế tiến hoá
Toàn bộ những biến đổi nhỏ trên cơ thể của sinh vật do tác động của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ tạo ra những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật đưa đến sự hình thành loài mới.
3. Hình thành đặc điểmthích nghi
Do ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và không có loài nào bị đào thải.
4. Chiều hướng tiến hoá:
Nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
5. Đánh giá:
a) Ưu điểm:
- Chứng minh rằng sinh giới là sản phẩm của 1 quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp.
- Nêu cao vai trò của ngoại cảnh và bước đầu tìm hiểu cơ chế tác động của ngoại cảnh.
b) Tồn tại:
- Chưa thành công trong việc giải thích đặc điểm hợp lý trên sinh vật.
- Chưa phân biệt biến dị di truyền và không di truyền
- Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị
- Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và của chọn lọc tự nhiên.
II. Học thuyết tiến hoá của Đacuyn: 1859- Là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể. 
1. Nhân tố tiến hoá: biến dị, di truyền và chọn lọc.
1.1 Biến dị:
Biến dị cá thể là chủ yếu: xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng rẽ theo những hướng không xác định, là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
1.2. Di truyền: Tạo điều kiện tích luỹ biến dị có lợi.
1.3. Chọn lọc nhân tạo: (CLNT)
* Cơ sở: trong 1 quần thể vật nuôi cây trồng luôn xuất hiện nhiều biến dị cá thể phong phú.
* Nội dung:
- Những cá thể mang biến dị có lợi cho con người được giữ lại, đào thải biến dị bất lợi.
* Kết quả: con người chọn lọc theo nhiều hướng khác nhau dẫn đến sự phân li tính trạng hình thành nhiều giống vật nuôi cây trồng phù hợp với những nhu cầu của con người.
Chọn lọc nhân tạo là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng.
1.4. Chọn lọc tự nhiên( CLTN):
* Cơ sở: những cá thể cùng loài sinh ra trong cùng 1 lứa sống trong cùng 1 hoàn cảnh luôn xuất hiện các biến dị.
* Nội dung:
- Những cá thể mang biến dị có lợi cho bản thân (về điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn thức ăn) sẽ sống sót nhiều hơn, phát triển ưu thế, sinh sản nhiều, con cháu ngày càng đông và ngược lại những cá thể mang những biến dị bất lợi thì khó tồn tại, con cháu hiếm dần.
* Kết quả: chỉ có những sinh vật nào thích nghi với điều kiện sống thì mới sống sót, phát triển 
CLTN tác động thông qua biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
CLTN theo con đường phân ly tính trạng qua thời gian lịch sử lâu dài hình thành nhiều loài mới từ 1 loài ban đầu. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ 1 nguồn gốc chung.
2. Nguyên nhân tiến hoá: CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
3. Cơ chế tiến hoá: sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN
4. Hình thành đặc điểm thích nghi: Biến dị phát sinh vô hướng, sự thích nghi hợp lý đạt được thông qua sự đào thải dạng kém thích nghi.
5. Hình thành loài mới: loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ 1 nguồn gốc chung
6. Chiều hướng tiến hoá: 3 hướng
- Ngày càng đa dạng.
- Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
- Thích nghi ngày càng hợp lý.
7. Đánh giá:
a. Ưu điểm:
- Phát hiện vai trò sáng tạo của CLTN
- Giải thích thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
- Giải thích thành công nguồn gốc của các loài
b. Tồn tại:
- Chưa hiểu rõ cơ chế phát sinh biến dị và di truyền các biến dị
- Chưa đi sâu vào cơ chế hình thành loài mới, chưa thấy được vai trò của sự cách ly đối với hình thành loài mới.
So sánh CLTN và CLNT:
Giống nhau 
	- Đều dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền.
	- Vừa tích lũy biến dị có lợi, vừa đào thải biến dị có hại.
	- Đều hình thành nhiều dạng sinh vật mới từ 1 dạng ban đầu
CLTN
CLNT
Tiến hành
- Môi trường sống 
- Do con người
Đối tượng 
- Các sinh vật trong tự nhiên
- Các vật nuôi và cây trồng 
Nguyên nhân
- Do điều kiện môi trường sống khác nhau 
- Do nhu cầu khác nhau của con người
Nội dung
- Những cá thể thích nghi với môi trường sống sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao dẫn đến số lượng ngày càng tăng còn các cá thể kém thích nghi với môi trường sống thì ngược lại.
- Những cá thể phù hợp với nhu cầu của con người sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao dẫn đến số lượng ngày càng tăng còn các cá thể không phù hợp với nhu cầu của con người thì ngược lại.
Thời gian
- Tương đối dài
- Tương đối ngắn
Kết quả
- Làm cho sinh vật trong tự nhiên ngày càng đa dạng phong phú.
- Hình thành nên loài mới. Mỗi loài thích nghi với một môi trường sống nhất định.
- Làm cho vật nuôi cây trồng ngày càng đa dạng phong phú.
- Hình thành nên các nòi thứ mới( giống mới). Mỗi dạng phù hợp với một nhu cầu khác nhau của con người.
	Bài 26. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
I. Quan niệm tiến hoá và nguồn nguyên liệu tiến hóa 
1. Quan niệm tiến hóa: Tiến hóa chia thành 2 quá trình tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
a. Tiến hóa nhỏ: là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi tần số alen, thành phẩn kiểu gen của quần thể) dưới tác động của các nhân tố tiến hóa, đến một lúc làm xuất hiện sự cách ly sinh sản với quần thể gốc sẽ hình thành loài mới.
b. Tiến hóa lớn: là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài: chi, họ, bộ, lớp, ngành.
* Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở.
2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể 
- Nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hoá là các biến dị di truyền và do di nhập gen. 
- Biến dị di truyền( BDDT ) + Biến dị đột biến ( biến dị sơ cấp ) 
 + Biến dị tổ hợp ( biến dị thứ cấp )
II. Các nhân tố tiến hoá
1. Đột biến
- Đột biến làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể → là nhân tố tiến hoá.
- Đột biến đối với từng gen là nhỏ từ 10-6 – 10-4 nhưng trong cơ thể có nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể nên số alen đột biến của quần thể là rất lớn. 
- Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp phong phú cho quá trình tiến hoá. 
2. Di - nhập gen. 
- Di nhập gen là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể. 
- Di nhập gen làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể, làm xuất hiện alen mới trong quần thể. 
3. Chọn lọc tự nhiên ( CLTN ). 
- CLTN là quá trình phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. 
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, tần số alen của QT 
- CLTN quy định chiều hướng tiến hoá. CLTN là một nhân tố tiến hoá có hướng.
- Tốc độ thay tần số alen tuỳ thuộc vào 
* Chọn lọc chống lại alen trội: CLTN nhanh, vì gen trội biểu biện ra kiểu hình ngay.
* Chọn lọc chống lại alen lặn: chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở t ... à động vật
a. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.
So sánh về phương thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
thực vật và động vật
Phương thức chuyển hóa
Thực vật
Động vật
Trao đổi nước và chất khoáng
TV hấp thụ nước và chất khoáng chủ yếu qua rễ, vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ vào trung trụ bằng con đường gian bào và con đường qua chất nguyên sinh, vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân và lá qua mạch gỗ. Nước thoát ra khỏi cây qua bề mặt lá và qua khí khổng. Các chất khí như CO2 và O2 được cây trao đổi qua khí khổng. Các chất hữu cơ được vận chuyển từ lá đến thân rễ qua mạch rây.
ĐV trao đổi, vận chuyển nước và chất khoáng có thể qua bề mặt cơ thể, nhưng chủ yếu qua hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết.
Tiêu hóa
TV là SV tự dưỡng nên không có hệ tiêu hóa. Các chất được phân giải và tổng hợp xảy ra trong tế bào. 
ĐV là SV dị dưỡng có hệ tiêu hóa, các tuyến tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa gồm tiêu hóa cơ học (làm nhỏ thức ăn) và tiêu hóa hóa học nhờ hệ enzim có tác động phân giải các hợp chất phức tạp trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản có thể hấp thụ được.
Vận chuyển, phân phối chất và bài tiết.
TV vận chuyển phân phối nước và các chất khoáng, chất hữu cơ thông qua các mô mạch gồm mạch gỗ (vận chuyển nước và chất khoáng) và mạch rây (vận chuyển chất hữu cơ). TV bài tiết nước qua thoát hơi nước qua lá và khí khổng.
ĐV vận chuyển và phân phối nước, các chất vô cơ và hữu cơ thông qua hệ tuần hoàn và bài tiết.
Hô hấp
TV sử dụng năng lượng thông qua phân tử ATP. Quá trình hô hấp là quá trình chuyển hóa năng lượng tích lũy trong chất hữu cơ (do quang hợp tạo nên) thành năng lượng tích lũy trong ATP, gồm quá trình đường phân: phân giải glucôzơ thành axit piruvic. Năng lượng được giải phóng được tích vào 2 phân tử ATP. Đường phân xảy ra trong TBC và không cần O2. Quá trình hô hấp hiếu khí cần đến O2 và xảy ra trong ti thể, thông qua chu trình Crep và dãy chuyền electron. Hệ số chuyển hóa là 36 ATP.
Công thức chung của hố hấp: C6H12O6 + 6O2 → 6H2O + 6CO2 + năng lượng
TV trao đổi khí O2 và CO2 chủ yếu qua khí khổng.
ĐV sử dụng năng lượng thông qua phân tử ATP. Quá trình hô hấp là quá trình chuyển hóa năng lượng tích trong chất hữu cơ (do ĐV lấy từ thức ăn) thành năng lượng tích lũy trong ATP. Quá trình hô hấp diễn ra tương tự ở TV gồm giai đoạn đường phân (kị khí) diễn ra trong TBC và hô hấp hiếu khí diễn ra trong ti thể được gọi là hô hấp trong (hô hấp tế bào)
Công thức chung của hố hấp: C6H12O6 + 6O2 → 6H2O + 6CO2 + năng lượng
Đối với ĐV, sự hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí (thu nhận O2 và thải CO2) giữa cơ quan hô hấp và vận chuyển CO2 và O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào thông qua dòng máu và dịch mô.
Quang hợp
Quá trình QH ở TV là quá trình chuyển hóa quang năng thành năng lượng dự trữ trong các CHC.
QH được thực hiện ở các bộ phận xanh của cây (chủ yếu là lá cây) nơi có các tế bào mang các lục lạp chứa sắc tố diệp lục (clorôphin). Pha sáng của QH chuyển hóa quang năng thành năng lượng tích lũy trong ATP và NADPH diễn ra trong màng tilacôit của lục lạp. Pha tối của QH diễn ra trong chất nền lục lạp với sự sử dụng năng lượng từ ATP và NADPH để khử CO2 và chuyển hóa thành glucôzơ (chu trình Canvin).
Công thức chung của QH:
6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2 
ĐV là SV dị dưỡng không có khả năng QH vì chúng không có lục lạp và hệ sắc tố.
b. Cảm ứng ở thực vật và động vật.
- Khái niệm về cảm ứng: Cảm ứng là phản ứng của SV đối với các tác nhân kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển. TV sống cố định nên phản ứng với kích thích chủ yếu bằng vận động hướng động. Khác với TV, ĐV di chuyển để tìm kiếm thức ăn, nơi ở, có phân hóa hệ cơ quan cảm giác và thần kinh.
So sánh các phương thức cảm ứng ở thực vật và động vật
Phương thức cảm ứng
Thực vật
Động vật
Hướng động
Phản ứng của cây với kích thích theo hướng xác định (hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa)
Ứng động
Phản ứng của cây với kích thích không định hướng (tự vệ, bắt mồi, sinh trưởng, nở hoa...)
Vận động
Phản ứng với kích thích môi trường bằng vận động cơ, tuyến tiết thông qua hệ cơ quan cảm giác và thần kinh. ĐV có hoạt động tập tính phức tạp, thích nghi nhanh với thay đổi của môi trường.
c. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.
Khái niệm về sinh trưởng và phát triển:
- ST là sự gia tăng kích thước, khối lượng cơ thể SV (tế bào, mô, cơ quan).
- PT là sự biến đổi của SV thể hiện ở 3 quá trình: ST, biệt hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
So sánh sinh trưởng và phát triển.
Phương thức
Đặc tính
Ví dụ
Sinh trưởng
Gia tăng kích thước, khối lượng tế bào, mô, cơ quan.
Sự mọc dài của rễ cây, tăng khối lượng ở con vật trưởng thành.
Phát triển
Không chỉ có ST mà đồng thời có sự biến đổi về hình thái cơ quan, cơ thể.
Cây trưởng thành ra hoa, kết trái.
Gà trống trưởng thành mọc lông sặc sỡ, mọc mào, có cựa...
So sánh nhân tố gây ảnh hưởng đến ST và PT ở TV và ĐV
Nhân tố ảnh hưởng
Thực vật
Động vật
Nhân tố bên trong (hoocmôn)
Hoocmôn TV kích thích ST (auxin, gibêrelin, xitôkinin), kìm hãm ST (axit abxixic, êtilen..), kích thích ra hoa (florigen)
Hoocmôn kích thích ST (hoocmôn GH, tirôxin), gây biến thái (ecđixơn, juvenin), điều hòa sinh sản (FSH, LH, ơstrôgen, testostêrôn).
Nhân tố môi trường 
Nhân tố môi trường gây ảnh hưởng đến STPT của cây: nước, nhiệt độ, ánh sáng, thổ nhưỡng phân bón.
Nhân tố môi trường gây ảnh hưởng lên STPT ĐV: thức ăn, hàm lượng CO2, muối khoáng, nước, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm
d. Sinh sản ở động vật và thực vật.
Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:
- SSVT chỉ có một cá thể (hoặc tế bào) tham gia, không xảy ra tái tổ hợp di truyền.
- SSHT có hai cá thể (hai tế bào) tham gia, tạo ra tái tổ hợp di truyền.
So sánh sinh sản ở TV và ĐV
Phương thức sinh sản
Thực vật
Động vật
Vô tính
Thường xuyên xảy ra. Sinh sản sinh dưỡng: hình thành cá thể mới từ các bộ phận của cây: rễ, thân, lá, củ.
Ít xảy ra. Chủ yếu ở ĐV bậc thấp: nảy chồi (thủy tức), phân mảnh (giun dẹp).
Hữu tính
Hình thành giới tính. Tạo giao tử đực, giao tử cái. Kết hợp giao tử đực với giao tử cái (thụ tinh). Thụ phấn. Thụ tinh kép. Luân phiên thế hệ: giao tử thể và bào tử thể.
Hình thành giới tính. Tạo giao tử đực, giao tử cái. Thụ tinh. Chỉ tồn tại giai đoạn bào tử thể (con vật trưởng thành).
Ứng dụng thực tế
Công nghệ chiết, ghép, vi nhân giống, lai giống...
Công nghệ thụ tinh – phôi, công nghệ SSVT, lai giống...
4. Di truyền học.
Nội dung cơ sở di truyền.
Cơ sở
Nội dung
Kết quả
Di truyền phân tử
ĐBG
Nguyên liệu của CLTN
Di truyền tế bào 
ĐB NST
Nguyên liệu của CLTN
Di truyền Menđen, các quy luật di truyền
BDTH trong KG của cá thể
Nguyên liệu của CLTN
Di truyền quần thể
BD trong vốn gen của QT
Hình thành loài mới
- Cho một số ví dụ về ứng dụng công nghệ di truyền trong sản xuất và đời sống.
- Ứng dụng công nghệ gen trong công nghiệp sản suất các chế dược phẩm như sản xuất insulin, hoocmôn sinh trưởng, kháng sinh...
5. Tiến hóa của sự sống. 
a. Các học thuyết tiến hóa.
So sánh các học thuyết tiến hóa
Chỉ tiêu
Thuyết Lamac
Thuyết Đacuyn
Thuyết hiện đại
Các nhân tố TH
- Thay đổi điều kiện môi trường.
- Thay đổi chức năng hoạt động cơ quan.
- Biến dị cá thể trong quần thể.
- CLTN.
- Quá trình ĐB.
- Di – nhập gen.
- Phiêu bạt gen.
- Giao phối không ngẫu nhiên.
- CLTN.
- Các yếu tố ngẫu nhiên.
Hình thành đặc điểm thích nghi
Các cá thể phản ứng giống nhau trước thay đổi của ngoại cảnh. Các đặc điểm thích nghi có thể di truyền.
Các BD có lợi được bảo tồn, các BD bất lợi bị đào thải do tác động của CLTN.
Do tác động của các nhân tố TH
Hình thành loài mới
Dưới tác động của ngoại cảnh loài biến đổi từ từ qua nhiều dạng trung gian.
Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một gốc chung.
Hình thành loài mới là quá trình biến đổi KG của QT gốc tạo nên QT mới cách li sinh sản với QT gốc.
Chiều hướng TH
Nâng cao trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp.
Ngày càng đa dạng, tổ chức càng cao, thích nghi càng hợp lí.
TH là kết quả của mối tương tác giữa cơ thể với môi trường và kết quả là tạo nên đa dạng sinh học.
b. Nguồn gốc sự sống và nguồn gốc loài người.
Các giai đoạn phát sinh, tiến hóa của sự sống và loài người.
Sự phát sinh
Các giai đoạn
Đặc điểm cơ bản
Sự sống
- Tiến hóa hóa học.
- TH tiền sinh học.
- TH SH
- Hình thành các CHC đơn giản từ các chất VC dưới tác động của các tác nhân tự nhiên.
- Hình thành các đại phân tử (prôtêin, axit nuclêic) từ các đơn phân hữu cơ đơn giản (axit amin, nuclêôtit).
- Hình thành tế bào nguyên thủy từ các đại phân tử và màng sinh học.
- Hình thành SV nhân sơ và nhân thực.
Loài người
- Người tối cổ.
- Người cổ.
- Người hiện đại.
- Chuyển đời sống từ trên cây xuống mặt đất. Đã đứng thẳng, đi bằng hai chân nhưng vẫn khom về phía trước. Não bộ lớn hơn vượn người. Chưa biết chế tạo công cụ.
- Đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân. Não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ. Có tiếng nói. Biết dùng lửa. Bắt đầu có nền văn hóa.
- Đã có đầy đủ đặc điểm như người hiện nay. Thuộc về một loài Homo sapiens. Phân hóa thành nhiều chủng tộc phân bố khắp các châu lục.
6. Sinh thái học.
- Mối tương quan giữa cá thể và môi trường. Các nhân tố môi trường gây ảnh hưởng lên cơ thể.
SV với môi trường luôn có mối liên quan mật thiết. Các nhân tố môi trường tác động lên cơ thể, đồng thời cơ thể có tác động đến môi trường. Các nhân tố môi trường tác động đến cơ thể: ánh sáng, nhiệt độ, nước (lượng mưa và độ ẩm), đất, không khí, sinh vất...
Hệ sinh thái và sinh quyển
Các đặc điểm các cấp độ tổ chức sống
Cấp độ tổ chức
Khái niệm
Đặc điểm
Ví dụ
Quần thể
Tập hợp các cá thể cùng loài trong một không gian địa lí xác định.
Có vùng phân bố riêng. Có cấu trúc đặc trưng về giới tính, cấu trúc tuổi, kích thước và mật độ.
QT cá chép trong một hồ nước.
Quần xã
Tập hợp nhiều QT của các loài khác nhau trong một vùng sinh cảnh xác định.
Tính đa dạng về loài. Mối quan hệ dinh dưỡng. Phân bố các loài trong không gian.
QX cá trong một hồ cá.
Hệ sinh thái
Tập hợp các QXSV và môi trường sống của chúng.
Thành phần cấu trúc: SVSX, SVTT, SVPG, thành phần các CVC, thành phần các CHC, các yếu tố khí hậu. Có sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.
Hồ nước là một hệ sinh thái.
Sinh quyển
Tập hợp tất cả HST trong thạch quyển, thủy quyển và khí quyển.
Sự phân bố thành các khu sinh học.
Toàn bộ Trái đất với SV sống.
Ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Các tác nhân, hệ quả, biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường
Hiện tượng
Tác nhân
Hệ quả
Biện pháp phòng chống
Gây ô nhiễm môi trường
Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí, phóng xạ, tiếng ồn...
Gây ô nhiễm môi trường. Gây mất cân bằng sinh thái. Gây thoái hóa tuyệt diệt các loài. Gây bệnh tật.
Nghiên cứu khoa học. Giáo dục. Pháp luật. Hợp tác quốc tế.
Gây mất cân bằng sinh thái
Gây ô nhiễm môi trường sống, tuyệt diệt các loài, mất đa dạng sinh học.
Ảnh hưởng đến toàn bộ sinh quyển và cuộc sống của con người 
Quản lí tài nguyên và phát triển bền vững.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong chi tet bai giang sinh 12CB Tien hoa Sinhthai.doc